Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Lược sử Ukraine Tue 16 May 2023, 08:43 | |
| Lược sử Ukraine (P1): Từ sơ khai đến cuối thế kỷ 18Nguồn: Andreas Kappeler, „Geschichte der Ukraine im Überblick“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015. Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông
Giới thiệu:
Làm thế nào mà người Ukraine vẫn kiên cường đối đầu với quân đội Nga mạnh hơn gấp bội? Lịch sử hơn 1000 năm qua của họ có thể cho ta câu trả lời. Đây không chỉ là cuộc chiến để chọn lựa giữa dân chủ và độc tài, giữa Tây và Đông, mà còn là chiến đấu để bảo vệ bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản của cha ông để lại, bảo vệ nền độc lập non trẻ vừa đạt được sau gần một thế kỷ đấu tranh với nhiều biến cố rất đau thương. Họ không muốn quỳ gối khi đã đứng dậy và ngẩng cao đầu. Ký ức về những việc làm vẻ vang, lý tưởng tự do và bình đẳng của họ vẫn còn tồn tại trong truyền thuyết dân gian. Nghe câu cuối cùng của quốc ca Ukraine, chúng ta có thể hiểu họ phần nào: “Chúng tôi từ bỏ thể xác và linh hồn vì tự do của mình, và chúng tôi sẽ cho các anh em thấy rằng chúng tôi thuộc bộ tộc Cossack”.
Đối tượng biên khảo
Lãnh thổ của nhà nước Ukraina ngày nay và các vùng phụ thuộc của nó là một phần của ít nhất 14 quốc gia khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử; quan trọng nhất trong số đó là Vương quốc Ba Lan-Litva, Đế quốc Nga, Chế độ quân chủ Habsburg và Liên bang Xô viết. Vì vậy, chủ thể lịch sử Ukraine không thể được xem là nhà nước, như trường hợp của Pháp hay Nga. Tuy nhiên, điều này không chỉ áp dụng cho Ukraine, mà còn cho nhiều quốc gia hiện đại khác, thí dụ như Đức và Ý.
Do thiếu tính liên tục của nhà nước, cho nên dân tộc Ukraine có thể xem là chủ thể của lịch sử. Tuy nhiên trước đây, khái niệm về dân tộc còn mơ hồ và chỉ mô tả các cộng đồng khác nhau trong các thời đại riêng lẻ. Điều này cũng được phản ánh trong tên gọi của các cộng đồng đó. Điều tương tự cũng áp dụng cho các quốc gia vốn chỉ bắt đầu hình thành vào đầu thời kỳ cận đại và được củng cố trong suốt thế kỷ 19 và 20. Việc thành hình quốc gia Ukraine đã bị cản trở và trì hoãn bởi các quốc gia thống trị như Ba Lan và Nga, những nước từ lâu đã phủ nhận sự tồn tại của một quốc gia Ukraine, thậm chí phần nào cho đến bây giờ cũng thế. Điều này cũng có tác động đến phong cách viết lịch sử: lịch sử Ukraine đã và đang tiếp tục bị tranh cãi bởi những câu chuyện lịch sử từ Ba Lan và Nga.
Do đó trong loạt bốn bài biên khảo này, chúng tôi đứng trên quan điểm rằng, chỉ có lãnh thổ của quốc gia độc lập ngày nay là đối tượng nghiên cứu lịch sử Ukraine. Điều này có nghĩa là không chỉ người Ukraine mà còn phải tính đến các nhóm dân tộc khác như người Do Thái, người Ba Lan, người Nga, người Đức và người Tatar Crimea sống trên lãnh thổ này. Bối cảnh địa lý
Tên Ukraine có nghĩa là vùng đất biên giới. Điều này có nghĩa là biên giới với thảo nguyên, ranh giới phân chia giữa người định cư và người du mục, vốn có ý nghĩa rất quan trọng cho đến thế kỷ 18. Đây là nơi sinh sống của người Cossack, những người đóng một vai trò vượt trội trong lịch sử Ukraine. Theo cách hiểu hiện đại, Ukraine xuất hiện như một vùng đất biên giới theo ý nghĩa trung gian giữa Đông và Tây, giữa Chính thống giáo và thế giới Công giáo La Mã. Nhà thờ St. Sophia ở Kyiv, với các bức bích họa Byzantine bên trong và phong cách Baroque bên ngoài, là một biểu tượng của điều đó.
Lãnh thổ của Ukraine là một phần của vùng đất thấp ở Đông Âu và không có ranh giới tự nhiên trên một dải đất dài. Các trường hợp ngoại lệ duy nhất là Biển Đen ở phía nam và Carpathians ở phía tây, với những ngọn núi duy nhất đáng được nhắc đến. Tuy nhiên, một khu vực nhỏ ngoài Carpathians, như Transcarpathia hoặc Carpathian-Ukraine, cũng thuộc quốc gia ngày nay. Ở phía đông và phía bắc, đối với Nga, Belarus và Ba Lan, biên giới của Ukraine phần lớn là mang tính chất rộng mở. Do đó, nó luôn là khu vực trung chuyển và là hiện trường của các cuộc xung đột vũ trang.
Sông ngòi là một yếu tố cấu trúc quan trọng, trước hết là sông Dnepr (tiếng Ukraine: Dnipró), cắt đôi Ukraine. Kể từ đầu thời Trung cổ, Dnepr đã là một tuyến đường thương mại quan trọng giữa Baltic và Biển Đen, với thành phố Kyiv là điểm trung chuyển quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc vận chuyển bị cản trở bởi những thác ghềnh cho đến khi một nhà máy thủy điện trên sông được xây dựng. Bên kia những thác ghềnh đó là nơi cư trú chính của những người Cossack thuộc Ukraina, do đó họ có tên là Zaporozhere Cossack. Chảy vào Biển Đen là sông Bug, sông Dniester (Dnistér), sông Prut ở phía tây, và sông Don ở phía đông, mà nhánh Donetsk của nó là con sông quan trọng nhất ở miền Đông Ukraine.
Hầu hết các khu vực của Ukraine có đất đen màu mỡ và rất tốt cho các loại cây trồng như lúa mì, ngô, hoa hướng dương. Khí hậu lục địa ôn đới cũng góp phần vào ưu thế đó, mặc dù lượng mưa tương đối ít ở các vùng thảo nguyên. Các tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất là các mỏ than đá ở lưu vực Donetsk (Donbas) và các mỏ quặng sắt ở hạ lưu sông Dnepr, vốn là động lực chính trong quá trình công nghiệp hóa của Đế chế Nga.
Lãnh thổ rộng lớn được chia thành các vùng riêng lẻ theo các tiêu chí tự nhiên và lịch sử. Tây Ukraine bao gồm Galicia (với Lviv là trung tâm), Bắc Bukovina (Chernivtsi) và Carpathian-Ukraine (Uzhhorod). Miền Trung Ukraine bao gồm Volhynia, Podolia và khu vực trung lưu sông Dnepr với thủ đô Kyiv. Nam Ukraine là khu vực bờ bắc Biển Đen với cảng Odessa và bán đảo Crimea. Các tiểu vùng của miền Đông Ukraine là Donbas (Donetsk), Sloboda Ukraine (Kharkiv) và Vùng hạ lưu sông Dneper (Dnipropetrovsk).
Huyền thoại sáng lập Kyiv Rus
Vào thời xa xưa, lãnh thổ miền Nam Ukraine ngày nay là nơi di cư của các dân tộc thảo nguyên từ châu Á sang châu Âu, và bên bờ Biển Đen, người Hy Lạp và người La Mã đã thành lập các thuộc địa của họ.
Vào cuối thế kỷ thứ 9, các chiến binh và thương nhân Norman, được gọi là Rus, đã thành lập một liên đoàn thống trị ở trung lưu sông Dnepr với trung tâm là Kyiv, và lấy tên là Rus. Tầng lớp thượng lưu của Rus sớm được đồng hóa bởi các cư dân Slavic bản địa. Vào cuối thế kỷ 10, Hoàng tử Vladimir (tiếng Ukraine: Volodymyr) cải đạo sang Cơ đốc giáo, và từ đó trở đi, Rus thuộc về thế giới của Đế chế Byzantine và Giáo hội Chính thống giáo. Đồng thời, Kyiv Rus có quan hệ thương mại và huyết thống với các quốc gia bắc, trung và tây Âu, và các công tước của họ thuộc “gia đình của các vị vua châu Âu”.
Đế chế Kyiv là một trung tâm thương mại giữa Baltic và Biển Đen cũng như giữa Trung Âu và châu Á. Ngoài Kyiv, một căn cứ quan trọng khác là thành phố Novgorod ở phía bắc, là một trong bốn căn cứ của Hanseatic (tức chi nhánh của các thương nhân Hanseatic ở nước ngoài vào cuối thời Trung Cổ). Văn hóa chính thống (hội họa, văn học, kiến trúc) trải qua một sự thăng tiến nhanh chóng với tu viện hốc đá Kyiv là trung tâm. Rus là một hiệp hội lỏng lẻo của các thành phần thuộc công tước riêng lẻ dưới nhiều nhánh khác nhau của triều đại cầm quyền Ryurikid. Đứng đầu là công tước Kyiv, các thủ phủ quan trọng khác là Galicia-Volhynia ở phía tây, Polotsk ở phía tây bắc và Vladimir-Suzdal ở phía đông bắc. Trong nửa đầu thế kỷ 13, toàn bộ Rus bị quân Mông Cổ chinh phục và nhiều thành phố bị phá hủy. Kyiv thất thủ vào năm 1240.Địa lý Ukraine từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 13 Kyiv Rus bao gồm các khu vực chính của những gì ngày nay là các nước Ukraine, Nga và Belarus (Bạch Nga), và lịch sử của nó là huyền thoại khai sinh của cả ba quốc gia đó. Giới sử học Ukraine và Nga vẫn tranh giành di sản đó cho đến ngày nay. Trong truyền thuyết quốc gia Ukraine, việc đề cập đến thời kỳ đầu của nhà nước Kyiv có tầm quan trọng đặc biệt, trong khi ở Nga, đế chế Kyiv được coi là tiền thân của nhà nước Moscow và đế chế Nga. Cuộc tranh cãi lại bùng lên trong những năm gần đây, và mới đây, chính Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng về điều đó theo cách nhìn lịch sử của mình.
Thiên hướng về phía Tây: Ukraine trong Vương quốc Ba Lan-Litva (thế kỷ 14-18)
Sau cuộc xâm lược của người Mông Cổ, người Rus chia thành các nhóm sắc tộc gồm người Nga, người Ukraine và người Belarus. Trong khi người Nga vẫn nằm dưới sự cai trị của dân du mục da vàng Mông Cổ, người Ukraine và người Belarus là thần dân của Litva và Ba Lan, những người đã được thống nhất trong một liên minh gia tộc từ năm 1386 và trong một liên minh thực sự từ năm 1569. Quyền thừa kế Kyiv Rus lần đầu tiên được truyền cho Đại công tước của Litva, người vào thế kỷ 14 đã đưa hầu hết Ukraine, bao gồm cả Kyiv, vào vòng cai trị của họ. Họ thực hiện quyền cai trị tối cao lỏng lẻo và sử dụng ngôn ngữ chính thức là Slav. Mặt khác, công quốc Galicia ở phía tây nằm dưới sự cai trị trực tiếp của người Ba Lan vào giữa thế kỷ 14. Hai thế kỷ sau, toàn bộ Ukraine được hợp nhất vào Vương quốc Ba Lan.
Toàn bộ khu vực sau đó có người Ukraine sinh sống thuộc về Ba Lan-Litva trong ba đến bốn thế kỷ. Giới quý tộc Ba Lan nhận được những điền trang lớn và khiến nông dân Ukraine phụ thuộc vào họ, trong khi những quý tộc Ukraine giàu có hơn chuyển sang tín ngưỡng Công giáo vào thế kỷ 17 và dần dần bị Ba Lan đồng hóa. Ukraine lúc này chịu ảnh hưởng của tây Âu thông qua trung gian của Ba Lan, các vùng phía tây sớm hơn và mạnh hơn, còn các vùng trung tâm thì chậm và ít hơn. Nhiều thành phố đã được trao quyền tự trị, nhiều người Đức và người Do Thái đến định cư ở Ukraine. Các trào lưu trí tuệ của Chủ nghĩa Nhân bản, trào lưu văn hóa Phục hưng cũng như các nhánh của Cải cách tôn giáo (Tin Lành) đều đã thâm nhập đến Ukraine.
Là một phần của cuộc cải cách Công giáo, Chính thống giáo của Ba Lan-Litva đã trực thuộc Nhà thờ La Mã trong Liên minh Brest vào năm 1596. Nhà thờ Thống nhất giữ lại phụng vụ Chính thống giáo và hôn nhân linh mục, nhưng tiếp nhận các tín điều của Giáo hội Công giáo. Nhiều nhánh Chính thống giáo phản đối sự hợp nhất và sớm đạt được sự phục hưng của Giáo hội Chính thống. Dưới thời Tổng giám mục Petro Mohyla, Ukraine đã trải qua một thời kỳ hoàng kim về văn hóa, có thể nhìn thấy ở Kyiv Collegium (từ 1701 được gọi là Hàn lâm viện Kyiv), được thành lập năm 1632 theo mô hình của các trường dòng Tên, kết hợp tính thuần lý của phương Tây với tâm linh Chính thống giáo, tiếng Latinh và tiếng Ba Lan với truyền thống Slavonic của Giáo hội và trở thành một kênh của làn sóng phương Tây hóa đầu tiên của Nga.
Mối liên hệ lịch sử với phần còn lại của châu Âu góp phần phân biệt phong trào dân tộc Ukraine với Nga. Như nhà tư tưởng chính trị người Ukraine Mykhailo Drahomanov (1841–1895) đã viết: “Hầu hết sự khác biệt về quốc gia giữa Ukraine và Muscovy có thể được giải thích bởi thực tế là cho đến thế kỷ 18, tức là cho đến khi thành lập chế độ cai trị của Nga, Ukraine đã liên kết chặt chẽ hơn với Tây Âu. Bất chấp những thất bại do các cuộc xâm lược của người Tatar, Ukraine đã tham gia vào quá trình phát triển xã hội và văn hóa của châu Âu”. Trong các cuộc thảo luận hiện nay, những ý tưởng như vậy đóng vai trò là lập luận cho việc tái hòa nhập với Liên minh châu Âu. Cần lưu ý rằng phần phía tây và trung tâm của Ukraine thuộc về Ba Lan lâu hơn nhiều so với Nga. Mặt khác, từ quan điểm của Nhà thờ Chính thống giáo và trong truyền thuyết lịch sử của Nga, thời kỳ thuộc Ba Lan-Litva là một thời kỳ bị ngoại bang thống trị và áp bức về xã hội và tôn giáo.
Thời đại của người Cossack Ukraine
Trên biên giới với vùng thảo nguyên và sau các xung đột với người Tatar ở Crimea, quân đội Cossack hình thành trên vùng sông Dnepr, sông Don và các con sông khác vào thế kỷ 16 từ những người nông dân và nhà thám hiểm di dân. Các binh đoàn hiếu chiến này phần lớn nằm ngoài tầm với của nhà nước cũng như giới quý tộc và đã thiết lập một trật tự quân sự-dân chủ theo chủ nghĩa bình đẳng. Nhẫn của tất cả dân Cossack đều có hình người lãnh đạo của họ, gọi là Hetman hoặc Ataman, những người đưa ra những quyết định quan trọng nhất. Các đội quân Cossack xuất hiện gần như đồng thời ở Nga và Ukraine. Tuy nhiên, chỉ có những người Cossack ở Ukraine mới trở thành những tác nhân trong chính trường lớn.
Rất nhiều nông nô Ukraina và người dân thị trấn đã chạy trốn đến hạ lưu sông Dnepr, nơi họ thành lập một căn cứ “bên kia ghềnh thác”, Zaporozher Sich, từ đó họ lấy tên là “Cossack Zaporozher”. Người Cossack phục vụ nhà vua Ba Lan với tư cách là lính biên phòng và lính đánh thuê, đồng thời tiến hành các cuộc đột kích bằng thuyền chống lại những người Ottoman “vô đạo”. Trong nửa đầu thế kỷ 17, người Cossack Zaporozher liên minh với giới tinh hoa chính thống có học thức của Kyiv và tiếp thu những ý tưởng quốc gia của họ.Địa lý Ukraine thế kỷ 16 đến thế kỷ 17 Vào năm 1648, đã có một cuộc nổi dậy lớn của quần chúng chống lại sự cai trị của Ba Lan, điều khiển bởi người Cossack dưới sự lãnh đạo của Hetman Bohdan Khmelnytskyi (1595-1657). Người Cossack đã giải phóng gần như toàn bộ Ukraine khỏi sự cai trị của Ba Lan. Trong quá trình này, những người Ba Lan và người Do Thái sống ở Ukraine đã bị giết hoặc bị trục xuất và những nông nô được giải phóng. Người Cossack Zaporozher thành lập một binh đoàn cầm quyền độc lập trên thực tế, gọi là Hetmanate. Họ thiết lập chính quyền quân sự theo mô hình Cossack, nông nô được thừa nhận là người Cossack tự do, và Nhà thờ Chính thống giáo được có nhiều đặc ân.
Khmelnytskyi và người Cossack Zaporozher phụ thuộc vào một đồng minh là Sa hoàng Moscow trong cuộc chiến giành độc lập chống lại Ba Lan và do đó đặt mình dưới sự bảo hộ của Sa hoàng vào năm 1654. Trong khi người Cossack coi mối liên hệ với Nga như một quốc gia bảo hộ tạm thời, thì Sa hoàng Nga coi đó là sự phục tùng đối với sự cai trị vĩnh viễn của mình. Những cách giải thích trái ngược này vẫn tồn tại cho đến ngày nay: trong tự sự quốc gia Ukraine họ nhấn mạnh sự độc lập của Hetmanate, được coi là quốc gia đầu tiên của Ukraine, trong khi truyền thuyết Nga coi thỏa thuận năm 1654 là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình “tái thống nhất” với đất nước kể từ khi cuộc xâm lược của Mông Cổ chia cắt Ukraine ra khỏi Nga. Ban đầu, Hetmanate duy trì chính phủ tự trị của mình dưới sự chỉ đạo của một Hetman do mình bầu chọn. Moscow đảm bảo các quyền hạn và ưu đãi của người Cossack và các nhóm sắc tộc khác, nhưng vẫn đóng quân ở Ukraine và giữ tiếng nói quyết định trong quan hệ đối ngoại.
Sau một cuộc chiến tranh kéo dài, Nhà nước Moscow và Ba Lan-Litva đã chia cắt Ukraine vào năm 1667: Hetmanate ở tả ngạn Dnepr với Kyiv làm đầu cầu, ở phía bên kia thuộc về Nga. Người Cossack Ukraine đến định cư ở Sloboda-Ukraine và pháo đài Kharkiv mới được xây dựng nằm dưới quyền cai trị của Nga.
Khi Nga dưới thời Peter Đại đế gia tăng sức ép, Hetman Ivan Masepa đã cố gắng tái lập toàn bộ Hetmanate và liên minh với Vua Charles XII của Thụy Điển, người đang có chiến tranh với Đế quốc Nga. Năm 1709, vua Thụy Điển cùng Masepa đã bị Peter Đại đế đánh bại trong trận Poltava. Hậu quả là, ông ta đã đối xử nghiêm khắc với người Cossack phản bội. Ở Nga, Masepa được coi là nguyên mẫu của kẻ phản bội, và những người Ukraine bị nghi ngờ là bất trung. Mặt khác, trong tự sự về quốc gia Ukraine, Masepa được tôn sùng như một vị anh hùng.
Trong nửa đầu thế kỷ 18, Hetmanate dần dần mất quyền tự chủ và cuối cùng bị tiêu diệt dưới thời Catherine II. Bộ phận còn lại của người Cossack Zaporozher định cư trên sông Kuban ở phía bắc Caucasus. Những thành viên giàu có hơn của tầng lớp thượng lưu Cossack, những người trong thời gian đó đã khiến nhiều nông dân Ukraine phụ thuộc vào họ, được chấp nhận vào giới quý tộc của đế chế và sau đó phần lớn bị Nga hóa. Điều này đánh dấu sự kết thúc hoạt động chính trị của Cossack Ukraina.
Ký ức về những việc làm vẻ vang và lý tưởng tự do và bình đẳng của họ vẫn còn tồn tại trong truyền thuyết dân gian và sau đó được phong trào độc lập dân tộc Ukraine tiếp nối. Huyền thoại Cossack ngày nay vẫn đóng một vai trò quan trọng, gần đây nhất là về Maidan ở Kyiv. Quốc ca Ukraine kết thúc với điệp khúc: “Chúng tôi từ bỏ thể xác và linh hồn vì tự do của mình, và chúng tôi sẽ cho các anh em thấy rằng chúng tôi thuộc bộ tộc Cossack!”
Hiện đại hóa và Nga hóa: Ukraine trong Đế chế Nga vào “Thế kỷ 19 dài”
Đế chế Nga là một cường quốc trong thế kỷ 18 và không ngừng mở rộng lãnh thổ của mình. Trong ba lần chia cắt bởi Ba Lan (1772, 1793, 1795), các khu vực phía tây của Hetmanate trước đây thuộc quyền cai trị của Nga, trong khi Galicia rơi vào tay Áo. Trong một số cuộc chiến tranh với Đế chế Ottoman, các vùng thảo nguyên ở phía bắc Biển Đen cũng bị chinh phục cùng với Crimea, miền nam Ukraine ngày nay. Odessa được thành lập vào năm 1794, trong vài thập kỷ đã phát triển thành thương cảng quan trọng thứ hai sau St.Petersburg, và là một trong những thành phố lớn nhất trong Đế chế Nga hoàng với dân số hỗn hợp nhiều sắc tộc (Nga, Do Thái, Ukraine, Hy Lạp).
Miền nam Ukraine, chính thức được gọi là “Nước Nga Mới”, nơi hầu như không có người sinh sống cho đến thời điểm đó, đã được định cư bởi những người nông dân Ukraine và Nga cũng như những thực dân Đức, Romania và Nam Slav. Một số quý tộc nhận được những điền trang lớn. Với đất đen màu mỡ, miền nam Ukraine trở thành vựa lúa quan trọng nhất của Đế chế Nga hoàng và đóng góp đáng kể vào xuất khẩu ngũ cốc. Thuật ngữ Novorussia được Tổng thống Vladimir Putin hồi sinh vào năm 2014 để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền của Nga đối với miền đông và miền nam Ukraine.
Công nghiệp hóa
Phía đông nam của Ukraine ngày nay chỉ mới được phát triển vào cuối thế kỷ 19. Trên cơ sở các mỏ than đá phong phú ở Donbas và các mỏ quặng sắt ở trung lưu sông Dnepr, công nghiệp nặng đã được hình thành ở đây trong một thời gian ngắn, trở thành động cơ quan trọng nhất của quá trình công nghiệp hóa của Nga. Trung tâm khai thác than là khu định cư công nghiệp Yusovka (được đặt theo tên người sáng lập, kỹ sư người Anh Hughes), được đổi tên thành Stalino vào năm 1924 và Donetsk vào năm 1961. Công nghiệp nặng tập trung ở Donbas và hai thành phố đang phát triển nhanh chóng là Kharkiv và Yekaterinoslav (nay là Dnipropetrovsk). Trong quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, rất nhiều công nhân Nga đã nhập cư vào miền đông Ukraine. Hành chính và thương mại tập trung ở trung tâm hành chính Kyiv, và ở vùng Kyiv, công nghiệp sản xuất đường là ngành công nghiệp quan trọng nhất. Các tuyến đường sắt kết nối các thành phố lớn với nhau và với miền trung nước Nga. Ba trong số mười trường đại học của Đế chế Nga hoàng nằm ở Kharkiv, Kyiv và Odessa.
Do đó, miền nam và miền đông Ukraine đã trải qua quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa nhanh chóng trong thế kỷ 19, với dân số đa sắc tộc, là khu vực năng động nhất của Đế chế Nga hoàng. Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa Ukraine đã diễn ra phần lớn không có người Ukraine, những người chủ yếu vẫn là nông dân nghèo. Khoảng 87% người Ukraine gốc Nga làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp vào cuối thế kỷ 19. Do sự gia tăng dân số nhanh chóng, diện tích canh tác giảm xuống, và nhiều nông dân đã di cư đến các vùng lãnh thổ châu Á của Nga. 68% nam giới Ukraine trên mười tuổi không biết đọc, ở nữ giới thậm chí là 95%. Văn hóa Ukraine vẫn ghi đậm tính chất nông thôn.
Ở tất cả các thành phố lớn, người Nga chiếm đa số, trong khi người Ukraine chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ: 26% ở Kharkiv, 22% ở Kyiv và 9% ở Odessa (theo điều tra dân số năm 1897). Hầu hết trong số họ thuộc tầng lớp nghèo thành thị, một số ít người vươn lên trong xã hội thường sẽ bị Nga hóa. Mặt khác, người Do Thái chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số của thành phố, và người Ba Lan vẫn có đại diện trong giới quý tộc, sau người Nga và người Nga gốc Ukraina.
Phát triển chính trị
Nhà nước và xã hội Nga không công nhận “Người Tiểu Nga”, như tên gọi chính thức của họ, là một quốc gia riêng biệt mà chỉ là một phần của quốc gia Chính thống giáo “toàn Nga”, bao gồm người Đại Nga, người Tiểu Nga và người Bạch Nga. Trên quan điểm người Nga, ngôn ngữ Ukraine được coi là một phương ngữ của Nga, và lịch sử Ukraine là một phần của lịch sử Nga.
Nhà phân tích Nga Mikhail Katkov (1818–1887) viết vào năm 1863: “Ukraine chưa bao giờ có lịch sử riêng, chưa bao giờ có nhà nước riêng, người dân Ukraine luôn là một dân tộc Nga thuần túy, mà nếu không có nó thì dân tộc Nga không thể tiếp tục như bây giờ”. Khi sự khởi đầu của một phong trào dân tộc Ukraine trở nên rõ ràng, chính phủ Nga đã phản ứng gay gắt để ngăn chặn sự ly khai đáng sợ của “Người Nga nhỏ” ra khỏi nước Nga. Năm 1863 và 1876, hai sắc lệnh đã cấm in ấn các tác phẩm viết bằng tiếng Ukraina, cấm các trường học tiếng Ukraina, các buổi biểu diễn sân khấu và các bài diễn thuyết.
Những cải cách của thập niên 1860 đã tạo điều kiện để hiện đại hóa nhà nước và xã hội với việc giải phóng nông nô, cải cách tư pháp và đô thị và sự ra đời của các cơ quan tự quản. Nền kinh tế của Đế chế Nga phát triển nhanh chóng, xã hội cũng thay đổi theo. Mâu thuẫn với sự phát triển đó là hệ thống chính trị cứng nhắc: Nga vẫn là một chế độ chuyên chế do Nga hoàng cai trị với quyền lực vô biên, không có hiến pháp, quốc hội, các đảng phái chính trị, tự do báo chí và tự do hội họp. Các dân tộc thiểu số và đặc biệt là người Ukraine thậm chí còn ít quyền hơn so với người Nga.
Trong nửa sau của thế kỷ 19, các phong trào đối lập tự do và xã hội chủ nghĩa gia tăng mạnh mẽ trong Đế chế Nga hoàng. Phong trào đó cũng ảnh hưởng đến Ukraine, nhưng các nhà lãnh đạo của họ thường là người Nga, người Ukraine theo Nga và người Do Thái. Đỉnh điểm của họ là cuộc cách mạng năm 1905, đã gây ra các cuộc nổi dậy của nông dân và các cuộc bãi công của công nhân công nghiệp ở Ukraine, cũng như các cuộc tấn công chống lại người Do Thái. Chế độ cũ đang trên đà sụp đổ và Sa hoàng Nicholas II buộc phải nhượng bộ. Hiến pháp được ban hành, quốc hội được thành lập, các đảng phái chính trị được phép thành lập, và áp lực đối với các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo giảm bớt. Tuy nhiên, sự độc tôn quyền lực của Sa hoàng vẫn còn nguyên, và sau một vài năm, chính trị thực tế bắt đầu xuất hiện. Ngày tàn của đế chế Sa hoàng đã được đếm: vào tháng 2 năm 1917, đế chế sụp đổ.
Tây Ukraine trong Chế độ quân chủ Habsburg
Trở lại thế kỷ trước, với sự phân chia đầu tiên của Ba Lan vào năm 1772, Galicia, phần lớn là người Ukraine, nằm dưới sự cai trị của Áo. Tiếp theo đó là Ottoman Bukovina vào năm 1775. Transcarpathia, từng là một phần của Vương quốc Hungary từ thời Trung cổ, cũng thuộc chế độ quân chủ Habsburg. Mặc dù những khu vực này chỉ chiếm một phần nhỏ của Ukraine với khoảng 1/8 dân số vào đầu những năm 1900, Galicia nói riêng đã đóng một vai trò quan trọng trong thế kỷ 19 và 20. Đối với Galicia, sự cai trị của Áo – vốn đã mở cửa với phương Tây như một phần của Công quốc Galicia-Volhynia và là khu vực duy nhất của Ukraine trực thuộc Vương quốc Ba Lan kể từ thế kỷ 14 – có nghĩa là sự tăng cường hơn nữa đặc điểm Trung Âu của nó. Galicia, phần phía đông của đất hoàng triều cùng tên, Bắc Bukovina và Transcarpathia là những khu vực duy nhất bên ngoài Đế quốc Nga có người Ukraine sinh sống, và họ cũng không phải là một phần của Liên Xô cho đến năm 1939-1945, mà thuộc về Ba Lan, Romania và Hungary.
Các giai đoạn quan trọng trong quá trình phương Tây hóa của Galicia và Bukovina là những cải cách của Hoàng đế Habsburg Joseph II vào cuối thế kỷ 18, cuộc cách mạng năm 1848 cuối cùng đã giải phóng nông dân, đi kèm với những cải cách chính trị vào thập niên 1860. Sự ra đời của hiến pháp, hệ thống nghị viện và các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, sự cho phép thành lập các hiệp hội, đảng phái chính trị và báo chí tự do, cũng như sự giải phóng của người Do Thái, những người đặc biệt đông ở đây, đã tạo ra một nền chính trị xã hội rất khác biệt so với ở Nga. Tuy nhiên, ngay trong chế độ quân chủ Habsburg, hoàng đế vẫn giữ quyền lực tối cao.
Trái ngược với người Ukraine của Đế chế Nga hoàng, người Ukraine, được gọi là Ruthenian ở Áo, được công nhận là một quốc tịch riêng biệt và tiếng Ukraine là ngôn ngữ hành chính và trong trường học. Giáo hội Thống nhất thịnh hành ở đây (ngoại trừ Chính thống giáo Bukovina) đã trở thành giáo hội quốc gia của người Ruthenian với tư cách là Giáo hội Công giáo Hy Lạp, và các giáo sĩ của nó là những nhà hoạt động chính của phong trào quốc gia. Tầng lớp thượng lưu ở vương quốc Galicia chủ yếu là giới quý tộc Ba Lan, những người có thể mở rộng vị trí đặc quyền của mình nhờ quyền tự trị được cấp vào năm 1867, và là những người thống trị đời sống xã hội và chính trị. Do đó, các cuộc xung đột giữa người Ruthenian và người Ba Lan đã định hình nên đời sống chính trị của vương quốc Galicia. Galicia, Bukovina và Zakarpattia là những vùng nông nghiệp với nền công nghiệp kém phát triển. Một ngoại lệ là sản xuất dầu ở miền tây Galicia, nơi có thời điểm là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới. Đại đa số người Ukraine là nông dân nghèo, và 60% trong số họ mù chữ.
(Nghiên cứu quốc tế)
Giáo sư Andreas Kappeler là chuyên gia về Lịch sử Đông Âu tại Đại học Vienna và thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Áo và Ukraina. Trọng điểm nghiên cứu của ông là lịch sử của Đế chế Nga và Ukraine. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: P2: Từ cuối thế kỷ 19 đến 1991 Wed 17 May 2023, 08:17 | |
| Lược sử Ukraine (P2): Từ cuối thế kỷ 19 đến 1991Nguồn: Andreas Kappeler, „Geschichte der Ukraine im Überblick“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015. Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông
Giới thiệu:
Đối với Ukraine, thời gian từ cuối thế kỷ 19 đến 1991 là một thời kỳ lịch sử vô cùng quyết liệt với nhiều biến cố đau thương, nhưng cuối cùng cũng kết thúc bằng một quốc gia độc lập có chủ quyền cho đến hôm nay. Trước hết là đấu tranh để có một nền độc lập ngắn ngủi sau Thế chiến I, rồi trở thành Cộng hòa Xô viết, rồi nạn đói diệt chủng do Stalin gây ra với 3 triệu người chết, rồi hàng triệu người bị lưu đày vào Gulag, rồi Thế chiến II với 7 triệu người tử vong dưới sự chiếm đóng hà khắc của Đức quốc xã. Chưa kể 2 triệu người bị lưu đày đến Đức làm lao động cưỡng chế. Chưa kể những nỗ lực của Nga để xóa sổ văn hóa, xóa sổ tiếng nói, đồng hóa giới tinh hoa Ukraine. Cho nên, khi họ giành được độc lập năm 1991, nền độc lập non trẻ này là vật báu mà không một người Ukraine nào chịu buông ra. Bối cảnh này giúp chúng ta hiểu được tại sao ngày nay Ukraine kiên cường chống lại cuộc chiến xâm lược của Nga bằng mọi giá. *** Giống như nhiều dân tộc châu Âu khác, người Ukraine không có truyền thống liên tục về nhà nước, về giới tinh hoa và văn hóa cao cấp. Tầng lớp quý tộc và văn hóa Ukraine hình thành dưới thời Hetmanate đã trải qua thời kỳ Nga hóa ngày càng gia tang trong Đế chế Nga hoàng. Chỉ một số thành viên của tầng lớp thượng lưu Cossack trước đây vẫn giữ được lòng yêu nước, nhờ đó mà phong trào quốc gia của thế kỷ 19 có thể tiếp thu. Nhưng về cơ bản, chỉ có nông dân Ukraine mới lưu giữ được ngôn ngữ và ký ức lịch sử của họ. Những đại diện đầu tiên của phong trào dân tộc Ukraine, những người được gọi là những người đánh thức dân tộc, xuất hiện ở vùng Tây Ukraine và tại Đại học Kharkiv vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, do đó chủ yếu tập trung vào việc thu thập văn học dân gian và các nguồn tài liệu lịch sử, viết các tác phẩm văn học và lịch sử đầu tiên, và sáng tạo ra ngôn ngữ Ukraine.
Trong giai đoạn thứ hai của phong trào quốc gia, trọng tâm chuyển về Kyiv, nơi một trường đại học (nói tiếng Nga) được thành lập vào năm 1834. Một nhóm nhỏ trí thức, gọi là Hội huynh đệ Thánh Cyril và Methodius, gặp nhau tại đó vào giữa những năm 1840 để xây dựng các mục tiêu. Nhà sử học Mykola Kostomarow (1817–1885) đã viết một cuốn sách miêu tả một bức tranh lãng mạn về tương lai của Ukraine, nhưng chí ít cũng là lần đầu tiên họ đưa ra các mục tiêu chính trị.
Thi sĩ Taras Schevchenko
Liên hệ với vòng huynh đệ có nhà thơ trẻ Taras Shevchenko (1814–1861), một cựu nông nô đã viết trường thi và làm thơ bằng tiếng Ukraine, hát ca ngợi nhân dân Ukraine nhưng cũng bày tỏ sự chỉ trích đối với nước Nga Sa hoàng. Do có người chỉ điểm, các thành viên của vòng huynh đệ bị bắt, bị kết án tù và đày đi xa. Bản án khắc nghiệt nhất nhắm vào Shevchenko, người đã sống gần một thập niên làm lính ở Kazakhstan. Một thời gian ngắn sau khi trở về nước Nga Châu Âu, ông qua đời tại St. Petersburg. Shevchenko nhanh chóng trở thành nhà thơ dân tộc Ukraine, và với cuộc đời và tác phẩm của mình, đã trở thành một huyền thoại đoàn kết người dân Ukraine cho đến ngày nay.
Vào đầu thập niên 1860, các vòng nhỏ thân hữu lại hình thành ở Kyiv, St. Petersburg và các thành phố khác, xuất bản tác phẩm tiếng Ukraine và thành lập các trường dạy tiếng Ukraine vào ngày chủ nhật. Một lần nữa chính phủ lại phản ứng gay gắt. Người ta thấy có mối liên hệ với cuộc nổi dậy của người Ba Lan năm 1863 và ra lệnh cấm in các tác phẩm bằng tiếng Ukraine. Điều này được lặp lại vào năm 1876 khi các nhóm ủng hộ quốc gia được thành lập trở lại. Theo sau các cuộc đàn áp, vốn gây trở ngại đáng kể cho phong trào quốc gia của người Ukraine ở Nga, trọng tâm của phong trào chuyển sang vùng Galicia của Áo.
Chuyển đến Galicia
Dưới những điều kiện thuận lợi hơn ở Galicia, các nhà hoạt động quốc gia, trước tiên là những người thuộc hàng ngũ giáo sĩ Công giáo Hy Lạp, sau đó là trí thức trẻ, bao gồm cả những người Ukraine nhập cư từ Nga, đã thành lập các hiệp hội, câu lạc bộ đọc sách, hợp tác xã và đảng phái chính trị. Họ xây dựng các chương trình quốc gia và phổ biến trên các tạp chí định kỳ, qua đó huy động nhiều bộ phận của tầng lớp nông dân. Các đại biểu Ukraine đã được bầu vào quốc hội bang Galicia và Hội đồng Đế chế ở Vienna. Hai nhân vật hàng đầu ở Galicia là Ivan Franko (1856-1916), nhà thơ thứ hai có tầm vóc quốc gia, cũng là người theo chủ nghĩa xã hội cực đoan, và Mykhailo Hrushevsky (1866-1934), từng học ở Kyiv, được bổ nhiệm làm giáo sư lịch sử tại Đại học Lviv và trở thành nhà sử học Ukraine danh giá nhất. Nữ văn sĩ Olha Kobylyanska (1863–1942), sống ở Bukovina, có thể được coi là nhà nữ quyền Ukraine đầu tiên.
Hai nhánh của phong trào dân tộc Ukraine chịu ảnh hưởng lẫn nhau và xích lại gần nhau hơn. Ở Nga cũng vậy, các đảng bất hợp pháp đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, chủ yếu là theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khuynh hướng chủ nghĩa hiện đại thể hiện rõ trong văn học Ukraine, mà ấn tượng nhất được thể hiện trong tác phẩm của nhà thơ Lesja Ukrainka (1871–1913). Quá trình phát triển tự do sau cuộc cách mạng 1905 cho phép việc thành lập các đảng phái chính trị, hiệp hội và hợp tác xã theo mô hình Galicia, và xuất bản báo chí bằng tiếng Ukraine. Quốc hội được triệu tập vào năm 1906 có sự tham dự của 63 đại biểu Ukraine, những người đã có thể thành lập khối liên minh của riêng mình. Do hậu quả của sự đình trệ kéo dài và phản ứng chính trị bắt đầu trở lại vào năm 1907, vốn có đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc Nga, phong trào quần chúng ủng hộ quốc gia Ukraine khó có thể tự thành lập trong Đế quốc Nga, khác với tình trạng ở Galicia. Phong trào chỉ được thành lập sau khi Đế chế Nga hoàng sụp đổ.Địa lý Ukraine từ thế kỷ 18 đến ngày độc lập năm 1991 Chiến tranh, Cách mạng và Cộng hòa Nhân dân Ukraine
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, người Ukraine đã chiến đấu trong quân đội cả hai phe Áo-Hung và Nga. Chiến tranh dẫn đến sự sụp đổ của cả hai đế chế. Vào tháng 2 năm 1917, một cuộc cách mạng đã quét sạch Sa hoàng. Một tuần sau, một cơ quan do Hrushevsky chủ trì, được đặt theo tên của mô hình Cossack là Rada Trung tâm, đã gặp gỡ ở Kyiv, và vào tháng 6, họ yêu cầu quyền tự trị cho Ukraine. Trong năm 1917, một cuộc cách mạng nông dân đã diễn ra ở Ukraine và nông dân tịch thu các vùng đất của giới quý tộc. Vào tháng 10, những người Bolshevik lên nắm chính quyền, thành lập chính quyền Xô Viết ở Kharkiv và chuẩn bị chinh phục Kyiv. Sau đó, vào ngày 12 tháng 1 năm 1918, Rada tuyên bố độc lập và thành lập Cộng hòa Nhân dân Ukraine.
Vào tháng 2 và tháng 3 năm 1918, quân đội Đức và Áo-Hung chiếm đóng Ukraine và thành lập chính phủ dưới quyền của Pavlo Skoropadskyj (1873–1945) ở Kyiv. Nhiệm vụ chính của nhà nước, được gọi là Hetmanate, là cung cấp ngũ cốc cho Đức và Áo-Hung. Tuy nhiên, chế độ bảo thủ không được lòng dân. Trong hiệp ước hòa bình Brest-Litovsk, chính phủ Liên Xô phải công nhận nền độc lập của Ukraine. Sau sự thất bại của các cường quốc phe trục, Cộng hòa Nhân dân Ukraine một lần nữa được công bố tại Kyiv, được điều hành bởi một hội đồng quản trị trong đó nhà dân chủ xã hội ôn hòa Symon Petlyura (1879–1926) được xem là người có nhiều ảnh hưởng nhất. Gần như cùng lúc, một nước Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraine tuyên bố độc lập, nhưng không thể chống lại quân đội Ba Lan, cho nên Galicia, và thêm nữa là phía tây Volhynia, trở thành một phần của Cộng hòa Ba Lan. Đồng thời, quân Romania chiếm Bukovina, quân Tiệp Khắc chiếm Carpatho-Ukraine.
Chính quyền Cộng hòa Nhân dân Ukraine bắt đầu xây dựng một quốc gia dân tộc, nhưng tình hình quân sự rất bấp bênh và họ không bao giờ có thể kiểm soát được toàn bộ Ukraine và tranh thủ được đồng minh. Chính phủ Liên Xô không còn công nhận nền độc lập của Ukraine, và Hồng quân đã chiếm đóng Kyiv nhiều lần vào những năm 1919 và 1920. Các đội quân “bạch vệ” phản cách mạng, được ủng hộ bởi phe đồng minh phương Tây (Entente), đã tìm cách tái lập Đế quốc Nga và tỏ ra thù địch với Cộng hòa Nhân dân Ukraine. Anton Denikin (1872–1947), một vị tướng “bạch vệ”, đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở miền Nam và miền Đông Ukraine và tạm thời chiếm đóng Kyiv vào mùa hè năm 1919.
Chính phủ Cộng hòa Nhân dân ngày càng mất kiểm soát; tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ lan rộng. Các nhóm nông dân nổi loạn và binh lính từ quân đội Bạch vệ và quân đội Ukraine đã sát hại hơn 4.000 người Do Thái vào năm 1919 và 1920. Chính trị gia vô chính phủ Nestor Makhno (1888–1934) thành lập một chính phủ tự trị tạm thời ở miền Nam Ukraine. Cuộc nội chiến bùng nổ và Hồng quân chiến thắng trong cuộc chiến đẫm máu đó. Họ chiếm các khu vực trung tâm của Ukraine và tổ chức lại thành một cộng hòa thuộc Liên Xô.
Quốc gia-dân tộc của những năm 1918-1920, dù ngắn ngủi, vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc. Ukraine ngày nay sử dụng các biểu tượng của thời kỳ đó, tiền tệ (hryvnia), lá cờ màu xanh-vàng và quốc ca. Cuộc thử nghiệm thất bại vì đối thủ mạnh hơn nhiều, nhưng cũng vì những điểm yếu bên trong của chính mình. Quốc gia Ukraine vẫn chưa được củng cố. Tại các thành phố và khu vực công nghiệp chủ yếu nói tiếng Nga, những người Bolshevik có rất nhiều người ủng hộ. Thất vọng với bộ phận lãnh đạo và suy sụp vì chiến tranh kéo dài, những người nông dân Ukraine cuối cùng đã nhìn thấy sự tồi tệ bên trong sức mạnh của Liên Xô. Không giống như nhiều dân tộc châu Âu khác, người Ukraine đã thất bại trong việc thiết lập một quốc gia ổn định sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Ukraine hóa, nạn đói và khủng bố: Cộng hòa Xô Viết Ukraine cho đến năm 1939
Sau khi kết thúc cuộc nội chiến với hiệp ước hòa bình Riga năm 1921 với Ba Lan và củng cố quyền thống trị của Nga, những người Bolshevik đã xây dựng nhà nước Xô Viết. Họ tái cấu trúc Liên bang Xô viết, vốn được chính thức tuyên bố vào năm 1922, theo các tiêu chí ngôn ngữ và dân tộc. Theo đó, Cộng hòa Xô viết Ukraine bao gồm các vùng lãnh thổ với đa số cư dân là người Ukraine. Mặc dù quyền lực của nó vẫn còn hạn chế và phải phục tùng sự cai trị của đảng, nó là cốt lõi của quốc gia-dân tộc ngày nay. Trái ngược với Đế chế Nga hoàng, người Ukraine được công nhận là một quốc gia riêng biệt trong Liên bang Xô viết. Sự vươn lên của những người Ukraine vốn trung thành với giới tinh hoa Xô Viết được thúc đẩy trong hệ thống đảng và nhà nước. Tiếng Ukraine đã trở thành ngôn ngữ hành chính và trong trường học; chính sách Ukraine hóa được thực hiện vào thập niên 1920 đã củng cố ngôn ngữ và văn hóa Ukraine.
Chủ nghĩa Stalin
Tuy nhiên, Joseph Stalin, người đã tự xác lập mình là người kế nhiệm của Lenin sau khi ông qua đời, đã sớm thực hiện một sự thay đổi trong chính sách quốc tịch. Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô bị kiểm soát chặt chẽ hơn, và sự ủng hộ dành cho tiếng Ukraine dần dần bị rút lại để chuyển sang tiếng Nga. Tương tự như đế chế Nga hoàng, một bộ phận lớn người Ukraine, vốn dĩ đã vươn lên trở thành một phần của tầng lớp thượng lưu đô thị, phải chịu sự Nga hóa một phần nào đó, và tiếng Ukraine trở lại là một ngôn ngữ phụ mang tính chất địa phương.
Trong các cuộc “thanh trừng” vào thập niên 1930, giới tinh hoa mới bị giảm sút mạnh; người Ukraine và người Ba Lan sống ở Ukraine chiếm tỷ lệ lớn hơn trong số các nạn nhân của khủng bố Stalin so với người Nga. Điều này bắt đầu với cuộc đàn áp những người được xem là theo chủ nghĩa dân tộc tư sản và cứ thế tiếp tục với “Cuộc đại khủng bố” năm 1937-1938. Trong thời kỳ cầm quyền của Stalin, hàng triệu người Ukraine đã bị đày tới những trại tập trung gulag, trong đó ít nhất 500.000 người đã thiệt mạng.
Một chính sách hiện đại hóa với bạo lực bắt đầu vào cuối thập niên 1920. Công nghiệp hóa cưỡng bức cùng với quá trình đô thị hóa và xóa nạn mù chữ đã biến Ukraine thành một xã hội công nghiệp hiện đại. Ngược lại với thời đại của các Sa hoàng, người Ukraine đã tham dự vào quá trình này, nhưng không thể lấp đầy khoảng cách với người Nga và cuối cùng Ukraine vẫn còn dấu ấn của xã hội nông dân. Ngành công nghiệp nặng của miền Đông Ukraine tiếp tục được mở rộng. Trong số các dự án mới đầy tham vọng, nổi bật nhất là việc xây dựng nhà máy điện Dnepr khổng lồ.
Tập thể hóa cưỡng bức và nạn đói diệt chủng (Holodomor)
Đồng thời, quá trình tập thể hoá nông nghiệp đã được cưỡng bức đẩy mạnh trong vòng một vài năm. Stalin muốn kiểm soát nông dân và tăng sản lượng ngũ cốc để nuôi dân thành phố và tài trợ cho quá trình công nghiệp hóa thông qua xuất khẩu. Đất canh tác bị quốc hữu hóa và nông dân trở thành công nhân nông nghiệp trong các nông trường tập thể. Nhiều nông dân Ukraine đã chống lại các biện pháp cưỡng chế này, trong đó nhiều người bị sát hại hoặc bị lưu đày, những người được gọi là Kulaks. Nhà nước thi hành một cách tàn nhẫn việc cưỡng bức giao nộp ngũ cốc và cướp đi kho dự trữ và hạt giống ngũ cốc của nông dân. Kết quả là một nạn đói khủng khiếp đã giết chết khoảng 3 triệu nông dân Ukraine vào những năm 1932-1933. Mặc dù nạn đói cũng hoành hành ở các khu vực khác của Liên Xô, nhưng hơn một nửa tổng số nạn nhân là người Ukraine. Theo thống kê, số lượng người gốc Ukraine ở Liên Xô giảm từ 32 xuống 28 triệu người trong giai đoạn 1926-1939, trong khi số lượng người gốc Nga tăng từ 78 lên 100 triệu người so với cùng thời kỳ.Nạn đói diệt chủng năm 1932/1933 dưới thời Stalin Cho đến nay, việc giải thích nguyên nhân nạn đói vẫn còn gây tranh cãi. Ở Liên Xô, điều ấy bị giấu kín. Stalin gọi nạn đói đó là chuyện hoang đường, và phải đến cuối thập niên 1980, bức màn im lặng mới được vén lên. Các nhà sử học đồng ý rằng nạn đói là do Stalin gây ra. Nhưng câu hỏi còn tranh cãi là, có phải ông ta muốn tấn công Ukraine theo cách đặc biệt hay không. Đa số các nhà sử học hiện nay đều cho rằng chính sách đáng ngờ của Stalin đối với những nông dân Ukraine chết đói là đặc biệt tàn nhẫn, điều đó giải thích cho việc tỉ lệ tử vong ở Ukraine cao hơn ở Nga. Trong nước Ukraine độc lập, Holodomor (hay chết đói) đã trở thành biến cố quan trọng nhất để tưởng nhớ lịch sử đau thương của dân tộc. Nó chính thức được gọi là tội ác diệt chủng đối với người dân Ukraine; việc phủ nhận nó sẽ bị luật pháp trừng phạt. Ngày nay, Holodomor cũng là chủ đề của các cuộc tranh cãi lịch sử chính trị giữa Ukraine và Nga.
Miền Tây Ukraine trong thời kỳ chiến tranh
Sau Thế chiến thứ nhất, trong khi phần lớn Ukraine bị sát nhập vào Liên Xô, Bukovina rơi vào tay Romania, Transcarpathia thuộc về Tiệp Khắc, và Galicia, khu vực lớn nhất và quan trọng nhất, cũng như phía tây Volhynia, thuộc về Ba Lan. Ở Ba Lan, người Ukraine không được công nhận là một dân tộc độc lập và phải tuân theo chính sách Ba Lan hóa. Những người Ukraine ở Galicia, những người đã có kinh nghiệm chính trị trong thời kỳ Áo, đã cố gắng chống lại chính trị Ba Lan bằng các biện pháp hòa bình với sự giúp đỡ của các đảng phái, hiệp hội của họ và giáo hội quốc gia Công giáo Hy Lạp.
Các nhóm khác, chẳng hạn như Tổ chức Quân sự Ukraine (UVO) và Tổ chức những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine (OUN), đã chọn cách phản kháng bạo lực và ám sát các chính trị gia hàng đầu của Ba Lan. Chính phủ Ba Lan đáp trả bằng các đòn trả đũa và bắt giữ các thủ lĩnh khu vực của OUN, trong số đó có Stepan Bandera trẻ tuổi (1909-1959). OUN tán thành một chủ nghĩa dân tộc rất cực đoan, như thuở đó khá thịnh hành ở hầu hết các nước Trung và Đông Âu, đồng thời thu hút được một lượng lớn giới trẻ Ukraine ở Galicia.
Ukraine trong Thế chiến II
Ukraine là một trong những chiến trường đẫm máu rộng lớn của Thế chiến II, đã mang lại cho dân tộc này nỗi đau khổ khôn lường. Tổng cộng, từ 6,5 đến 7,5 triệu cư dân đã chết, tức là hơn 1/5 tổng số dân, với thương vong của thường dân cao gần gấp đôi so với binh lính.
Sau hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Hitler và Stalin, quân đội Liên Xô đã chiếm đóng miền đông Ba Lan vào mùa thu năm 1939, bao gồm cả miền đông Galicia và miền tây Volhynia. Vào mùa hè năm 1940, Romania bị Liên Xô buộc phải nhượng lại phía bắc Bukovina cho Liên Xô. Người ta bắt đầu hợp nhất các khu vực mới vào Liên Xô. Giới tinh hoa cũ, chủ yếu là người Ba Lan ở Galicia, bị lưu đày.
Cộng tác ở miền Tây Ukraine
Việc Đức xâm lược Liên Xô dẫn đến hệ lụy là, vào tháng 11 năm 1941, toàn bộ Ukraine đã bị quân Đức và Romania (ở phía tây nam) chiếm đóng. Một bộ phận người dân miền tây Ukraine hy vọng tình hình của họ sẽ được cải thiện. OUN đã cố gắng nắm bắt thời cơ để thành lập một nhà nước Ukraine độc lập bằng cách liên minh với Đức Quốc xã. Theo các kế hoạch của người Đức về “khu vực phía Đông” và ý thức hệ “giống dân thượng đẳng” chống lại người Slav, nỗ lực của OUN sẽ không bao giờ thành công. Tuy nhiên, các nhóm OUN ở miền tây Ukraine đã hợp tác với lực lượng chiếm đóng và cũng tham gia vào việc sát hại người Do Thái. Sau đó, Sư đoàn SS “Galicia” chiến đấu bên phe quân đội Đức. Trong chiến tranh, các thành viên của OUN đã thành lập Quân đội Kháng chiến Ukraine (UPA), dẫn đầu một cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Liên Xô, nhưng cũng sử dụng bạo lực chống lại những người định cư Ba Lan ở phía tây Volhynia và Galicia. Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng. UPA tiếp tục tiến hành chiến tranh du kích chống lại quyền lực của Liên Xô cho đến đầu những năm 1950.
Chính sách chiếm đóng của Đức và tiêu diệt người Do Thái
Chính sách chiếm đóng của Đức làm nhanh chóng tiêu tan hy vọng thành lập một nhà nước Ukraine. Ukraine được giao cho vai trò là một thuộc địa bị khai thác vì lợi ích kinh tế thời chiến của Đức. Erich Koch, Thanh tra Đế chế phụ trách Ukraine, cắt nghĩa vào tháng 8 năm 1942: “Không có cái gọi là Ukraine tự do. Mục đích của chúng ta là, Ukraine phải làm việc cho chúng ta, chứ không phải chúng ta tìm kiếm hạnh phúc cho dân tộc này. Ukraine phải cung cấp những gì chúng ta thiếu. Nhiệm vụ này phải được thực hiện mà không quan tâm đến tổn thất […]. Yếu tố quyết định đến thái độ của chúng tôi trong Hội đồng Thanh tra là quan điểm căn bản rằng, chúng ta đang đối xử với một dân tộc kém hơn về mọi mặt […] Trình độ học vấn của người Ukraine phải được giữ ở mức thấp […] Cũng phải thực hiện mọi chuyện để hủy diệt tỷ lệ sinh đẻ của khu vực này. Quốc trưởng đã lên kế hoạch cho các biện pháp đặc biệt này”.
Hơn hai triệu người Ukraine đã bị lưu đày tới Đức Quốc xã để lao động cưỡng chế. Hàng trăm nghìn người Ukraine đã chết trong các trại tù binh. Hầu hết tất cả những người Do Thái Ukraine, vốn không thể chạy trốn vào nội địa của Liên Xô, đã bị giết một cách có hệ thống bởi lực lượng SS và các đội sát nhân khác. Việc giết hại hơn 30.000 người Do Thái trong khe núi Babyn Yar ở Kyiv vào ngày 29 và 30 tháng 9 năm 1941 đã trở thành một biểu tượng. Đại đa số dân chúng Ukraine không hề hợp tác với quân Đức và hứng chịu rất nhiều đau thương. Hàng triệu người Ukraine đã chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân chống lại Đức.
Sau khi lực lượng Liên Xô tái chinh phục toàn bộ Ukraine từ tháng 8 năm 1943 (ở Kharkiv) đến tháng 10 năm 1944 (ở Transcarpathia), tất cả các khu vực sinh sống của người Ukraine được thống nhất thành một nhà nước, Cộng hòa Xô viết Ukraine. Do đó, các khu vực phía tây Ukraine lần đầu tiên trở thành một phần của quốc gia do Nga thống trị. Điều này chính thức được ca ngợi là “sự thống nhất” của người dân Ukraine. Trong khuôn khổ của “thanh lọc sắc tộc”, hầu hết người Ba Lan đã được tái định cư trở về Ba Lan và 500.000 người Ukraine từ Ba Lan trở lại Ukraine. Khoảng 200.000 người miền Tây Ukraine, vốn bị Nga xem là không đáng tin cậy về mặt chính trị, đã bị lưu đày đến Siberia.
Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại hay Chiến tranh giải phóng chống Liên Xô?
Chiến tranh thế giới lần thứ hai bây giờ là một trong những chiến trường lớn của hồi ức chính trị. “Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại”, tức chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã, là huyền thoại quốc gia quan trọng nhất ở Nga, thu hút gần như toàn bộ người dân. Ngược lại, một số bộ phận người dân miền Tây Ukraine coi Thế chiến II là cuộc chiến tranh giải phóng chống Liên Xô. Các nhà lãnh đạo của nó, chẳng hạn như Bandera, được xem là anh hùng. Đây là cơ hội để guồng máy tuyên truyền Nga bôi nhọ chính phủ hiện đại Ukraine, vốn được thiết lập vào năm 2014, là “phát xít”. Tuy nhiên, quan điểm này không nhận được sự ủng hộ của đa số người dân Ukraine, mà ký ức về sự giải phóng người Ukraine, người Nga và các dân tộc Liên Xô khác khỏi chế độ Quốc xã vẫn chiếm ưu thế.
Từ cuối chủ nghĩa Stalin đến độc lập: Ukraine thuộc Liên Xô 1945-1991
Trong Thế chiến II, Ukraine bị tàn phá gần hết. Chính phủ đặt ra nhiệm vụ quan trọng nhất sau đó là tái thiết các thành phố và công nghiệp nặng, trong khi sản xuất hàng tiêu dùng và nông nghiệp bị xếp vào thứ yếu. Người dân, vốn đã bị tàn phá bởi chiến tranh, tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói khủng khiếp. Giờ đây, trật tự Xô Viết cuối cùng đã được thiết lập ở các khu vực phía Tây Ukraine. Ở đó, nông nghiệp cũng được tập thể hóa, công nghiệp và hệ thống trường dạy tiếng Ukraine được thành lập. Năm 1946, Giáo hội Công giáo Hy Lạp bị ép buộc phải giải thể, nó chỉ tồn tại trong vòng bí mật và trong tình trạng cư trú tạm bợ.
Chống Stalin hóa và cuộc “thanh trừng” mới
Sau cái chết của Stalin năm 1953, lãnh đạo đảng mới, Nikita Khrushchev (1894–1971), người từng là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Ukraine trong gần mười năm, tiếp tục chính sách của thập niên 1920. Người Ukraine giờ đây đã được đại diện mạnh mẽ hơn trong các cơ quan nhà nước và đảng, đồng thời cũng vươn lên các vị trí lãnh đạo. Việc trừ khử một phần ý thức hệ Stalin đã làm giảm bớt áp lực chính trị và trả tự do cho hầu hết các tù nhân. Việc mở rộng chế độ phúc lợi, thúc đẩy ngành công nghiệp hàng tiêu dung và nhượng bộ cho tầng lớp nông dân tập thể dần dần dẫn đến mức sống cao hơn.
Lĩnh vực văn hóa cũng phát triển nhiều hơn, và giới trí thức ngày càng vận động mạnh mẽ để nâng giá trị của ngôn ngữ Ukraine. Những nỗ lực này đã được tăng cường trong thập niên 1960 và thậm chí còn được sự ủng hộ của lãnh đạo đảng cộng sản Ukraine lúc đó là Petro Schelest (1908-1996). Vì thế, vào đầu thập niên 1970, ông đã bị khiển trách công khai về chính sách này và bị sa thải. Dưới thời người kế nhiệm ông, Volodymyr Shcherbytskyi (1918–1990), một cuộc “thanh trừng” bắt đầu xảy ra trong các đảng viên và giới trí thức. Đồng thời, xu hướng Nga hóa trong các trường học và các ấn phẩm gia tăng trở lại. Người dân ở các thành phố Ukraine lúc đó chủ yếu nói tiếng Nga, và tiếng Ukraine chỉ có thể tự đứng vững ở vùng nông thôn và miền Tây Ukraine.
Tiến trình Nga hóa tiếp tục gia tăng là một động lực quan trọng làm cho phe đối lập có cơ hội cất cao tiếng nói ở Ukraine kể từ thập niên 1960. Đó là các thành viên của giới trí thức thành thị, những người đặc biệt đứng vững dưới áp lực Nga hóa. Họ là những người muốn cải thiện tình trạng của tiếng Ukraine và chống lại quan điểm thống trị của trường phái lịch sử theo Nga. Những mối quan tâm về văn hóa này ngày càng được kết hợp với những đòi hỏi chính trị về dân chủ và nhân quyền. Mặc dù đây chỉ là những nhóm nhỏ, nhưng chính quyền nhà nước đã thẳng tay đàn áp phe đối lập, nhiều thành viên của họ bị bắt và bị kết án tù khổ sai.
Perestroika và phong trào độc lập
Sau khi Mikhail Gorbachev khởi xướng phong trào đổi mới Perestroika của Liên Xô vào năm 1985, ở Ukraine vẫn có rất ít thay đổi trong thời gian đầu. Lãnh đạo Đảng Schcherbytzkyj vẫn tại vị cho đến năm 1989. Tuy nhiên, thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở phía bắc Kyiv đã tạm thời huy động lực lượng rộng rãi hơn kể từ đầu năm 1986. Chỉ khi hệ thống Xô Viết bắt đầu lung lay vào cuối thập niên 1980, các phong trào đối lập chính trị mới xuất hiện công khai. Ban đầu họ đến từ miền Tây Ukraine, nơi Giáo hội Công giáo Hy Lạp được phép hoạt động trở lại. Năm 1989, các nhóm đối lập khác nhau đã tập hợp lại thành một “Phong trào Nhân dân” (Ruch), do cựu tù nhân chính trị Vyacheslav Chornovil (1937–1999) làm chủ tịch. Phong trào Nhân dân đã tổ chức một chuỗi người gồm hơn 400.000 người nối tay nhau từ Kyiv đến Lviv vào năm sau. Trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào tháng 3 năm 1990, một liên minh do Phong trào Nhân dân lãnh đạo đã chiếm được khoảng một phần tư số phiếu so với 70 phần trăm cho những người cộng sản.
Ngày 8/12/1991, các nguyên thủ quốc gia L. Kravtschuk (Ukraine, thứ 2 từ trái sang), S. Schushkevich (Belarus, thứ 3 từ trái sang) và B. Yeltsin (Nga, thứ 2 từ phải sang) quyết định giải thể Liên Xô. (© Ria Nowosti / Getty Images)n
Phong trào đối lập lúc này đang dần dần chuyển thành phong trào độc lập dân tộc. Họ được dẫn đầu bởi các đại diện của đảng cộng sản do Leonid Kravchuk lãnh đạo, người được bầu làm chủ tịch quốc hội. Cùng với hầu hết các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô, Cộng hòa Ukraine tuyên bố chủ quyền vào tháng 7 năm 1990, và vào ngày 24 tháng 8 năm 1991, họ tuyên bố độc lập và rời Liên Xô sau cuộc đảo chính thất bại của các lực lượng phản động ở Moscow. Trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 1 tháng 12 năm 1991, 90 phần trăm dân số bỏ phiếu ủng hộ nền độc lập, đồng thời bầu Kravchuk làm Tổng thống Ukraine với tỷ lệ 61 phần trăm phiếu thuận; đối thủ của ông ta là Tschornowil được 23 phần trăm. Vài ngày sau, Tổng thống Nga Boris Yeltsin, cùng với Tổng thống Belarus Stanislau Shushkevich và Ukraine quyết định giải thể Liên Xô. Chính Kravchuk là người đã đạo diễn hoàn hảo cho biến cố lịch sử mang tầm vóc toàn cầu này.
(Nghiên cứu quốc tế)
Giáo sư Andreas Kappeler là chuyên gia về Lịch sử Đông Âu tại Đại học Vienna và thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Áo và Ukraina. Trọng điểm nghiên cứu của ông là lịch sử của Đế chế Nga và Ukraine. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Lược sử Ukraine Thu 18 May 2023, 11:10 | |
| Lược sử Ukraine (P3): Quốc gia độc lậpNguồn: Andreas Kappeler, „Geschichte der Ukraine im Überblick“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015. Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông
Ba nguyên thủ ký thỏa ước giải thể Liên Xô Giới thiệu:
Năm 1991 Ukraine giành độc lập. Trong những thập niên sau đó, quốc gia này cố gắng củng cố chính trị và kinh tế cũng như tạo mối quan hệ rộng rãi với các nước láng giềng EU và Nga. Trong cuộc Cách mạng Cam năm 2004, những xung đột nội bộ trong xã hội được phơi bày rõ ràng.*** Một nhà nước Ukraine độc lập đã tồn tại từ tháng 12 năm 1991. Nó có diện tích 603.628 km vuông, trở thành quốc gia lớn thứ hai ở châu Âu sau Nga. Lãnh thổ của nó giống hệt lãnh thổ của Cộng hòa Xô viết Ukraina và có biên giới với Nga, Belarus, Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Moldova.
Ukraine là một nước cộng hòa tổng thống theo chế độ nghị viện. Nó được chia thành 24 khu vực về mặt hành chính, Cộng hòa tự trị Crimea có một qui chế đặc biệt riêng.
Ukraine có dân số 45,4 triệu người vào năm 2014. Năm 1991 là 51,7 triệu. Sự sụt giảm dân số hơn 11 phần trăm này chủ yếu là do tỷ lệ sinh rất thấp và tỷ lệ tử vong cao so với các nước Tây Âu. Tuổi thọ trung bình giảm từ 72 xuống 68 tuổi trong thời kỳ hậu Xô Viết; năm 2012 là 63 đối với nam và 74 đối với nữ.
Các nhóm dân tộc và ngôn ngữ
Nhóm dân tộc lớn nhất vào năm 2001 là người Ukraine với 77,8%, tiếp theo là người Nga với 17,3%. Mặt khác, ở các vùng Donetsk và Luhansk, người Nga chiếm 40% dân số, và ở Crimea thậm chí là 58%. Việc xác định sắc tộc được thực hiện theo mô hình phân loại chính thức ở Liên Xô, vốn không tồn tại ở hầu hết các quốc gia khác. Cơ cấu dân số không giống với cơ cấu ngôn ngữ. Khoảng một nửa dân số chủ yếu sử dụng tiếng Ukraina, nửa còn lại là tiếng Nga sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết mọi người nói cả hai ngôn ngữ, vì vậy Ukraine là một quốc gia song ngữ. Tiếng Ukraina là ngôn ngữ nhà nước duy nhất, nhưng tiếng Nga vẫn giữ vị trí thống trị ở các khu vực phía nam và phía đông, cũng như các thành phố lớn, ngoại trừ phía Tây Ukraina.
Những vấn đề này đã trở nên nổi bật vào năm 2014, khi Nga biện minh cho sự can thiệp vũ trang của mình với nhu cầu bảo vệ “đồng bào” của mình khỏi “những kẻ phát xít” Kyiv theo chủ nghĩa dân tộc, những kẻ bị cho là đàn áp tiếng Nga và đàn áp dữ dội những người nói tiếng Nga. Những lập luận này không đứng vững, bởi vì không hề có vấn đề ngược đãi người nói tiếng Nga hoặc sự phân biệt đối xử đối với tiếng Nga. Vào năm 2012, Quốc hội Ukraine đã thông qua luật cho phép đưa một ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Nga, trở thành ngôn ngữ chính thức của một vùng nếu tỷ lệ người bản địa nói ngôn ngữ này chiếm hơn mười phần trăm trong khu vực liên quan. Theo đó, tiếng Nga đã trở thành ngôn ngữ chính thức của chín khu vực, bên cạnh tiếng Ukraina. Năm 2014, việc cố gắng bãi bỏ luật này đã thất bại. Hơn nữa, mối liên hệ về dân tộc và ngôn ngữ không trùng khớp với xu hướng chính trị. Đa số người gốc Nga và người Ukraine nói tiếng Nga là những công dân trung thành với quốc gia, và đa số người dân, theo tất cả các cuộc thăm dò, đều chống lại việc sáp nhập vào Nga.
Kinh tế và xã hội
Ukraine, vốn từ lâu mang tính chất nông thôn, giờ đây đã phát triển, có tỷ lệ đô thị hóa 70%. Trái ngược với phía đông nghiêng về công nghiệp, phía Tây Ukraine vẫn phát triển mạnh về nông nghiệp. Thủ đô Kyiv có 2,81 triệu dân vào năm 2012, tiếp theo là Kharkiv (1,44 triệu), Odessa và Dnipropetrovsk (1 triệu mỗi nơi), Donetsk (955.000), Zaporizhia (773.000), Lviv (730.000) và chín thành phố khác với cư dân nhiều hơn 300.000.
Ukraine là quốc gia nghèo thứ hai ở châu Âu với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo sức mua ngang giá vào khoảng 7700 đô la Mỹ trên mỗi đầu người (2010). Nó chỉ đứng trước Moldova, nhưng rõ ràng là xếp sau Nga. Công nghiệp chiếm 31% GDP năm 2010, nông nghiệp chiếm 9% và dịch vụ chiếm 60%. Ngành công nghiệp quan trọng nhất, như truyền thống hơn một trăm năm trước, là ngành công nghiệp nặng với trụ cột là khai thác than đá ở Donbas và khai thác quặng sắt ở lưu vực Dnepr từ Kryvyi Rih và các thành phố công nghiệp của Kharkiv, Dnipropetrovsk , Zaporizhia, Donetsk và Mariupol. Lĩnh vực chủ chốt là sản xuất thép: Ukraine đứng thứ 8 trên thế giới; 80% thép được xuất khẩu, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thêm vào đó là ngành công nghiệp máy móc và vũ khí, ngành công nghiệp hóa chất, đặc biệt là sản xuất phân đạm. Công nghệ thông tin tỏ ra phát triển rất năng động.
Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác là máy bay, xe tăng và tên lửa. Tuy nhiên, nhu cầu của lực lượng vũ trang của chính họ lại bị bỏ quên. Chi tiêu cho quân đội chỉ bằng khoảng 5% của Nga. Các đối tác thương mại nước ngoài quan trọng nhất là Nga và Liên minh châu Âu, với tỷ trọng gần bằng nhau. Trong lĩnh vực năng lượng, Ukraine phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên và nhập khẩu dầu từ Nga. Điều này khiến Moscow liên tục gây sức ép với Kyiv, đe dọa cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ukraine.
Nông nghiệp trở nên quan trọng hơn so với thời kỳ Xô Viết. Ukraine là một trong những nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu trên thế giới và một lần nữa khẳng định danh tiếng là “vựa thóc của châu Âu”. Thêm vào đó là ngành canh tác củ cải đường, ngô và hoa hướng dương.
Như ở hầu hết các quốc gia hậu Xô Viết khác, nền kinh tế đã sụp đổ vào thập niên 1990, và vào cuối thập niên đó, tổng thu nhập quốc dân chỉ bằng 40% mức năm 1989, và mức lương trung bình hàng tháng chỉ là 67 euro. Một bộ phận đáng kể dân cư, đặc biệt là người già, người tàn tật và thanh niên, sống trong cảnh nghèo đói và chịu nhiều khó khăn về mặt xã hội. Tuy nhiên, trong bảy năm đầu của thế kỷ 21, Ukraine đã trải qua sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, và những thiệt hại của những năm 1990 gần như đã được bù đắp.
Sau đó, vào năm 2008-2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tấn công toàn diện nền kinh tế Ukraine, GDP thực tế giảm 15% và sản xuất công nghiệp giảm 22%. Nền kinh tế sau đó đã phục hồi, mặc dù không đạt được mức như năm 2008. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cấp cho Ukraine các khoản vay lớn để đổi lấy việc nước này phải thực hiện các cải cách sâu rộng, như củng cố ngân sách, tăng giá khí đốt và nâng tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, những việc này đã bị trì hoãn trong một thời gian dài và chỉ dần dần được thực hiện từ năm 2011 trở đi. Các nhà tài phiệt đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế và chính trị. Người Ukraine giàu nhất là Rinat Akhmetov, người sở hữu một đế chế công nghiệp bao gồm luyện kim, hóa chất, sản xuất điện và truyền thông với Donbas là căn cứ trọng điểm.
Mặc dù tiền lương hiện đã tăng lên, nhưng tình hình xã hội của nhiều bộ phận dân cư vẫn còn bấp bênh. An sinh xã hội và dịch vụ y tế còn nhiều bất cập. Tham nhũng phổ biến và có mặt khắp nơi, được sử dụng như một “chất bôi trơn” trong kinh tế, cảnh sát, tư pháp, và thậm chí trong hệ thống y tế và giáo dục.
Trong nước Ukraine độc lập, văn hóa tự giải thoát khỏi xiềng xích của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Văn học Ukraine nói riêng phát triển mạnh mẽ và, lần đầu tiên trong lịch sử, đã gây được tiếng vang ở nước ngoài. Các tác phẩm của Yuri Andrukhovych, Oksana Zabushko và Serhii Shadan đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, cũng như các tiểu thuyết và truyện ngắn viết bằng tiếng Nga của Andrei Kurkov.
Tình hình chính trị từ năm 1991 đến năm 2013
Lúc đầu, nhà nước Ukraina độc lập phải thực hiện nhiệm vụ củng cố về đối ngoại. Quan hệ với các quốc gia láng giềng được quy định trong các hiệp định song phương, bao gồm cả quan hệ với Nga, qua đó một hiệp định hữu nghị đã được ký kết vào năm 1997, trong đó hai quốc gia đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Ukraine đã từ bỏ vũ khí hạt nhân ngay từ năm 1994. Đổi lại, Mỹ, Anh và Nga cam kết tôn trọng chủ quyền của Ukraine. Ukraine là một thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập, trong đó Nga có vai trò thống trị, nhưng cộng đồng này vẫn có tầm quan trọng thứ yếu. Đồng thời, quan hệ hợp tác với phương Tây đã được tiến hành, bắt đầu bằng một thỏa thuận đối tác với EU được ký vào năm 1994. Ukraine được kết nạp vào Hội đồng Châu Âu một năm sau đó.
Về đối nội, quá trình hình thành nhà nước diễn ra. Trong gần 20 năm, sự ổn định chính trị đã đạt được với các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống nghiêm túc, cũng như tự do truyền thông được thừa nhận rộng rãi. Sự phát triển chính trị trong nước được định hình bởi sự kế vị của các tổng thống thông qua bầu cử. Tổng thống đầu tiên Kravchuk (1991-1994) nổi lên như một người đại diện cho lợi ích quốc gia Ukraine. Theo sau ông là nhà quản lý công nghiệp Leonid Kuchma (1994-2004), người đã cải thiện quan hệ với Nga và đưa ra các cải cách kinh tế thị trường tự do. Về chính sách đối ngoại, ông theo đuổi đường lối “đa phương” nhằm giữ cân bằng giữa Nga và EU.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông đã cai trị theo cách thức ngày càng độc đoán, gây nên một phong trào chống đối. Về người kế nhiệm, ông ủng hộ Viktor Yanukovych, cựu thủ tướng và thống đốc vùng Donetsk, người cũng được Nga ủng hộ. Mặt khác, đối thủ của ông, Viktor Yushchenko, cựu Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia, lại ủng hộ dân chủ hóa và quay sang phương Tây. Đầu tháng 9 năm 2004, Yushchenko là nạn nhân của một vụ tấn công bằng chất độc ngay trong giai đoạn tranh cử. Yanukovych đã giành chiến thắng trong vòng bầu cử cuối cùng ngày 21 tháng 11, nhưng kết quả rõ ràng là gian lận. Một phong trào quần chúng tự phát đã nổi lên chống lại kết quả đó. Hàng trăm nghìn người đã đổ về Quảng trường Độc lập của Kiev, Maidan, trong sự kiện được gọi là Cách mạng Cam, dẫn tới việc tổ chức lại cuộc bầu cử, qua đó Yushchenko đã giành chiến thắng.
Tuy nhiên, hai nhân vật chính của Cách mạng Cam, Tổng thống mới và Thủ tướng Yulia Tymoshenko, đã nhanh chóng đánh mất uy tín chính trị khi vắt kiệt sức mình trong các cuộc tranh giành quyền lực thay vì tiến hành các cải cách cần thiết. Họ đã bị trừng phạt trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, khi Yanukovych thắng sít sao Tymoshenko trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong cuộc bầu cử này và các cuộc bầu cử trước đó, phần lớn dân số ở miền đông và miền nam đã bỏ phiếu ủng hộ ứng cử viên có khuynh hướng thân Nga (Yanukovych), trong khi đa số cử tri ở miền tây và miền trung bỏ phiếu cho Yushchenko hoặc Tymoshenko thân phương Tây và các đảng của họ.
Tổng thống mới Yanukovych nhanh chóng mở rộng quyền lực, hạn chế các quyền dân chủ và đàn áp các đối thủ chính trị của mình, bao gồm cả Tymoshenko, người đã bị ông giam giữ. Ông ta cũng lợi dụng địa vị của mình để làm giàu cho bản thân và gia đình. Mối quan hệ với Nga, vốn đã xấu đi dưới thời Yushchenko, đã được cải thiện trở lại. Tổng thống Putin đã không thành công khi cố gắng thuyết phục Ukraine gia nhập Cộng đồng Kinh tế Á-Âu, được tạo ra để đối trọng với EU. Đồng thời, Yanukovych cũng tiếp tục đưa Ukraine xích lại gần hơn với Liên minh châu Âu. Sau các cuộc đàm phán kéo dài, một thỏa thuận liên kết đã được ký tắt vào năm 2012, và đúng ra sẽ được ký chính thức vào ngày 28-29 tháng 11 năm 2013 tại thủ đô Vilnius của Litva. Tuy nhiên, một tuần trước ngày đó, chính phủ Ukraine, dưới áp lực của Nga, đã rút lại cam kết của mình. Điều này đã làm nổ ra một phong trào quần chúng mới, gọi là Euro Maidan.
(Nghiên cứu quốc tế)
Giáo sư Andreas Kappeler là chuyên gia về Lịch sử Đông Âu tại Đại học Vienna và thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Áo và Ukraina. Trọng điểm nghiên cứu của ông là lịch sử của Đế chế Nga và Ukraine. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Lược sử Ukraine Mon 22 May 2023, 13:14 | |
| Lược sử Ukraine (P4): Cách mạng Maidan và cuộc can thiệp vũ trang của NgaNguồn: Andreas Kappeler, „Geschichte der Ukraine im Überblick“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015. Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông
Rất đông người dân biểu tình trên Quảng trường Độc lập ở Kyiv vì Tổng thống Ukraine không muốn ký Hiệp định liên kết EU đã được đàm phán. (© AP Ảnh / Sergei Grits) Giới thiệu:
Vào tháng 11 năm 2013, Tổng thống Yanukovych đã từ chối ký một hiệp định liên kết với EU, mặc dù đã được ký tắt trước đó một năm. Các cuộc biểu tình của nhiều bộ phận dân chúng đã dẫn đến sự thay đổi chính phủ với hậu quả là Nga đã sáp nhập Crimea bất chấp luật pháp quốc tế, ngấm ngầm ủng hộ lực lượng ly khai thân Nga ở phía Đông Ukraine.*** Sau khi chính phủ Ukraine ngày 21/11/2013 tuyên bố sẽ không ký hiệp định liên kết với EU, các cuộc biểu tình phản đối quyết định này đã nổ ra trên Quảng trường Độc lập (Maidan) của Kyiv vào tối cùng ngày. Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng: hàng chục nghìn người đã xuống đường vào ngày 24 tháng 11 và hàng trăm nghìn người vào ngày 1 và 8 tháng 12. Euro-Maidan là phong trào xã hội dân sự quần chúng lớn nhất ở châu Âu kể từ cuộc cách mạng năm 1989.
Các nhà chức trách đã phản ứng bằng việc sử dụng tàn bạo lực lượng an ninh, và vì thế, các cuộc biểu tình ôn hòa ban đầu dần trở nên cực đoan hơn. Cuộc biểu tình bây giờ nói chung là chống lại Tổng thống Yanukovych với chế độ độc tài của ông ta và mang tính cách mạng. Các cuộc biểu tình lan sang các thành phố khác, chủ yếu ở miền Tây Ukraine, trong khi các cuộc biểu tình theo xu hướng ngược lại, với số lượng người ít hơn, diễn ra ở miền Đông Ukraine. Trong mùa đông lạnh giá, hàng chục nghìn người đã ở lỳ tại Maidan ở Kyiv. Họ được người dân cung cấp thực phẩm, trà nóng, chất đốt để sưởi và thuốc men.
Khi chính phủ không lùi bước mà thay vào đó ban hành đạo luật khẩn cấp, thì có một sự leo thang mới vào tháng 1 năm 2014, dẫn đến những cái chết đầu tiên vào cuối tháng đó. Các cuộc đụng độ vũ trang đạt đến đỉnh điểm vào ngày 19 và 20 tháng Hai. Sinh mạng của khoảng 100 người, trong đó có 16 cảnh sát, đã bị cướp đi. Trong số các nhà hoạt động Maidan cũng có các nhóm dân tộc chủ nghĩa như “Cánh hữu” tham dự. Kết quả của các sự kiện bạo lực là phe chính phủ bị thu hẹp ảnh hưởng và phe đối lập giành được đa số trong quốc hội; Các đơn vị cảnh sát, quân đội và một số ông trùm giàu có đứng về phía Maidan. Với sự trung gian của các ngoại trưởng Đức, Ba Lan và Pháp, một thỏa hiệp đã đạt được giữa Yanukovych và các nhà lãnh đạo của ba đảng đối lập. Tuy nhiên, người biểu tình đã không chấp nhận thỏa hiệp này. Yanukovych sau đó bỏ cuộc và trốn sang Nga.
Quốc hội vốn được bầu vào năm 2010 nay chủ động hành động, cách chức tổng thống và bầu Oleksandr Turchynov làm tổng thống lâm thời vào ngày 23 tháng 2 và Arseniy Yatsenyuk làm người đứng đầu chính phủ lâm thời vào ngày 27 tháng 2. Chính phủ này đã ký phần nội dung chính trị của hiệp định liên kết với EU. Yêu cầu chính của cuộc cách mạng dân chủ Euro-Maidan về cơ bản đã được đáp ứng. Tuy nhiên, phần lớn người dân ở miền đông và miền nam không tham gia và tỏ thái độ chờ đợi.
Nga không chỉ lên án thỏa thuận liên kết với EU mà còn cả Euro-Maidan và mô tả việc chuyển giao quyền lực ở Kyiv là một “cuộc đảo chính của một tập đoàn phát xít”, và là một âm mưu của phương Tây nhằm chống lại Nga. Những luận cứ đó thực ra là vô căn cứ, nhưng chúng phản ánh sự ngờ vực của Tổng thống Putin đối với EU và NATO, những cơ chế đã cố gắng mở rộng ảnh hưởng về phía đông tới các biên giới của Nga và đe dọa lợi ích an ninh của nước này. Có lẽ lý do quyết định cho sự can thiệp của Nga là nỗi lo sợ rằng, các sự kiện ở Maidan có thể trở thành tấm gương cho phe đối lập trong nước, vốn đã tổ chức các cuộc biểu tình lớn chỉ hai năm trước đó. Do đó, điều cần thiết là phải ngăn chặn sự thành công của Ukraine trong việc thiết lập một quốc gia dân chủ, gắn liền với các giá trị châu Âu. Nga giả vờ tuyên bố rằng, họ phải bảo vệ “đồng bào” của mình ở Ukraine khỏi sự đàn áp của chính quyền mới ở Kyiv để xâm nhập vào Ukraine. Đây là lý do để biện minh cho một cuộc can thiệp vũ trang nhanh chóng leo thang thành một cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Nga và Ukraine.
Thâu tóm Crimea
Mục tiêu đầu tiên là Crimea, khu vực Ukraine duy nhất có đa số cư dân là người Nga, vốn trước đây là vùng đất của người Nga, nhưng đã được Liên Xô cho phép chính thức sáp nhập vào Cộng hòa Xô viết Ukraine vào năm 1954. Nga vẫn còn duy trì căn cứ hải quân Sevastopol ở Crimea. Cuối tháng 2/2014, những người lính không mang phù hiệu quốc gia đã chiếm giữ nghị viện, tòa nhà chính phủ và sân bay ở thủ phủ Simferopol. Chính phủ mới được thành lập vào ngày 6 tháng 3 thông báo rằng Crimea sẽ được sáp nhập vào Nga, điều đã được xác nhận trong một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi vào ngày 17 tháng 3. Liên bang Nga thừa nhận Crimea vào ngày 20 tháng 3 năm 2014.
Bằng cách sáp nhập Crimea, chính phủ Nga đã phá vỡ luật pháp quốc tế và một số thỏa thuận song phương và đa phương công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai, một quốc gia châu Âu thâu tóm lãnh thổ của một quốc gia láng giềng. Cộng đồng quốc tế gần như nhất trí lên án hành động này, và Mỹ cũng như EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và công ty ở Crimea và Nga.
Sự can thiệp của Nga cũng mở rộng đến miền Đông Ukraine. Họ hỗ trợ lực lượng dân quân ly khai với các thiết bị quân sự, các đơn vị quân đội nhỏ hơn và các sĩ quan. Họ chiếm các thành phố quan trọng nhất của Donbass và thiết lập một chế độ cai trị tùy tiện ở đó. Vào tháng 4, “các nước cộng hòa nhân dân có chủ quyền” Donetsk và Luhansk được tuyên bố thành lập, và đã tuyên bố độc lập vào ngày 11 tháng 5 năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý không minh bạch. Trong số các thủ lĩnh phe ly khai có một số công dân Nga trước đây đã tham gia các tổ chức dân tộc chủ nghĩa.
Các cuộc biểu tình ủng hộ Nga cũng diễn ra ở Kharkiv, Dnepropetrovsk và các thành phố khác ở phía nam và phía đông đất nước, nhưng ở đây cảnh sát Ukraine đã duy trì được quyền kiểm soát. Tại Odessa ngày 2/5, những người biểu tình thân Ukraine và thân Nga đã đụng độ, phóng hỏa một tòa nhà khiến hơn 40 nhà hoạt động thân Nga thiệt mạng.
Chiến tranh ở Donbass
Quân đội Ukraine, vốn được trang bị kém và thiếu kinh nghiệm chiến đấu, có rất ít khả năng chống lại lực lượng dân quân do Nga hậu thuẫn. Một “chiến dịch chống khủng bố” được phát động vào giữa tháng 4 năm 2014 cũng đã thất bại, mặc dù quân đội được tăng cường Vệ binh Quốc gia và các tiểu đoàn tình nguyện được thành lập từ một phần của các nhóm dân tộc chủ nghĩa.
Petro Poroshenko, một doanh nhân và chính trị gia giàu có, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25 tháng 5 trong trong vòng bầu cử đầu tiên. Như vậy, Ukraine đã có một tổng thống được bầu hợp pháp. Hai ngày sau, Ukraine ký hiệp định thương mại tự do với EU. Một cuộc tấn công quân sự đã thành công trong việc tái chiếm một số thành phố, bao gồm cả thành phố cảng Mariupol trên Biển Azov. Vào ngày 17 tháng 7, tất cả các thông tin sẵn có đều cho rằng phe ly khai thân Nga đã bắn nhầm một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines, khiến tất cả 298 người trên máy bay thiệt mạng.
Vào cuối tháng 7, quân đội Ukraine đã phát động một cuộc tấn công mới và tiến về Donetsk và Luhansk, các trung tâm của các nước “cộng hòa nhân dân” tự xưng. Khả năng thất bại của phe ly khai đã khiến Nga gửi thêm binh sĩ và thiết bị chiến tranh hạng nặng qua biên giới Ukraine mà không chính thức xác nhận điều này. Tình hình quân sự giờ đây đã thay đổi theo hướng có lợi cho phe ly khai, phía đã bao vây các đơn vị lớn hơn của quân đội Ukraine gần Ilovaisk. Xe tăng Nga tiến vào bờ phía bắc của Biển Azov, làm dấy lên lo ngại ở phương Tây rằng một hành lang trên bộ sẽ được thiết lập giữa Donbass và Crimea. Điều đó được củng cố bởi thực tế là phe ly khai tự mô tả họ là những người chiến đấu cho “Nước Nga mới” – một thuật ngữ từ thời Nga hoàng để chỉ toàn bộ miền Nam và miền Đông Ukraine.
Sự can thiệp quân sự của Nga đi kèm với tuyên truyền rằng, chính phủ Ukraine là phát xít và tay sai của phương Tây. Cuộc chiến được dàn dựng như một phần tiếp theo của “Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại” chống lại Đức Quốc xã. Thông tin sai lệch, bao gồm cả những lời nói dối hoàn toàn, liên tục được phổ biến trên truyền hình nhà nước. Đa số người dân Nga tin vào lời tuyên truyền này, và mức độ ủng hộ dành cho Putin đã tăng vọt. Thất bại quân sự buộc phía Ukraine phải đàm phán, và một lệnh ngừng bắn đã được thỏa thuận tại Minsk vào ngày 3 tháng 9 năm 2014, do Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu làm trung gian. Thỏa thuận này tỏ ra mong manh ngay từ đầu, và giao tranh ác liệt tiếp tục nổ ra xung quanh sân bay Donetsk.
Cuộc bầu cử Nghị viện Ukraine được tổ chức vào ngày 26 tháng 10 năm 2014, qua đó các lực lượng ủng hộ châu Âu đã giành chiến thắng rõ rệt. Các đảng xung quanh Tổng thống Poroshenko và Thủ tướng Yatsenyuk cùng giành được 203 trong số 317 ghế. Đảng Svoboda theo chủ nghĩa dân tộc, vốn đã bất ngờ giành được 10% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2012, lần này không lọt vào quốc hội và không còn đại diện trong chính phủ. Đảng Dân túy cánh hữu của Oleh Lyashko đã đảm nhận ít nhất một phần vai trò của đảng Svoboda. Tuy nhiên, các cuộc bầu cử không thể được tổ chức ở hai nước “cộng hòa nhân dân” ở Donbass. Sau một tuần, cuộc bầu cử đã được lặp lại ở đó trong những điều kiện không bình thường.
Khi giao tranh ở Donbass leo thang trở lại, một lệnh ngừng bắn mới đã được thỏa thuận tại Minsk vào ngày 12 tháng 2 năm 2015, dưới sự đàm phán trung gian của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp François Hollande, có hiệu lực vào ngày 15 tháng 2. Việc sáp nhập Crimea không được thảo luận, và vấn đề trọng tâm là kiểm soát biên giới Nga-Ukraine bị hoãn lại cho đến cuối năm 2015. Phe ly khai ban đầu tiếp tục các cuộc tấn công và chiếm được điểm trung chuyển đường sắt Debaltseve do quân đội Ukraine trấn giữ. Sau đó, lệnh ngừng bắn hầu như được tuân thủ, nhưng Donbass không bao giờ yên tĩnh trở lại. Vào mùa hè, các cuộc giao tranh lại tiếp diễn.
Triển vọng: Ukraine, Nga và Liên minh Châu Âu
Tình hình ở Donbass vẫn còn mong manh. Nhà nước Ukraine bị mất ổn định lâu dài và mất quyền kiểm soát một phần đáng kể lãnh thổ của mình. Nền kinh tế bị tàn phá và hơn 6.000 người đã bị thiệt mạng do hậu quả của các cuộc giao tranh. Hơn một triệu người Ukraine đã phải rời bỏ nhà cửa. Phần lớn các vùng của Donbass đã bị phá hủy và tình hình nhân đạo vô cùng thảm khốc.
Cuộc chiến ở miền đông Ukraine đã củng cố vị thế quyền lực của Putin, kích hoạt tình đoàn kết yêu nước trong xã hội Nga, và ít nhất vào lúc này, ngăn chặn nguy cơ nước Nga bị “lây nhiễm” bởi hiệu ứng Maidan. Mặt khác, các phản ứng của Liên minh châu Âu và Mỹ đã cô lập Nga trên bình diện quốc tế và làm suy yếu nước này về mặt kinh tế. Tuy nhiên, sự thống nhất vẫn mong manh, và Moscow đang cố gắng chia rẽ EU một cách có hệ thống.
Mục tiêu của chính phủ Nga trong việc sử dụng biện pháp can thiệp vũ trang để ngăn Ukraine quan hệ trở lại với EU không đạt được. Ngược lại, cuộc chiến do Nga áp đặt đã gia tăng xu hướng theo phương Tây của Ukraine và nâng cao sự gắn kết của người dân trong quốc gia song ngữ này. Điều này đã được thể hiện rõ ràng qua kết quả của cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội năm 2014.
Tuy nhiên, một bộ phận đáng kể người dân ở phía đông và nam đất nước vẫn hoài nghi về phong trào Euro-Maidan và việc Ukraine xích lại gần EU. Ở đây, thiên hướng về ngôn ngữ và văn hóa Nga cũng như quá khứ gắn với Liên Xô tồn tại rộng khắp. Nhưng điều đó không có nghĩa là đa số ủng hộ việc khu vực của họ ly khai, hoặc thậm chí liên minh với Nga. Tuy nhiên, chính phủ Ukraine cảm thấy phải quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của người dân miền Đông và miền Nam Ukraine để họ hòa nhập vĩnh viễn vào quốc gia thống nhất. Những cải cách khẩn cấp cần được thực hiện: Phi tập trung hóa, tăng cường nhà nước pháp quyền, chống tham nhũng, kiểm soát giới đầu sỏ giàu có và chấn chỉnh nền kinh tế.
Chiến tranh Nga-Ukraine đã khiến quan hệ giữa người Nga và người Ukraine xấu đi nhanh chóng. Tuyên truyền của Nga đã mang lại hiệu quả trong các bộ phận người gốc Nga ở phía đông đất nước. Rạn nứt đã được mở ra, đôi khi ngay cả trong các gia đình, và sẽ không thể dễ dàng được hàn gắn trở lại – một kịch bản làm gợi nhớ đến những cuộc xung đột thời hậu Nam Tư cũ.
Trong nhiều thế kỷ, Ukraine đã bị kẹt giữa Nga và phần còn lại của châu Âu, có lúc thì liên kết chặt chẽ với phương Tây, và lúc khác lại chặt chẽ hơn với Nga. Bất kể kết quả của cuộc xung đột hiện tại là như thế nào, tình hình địa chính trị này vẫn sẽ là một điều bất biến trong lịch sử Ukraine. Về trung hạn, phải tìm kiếm một sự cân bằng với Nga mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, để đạt được điều này, Moscow phải nhượng bộ, từ bỏ sự can thiệp quân sự, và công nhận Ukraine là một đối tác bình đẳng./.
(Nghiên cứu quốc tế)
Giáo sư Andreas Kappeler là chuyên gia về Lịch sử Đông Âu tại Đại học Vienna và thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Áo và Ukraina. Trọng điểm nghiên cứu của ông là lịch sử của Đế chế Nga và Ukraine. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Lược sử Ukraine | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |