Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 19:43

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Viết sai chính tả

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Viết sai chính tả  Empty
Bài gửiTiêu đề: Viết sai chính tả    Viết sai chính tả  I_icon13Tue 18 Jun 2024, 09:27

Viết sai chính tả - nguyên nhân và cách khắc phục

Thực trạng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, của cộng đồng xã hội trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.



Viết sai chính tả  1215

Theo tác giả, chỉ có môn văn là giáo viên yêu cầu học sinh viết đúng chính tả; còn các môn khác, giáo viên hầu như bỏ qua, không lưu tâm chính tả đúng hay không (ảnh minh họa). Ảnh: Y.Hoa


Trong nhà trường, từ trường vùng sâu vùng xa đến những trường nơi thành phố, thị xã, hầu như việc viết sai chính tả của học sinh là chuyện bình thường, chẳng có gì phải bận tâm nhiều. Một bài văn của học sinh trung bình cũng như học sinh giỏi, không có lỗi chính tả mới là chuyện lạ. Thậm chí nhiều giáo viên cũng viết sai chính tả và học sinh cứ thế làm theo, viết theo, lâu ngày thành thói quen có hại, không sao sửa chữa được. Chưa hết, trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài phát thanh - truyền hình) cũng viết sai chính tả. Đơn cử, một đài phát thanh - truyền hình ở khu vực Nam bộ, trong mục đưa tin giá cả thị trường hiện lên dòng chữ “Giá đậu que là 5.000đ/ký”. Trong “Từ điển tiếng Việt”, ở mục “đậu” thì không có từ “Đậu que” này mà chỉ có “Đậu cô ve”: chỉ một loại đậu “quả dẹp, rộng bản, khi non có màu xanh lá mạ” (Từ điển tiếng Việt - NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học - 1997, trang 292). Có thể do cách đọc theo phương ngữ Nam bộ nên “cô ve” thành “que” chăng? Thực chất đây đúng là đậu “cô ve”, hiện đang được nông dân trồng rộng rãi dùng làm thực phẩm hàng ngày.

Nhịp sống ngày càng nhanh nên chẳng mấy ai lưu ý đến việc sửa lỗi chính tả, lâu ngày trở thành bình thường. Trong một bài văn của học sinh về cảm thụ bài thơ “Tâm tư trong tù” (Tố Hữu) đã viết: “Tuy bị giam cầm trong bốn bức tường nhà giam của thực dân Pháp nhưng Tố Hữu không những nghe âm thanh của sự sống bên ngoài bằng đôi tay mà còn nghe bằng cả tâm hồn nhại cảm…”. Làm sao nghe âm thanh bằng “đôi tay” được? Và thế nào là tâm hồn “nhại cảm”? Sự nhầm lẫn giữa y (dài) và i (ngắn) đã dẫn đến sự sai nghĩa của câu văn. Trong nhà trường, học sinh viết sai chính tả làm mất rất nhiều thời gian để giáo viên sửa lỗi cho các em. Còn viết sai chính tả trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều khi dẫn tới những hiểu lầm không đáng có. Trong các kỳ thi (như thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập…), lỗi chính tả luôn được chú trọng trong đáp án, nếu sai nhiều sẽ bị trừ điểm. Nguyên nhân có nhiều nhưng tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, do cách phát âm theo phương ngữ, vì thông thường tiếng Việt phát âm thế nào thì viết chữ thế ấy. Do thường nhầm lẫn giữa các chữ ghi âm đầu như: CH/TR, X/S, D/V/GI, OA/UA, AI/AY/ÂY, AU/AO, ĂM/ÂM, ĂP/ÂP, IU/IÊU, IM/IÊM/ÊM/EM… Các âm cuối thường phát âm sai, nhầm lẫn như: AN/ANG, AT/AC, ĂN/ĂNG, ĂT/ĂC, ÂN/ÂNG, ÂT/ÂC, EN/ENG, ET/EC, ÊN/ÊNH, IÊN/ IÊNG, IÊT/IÊC… Thứ hai, do nhầm lẫn không phân biệt rõ hai thanh hỏi, ngã. Theo thống kê, tiếng Việt có khoảng 1.900 từ mang thanh hỏi, 900 từ mang thanh ngã, tổng cộng có khoảng 2.800 từ. Do đó, có sự nhầm lẫn qua lại giữa hai thanh này rất nhiều. Thứ ba, do không nắm được và không hiểu được nghĩa của từ ngữ sử dụng. Mỗi từ ngữ đều biểu đạt một khái niệm nào đó. Nếu không nắm được nghĩa của từ thì khi viết sẽ sai chính tả. Thứ tư, do ít đọc sách báo nên không nắm chắc được sự chính xác của từ ngữ. Hiện nay, đa số học sinh (kể cả sinh viên đại học) thường thích xem truyện tranh như Đô-rê-mon, Cô-nan… hơn là đọc sách báo. Việc không có thói quen (mà có người gọi là văn hóa đọc), không có niềm đam mê đọc sách báo dẫn tới vốn từ ngữ nghèo nàn, ít ỏi nên khi gặp tình huống thì không có từ ngữ để biểu đạt, vì vậy thường viết sai. Người đọc sách báo nhiều, có vốn từ càng nhiều thì ít khi viết sai chính tả. Thứ năm, do không chú trọng đúng mức việc sửa lỗi chính tả trong nhà trường. Thông thường, chỉ có bộ môn ngữ văn có yêu cầu về viết đúng chính tả và trong đáp án bài kiểm tra luôn có yêu cầu này. Ngược lại, các môn học khác, giáo viên hầu như bỏ qua, thậm chí chỉ yêu cầu học sinh tính toán đúng, không lưu tâm chính tả đúng hay không. Hơn nữa, bài vở thì nhiều, thời gian hạn hẹp, áp lực công việc khá lớn nên giáo viên chưa quan tâm đúng mức, vì vậy việc sửa lỗi chính tả cũng chưa toàn tâm toàn ý, chưa có hiệu quả. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ học sinh còn lười học, không chịu suy nghĩ, tư duy trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (vì có bài văn mẫu, sách mẫu, học thêm…).

Từ thực trạng và nguyên nhân trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp khắc phục như sau:

Một là luyện phát âm đúng vì như trên đã nói, tiếng Việt phát âm thế nào thì viết như thế ấy. Tuy nhiên, khi phát âm có thể theo phương ngữ (vì theo thói quen, phong tục, tập quán), nhưng khi viết vẫn đúng chính tả. Trong những trường hợp này, người viết luôn hiểu nghĩa của từ và nắm được quy luật các dấu thanh (hỏi, ngã). Ở đây, đòi hỏi người viết phải nắm chắc nghĩa của từ ngữ qua quá trình học tập, khảo cứu, đọc sách báo nhiều. Hai là sử dụng các mẹo luật chính tả, vận dụng linh hoạt vào thực tế để viết đúng chính tả. Các mẹo luật này dựa trên cơ sở quy luật của từ ngữ tiếng Việt, từ Hán Việt và nêu ra những quy tắc chung trong việc viết đúng chính tả. Ba là rèn luyện thói quen tốt đọc sách, lòng say mê đọc sách. Cần xác định sách là người bạn của mỗi chúng ta. Sách là nguồn tri thức vô tận của nhân loại lưu truyền lại tới bây giờ và mãi mãi về sau. Trong quá trình đọc, tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm văn học, vốn từ ngữ sẽ không ngừng được tích lũy, nâng cao. Từ đó, khi cần viết, biểu đạt một vấn đề thì chúng ta luôn có vốn từ ngữ để sử dụng. Bốn là có thói quen sử dụng các loại sách công cụ như Từ điển tiếng Việt, Từ điển từ và ngữ Hán Việt (tiếng Việt có hơn 70% từ Hán Việt). Khi gặp từ khó, chưa xác định được rõ ràng thì nên tra từ điển để nắm thêm nghĩa của từ và hạn chế việc viết sai chính tả. Năm là thầy cô giáo trong nhà trường cần sửa lỗi chính tả cho học sinh một cách nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao. Biểu dương những học sinh luôn viết đúng, viết tốt, không sai chính tả đồng thời nhắc nhở học sinh thường xuyên trau dồi chữ viết của mình.

Nét chữ là nết người! Viết đúng chính tả thể hiện ý thức của công dân đối với chữ viết dân tộc, đồng thời thể hiện lòng tự tôn dân tộc đối với tiếng Việt - một chữ viết có sức sống mãnh liệt từ ngàn xưa.

Lê Đức Đồng

* Tài liệu tham khảo: Từ điển tiếng Việt - NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học - 1997. Từ điển từ và ngữ Hán Việt - Nguyễn Lân - NXB Từ điển bách khoa - 2002. Từ điển vần - Hoàng Phê - NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học - 2002. Lỗi chính tả và cách khắc phục - Lê Trung Hoa - NXB Khoa học xã hội - 2005
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Viết sai chính tả  Empty
Bài gửiTiêu đề: Vì sao nhiều người viết sai chính tả?   Viết sai chính tả  I_icon13Tue 18 Jun 2024, 09:57

Viết tiếp bài Viết sai chính tả - nguyên nhân và cách khắc phục: Vì sao nhiều người viết sai chính tả?

Hiện nay, khá nhiều người viết sai chính tả, nhất là ở những người trẻ. Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viết sai chính tả.



Viết sai chính tả  12a10

Theo tác giả, để giữ gìn cái đẹp của tiếng Việt, cần sự đồng lòng của cả xã hội, không chỉ ở thầy cô giáo và học sinh. Ảnh: Anh Khôi


Những người ở độ tuổi U.60 trở lên ở Nam bộ nếu không cập nhật chính tả sau ngày thống nhất đất nước (30-4-1975) sẽ viết theo chính tả mà bản thân đã được học trước đó và sẽ bị cho là sai chính tả hiện nay. Chẳng hạn, từ “chiều chuộng, cưng chiều”, những ai học ngày đó sẽ viết là “chìu chuộng, cưng chìu” theo thói quen đã từng học, không theo tự điển như hiện nay. Thế nhưng, những người ở độ tuổi ấy rất hiếm khi viết sai chính tả so với lớp trẻ ngày nay. Vì thời ấy, học sinh miền Nam học chính tả theo kiểu ngữ nghĩa. Tức là viết chính tả theo cách hiểu nghĩa từ. Chẳng hạn, “thịt cá” thì thịt có âm t cuối, “chạy thình thịch” thì thịch có âm ch cuối; “sương gió” thì sương viết âm s, “xương cá, xương sống” thì xương viết âm x. Với cách học chính tả như thế thì dù giáo viên có là người miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, khi đọc chính tả, học sinh vẫn viết đúng. Sau này, giáo viên khi dạy lớp, nhất là khi dạy môn tập đọc, chính tả thì có một luật “bất thành văn” là phải đọc chuẩn theo giọng miền Bắc nếu không sẽ bị phê bình là phát âm sai chính tả. Khi tôi học Khoa Ngữ văn ở Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, giáo sư dạy đã hỏi giọng miền nào phát âm đúng chính tả nhất, cả lớp trả lời miền Bắc. Thầy đã chỉ ra hàng loạt từ người miền Bắc phát âm sai chính tả. Giáo sư cũng khẳng định: Không có giọng vùng miền nào phát âm đúng chính tả tất cả mọi tiếng. Vì thế, chúng ta phải hiểu nghĩa để viết đúng chính tả. Tiếc rằng, chương trình hiện nay, chính tả so sánh - một dạng viết chính tả phải hiểu nghĩa từ của mấy mươi năm về trước đã bị bỏ. Vừa rồi, tôi có đọc một bài báo viết về chính tả của một thạc sĩ. Thạc sĩ ấy cho rằng viết “đậu que” là do phương ngữ Nam bộ nói sai, nên viết sai. Điều này theo tôi là không đúng. Ở miền Nam, theo tôi, người ta gọi đậu que, đậu đũa bao nhiêu năm qua là do đặt tên theo hình dạng của nó, không phải do phát âm sai đậu “cô ve” thành “đậu que”, viết “đậu que” là đúng chính tả, đúng tên gọi theo Nam bộ, không thể nào phát âm sai “cô ve” thành “que”.

Lớp trẻ ngày nay, viết sai chính tả nhiều hơn bởi nguồn thông tin các em tiếp nhận từ nhiều nguồn. Ngay trong sách giáo khoa hiện hành cũng có nhiều điều cần nói về chính tả. Ví dụ, bài tập đọc “Thư gửi các học sinh” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 1 có những từ được in như “Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học…”, “từ giờ phút này giở đi…”, “Sau 80 năm giời nô lệ…”. Thế nhưng, trong phần chú thích và giải nghĩa không có một dòng nào cho các từ “giời, giở”. Nếu giáo viên chú ý kỹ thì sẽ giải thích cho học sinh, còn nếu không, đương nhiên học sinh sẽ nghĩ rằng những chữ ấy viết đúng chính tả hiện hành. Một số sách xưa được tái bản lại của các nhà văn như Hồ Biểu Chánh, Bà Tùng Long, Sơn Nam…, đã sử dụng nhiều từ ngữ của miền Nam lúc ấy và nếu xét theo hiện nay là sai chính tả. Ngoài ra, lớp trẻ ngày nay tiếp cận mạng xã hội thường xuyên hàng ngày. Những từ ngữ viết sai chính tả vô tình hay cố ý nhưng lặp đi, lặp lại nhiều lần khi đọc cũng in sâu vào trí não và khi viết cũng sai như thế.

Việc cần làm trước tiên, theo tôi, sách giáo khoa nếu dùng văn bản xưa cũ và sách báo, tài liệu xưa cũ khi tái bản nếu không được biên tập lại theo chính tả hiện hành thì phải có trong phần chú thích và giải nghĩa để mọi người hiểu rõ hơn để viết chính tả đúng hơn như trường hợp bài “Thư gửi các học sinh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh hay những tác phẩm của các nhà văn Hồ Biểu Chánh, Bà Tùng Long, Sơn Nam… Mặt khác, phương pháp dạy chính tả trong trường học hiện nay cũng cần theo hướng ngữ nghĩa, nghĩa là hiểu nghĩa từ để viết đúng, không viết chính tả dựa trên phát âm của thầy cô giáo. Ngoài ra, cũng cần có một cuộc tổng vận động mọi người, mọi lứa tuổi luôn thận trọng khi viết để viết đúng chính tả mọi lúc, mọi nơi, ngay cả viết trên mạng xã hội. Người lớn tuổi cần cập nhật chính tả hiện hành, người trẻ cần tra cứu chính tả khi viết những từ còn băn khoăn. Để giữ gìn cái đẹp của tiếng Việt, chữ Việt, cần lắm một sự đồng lòng của cả xã hội, không chỉ ở thầy cô giáo và học sinh.

Lê Phương Trí
Về Đầu Trang Go down
 
Viết sai chính tả
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt-