Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Sấm & Ký

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 15 ... 26, 27, 28 ... 32  Next
Tác giảThông điệp
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 27 I_icon13Sat 20 Aug 2011, 16:40

Phiên âm đoạn cuối cùng:
Càn Khôn Vạn Niên Ca tiên đoán những sự kiện ở Trung Quốc từ năm 950 trở về sau:

二百五十年中好。
江南走出釗頭卯。
一兀山河又二分。
幸不全亡莫嫌小。
兩主相和百忙中。
治世天主一ㄙ弓。

Nhị bách ngũ thập niên trung hảo
Giang nam tẩu xuất kiếm đầu mão
Nhất ngột sơn hà hựu nhị phân
Hạnh bất toàn vong mạc hiềm tiểu
Lưỡng chủ tương hòa bách mang trung
Trị thế thiên chúa nhất khư cung

江南江北各平定。
一統山河四海同。
二百年來為正主。
一渡顛危猴上水。

Giang nam giang bắc các bình định
Nhất thống san hà tứ hải đồng
Nhị bách niên lai vi chính chủ
Nhất độ điên nguy hầu thượng thủy

別枝開花果兒紅。
復取江南如舊許。
二百年來衰氣運。
任君保重成何濟。

Biệt chi khai hoa quả nhi hồng
Phục thủ giang nam như cựu hứa
Nhị bách niên lai suy khí vận
Nhậm quân bảo trọng thành hà tế

水邊田上米郎來。
直入長安加整頓。
行仁行義立乾坤。
子子孫孫三十世。

Thủy biên điền thượng mễ lang lai
Trực nhập trường an gia chỉnh đốn
Hành nhân hành nghĩa lập kiền khôn
Tử tử tôn tôn tam thập thế

我今只算萬年終。
再復循環理無窮。
知音君子詳此數。
今古存亡一貫通。

Ngã kim chỉ toán vạn niên chung
Bác Phục tuần hoàn lý vô cùng
Tri âm quân tử tường thử số
Kim cổ tồn vong nhất quán thông

- Hết - Ba Tiêu sưu tầm & hiệu đính
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Sấm & Ký  - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 27 I_icon13Sat 20 Aug 2011, 17:47

Càn Khôn Vạn Niên Ca 乾坤萬年歌。姜尚。Khương Thượng ( Khương Thái Công - Trung Quốc )

1.太極未判昏已過。 1 Thái Cực vị phán hôn dĩ quá.
2.風後女媧石上坐。 2 Phong Hậu, Nữ Oa thạch thượng tọa.
3.三皇五帝己派相。 3 Tam Hoàng, Ngũ Đế kỷ phái tương.
4.承宗流源應不錯。 4 Thừa tông lưu nguyên ưng bất thố.
5.而今天下一統周。 5 Nhi kim Thiên hạ nhất thống chu.
6.禮樂文章八百穐。 6 Lễ nhạc Văn chương bát bách thu.
7.串去中直傳天下。 7 Xuyến khứ trung trực truyền thiên hạ.
8.卻是春禾換日頭。 8 Khước thị xuân hòa hoán nhật đầu.
9.天下由來不固久。 9 Thiên hạ do lai bất cố cửu.
10.二十年閒不能守。 10 Nhị Thập Niên Nhàn Bất Năng Thủ.
11.卯坐金頭帶直刀。 11 Mão Tọa Kim Đầu Đái Trực Đao.
12.削儘天下木羊首。 12 Tước Tẫn Thiên Hạ Mộc Dương Thủ.
13.一土臨朝更不祥。 13 Nhất Thổ Lâm Triêu Canh Bất Tường.
14.改年換國篡平床。 14 Cải Niên Hoán Quốc Soán Bình Sàng.
15.泉中湧齣光華主。 15 Tuyền Trung Dũng Xích Quang Hoa Chủ.
16.興覆江山又久長。 16 Hưng Phúc Giang San Hựu Cửu Trường.
17.四百年來更世界。 17 Tứ Bách Niên Lai Canh Thế Giới.
18.日上一曲懷毒害。 18 Nhật Thượng Nhất Khúc Hoài Độc Hại.
19.一枝流落去西川。 19 Nhất Chi Lưu Lạc Khứ Tây Xuyên.
20.三分社稷傳兩代。 20 Tam Phân Xã Tắc Truyền Lưỡng Đại.
21.四十年來又一變。 21 Tứ Thập Niên Lai Hựu Nhất Biến.
22.相傳馬上同無半。 22 Tương Truyền Mã Thượng Đồng Vô Bán.
23.兩頭點火上長安。 23 Lưỡng Đầu Điểm Hỏa Thượng Trường An.
24.委鬼山河通一佔。 24 ủy Quỷ San Hà Thông Nhất Chiêm.
25.山河既屬普無頭。 25 San Hà Kí Chúc Phổ Vô Đầu.
26.離亂中分數十穐。 26 Li Loạn Trung Phân Số Thập thu.
27.子中一硃不能保。 27 Tý Trung Nhất Chu Bất Năng Bảo.
28.江東覆立作皇洲。 28 Giang Đông Phúc Lập Tác Hoàng Châu.
29.相傳一百五十載。 29 Tương Truyền Nhất Bách Ngũ Thập Tái.
30.釗到兔儿平四海。 30 Chiêu Đáo Thố Nhân Bình Tứ Hải.
31.天命當頭六十年。 31 Thiên Mệnh Đương Đầu Lục Thập Niên.
32.肅頭蓋草生好歹。 32 Túc Đầu Cái Thảo Sinh Hảo Đãi.
33.都無真主管江山。 33 Đô Vô Chân Chủ Quản Giang San.
34.一百年前擾幾番。 34 Nhất Bách Niên Tiền Nhiễu Ki Phiên.
35.耳東入國人離亂。 35 Nhĩ Đông Nhập Quốc Nhân Li Loạn.
36.南隔長安北隔關。 36 Nam Cách Trường An Bắc Cách Quan.
37.水龍木易承天命。 37 Thủy Long Mộc Dịch Thừa Thiên Mệnh.
38.方得江山歸一定。 38 Phương Đắc Giang San Quy Nhất Định.
39.五六年來又不祥。 39 Ngũ Lục Niên Lai Hựu Bất Tường.
40.此時天下又紛爭。 40 Thử Thời Thiên Hạ Hựu Phân Tranh.
41.木下男儿火年起。 41 Mộc Hạ Nam Nhân Hỏa Niên Khởi.
42.一掃煙塵木易已。 42 Nhất Tảo Yên Trần Mộc Dịch Dĩ.
43.高祖世界百餘年。 43 Cao Tổ Thế Giới Bách Dư Niên.
44.雖見幹戈不傷體。 44 Tuy Kiến Cán Qua Bất Thương Thể.
45.子繼孫承三百春。 45 Tý Kế Tôn Thừa Tam Bách Xuân.
46.又遭離亂似瓜分。 46 Hựu Tao Li Loạn Tự Qua Phân.
47.五十年來二三往。 47 Ngũ Thập Niên Lai Nhị Tam Vãng.
48.不真不假亂為君。 48 Bất Chân Bất Giả Loạn Vi Quân.
49.金豬此木為皇帝。 49 Kim Trư Thử Mộc Vi Hoàng Đế.
50.未經十載遭更易。 50 Vị Kinh Thập Tái Tao Canh Dịch.
51.肖郎走齣在金猴。 51 Tiếu Lang Tẩu Xích Tại Kim Hầu.
52.穩穩清平傳幾世。 52 ổn ổn Thanh Bình Truyền Ki Thế.
53.一汴二杭事不巧。 53 Nhất Biện Nhị Hàng Sự Bất Xảo.
54.卻被鬍人通佔了。 54 Khước Bị Hồ Nhân Thông Chiêm Liễu.
55.三百年來棉木終。 55 Tam Bách Niên Lai Miên Mộc Chung.
56.三閭海內去潛蹤。 56 Tam Lư Hải Nội Khứ Tiềm Tung.
57.一兀為君八十載。 57 Nhất Ngột Vi Quân Bát Thập Tái.
58.淮南忽見紅光起。 58 Hoài Nam Hốt Kiến Hồng Quang Khởi.
59.八雙牛來力量大。 59 Bát Song Ngưu Lai Lực Lượng Đại.
60.日月同行照天下。 60 Nhật Nguyệt Đồng Hành Chiếu Thiên Hạ.
61.土猴一兀自消除。 61 Thổ Hầu Nhất Ngột Tự Tiêu Trừ.
62.四海衣冠新綵畫。 62 Tứ Hải Y Quan Tân Thải Họa.
63.三百年來事不順。 63 Tam Bách Niên Lai Sự Bất Thuận.
64.虎頭帶土何鬚問。 64 Hổ Đầu Đái Thổ Hà Tu Vấn.
65.十八孩儿跳齣來。 65 Thập Bát Hài Nhân Khiêu Xích Lai.
66.蒼生方得囌危睏。 66 Thương Sinh Phương Đắc Tô Nguy Khốn.
67.相繼春穐二百餘。 67 Tương Kế Xuân thu Nhị Bách Dư.
68.五湖雲擾又風顛。 68 Ngũ Hồ Vân Nhiễu Hựu Phong Điên.
69.人丁口取江南地。 69 Nhân Đinh Khẩu Thủ Giang Nam Địa.
70.京國重新又一遷。 70 Kinh Quốc Trọng Tân Hựu Nhất Thiên.
71.兩分疆界各保守。 71 Lưỡng Phân Cương Giới Các Bảo Thủ.
72.更得相安一百九。 72 Canh Đắc Tương An Nhất Bách Cửu.
73.那時走齣草田來。 73 Na Thời Tẩu Xích Thảo Điền Lai.
74.手執金龍步玉□。 74 Thủ Chấp Kim Long Bộ Ngọc □.
75.清平海內中華定。 75 Thanh Bình Hải Nội Trung Hoa Định.
76.南北同歸一統排。 76 Nam Bắc Đồng Quy Nhất Thống Bài.
77.誰知不許乾坤久。 77 Thùy Tri Bất Hứa Kiền Khôn Cửu.
78.一百年來天上口。 78 Nhất Bách Niên Lai Thiên Thượng Khẩu.
79.木邊一兔走將來。 79 Mộc Biên Nhất Thố Tẩu Tướng Lai.
80.自在為君不動手。 80 Tự Tại Vi Quân Bất Động Thủ.
81.又為棉木定山河。 81 Hựu Vi Miên Mộc Định San Hà.
82.四海無波二百九。 82 Tứ Hải Vô Ba Nhị Bách Cửu.
83.王上有人雞上火。 83 Vương Thượng Hữu Nhân Kê Thượng Hỏa.
84.一番更變不鬚說。 84 Nhất Phiên Canh Biến Bất Tu Thuyết.
85.此時建國又一人。 85 Thử Thời Kiến Quốc Hựu Nhất Nhân.
86.君正臣賢乘輔拔。 86 Quân Chính Thần Hiền Thừa Phụ Bạt.
87.平定四海息幹戈。 87 Bình Định Tứ Hải Tức Cán Qua.
88.二百年來為社稷。 88 Nhị Bách Niên Lai Vi Xã Tắc.
89.二百五十年中好。 89 Nhị Bách Ngũ Thập Niên Trung Hảo.
90.江南走齣釗頭卯。 90 Giang Nam Tẩu Xích Chiêu Đầu Mão.
91.大好山河又二分。 91 Đại Hảo San Hà Hựu Nhị Phân.
92.幸不全亡莫嫌小。 92 Hạnh Bất Toàn Vong Mạc Hiềm Tiểu.
93.兩人相見百忙中。 93 Lưỡng Nhân Tương Kiến Bách Mang Trung.
94.治世能人一張弓。 94 Trị Thế Năng Nhân Nhất Trương Cung.
95.江南江北各平定。 95 Giang Nam Giang Bắc Các Bình Định.
96.一統山河四海同。 96 Nhất Thống San Hà Tứ Hải Đồng.
97.二百年來為正主。 97 Nhị Bách Niên Lai Vi Chính Chủ.
98.一渡顛危猴上水。 98 Nhất Độ Điên Nguy Hầu Thượng Thủy.
99.别枝花開果儿紅。 99 Biệt Chi Hoa Khai Quả Nhân Hồng.
100.覆取江山如舊許。 100 Phúc Thủ Giang San Như Cựu Hứa.
101.二百年來衰氣運。 101 Nhị Bách Niên Lai Suy Khí Vận.
102.任君保重成何濟。 102 Nhậm Quân Bảo Trọng Thành Hà Tế.
103.水邊田上米郎來。 103 Thủy Biên Điền Thượng Mễ Lang Lai.
104.直入長安加整頓。 104 Trực Nhập Trường An Gia Chỉnh Đốn.
105.行仁行義立乾坤。 105 Hành Nhân Hành Nghĩa Lập Kiền Khôn.
106.子子孫孫三十世。 106 Tử Tử Tôn Tôn Tam Thập Thế.
107.我今只算萬年終。 107 Ngã Kim Chỉ Toán Vạn Niên Chung.
108.剝覆循環理無窮。 108 Bác Phúc Tuần Hoàn Lý Vô Cùng.
109.知音君子詳此數。 109 Tri Âm Quân Tử Tường Thử Số.
110.今古存亡一貫通。 110 Kim Cổ Tồn Vong Nhất Quán Thông.

- Tệ Sanh đang sửa chữa và đính chính
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 27 I_icon13Sun 21 Aug 2011, 01:14

Khương Thái Công

- Tề Thái Công, tên thật là Khương Thượng (姜尚), tự là Tử Nha (子牙), nên thường được gọi là Khương Tử Nha (姜仔呀), là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là vua khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Khương Tử Nha được biết đến như một vị tướng tài vĩ đại và là người góp phần lập lên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Khương Thượng là người ở Đông Hải. Tổ tiên ông từng làm chức Tứ nhạc giúp vua Hạ Vũ trị thủy có công. Sử ký xác định tổ tiên ông được phong ở đất Lã vào khoảng thời vua Thuấn đến thời nhà Hạ, do đó lấy Lã làm họ. Ông còn được dân gian và các nhà nghiên cứu lịch sử gọi bằng nhiều tên khác như: Khương Thái Công; Thái Công Vọng, Lã Vọng.

Sang thời nhà Thương, vì Lã Thượng là con cháu chi thứ nên dần dần trở thành dân thường. Vì nhà nghèo, Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá ở sông Vị. Thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn, gặp Khương Thượng đang câu cá phía bắc sông Vị. Cơ Xương nói chuyện với ông rất hài lòng, ngưỡng mộ tài năng của ông. Cơ Xương nhớ lời tổ tiên là Thái Công dặn rằng sẽ có vị thánh đến nước Chu, giúp Chu hưng thịnh, ứng với quẻ bói trước khi đi săn. Do đó Cơ Xương quả quyết Khương Thượng chính là người Thái Công mong đợi trước đây và tôn ông làm Thái Công Vọng (nghĩa là người mà [Chu] Thái Công mong đợi), đón lên xe về cung và tôn ông làm thầy.

Sau này không rõ Tề Thái Công mất năm nào. Sử ký chỉ ghi ông thọ hơn 100 tuổi. Tính từ khi gặp Cơ Xương năm 80 tuổi tới khi qua đời, Khương Tử Nha hoạt động trong khoảng hơn 20 năm cuối thời nhà Thương, đầu thời nhà Chu. Tính riêng từ khi ông phục vụ dưới quyền Chu Vũ Vương (1134 TCN) đến khi nhà Chu dẹp xong loạn Vũ Canh (1113 TCN) là 21 năm, khi tham gia dẹp loạn thì Khương Tử Nha đã ngoài 100 tuổi.

- Hiện nay vẫn còn một bản lưu được cho là binh pháp của Khương Tử Nha có tên là: Lục Thao. Một số người coi binh pháp này là bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh sự tồn tại có thật của nhân vật Khương Tử Nha. Lục Thao có thể nói là bộ binh pháp lâu đời nhất của Trung Quốc và nhân loại, còn gọi là Binh Pháp Thái Công. Trong Chiến Quốc Sách, các tướng quân cũng thường coi sách Lục Thao như sách giáo khoa về binh pháp.

Bộ binh pháp Lục Thao gồm 6 quyển:

Quyển I: Văn Thao - gồm 12 thiên.
Quyển II: Võ Thao - 5 thiên.
Quyển III: Long Thao - 13 thiên.
Quyển IV: Hổ Thao - 12 thiên.
Quyển V: Báo Thao - 8 thiên.
Quyển VI: Khuyển Thao - 12 thiên.

- Khương Tử Nha được xem là tác giả của Càn khôn vạn niên ca - những bài thơ dự đoán tương lai lịch sử Trung Quốc. Càn khôn vạn niên ca dự đoán các đời trị, loạn, nêu tên chiết tự và thời gian cầm quyền của các vua chúa, người cai trị Trung Quốc trong một hội (10.800 năm)

- Ba Tiêu sưu tầm & hiệu đính
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Sấm & Ký  - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 27 I_icon13Mon 22 Aug 2011, 16:48

Sấm & Ký  - Page 27 Copkt
Quốc kỳ của nước Cộng hoà Hồi giáo Pakistan

Cộng hoà Hồi giáo Pakistan

Pakistan (tiếng Urdu: پاکِستان), tên chính thức Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Tiếng Việt còn gọi quốc gia này vào thế kỷ 20 là Hồi Quốc.

Pakistan có bờ biển dài 1,046 kilômét (650 dặm) dọc theo Biển Ả Rập và Vịnh Oman ở phía nam; phía tây giáp Afghanistan và Iran; phía đông giáp Ấn Độ; cực đông bắc giáp Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tajikistan cũng nằm rất gần với Pakistan nhưng bị ngăn cách bởi Hành lang Wakhan hẹp. Vì thế, nước này nằm trên ngã tư đường giữa Nam Á, Trung Á và Trung Đông.

Vùng tạo thành nước Pakistan hiện đại từng là trung tâm của nền Văn minh Thung lũng Indus cổ đại và sau này là nơi lĩnh hội các nền văn hoá Vedic, Ba Tư, Indo-Hy Lạp, Turc-Mông Cổ và Hồi giáo. Vùng này đã chứng kiện những cuộc xâm lược và/hay định cư của người Indo-Aryans, Ba Tư, Hy Lạp, Ả Rập, Thổ, Afghan, Mông Cổ, Sikhs và Anh.

Ngoài Phong trào độc lập Ấn Độ yêu cầu một nước Ấn Độ độc lập, Phong trào Pakistan (dưới sự lãnh đạo của Muhammad Ali Jinnah thuộc Liên đoàn Hồi giáo), cũng tìm kiếm một nền độc lập cho Ấn Độ, tìm kiếm một nhà nước độc lập cho đa số dân cư Hồi giáo ở các vùng phía đông và phía tây của Ấn Độ thuộc Anh. Người Anh đã trao độc lập và cũng thành lập một nhà nước đa số Hồi giáo Pakistan gồm các tỉnh Sindh, Tỉnh biên giới Tây Bắc, Tây Punjab, Balochistan và Đông Bengal. Với việc thông qua hiến pháp năm 1956, Pakistan trở thành một nước Cộng hoà Hồi giáo. Năm 1971, một cuộc nội chiến bùng phát ở Đông Pakistan dẫn tới việc thành lập Bangladesh.

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 27 I_icon13Mon 22 Aug 2011, 22:15

Cháu đích tôn của Mao Trạch Đông trở thành vị tướng trẻ nhất quân đội Trung Quốc

Giới truyền thông đưa tin, Mao Tân Vũ không những trở thành vị tướng trẻ nhất quân đội Trung Quốc mà còn là Thiếu tướng đầu tiên của thế hệ 7X. Vì là cháu nội duy nhất của Chủ tịch Mao Trạch Đông nên Mao Tân Vũ được mọi người gọi là đích tôn và con trai của ông Mao Ngạn Thanh vừa được phong hàm Thiếu tướng nhân dịp kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (1/8/1927 - 1/8/2010).

Tuy 1/8/2010, Mao Tân Vũ mới chính thức được phong hàm Thiếu tướng, nhưng ngay từ ngày 29/7/2009, dư luận đã đề cập tới việc này. Khi đó, Mao Tân Vũ tới thị sát Triệu Hoa, thành phố Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, người ta đã đồn về việc ông sẽ đeo hàm Thiếu tướng thời gian tới. Sau khi trở thành Thiếu tướng, Mao Tân Vũ là cấp dưới trực tiếp của Chính ủy Lưu Nguyên, con trai cố Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ (1959-1968), người được phong hàm Thiếu tướng hồi tháng 7/2009.

Khi được hỏi về trường hợp phong quân hàm Thiếu tướng cho Mao Tân Vũ, người phát ngôn của Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc cho biết, đây là việc bình thường bởi Mao Tân Vũ hoàn toàn xứng đáng với những cống hiến của mình. Giới quân sự cho rằng, trong thời gian tới, sẽ còn có nhiều gương mặt trẻ nữa trong hàng ngũ các quan chức quân sự cấp cao.

Sấm & Ký  - Page 27 Amao
Đồng chí Mao Tân Vũ trả lời phỏng vấn

Sinh ngày 17-1, trong một gia đình có truyền thống quân đội - ông nội là Chủ tịch Mao Trạch Đông, bố là Trung tá Học viện Khoa học kỹ thuật quân sự (chết ngày 25/3/2007), mẹ là Thiếu tướng Trần Thiệu Hoa, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Trung Quốc (chết ngày 24/6/2008) nên Mao Tân Vũ luôn tìm cách phát huy truyền thống gia đình. Tấm bằng Tiến sĩ do Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc cấp với đề tài "Nghiên cứu tư tưởng chiến lược Mao Trạch Đông" (tháng 7/2003) là minh chứng rõ nhất cho nhận định kể trên.

Được biết, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, Mao Tân Vũ tiếp tục theo học (từ tháng 9/1992 đến tháng 7/1995) và lấy bằng Thạc sỹ tại Trường Đảng trung ương. Sau đó được đề bạt làm Phó Trưởng ban nghiên cứu chiến lược và lý luận quân sự, rồi Phó Giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược và học thuyết chiến tranh của Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc.

Trước khi được phong hàm Thiếu tướng, Mao Tân Vũ là Ủy viên Chính hiệp khu Tây thành, thủ đô Bắc Kinh, là ủy viên thường vụ Đoàn thanh niên toàn quốc nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa.

Nhiều người nói rằng, Mao Tân Vũ đã không làm hổ danh "con nhà nòi" khi cho ra mắt nhiều tác phẩm có tên tuổi như "Nghiên cứu Chu Nguyên Chương", "5 đại đế vương trong mắt Mao Trạch Đông", "Hoài niệm không quên - Mao Trạch Đông 100 tuổi", "Bác tôi Mao Ngạn Anh" cùng 2 CD khác. Được biết, Mao Tân Vũ thường xuyên kể lại những hoạt động của mình trên blog. Trong bài viết ngày 14/5, Mao Tân Vũ đã thuật lại chuyến thăm CHDCND Triều Tiên…

Sự thành công của Mao Tân Vũ là kết quả giáo dưỡng của gia đình. Cách đây hơn 2 năm chỉ 3 ngày sau khi mẹ qua đời, Mao Tân Vũ đã cho công bố "Gia phong của Mao gia". Đây là lần đầu tiên "Gia phong của Mao gia" được công bố công khai trước dư luận. Khi đó, Mao Tân Vũ cho biết, "Gia phong của Mao gia" là tài sản quý giá của gia đình và nó sẽ tiếp tục được lưu truyền cho hậu thế. Cách đây gần 3 năm (tháng 9/2007), bà Lưu Thiệu Hoa từng từ chối nhận mức lương Viện trưởng Học viện Tùng Điền, thuộc Đại học Quảng Châu. Trước khi chết, bà Lưu Thiệu Hoa đã đưa cho con trai Mao Tân Vũ 100.000 nhân dân tệ, tiền tiết kiệm để ủng hộ bà con chịu trận động đất kinh hoàng hôm 12/5/2008.

- Nguyễn Thị Lân tổng hợp (ANTG cuối tháng)

- // -
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 27 I_icon13Mon 22 Aug 2011, 23:54

Khôn Dại

Ở đời có dại mới nên khôn
Chớ dại ngây si, chớ quá khôn
Khôn được ích mình đừng rẻ dại
Dại thì giữ phận chớ tranh khôn
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
Chớ cậy mình khôn cười kẻ dại
Gặp thời dại cũng hóa nên khôn...

- Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Sấm & Ký  - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 27 I_icon13Tue 23 Aug 2011, 01:05

Hơn 180.000 quân Trung Quốc tử trận tại Chiến tranh Triều Tiên năm 1950.

Trong bài viết đăng trên nguyệt san “Tham khảo tiếng Trung”, Thiếu tướng Từ Diệm – Giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc chỉ rõ, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, có hơn 180.000 quân Chí nguyện Nhân dân Trung Quốc hy sinh.

Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu vào ngày 25/6/1950 khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) tấn công Đại Hàn Dân Quốc (Nam Hàn). Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ, kết thúc vào năm 1953.

Cuộc chiến được mở rộng với quy mô lớn khi lực lượng của Liên Hiệp Quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo, và sau đó là quân Chí nguyện của Trung Quốc nhảy vào cuộc chiến. Điểm đặc biệt ở cuộc chiến tranh này là hai siêu cường đánh nhau tại một quốc gia khác, khiến cho người dân tại quốc gia đó chịu nhiều sự tàn phá to lớn và chết chóc.

Các siêu cường tránh rơi vào một cuộc chiến tranh toàn diện với nhau, cũng như tránh việc sử dụng vũ khí nguyên tử chống lại nhau. Nó cũng mở rộng “Chiến tranh lạnh” đến mức độ gây quan ngại phần lớn cho châu Âu. Cuộc chiến sau cùng đã đưa đến một sự củng cố liên minh trong khối Tây phương và sự tách rời Trung Quốc ra khỏi khối Xô Viết.

Trong thời gian diễn ra cuộc chiến đến trước những năm tiến hành cải cách mở cửa, Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ công bố con số tử vong của đội quân tình nguyện này. Sau cải cách, Trung Quốc đã “cởi mở” hơn trong việc công khai tài liệu lịch sử.

Ông Từ Diệm chỉ rõ, căn cứ vào thống kê tử vong và thống kê tiếp nhận người bị thương của bệnh viện từ các ban ngành dịch vụ hậu cần y tế, số lượng thiệt hại của quân tình nguyện tại Chiến tranh Triền Tiên là: 114.084 người tử trận, tai nạn và chết rét; 383.218 người bị thương; 25.621 người mất tích. Ngoài ra, theo thống kế của Phòng y tế hậu phương Quân giải phóng Trung Quốc có 21.679 người chết sau khi được cấp cứu; 13.218 người chết vì bệnh tật.

Ông Từ Diệm nói thêm, trong những năm 90 của thế kỷ XX, căn cứ vào thống kê từ ban ngành dân sử các tỉnh thành, số lượng liệt sỹ trong thời gian đó thực chất là 183.108 người.

- Phương Nhi (Theo báo TQ - vietchinabusiness.vn )

Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 27 I_icon13Thu 25 Aug 2011, 21:11

Tiểu sử Đồng chí Bành Đức Hoài

Nguyên soái Bành Đức Hoài ( 彭德懷, 24 tháng 10 năm 1898 – 29 tháng 11 năm 1974) là một tướng lĩnh quân sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một trong mười Nguyên soái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Ông tên thật là Bành Đức Hoa.

Bành Đức Hoài sinh tại huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Rời gia đình năm 9 tuổi, ông làm việc ở mỏ than rồi ở các công trường xây đập bên Động Đình Hồ năm 13 và 15 tuổi. Năm 16 tuổi, ông gia nhập quân đội và từ đây theo đuổi sự nghiệp quân sự cho đến những năm cuối đời, tổng cộng 60 năm. Năm 28 tuổi, Bành Đức Hoài đã là Lữ đoàn trưởng trong quân đội Trung Hoa Dân quốc và bắt đầu tiếp xúc với các chính khách. Ông rời bỏ hàng ngũ Quốc dân đảng, tránh cuộc thanh trừng của Tưởng Giới Thạch năm 1927. Gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, rồi tham gia cuộc Vạn lý trường chinh, trong đó Bành Đức Hoài chỉ huy Quân đoàn ba.

Đóng góp của Bành Đức Hoài cho Đảng Cộng sản Trung Quốc được trân trọng ghi nhận và Mao Trạch Đông gọi ông là Bành Đại tướng quân. Bành Đức Hoài và Lâm Bưu được coi là hai tướng lĩnh xuất sắc hơn cả trong hàng ngũ Hồng quân. Họ không hề tỏ ra xung khắc nhau trong cuộc Vạn lý trường chinh. Cả hai đều ủng hộ sự lãnh đạo cao nhất của Mao Trạch Đông tại hội nghị Tuân Nghĩa tháng 1 năm 1934.

Trong thời gian Chiến tranh kháng Nhật, Bành Đức Hoài là phó tổng tư lệnh quân đội của Đảng Cộng sản (Chu Đức là tổng tư lệnh). Ông thể hiện tài thao lược xuất sắc trong các hoạt động sau hậu phương quân Nhật Bản ở Bắc Trung Quốc. Sau khi quân Nhật đầu hàng quân Đồng minh năm 1945, cùng với Hạ Long (người sau này cũng trở thành Nguyên soái), ông chỉ huy Hồng quân bao vây Bắc Kinh, chia cắt quân đội Trung Hoa Dân quốc ở đây với phần còn lại. Sau đó, trong chiến tranh Quốc – Cộng (1945-1949), ông là tư lệnh Tập đoàn quân số một giải phóng các tỉnh Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải và Thiểm Tây.

Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) nổ ra, Lâm Bưu cáo ốm không muốn đảm nhận việc chỉ huy quân chí nguyện, thì Bành Đức Hoài đứng ra làm tư lệnh Chí nguyện quân Trung Quốc. Ông còn là Bộ trưởng Quốc phòng, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, được phong hàm Nguyên soái Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc năm 1955.

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 27 I_icon13Thu 25 Aug 2011, 21:23

Vì sao hài cốt Mao Ngạn Anh không đưa về an táng tại Trung Quốc

Tháng 10/1956, Bành Đức Hoài, lúc này là Phó thủ tướng Quốc vụ viện, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cầm trên tay bức điện báo do Phòng cán bộ Tổng bộ Quân ủy gửi đến, vừa xem vừa nhấp mấy ngụm trà. Sau đó ông đứng dậy khỏi ghế làm việc, tay chắp sau lưng, đi đi lại lại trong phòng với một tâm trạng trĩu nặng, đầy băn khoăn.

Mấy ngày trước, Tổng bộ Quân tình nguyện đã thỉnh thị Quân ủy Trung ương về chuyện an táng liệt sĩ Mao Ngạn Anh, con trai của Mao Trạch Đông, Tổng bộ Quân ủy đã khởi thảo bức điện này, yêu cầu Tổng bộ Quân tình nguyện đem thi hài Mao Ngạn Anh về chôn cất tại Bắc Kinh. Là một người rất nguyên tắc, sau khi xem xong bức điện Bành Đức Hoài cho rằng việc đưa hài cốt Mao Ngạn Anh về Bắc Kinh chôn cất không được thỏa đáng lắm, nhưng cũng thấy việc này liên quan đến Chủ tịch nước, nên cũng không dám tự quyết.

Trong cuộc chiến chi viện cho Triều Tiên, đã có biết bao người con Trung Hoa ngã xuống, thi thể của họ đều được chôn cất tại nơi mà họ đã hy sinh - chiến trường Triều Tiên, Mao Ngạn Anh cũng không phải ngoại lệ. Chủ tịch Mao Trạch Đông từng nói, Mao Ngạn Anh cũng chỉ là một chiến sĩ tình nguyện bình thường như bao chiến sĩ khác đó sao? Hơn nữa, việc an táng Mao Ngạn Anh tại nơi anh hy sinh còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với những thế hệ sau này, ngoài ra còn có tác dụng thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Nghĩ đến đây, với chủ trương cứng rắn “Sinh tại Trung Quốc, hy sinh tại Triều Tiên, an táng tại Triều Tiên”, Bành Đức Hoài quyết định viết cho Thủ tướng Chu Ân Lai một bức thư, nói rõ thái độ của mình và xin ý kiến chỉ đạo.

Chu Ân Lai xem xong bức thư của Bành Đức Hoài, cũng suy nghĩ rất lâu, cảm thấy quan điểm của Bành Đức Hoài rất đúng. Thi thể của Mao Ngạn Anh không nên chuyển về nước, càng không nên chuyển về Bắc Kinh an táng, tốt nhất là nên để lại Triều Tiên cùng với các liệt sĩ quân tình nguyện đã anh dũng hy sinh. Điều này có ý nghĩa chính trị vô cùng to lớn. Do đó, ông quyết định chuyển lá thư và xin sự phê duyệt của Mao Trạch Đông.

Thư ký của Mao Trạch Đông báo cáo mọi chuyện và chuyển lá thư của Bành Đức Hoài cho Mao Trạch Đông xem, đồng thời truyền đạt nội dung điện báo của Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành mong muốn được an táng Mao Ngạn Anh ở Triều Tiên như một người con ưu tú của nhân dân Triều Tiên. Mao Trạch Đông lập tức phê vào lá thư của Bành Đức Hoài: “Đồng ý với ý kiến của đồng chí Bành Đức Hoài, an táng Mao Ngạn Anh ở Triều Tiên cùng với hàng ngàn liệt sĩ quân tình nguyện Trung Quốc, không được cử hành bất cứ một nghi lễ đặc biệt nào”.

Sau đó, chủ trương này được lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình... tán thành. Trong cuộc nói chuyện với Đại sứ Liên Xô ở Trung Quốc và Do Kim, bạn thân của Mao Ngạn Anh hồi còn sống, Mao Trạch Đông cũng bày tỏ: “Người cộng sản chết ở đâu thì mai táng ở đấy... Con của tôi - Mao Ngạn Anh chết ở Triều Tiên thì chôn cất ở Triều Tiên”. Về sau, Lưu Tư Tề, Thiệu Hoa lại đề xuất ý kiến “đưa Mao Ngạn Anh về nhà”, làm cho Mao Trạch Đông phải suy nghĩ rất lâu, cuối cùng dẫn câu thơ của một viên tướng thời Đông Tấn: “Nguyện da ngựa bọc thây, chôn thân ngoài chiến địa” Mao Trạch Đông giữ nguyên quan điểm an táng Mao Ngạn Anh ở Triều Tiên.

Năm 1954, nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện nhân dân Trung Quốc đã được xây dựng trên một quả đồi ở vùng Tây Bắc Triều Tiên, diện tích 90.000m2. 115 đảng viên, 16 đoàn viên và 3 liệt sĩ vô danh đã được an táng tại đây, trong đó có hài cốt của Mao Ngạn Anh.

Nơi xây dựng nghĩa trang cũng chính là nơi Tổng bộ Quân tình nguyện Trung Quốc đóng doanh trại tháng 9-1951. Ở đây, trong vòng 7 năm, quân tình nguyện Trung Quốc đã cho xây dựng hai công trình quân sự quan trọng, một là Sở chỉ huy Quân tình nguyện Trung Quốc, nơi Nguyên soái Bành Đức Hoài họp bàn cùng các tướng lĩnh và chỉ huy tác chiến, hai là doanh trại Tổng bộ Quân tình nguyện sau khi đã ký kết hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên.

Nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện Trung Quốc cách trụ sở Tổng bộ quân tình nguyện cũ khoảng 1 km. Cửa vào nghĩa trang được dựng trang nghiêm, phía trên là dòng chữ “Nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện nhân dân Trung Quốc” được viết bằng hai thứ tiếng Trung - Triều. Bước vào nghĩa trang, phải đi qua một con đường gồm 237 bậc thang (tượng trưng cho 2.370.000 cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Trung Quốc tham chiến ở Triều Tiên), sau đó đến một cửa nhỏ được làm bằng đá hoa cương, trên đó có khắc 4 chữ “Hào khí trường tồn” thủ bút của Quách Mạt Nhược, nguyên là Chủ tịch Tổng hội kháng Mỹ, viện Triều nhân dân Trung Quốc, phía sau là chân dung của tất cả chiến sĩ quân tình nguyện đã tham gia chiến tranh Triều Tiên.

Nhà tưởng niệm của nghĩa trang được xây bằng đá xanh, trang trí rất uy nghiêm. Trong Nhà tưởng niệm có một tấm bia, chính diện khắc dòng chữ “Các liệt sĩ kháng Mỹ, viện Triều vĩnh thùy bất hủ”, phía sau là phần giới thiệu về cuộc chiến tranh kháng Mỹ, viện Triều.

Phía sau gian tưởng niệm là tượng chiến sĩ quân tình nguyện Trung Quốc cao 7,5m, được đúc bằng đồng đen. Cuối cùng là phần mộ của các liệt sĩ được xếp thành một hình vuông chỉnh tề. Mộ các liệt sĩ được bố trí đầu gối vào núi, mặt hướng về Tổ quốc (theo hướng Tây Nam nhìn về Bắc Kinh). Trên mỗi phần mộ đều được trồng một cây tùng tượng trưng cho sự hiên ngang, anh dũng của các chiến sĩ quân tình nguyện Trung Quốc.

Nguồn: - antg.cand.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 27 I_icon13Tue 30 Aug 2011, 10:11

Sấm & Ký  - Page 27 2006_10_17_3286_3903286

Một người lính Sơn cước Trung Quốc tập leo núi bằng tay bọc sắt
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Sấm & Ký  - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 27 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Sấm & Ký
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 27 trong tổng số 32 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 15 ... 26, 27, 28 ... 32  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-