Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Những ca khúc đáng yêu! Mon 24 Oct 2011, 13:08 | |
| Mở mắt chào đời tại vùng châu thổ sông Cửu Long (miền Nam Việt Nam), Bạch Yến gia nhập làng ca nhạc khi còn nhỏ tuổi và sớm nổi tiếng tại Saigon với giọng hát đặt biệt trầm mặc dù giọng thuộc loại cao (mezzo soprano), ngân nga phong phó qua những nhạc phẩm Việt Nam bất hủ như “Đêm Đông” và các nhạc phẩm ngoại quốc hát bằng tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nho, Ý hoặc Do Thái.
Bạch Yến tên thật là Quách Thị Bạch Yến sinh năm 1942. Hát lần đầu tiên lúc 7 tuổi tại rạp Norodome Phnom Penh, Cao Miên.
Năm 1953 đoạt giải nhất Huy Chương Vàng Thi Ca Nhi Đồng do Đài Phát Thanh Pháp Á (Radio Diffusion France Asie Saigon) trao tặng. Năm 1954 nghệ sĩ diễn Môtô bay. Năm 1956 trở lại với âm nhạc. Năm 1961, Bạch Yến sang Paris để trau dồi nghệ thuật. Được hãng đĩa Polydor mời thâu và đưa đi trình diễn một vòng qua Bỉ, Đức và Áo. Theo giao kèo, Bạch Yến phải hát loại nhạc twist thịnh hành lúc bấy giờ ở Âu châu, thời gian này được đánh dấu bởi ba đĩa hát và vài phim scopitones (như clips hiện giờ).
Năm 1965, Bạch Yến được Ed Sullivan mời sang Hoa Kỳ tham gia Ed Sullivan Show, chương trình truyền hình ăn khách nhất xứ Mỹ (với 35 triện khán giả). Một hợp đồng hai tuần với Ed Sullivan Show trở thành 12 năm lưu diễn khắp xứ Mỹ với những với những nghệ sĩ thượng thặng như Bob Hope, Bing Crosby, Mike Douglas, Joey Bishop, Pat Boone, và một số quốc gia Mỹ châu như Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ, Nam Mỹ, Venezuela, Colombia, Panama, cạnh những danh hề như Jimmy Durante, Carlos Almaran (Panama) kiêm tác giả bản Historia de Un Amor (1955), bản nhạc này có một thời rất phổ thông thịnh hành trên thế giới với tên Pháp "Histoired’Un Amour". Với nhạc sĩ dương cầm danh tiếng Liberace diễn quanh 46 tiểu bang Hoa Kỳ và danh ca Frankie Avalon. Mike Qayne mời Bạch Yến về Hollywood để hát trong phim “Mũ nồi xanh” (The Green Berets) do tài tử John Wayne đóng vai chính.
Lúc Bạch Yến tái ngộ Paris cũng là lúc cuộc sống và sự nghiệp của Bạch Yến bước vào một giai đoạn mới cực kỳ quan trọng với sự gặp gỡ nhạc sĩ kiêm nghiên cứu dân tộc, nhạc học gia Trần Quang Hải, sau trở thành phu quân của Bạch Yến. Trần Quang Hải thuyết phục Bạch Yến trở về với nhạc dân tộc Việt Nam và kết quả là hai người đã cùng nhau trình diễn trên 3000 buổi hát dân ca khắp cả năm châu, mặc dầu thỉnh thoảng Bạch Yến vẫn hát tân nhạc để đáp lại tấm thịnh tình của những người hâm mộ mình. Hai người đã thâu chung 8 dĩa hát 33 vòng, và một CD với một đĩa trong đó được thưởng Grand Prix du disque de l’Académie Charles Cros năm 1983.
Là một ca sĩ đa tài, Bạch Yến đã có công đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền ca nhạc Việt Nam và nhất là vào sự giới thiệu và phổ biến nhạc Việt Nam với người ngoại quốc. “Hồi Ký Sự Nghiệp 50 Năm Ca Sĩ" sẽ cho chúng ta biết những thăng trầm trong cuộc đời ca sĩ của Bạch Yến.Bạch Yến with Đêm Đông của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương https://www.youtube.com/watch?v=aeL7tX7TIN4&feature=related Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời Cùng mây xám về ngang lưng trời Thời gian như ngừng trong tê tái Cây trút lá cuốn theo chiều mây Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu
Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng Gió nghiêng, chiều say Gió lay ngàn cây, Gió nâng thuyền mây Gió reo sầu miên Gió đau niềm riêng Gió than triền miên Đêm đông, ôi ta nhớ nhung Đường về xa xa Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà
Đời như vô tình ta ngao ngán Non nước thê thảm mang cảnh tang Thân lãng du cô liêu chán chường Về đâu giữa trời đông đêm trường Sầu lên khơi hồn quê lai láng Ta van gió nhân mưa ngừng than Cho ta lắng tiếng vang muôn lòng Rên rỉ qua không gian buồn mongNguyễn Văn Thương (1919-2002) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, thuộc thế hệ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của những ca khúc tiền chiến bất hủ như Đêm đông, Trên sông Hương và những ca khúc kháng chiến như Bình Trị Thiên khói lửa. Ông còn có nhiều tác phẩm khí nhạc khác. Có thể nói, trong tất cả những ca khúc thành công của ông là Bài Đêm đông (1940) được ông sáng tác mang đầy xúc cảm thể hiện lòng nhân ái của người nhạc sĩ trước cuộc đời vất vả và bất hạnh, mang lại thành công lớn cho âm nhạc Việt Không chỉ vậy, hàng chục nhạc phim, giao hưởng, vũ kịch, càng khẳng định vị trí của người nhạc sĩ có nhiều cống hiến quan trọng cho âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. Nguyễn Văn Thương sinh ngày 22 tháng 5 năm 1919 tại Thừa Thiên-Huế. Năm 9 tuổi, ông học đàn nguyệt và tự học ký xướng âm qua sách của Pháp. Năm 1936, tốt nghiệp Quốc học Huế, ông viết bài Trên sông Hương, cũng là một trong những tác phẩm tân nhạc đầu tiên ở Huế. Năm 1939, Nguyễn Văn Thương ra Hà Nội học. Trong đêm giao thừa năm đó, vì không có tiền để về Huế, ông đi lang thang trên những con phố của Hà Nội và sáng tác nhạc phẩm Đêm đông bất hủ. Năm 1942, Nguyễn Văn Thương vào làm việc ở Trung tâm Bưu điện Sài Gòn viết Bướm hoaở đó. Trong Kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác tuyên truyền ở mặt trận Bình Trị Thiên. Bài hát Bình Trị Thiên khói lửa của ông ra đời và gây được ấn tượng mạnh mẽ. Ông còn nổi tiếng với những tác phẩm khí nhạc như Lý hoài nam (độc tấu sáo trúc, cùng Ngọc Phan), Buôn làng vào hội, Quê hương (cùng Hoàng Dương). Sau khi đi học ở Cộng hoà Dân chủ Đức, Nguyễn Văn Thương viết nhiều tác phẩm khí nhạc khác như Ngày hội non sông độc tấu sáo trúc và bộ gõ, Rhapsodie số 2 cho đàn T’rưng và dàn nhạc giao hưởng, Trở về đất mẹ cho violoncelle và piano... đặc biệt là giao hưởng thơ Đồng khởi của ông đã từng được trình diễn lần đầu tại Leipzig, Cộng hoà Dân chủ Đức năm 1971. Sau năm 1975, Nguyễn Văn Thương vẫn tiếp tục sáng tác các tác phẩm như Adagio Bên dòng sông Thương cho violoncelle và piano, ca khúc Thu Hà Nội, mùa thu tuyệt vời. Ngoài ra, ông còn viết nhạc cho nhiều bộ phim như Vợ chồng A Phủ, Dòng sông âm vang, Hai Bà mẹ, Bình minh xôn xao, Sao Tháng Tám, Ngày ấy bên bờ sông Lam, Thành phố lúc rạng đông... và tác phẩm múa như Tấm Cám, Múa ô, Chàm rông, Thiếu nữ bên hồ, Dưới trăng. Ông mất ngày 5 tháng 12 2002 tại Sài Gòn. St |
|