Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 16:38

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thạch tín và nước mắm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Thạch tín và nước mắm Empty
Bài gửiTiêu đề: Thạch tín và nước mắm   Thạch tín và nước mắm I_icon13Mon 18 Jul 2022, 06:49

Từ tưởng nhầm tới tưởng bở

Vũ Thế Thành

Đã 5 năm trôi qua rồi, kể từ vụ  lùm xùm vụ nước mắm thạch tín (10/2016), dân tình hoảng loạn, nhà thùng xanh mặt. Bây giờ thì ai cũng biết, arsenic trong nước mắm là vô hại.

Không chỉ với nước mắm, mà arsenic trong thủy sản nói chung, tôm cua cá biển mực bạch tuộc, thậm chí các loại rong biển.. là loại arsenic hữu cơ được xem là vô hại.

Thật ra trong thủy sản, tồn tại cả hai loại arsenic hữu cơ và vô cơ, nhưng loại vô cơ chiếm rất ít, không đáng kể.

Thế tại sao lại đánh đồng arsenic hữu cơ (vô hại) với arsenic vô cơ (có hại) trong nước mắm? Không phải người ta cố tình hiểu sai đâu, mà là không hiểu, nên mới tưởng nhầm. Từ tưởng nhầm tới tưởng bở chỉ là gang tấc.

Bài bên dưới giải thích vì sao lại có sự tưởng nhầm tai hại này (Vtt)

Vì sao “người ta” lại lầm lẫn thạch tín với arsenic hữu cơ trong nước mắm?

Arsenic là tên một nguyên tố hóa học, nhưng cũng là tên gọi chỉ chung các hợp chất của arsenic. Hợp chất arsenic thì có nhiều, nhưng thường được chia thành hai loại: arsenic vô cơ và arsenic hữu cơ.

Trong phân tích hóa học, người ta quy ước, tất cả hợp chất arsenic, bất kể ở dạng hữu cơ hay vô cơ, đều được chuyển thành dạng trioxide asernic (As2O3). Arsenic hữu cơ trong nước mắm khi phân tích, kết quả cũng được thể hiện ở dạng trioxide arsenic theo thông lệ.

Nghiệt nỗi, trioxide arsenic (As2O3) là chất có thật trên cõi đời này, và chính nó là thạch tín (As2O3). Người ta nhìn vào kết quả phân tích nước mắm, thấy lượng As2O3 vượt trên mức quy định (mà không hiểu rằng đó là quy đổi từ arsenic hữu cơ). Thôi tới số chúng mày rồi, nước mắm truyền thống dám đầu độc người dân cả trăm năm nay bằng thạch tín! Họ quên mất cái logic đơn giản nhất trong ẩm thực truyền thống. Đó là, ông cha mà bị nước mắm thạch tín đầu độc, thì lúc này làm gì có mặt họ trên cõi đời này!

Cơn bão arsenic được thiết kế rất bài bản: Tạo khủng hoảng – ở đây là gây sợ hãi cho người tiêu dùng bằng nước mắm thạch tín, sau đó là đưa ra giải pháp. Giải pháp đó là nước mắm của họ không có thạch tín.

Ngay sau khi Vinastas công bố nước mắm nhiễm thạch tín, nhiều tờ rơi quảng cáo, “Nói không với thạch tín”, “Nước mắm sạch”, “Nước mắm không thạch tín”… được phát ra khắp các hang cùng ngõ chợ, khắp tỉnh thành… Thậm chí, cả tuần sau khi cơn bão đã tan, đuôi bão vẫn còn; một số báo vẫn còn tiếp tục đăng quảng cáo nước mắm không thạch tín. Hợp đồng quảng cáo chưa hết hạn mà, phải không?

Vũ Thế Thành

(trích chương II – Đoạn trường nước mắm, trong sách “Chuyện đời nước mắm, tái bản 2020)

Nguồn: vuthethanh.com

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Thạch tín và nước mắm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thạch tín và nước mắm   Thạch tín và nước mắm I_icon13Mon 18 Jul 2022, 07:56

Đọc “Chuyện đời nước mắm” của Vũ Thế Thành


Tưởng tác giả khéo đặt cái tên “ly kỳ”, đọc xong mới biết đời nước mắm cũng éo le chẳng kém nàng Kiều. “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, có điều ở đây không phải “tài sắc” mà là tài…lộc. Chỉ vì tranh giành thị trường mà “cá lớn đánh cá bé” tơi tả, may mà cuối cùng, nàng Kiều “nước mắm truyền thống” vẫn còn sống.

Minh Lê



Thạch tín và nước mắm Chuyen24


          Tác giả kể chuyện hai cơn bão dập vùi đời nước mắm là cơn bão “thạch tín (arsenic) trong nước mắm” và cơn bão “dự thảo về quy phạm sản xuất nước mắm”. Tôi đã đọc vài bài tác giả viết về hai vấn đề này, nhưng nhờ sách mới hiểu được tổng thể và chi tiết hơn. Đọc mà rùng mình, nếu bão thiệt sự chôn vùi nước mắm chính hiệu thì nửa đời sau của tôi sẽ…ăn hết thấy ngon!

           Cũng nhờ sách mà tôi khôn hơn khi đi siêu thị. Đứng trước dãy kệ nước mắm, tôi săm soi mấy cái nhãn để biết đây là nước mắm công nghiệp hay nước mắm truyền thống chớ không chỉ chăm chăm vô độ đạm như trước đây nữa. Mua nước mắm Phú Quốc thì nhìn kỹ coi có Chỉ dẫn địa lý hay không. Tôi còn hiểu được sự khác nhau giữa nước mắm các vùng như Phan Thiết, Nha Trang, Phú Quốc, biết thêm nước mắm ruốc và nước mắm cá đồng. Hồi giờ tôi vẫn tưởng chỉ có cá biển mới làm được nước mắm, thiệt là “ếch ngồi đáy giếng”. Tác giả còn chứng minh, hương và vị của nước mắm truyền thống Việt Nam là duy nhất, không hề giống “fish sauce” của các nước khác, vậy đừng dịch mà cứ giữ nguyên tên “nước mắm”. Đúng quá chớ, cũng như “phở” và “bánh mì ” vậy!

           Tác giả viết chuyện an toàn thực phẩm mà chỗ thì tường thuật chi tiết sinh động như ký sự, chỗ thì nhận xét tinh tế như tùy bút, chỗ lại dí dỏm, cà tửng như tản văn. Tác giả mà đem cuốn này đi dự mấy cuộc thi văn chương gì đó ắt sẽ làm giám khảo đau đầu. Mà tôi khoái hai cái nữa là hình minh họa rất cổ kính và đẹp, thêm cái mục lục ở ngay đầu sách, tra cứu thiệt dễ!

           Cuối cùng, tôi băn khoăn một nỗi, tác giả còn để một kết thúc mở cho nước mắm. Chuyện “Cha, con và nước mắm” cuối sách tả tình thế lưỡng nan của nước mắm truyền thống vào thời buổi hiện tại, khi người tiêu dùng chuyển sang ăn nhạt và chú ý nhiều tới giá cả, khi đầu ra của nước mắm mãi quanh quẩn với thị trường nội địa vì những quy định “tự mình buộc mình”. Dù giữ được hương vị đặc trưng của vùng miền, liệu nước mắm truyền thống có trụ nổi trong sự cạnh tranh khắc nghiệt với các công ty lớn? Sao không “bầu ơi thương lấy bí cùng”, các doanh nghiệp nước mắm lớn và nhỏ có thể cùng thảo luận để đưa ra một dự thảo công bằng, và vận động thay đổi quy phạm quốc tế để có thể xuất khẩu nước mắm truyền thống Việt Nam ra nước ngoài? Nếu được như vậy, nàng Kiều nước mắm sẽ gặp được Kim Trọng của đời mình, tác giả sẽ yên tâm bổ sung cái kết “tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời” trong lần tái bản tới. Còn tôi sẽ yên tâm ăn…nước mắm ngon nửa đời sau vậy.

Minh Lê

(Nguồn: Sài gòn thập cẩm)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Thạch tín và nước mắm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thạch tín và nước mắm   Thạch tín và nước mắm I_icon13Tue 19 Jul 2022, 06:59

Hải sản nhiễm arsenic có hại không?

Vũ Thế Thành

Ăn uống lâu dài thực phẩm có mức arsenic (thạch tín) cao làm ung thư da, bàng quang, phổi, các bệnh tim mạch và gây tổn hại cho hệ thần kinh là điều khoa học đã xác nhận. Nhưng có nhiều loại hợp chất arsenic, và không phải loại arsenic nào cũng có độc tính như nhau.

Arsenic (thạch tín) có tự nhiên trong đất đai, sông biển, không khí, nên hầu như thực phẩm nào cũng chứa arsenic, chỉ có chứa nhiều hoặc ít, ở dạng hợp chất này hoặc dạng nọ.


Thạch tín và nước mắm Fish-a10


Arsenic vô cơ độc hơn hữu cơ

Arsenic có nhiều loại và mức độc hại của chúng cũng khác nhau: arsenic dạng vô cơ độc hơn arsenic hữu cơ (organoarsenic). Arsenic hoá trị 3 (arsenite) độc hại hơn arsenic hoá trị 5 (arsenate).

Có hai loại arsenic hữu cơ phổ biến là arsenosugars và arsenobetaine, và mức độ độc hại của chúng cũng khác nhau tùy theo mức hóa trị của arsenic. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy arsenic vô cơ độc hại gấp 50 lần so với arsenosugars hoá trị 3, và gấp 600 lần arenosugars hoá trị 5 (1).

Arsenic vô cơ được xem là dạng độc hại nhất, chủ yếu có trong nước ngầm và những vùng ô nhiễm công nghiệp. Vì vậy, mức arsenic trong nước uống được quy định nghiêm ngặt nhất, không vượt quá 0,01 mg/lít.

Trong khi đó arsenic hữu cơ lại có nhiều ở thủy sản. Loại arsenic arsenosugars có nhiều trong các loài rong biển (ít độc), còn loại arsenobetaine có nhiều trong hải sản tôm cá cua mực nghêu sò ốc hến.

Các loại thuỷ sinh sống ở biển có mức arsenic cao hơn thuỷ sinh vùng nước ngọt, hoặc cây cỏ động vật sống trên đất liền.

Hải sản có nhiều arsenic, nhưng là arsenic vô hại

Tuỳ theo chủng loại, và vùng đánh bắt, hàm lượng tổng arsenic trong cá có từ khoảng 1- 100 mg/kg (2) .

Arsenobetaine có trong tôm cá sò biển được xem là loại arsenic không độc hại, và chiếm hơn 80% tổng lượng arsenic trong tôm cá. Khoảng 20% còn lại là các loại arsenic khác, kể cả arsenic vô cơ và các loại hữu cơ khác (có hại).

Còn hàm lượng arsenic vô cơ trong cá ít đến độ cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) đã ấn định luôn lượng arsenic vô cơ đương nhiên có trong cá biển là 0,03 mg/kg, và 0,1 mg trong các hải sản khác khi tính toán mức độ tiêu thụ arsenic trong các loại thực phẩm ở người (3)

Chẳng phải EFSA bỗng nhiên độ lượng với arsenic như thế đâu, Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng và Hải sản Quốc gia (Na Uy), đã phản ứng lại, khi EFSA quy định mức tổng arsenic, mà không chịu phân biệt arsenic vô cơ (có hại) và arsenic hữu cơ (hại ít hoặc không hại).

Điển hình là việc sản xuất thức ăn gia súc, mà thành phần chính là bột cá, bột hải sản,…Châu Âu quy định tổng arsenic trong thức ăn gia súc không được phép quá 6 mg/kg. Quy định này không thể đáp ứng vì hầu hết các mẫu đều vượt quá 6 mg. Phân tích cho thấy hầu hết arsenic trong thức ăn gia súc đều ở dạng arsenobetaine (không độc), chỉ có 1,2% trong tổng số arsenic ở dạng vô cơ (2).

Nước mắm có arsenic không?

Nước mắm làm từ cá thì chắc chắn có arsenic rồi, nhưng đa số là arsenic hữu cơ ở dạng arsenobetaine (không độc).

Một khảo sát trên tạp chí Food Chemistry (2008, Feb) về hàm lượng arsenic có trong nước mắm sản xuất ở Việt Nam và Thái Lan xuất sang Áo cho thấy tổng arsenic từ 0,69-2,75 mg/l, trong đó 82-94% là arsenobetaine (4).

Có dạo một số siêu thị trong nước làm khó các nhà sản xuất nước mắm bằng cách yêu cầu họ phải phân tích arsenic nếu muốn đưa hàng vào siêu thị. Đây là đòi hỏi vô lý, vì Bộ Y tế quy định arsenic trong nước mắm là arsenic vô cơ.


Thạch tín và nước mắm Fish-a11

Nước mắm làm từ cá thì chắc chắn có arsenic rồi, nhưng đa số là arsenic hữu cơ ở dạng arsenobetaine (không độc)


Lượng arsenic trong hải sản có quy định, ở mức không quá 2mg/kg, nhưng là arsenic vô cơ, chứ không phải tổng arsenic (cả vô cơ lẫn hữu cơ).

Khi ô nhiễm làm cá chết ở Vũng Áng lan xuống Huế, nhiều người tiêu dùng trong nước đổ xô đi mua nước mắm, cá khô dự trữ.

Tôm cá cua mực nhiễm arsenic thực ra không đáng ngại, kể cả “vướng” vụ Vũng Áng, vì công nghệ luyện thép ít xả ra thứ này. Còn cá nhiễm những kim loại nặng khác như crom, cadmium, hay gì gì nữa, và nhiễm ở mức độ nào thì tôi không biết. Vẫn còn là dấu hỏi. Một dấu hỏi buồn!

(vuthethanh.com)

________________________

(1) http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2137100/#b3-ehp0115-a0575a – Organic versus Inorganic Arsenic in Herbal Kelp Supplements

(2) http://nifes.no/en/is-arsenic-in-fish-and-fish-feed-a-problem-for-food-safety/Is arsenic in fish and fish feed a problem for safety? – The National Institute of Nutrition and Seafood Research, Norway

(3) http://www.efsa.europa.eu/en/efsajournal/pub/1351 Scientific Opinion on Arsenic in Food – EFSA Journal 2009; 7(10):1351 [199 pp.]

(4) https://aminer.org/archive/53e9bdc6b7602d9704a76c81 Arsenic speciation in fish sauce samples determined by HPLC coupled to inductively coupled plasma mass spectrometry
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Thạch tín và nước mắm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thạch tín và nước mắm   Thạch tín và nước mắm I_icon13Tue 19 Jul 2022, 08:44


Arsenic là tên tiếng Anh, tiếng Việt gọi là arsen mới phải? As2O3 tiếng Anh là arsenic trioxide, tiếng Pháp là trioxyde d'arsenic, tiếng Việt phải gọi là trioxid arsen, viết trioxide arsenic là "nửa nạc nửa mỡ", giống như gọi con ngựa trắng là "mã bạch"!  :potay:



_________________________
Thạch tín và nước mắm Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Thạch tín và nước mắm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thạch tín và nước mắm   Thạch tín và nước mắm I_icon13Mon 25 Jul 2022, 09:14

Ai Hoa đã viết:

Arsenic là tên tiếng Anh, tiếng Việt gọi là arsen mới phải? As2O3 tiếng Anh là arsenic trioxide, tiếng Pháp là trioxyde d'arsenic, tiếng Việt phải gọi là trioxid arsen, viết trioxide arsenic là "nửa nạc nửa mỡ", giống như gọi con ngựa trắng là "mã bạch"!  :potay:



học theo Tửng á Thầy! lol2
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Thạch tín và nước mắm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thạch tín và nước mắm   Thạch tín và nước mắm I_icon13Mon 25 Jul 2022, 09:28

Kiểm tra arsenic trong nước mắm là vô nghĩa

Vũ Thế Thành


Thạch tín và nước mắm Nc6b0e10


Công bố của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ ngừoi tiêu dùng (Vinastas) hôm qua (17/10/2016),  67% mẫu nước mắm chứa thạch tín vượt mức cho phép làm người tiêu dùng phát hoảng. Trước đó vài ngày, trong thông cáo báo chí ngày 11/10, Masan đã kiến nghị với cơ quan hữu trách thanh tra toàn diện, chú trọng việc tuân thủ quy định về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, đặc biệt là thạch tín (arsenic) trong nước mắm. Một kiến nghị rất hấp dẫn.  

Hấp dẫn bởi đây là lần đầu tiên một nhà sản xuất đề nghị được thanh tra, không chỉ thanh tra riêng Masan, mà thanh tra toàn ngành. Không những thế, còn đề nghị thanh tra toàn diện nữa, nghĩa là không sót một thứ gì. Rất đáng trân trọng.



Thạch tín và nước mắm Nc6b0e11

Cả vài trăm năm nay, nước mắm vẫn được chượp từ cá và muối rồi cho vào tĩn. Có ai bị ngộ độc arsenic đâu..


Masan là công ty sản xuất nước mắm công nghiệp hàng đầu ở Việt Nam, và trong kiến nghị của Masan có nêu một chi tiết “đặc biệt là (kiểm tra) thạch tín trong nước mắm”. Về mặt an toàn thực phẩm, liệu có cần phải kiểm tra asernic trong nước mắm không?

Arsenic vô cơ độc hơn arsenic hữu cơ

Arsenic là một kim loại nặng, rất độc hại cho sức khỏe. Điều này khoa học đã khẳng định.

Tuy nhiên arsenic tồn tại ở nhiều dạng hợp chất, và mức độ độc hại khác nhau. Arsenic hóa trị 3 độc hơn arsenic hóa trị 5, arsenic vô cơ độc hơn arsenic hữu cơ.

Và mức chênh lệch độc hại này rất lớn chứ không nhỏ. Các nghiên cứu trong  phòng thí nghiệm cho thấy arsenic vô cơ độc hại gấp 50 lần so với arsenosugars hoá trị 3, và gấp 600 lần arenosugars hoá trị 5. Còn arsenobetaine được xem là không độc hại (1)

Các chất arenosugars (cả hóa trị 3 và 5) và arsenobetaine đều là những arsenic hữu cơ.

Tiêu chuẩn arsenic trong nước mắm ở dạng vô cơ

Trong cá và các loại thủy hải sản nói chung, arsenic tồn tại ở cả hai dạng vô cơ và hữu cơ. Trong đó arsenic dạng vô cơ chiếm rất ít. Ít đến độ Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) đã ấn định luôn lượng arsenic vô cơ đương nhiên có trong cá biển là 0,03 mg/kg, và 0,1 mg trong các hải sản khác khi tính toán mức độ tiêu thụ arsenic trong các loại thực phẩm ở người (2).

Châu Âu quy định tổng arsenic (vô cơ + hữu cơ) trong thức ăn gia súc (bột cá) không được phép quá 6 mg/kg. Còn trong hải sản nói chung, Việt Nam quy định không quá 2mg/kg.

Quy định về nước chấm (làm từ cá) của các nước trên thế giới và cả đề nghị của Ủy ban Codex (của WHO và FAO) chỉ quy định đạm tổng, độ pH, độ mặn, histamin, độc tố sinh học biển,… nhưng với arsenic thì không. Điều này hợp lý, bởi vì hấu hết là arsenic hữu cơ (vô hại), và hơn nữa, người ta có thể ăn một ngày 200-300 gr cá, nhưng húp được mấy muỗng nước mắm?

Riêng Việt Nam, xếp nước mắm chung với loại nước chấm, và theo quy chuẩn  QCVN 8-2:2011/BYT, thì mức arsenic tối đa cho phép là 1mg/lít, tính theo arsenic vô cơ. (3) + (4)

Arsenic trong  nước chấm làm từ nông sản như đậu nành, đậu phộng, gạo.. ở dạng vô cơ do hấp thu arsenic từ đất, nước,… Trong khi đó, nước mắm là nước chấm làm từ cá, nên hầu hết arsenic trong cá ở dạng hữu cơ, ít hoặc không độc hại.

Một khảo sát trên tạp chí Food Chemistry (2008, Feb) về hàm lượng arsenic có trong nước mắm sản xuất ở Việt Nam và Thái Lan xuất sang Áo cho thấy tổng arsenic từ 0,69-2,75 mg/l, trong đó 82-94% là arsenobetaine, một dạng arsenic hữu cơ không độc hại (4).

Arsenic có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, nhiễm tự nhiên chứ arsenic chẳng có lợi lộc gì để thêm vào thực phẩm. Mức quy định arsenic tùy thuộc vào loại thực phẩm ăn nhiều hay ăn ít. Quy định arsenic trong nước uống là 0,01 mg/lít, trong gạo là 0,2 mg/kg, trong cá là 2mg/kg..

Như vậy nếu kiểm tra lượng arsenic trong nước mắm thì phải dựa trên arsenic vô cơ, chứ không thể là tổng arsenic  (arsenic vô cơ + arsenic hữu cơ). Kết quả mà Vinastas công bố ngày 17/10 là nói về arsenic tổng, không có ý nghĩa để đánh giá về vấn đề an toàn. Hiện nay các phòng lab trong nước chỉ phân tích được arsenic tổng, chứ chưa tách bạch được arsenic vô cơ và hữu cơ.

Tỉ lệ pha loãng? Có trời biết!

Nước mắm truyền thống chỉ làm từ cá và muối, thời gian chượp kéo dài cả năm để có hương và vị tự nhiên đặc trưng của nước mắm. Sau đó rút ra nước mắm nhất, nhì, ba,…, rồi trộn lại để có nhiều loại nước mắm đắt rẻ khác nhau.

Nước mắm công nghiệp mua nước mắm nhất nhì ba gì đó không rõ, sau đó pha loãng theo một tỉ lệ (có trời biết), rồi cho thêm phụ gia tạo màu, tạo sệt, tạo vị, tạo hương, bảo quản…và cũng không loại trừ tăng độ đạm giả tạo.

Nước mắm truyền thống phải có độ mặn  cao, nếu không dễ bị kết tủa hoặc bị hư, mặc dù hậu vị của nó là hậu vị truyền thống thứ thiệt. Điều bất cập ở đây là một số nhà sản xuất nước mắm truyền thống chịu không nổi sức ép do giá rẻ của nước mắm công nghiệp, đã táy máy thêm một ít chất bảo quản để giảm độ mặn,…Nửa này nửa nọ mới là điều đau khổ khi chưa có một ranh giới rõ ràng về loại nước mắm truyền thống và công nghiệp.

Nước mắm truyền thống thường được làm với tỉ lệ cá /muối cao (2,5-3 /1), và với thời gian chượp cả năm, công phu tốn kém hơn. Nhiều cá, thì lượng arsenic trong nước mắm truyền thống cao hơn nước mắm công nghiệp là điều dễ hiểu. Và như đã nói ở trên, arsenic trong cá hay trong nước mắm hầu hết là arsenic hữu cơ, gần như vô hại.

Như vậy, có thể đặt câu hỏi:  tỉ lệ pha loãng của nước mắm công nghiệp là bao nhiêu để có dư lượng arsenic thấp hơn nước mắm truyền thống? Cũng xin nói luôn, đạm tổng cao không có nghĩa là nước mắm đó được làm với tỉ lệ cá cao.

Đầu tư công nghệ hiện đại để kiểm soát chất lượng sản phẩm được tốt hơn là điều đáng khuyến khích. Nhưng con người điều khiển công nghệ, chứ không phải công nghệ điều khiển con người Tỉ lệ pha loãng nước mắm, thêm thắt phụ gia bao nhiêu là do con người quyết định.

Thực phẩm truyền thống trải qua bao đời vẫn tồn tại, thì ắt phải có cái tinh túy riêng của nó. Nếu công nghiệp hóa sản phẩm truyền thống thì phải trả giá. Cái giá của một loại thực phẩm lai căng, đáp ứng được nhu cầu của nhịp sống vội, thì phải chấp nhận cái tinh túy truyền thống mất đi ít nhiều. Chả lụa ta, xúc xích tây cũng thế chứ chẳng riêng gì nước mắm.

Tóm lại, đòi hỏi kiểm tra arsenic trong nước mắm là điều không cần thiết, kết quả công bố chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng. Nếu kiểm tra, thì nên kiểm độ đạm, hóa chất sử dụng có vượt mức cho phép hay không, lượng histamin (gây dị ứng),… Nói cách khác, đưa ra đòi hỏi kiểm tra arsenic trong nước mắm, chỉ có lợi cho nước mắm công nghiệp, chứ không phải vì vậy vấn đề an toàn thực phẩm được cải thiện.

Vũ Thế Thành

—-

(1) http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2137100/#b3-ehp0115-a0575a – Organic versus Inorganic Arsenic in Herbal Kelp Supplements

(2) http://www.efsa.europa.eu/en/efsajournal/pub/1351Scientific Opinion on Arsenic in Food – EFSA Journal 2009; 7(10):1351 [199 pp.]

(3) http://vasep.com.vn/Uploads/image/Nguyen-Van-Anh/file/QCVN%20nuoc%20mam.pdf – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước mắm

(4) http://www.fsi.org.vn/pic/files/qcvn-8-2_2011-byt-gioi-han-o-nhiem-kim-loai-nang.pdf – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

(5) https://aminer.org/archive/53e9bdc6b7602d9704a76c81Arsenic speciation in fish sauce samples determined by HPLC coupled to inductively coupled plasma mass spectrometry
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Thạch tín và nước mắm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thạch tín và nước mắm   Thạch tín và nước mắm I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Thạch tín và nước mắm
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Khoa học & đời sống-