Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Cột đồng chưa xanh (2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 39 ... 75, 76, 77 ... 81 ... 87  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 I_icon13Fri 02 Oct 2020, 10:29

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Đào Long Vân giảng giải:
_ Chúng lý luận thế này: nếu đổi số trâu đứng và trâu nằm thành trâu già thì một trâu đứng bằng mười lăm trâu già và một trâu nằm bằng chín trâu già. Một trăm bó cỏ thì phải có ba trăm trâu già, như vậy số trâu dôi ra là hai trăm con.

Hoả giả tỏ vẻ chú ý:
_ Rồi sao nữa?

Đào Long Vân giải thích tiếp:
_ Sở dĩ dôi ra trâu vì mỗi trâu đứng được thêm mười bốn con, mỗi trâu nằm thêm tám con, do đấy mười bốn lần số trâu đứng cộng tám lần số trâu nằm là hai trăm, hay rút gọn, bảy lần số trâu đứng cộng bốn lần số trâu nằm là một trăm. Kết cục lại số trâu đứng phải là bội số của bốn. Vì tổng số trâu là một trăm nên số trâu đứng chỉ có thể là bốn, tám hoặc mười hai. Từ đấy suy ra số trâu nằm và trâu già.

Hoả giả vỗ tay tán thưởng:
_ Trẻ con An Nam thông minh thực! Đáng tiếc là những đứa trẻ như thế không được triều đình quan tâm đào tạo để trở thành những toán học gia xuất chúng!

Đào Long Vân thở dài:
_ Triều đình bây giờ từ vua xuống quan chỉ sính theo văn hoá Khổng Mạnh, chăm chăm học giáo điều Tứ Thư Ngũ Kinh, chuộng từ chương, xa rời thực tế, sự học càng ngày càng kém, nho sĩ chỉ đóng mình trong bốn bức vách với văn phòng tứ bảo, ngâm thi vịnh nguyệt, mở mồm ra là “Tử viết”, là “chi hồ dã dã”, chờ ngày “kim bảng đề danh” để vinh thân phì gia, no cơm ấm áo, chẳng ai hơi đâu nghĩ đến việc cần nâng cao dân trí, nuôi dưỡng tài năng để mưu điều quốc phú dân cường!

Hoả giả trầm ngâm:
_ Ta ở bên Thanh quốc đã từng nghiên cứu toán học từ cổ đại của người Hán. Nói chung toán học phương Đông có điểm khác về căn bản so với toán học Hy lạp, tỷ dụ như nó không có sự phát triển tiên đề toán học, các khái niệm chứng minh khác hẳn với khái niệm của người Hy lạp, nhưng không vì thế mà người ta không chú ý đến nó. Thay vào đấy, người ta phải ngạc nhiên trước cách tiếp cận toán học của người Hán và thành tựu mà nó đã dẫn đến. Văn bản cổ nhất là Chu Bễ toán kinh gần hai nghìn năm trước có chứa tuyên bố về quy tắc câu cổ tức là định lý Cao Thương (1). Đây là một văn bản về thiên văn học chỉ ra cách đo vị trí của các thiên thể bằng cách sử dụng máy đo bóng và phép tính toán bằng cách loại suy, nghĩa là, sau khi hiểu một dòng lập luận cụ thể, họ có thể suy ra nhiều loại lập luận tương tự khác nhau. Quyển sách toán quan trọng nhất thời cổ đại là Cửu chương toán thuật viết bởi Trần Sanh hai nghìn năm trước đây được bổ sung bởi Lưu Huy và Tổ Xung Chi gồm chín chương gồm các cách tính diện tích hình vuông, chữ nhật, tròn, vành khăn,… quy tắc tam suất, chia tỷ lệ, khai căn, ước tính công trình, thể tích hình khối, cấp số cộng, giải phương trình tuyến tính, phương trận, giải ma trận, điều mà toán học Âu châu tìm ra mới từ hơn một trăm năm nay. Cửu chương toán thuật cũng trình bày phương pháp thiên tố để tìm nghiệm số các phương trình hữu tỷ bậc cao. Thực chất phương pháp này tương đương với phương pháp Hoắc Nạp (2) mới vừa được phát minh gần đây ở phương Tây, sau cả hai nghìn năm. Tỷ số giữa chu vi hình tròn và đường kính (3) được Tổ Xung Chi tìm ra chính xác đến bảy số thập phân và kỷ lục này đứng vững đến chín trăm năm. Với trình độ toán học như thế, người Hán đã áp dụng nó vào các môn khoa học và phát minh ra nhiều thứ đầu tiên trên thế giới. Trước nay ta vẫn nghe rằng Trung thổ là nguồn gốc văn minh của mọi dân tộc ở miền Đông Á Tế Á này. Giờ theo cậu kể thì ra vẫn còn một nền văn minh khác phát triển độc lập với nó nằm ở phía Nam?

(còn tiếp)

___________
(1) Định lý Pythagoras, lấy theo tên nhà triết học và toán học Hy lạp Pythagoras (570-495 BC).
(2) William George Horner (1786-1837), nhà toán học Anh.
(3) Tức là số Pi.


Ui cái đoạn này đọc thôi mà đã thấy đau đầu rùi. Thầy thật là giỏi á. Đúng là bách khoa tự điển :blowkiss:

có mấy con trâu mà cũng đau đầu à?  :potay:

_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 I_icon13Fri 02 Oct 2020, 10:37

Cột đồng chưa xanh (tt)

Hoả giả đưa tay lên bóp trán, nét mặt đăm chiêu. Đào Long Vân đáp:
_ Thực ra dân tộc phương Nam ban đầu đã có nền văn minh phát triển rất cao trước người Hán đến nỗi người Hán đã mạo nhận những công trình sáng tạo của họ làm của mình. Chẳng hạn Toán học Trung thổ phát xuất từ Kinh Dịch, mà Kinh Dịch là bộ sách kinh điển bằng tiếng Hán được soạn lại từ sách cổ của người Việt, vốn là dân tộc sinh sống ở phía Nam của Trường giang. Cội nguồn Kinh Dịch là Hà đồ Lạc thư cũng là công trình sáng tạo từ người Việt. Trên Hà đồ và Lạc thư có hình tượng chín con số từ nhất đến cửu theo dạng kết thằng, vì ngày xưa người ta dùng các nút thắt dây để đếm số. Gần hai nghìn năm trước, khi người Hán chiếm lĩnh toàn bộ đất đai của người Việt, chúng bắt đầu thực hiện chính sách Hán hoá bằng cách phá huỷ tất cả sách vở, chữ viết của người Việt, bắt người Việt phải học chữ Hán và theo phong tục văn hoá của người Hán. Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, chữ khoa đẩu cùng những tài liệu học thuật của người Việt thời Văn Lang và Âu Lạc đã bị mai một rất nhiều. Sau khi một nhóm trong các dân tộc Việt là người Lạc Việt giành lại được quyền tự chủ từ tay người Hán lập thành một nước riêng, họ vẫn phải chịu thần phục người Hán và tiến cống hàng năm để gìn giữ hoà bình lâu dài xây dựng đất nước. Ngoài sản phẩm như vàng bạc, châu ngọc, sừng tê, quế hồi, dược liệu, gỗ quý, nước Nam còn phải cống cho họ những nhân tài đất nước gồm lương y, thầy địa lý, thợ thủ công, thầy lý số, phường nhạc… Thời Thục An Dương Vương đã phải tiến cống Lý Ông Trọng cho nhà Tần. Nhiều người Việt như Lý Tiến, Lý Cầm đời Hán, Khương Công Phụ đời Đường đã làm quan bên Tàu. Dưới triều Minh Thành Tổ, khi xâm lăng Đại Ngu, là quốc hiệu nước Nam thời đấy, và đánh bại được quân đội nhà Hồ, quân Minh đã bắt những người có học vấn cao, thợ khéo, các thanh niên tráng kiện để mang về Trung Thổ phục vụ cho nước họ. Nổi tiếng nhất trong số này có Nguyễn An là người đã thiết kế xây dựng Tử Cấm Thành, một công trình đồ sộ gồm tám trăm cung và hơn tám nghìn tám trăm phòng trên diện tích hàng nghìn mẫu. Ngoài ra còn Hồ Nguyên Trừng, sách sử nhà Minh gọi là Lê Trừng, vốn là tướng nhà Hồ bại trận bị quân Minh bắt về Yên Kinh. Biết Trừng có tài Minh Thành Tổ xá tội và thu dụng làm việc ở Công bộ. Trừng là người đầu tiên chế tạo súng thần cơ nên được tôn làm tổ sư nghề đúc súng của quân Minh. Theo Vân đài loại ngữ của Quế Đường tiên sinh thì trong sử đời Minh có ghi nhận: “Trừng khéo chế súng, chế ra thần cơ cho triều đình, đến nay mỗi khi tế binh khí đều phải tế Trừng”. Trong sách Thông ký cũng nói: ”Lúc đầu Quốc Triều, tức triều Minh, chỉ có năm quân doanh, ấy là Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu. Năm Vĩnh Lạc xưa lấy ba nghìn quân kỵ rợ Hồ đặt dưới lá cờ rồng, lập ra tam thiên doanh. Sau khi Nam phạt, học được phép chế thần cơ thì lập ra thần cơ doanh” (*). Trừng còn chế tạo ra cổ lâu thuyền là chiến thuyền hai tầng cho quân Minh sử dụng.

Dừng lại một chốc, chàng tiếp:
_ Mặt khác, khi sai Trương Phụ và Mộc Thạnh mang tám mươi vạn quân sang xâm lược nước Nam, Minh Thành Tổ trực tiếp ra lệnh cho bọn chúng rằng: “Khi tiến quân vào thành An Nam thì chỉ trừ những bản kinh và sách về Thích (Phật giáo), Đạo (Lão giáo) không huỷ, còn tất cả các bản in sách, các giấy tờ cho đến sách học của trẻ con như loại “thượng, đại, nhân, ất, kỷ”, thì nhất thiết một mảnh giấy, một con chữ đều phải thiêu huỷ hết. Trong nước ấy, chỉ có những bia do người Bắc dựng nên ngày trước thì lưu lại, còn những bia do An Nam lập ra thì phải phá cho hết, một chữ cũng không được để”. Mấy năm sau hắn nhiều lần nhắc Trương Phụ phải thi hành đầy đủ mệnh lệnh trên. Năm Vĩnh Lạc thứ mười sáu triều nhà Minh lại cử Hạ Thanh và Hạ Thì sang nước ta vơ vét tất cả những sách vở còn sót lại đem về Trung Thổ. Trong số sách bị tịch thu có nhiều tác phẩm văn học, sử học, pháp luật, quân sự rất quý giá của đời Lý, đời Trần như Hình thư của Lý Thái Tông, Quốc triều thông lễ và Hình luật của Trần Thái Tông, Đại Việt sử ký của Hàn Lâm học sĩ Lê Văn Hưu, Di hậu lục của Trần Thánh Tông, Trùng Hưng thực lục của Trần Nhân Tông, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Lạc Đạo tập của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Trần Triều đại điển của Trần Dụ Tông, Tứ thư thuyết ước của Văn Trinh Công Chu Văn An, Việt Nam thế chí và Việt sử cương mục của Thẩm hình viện sứ Hồ Tông Thốc… Do thực hiện chủ trương huỷ diệt văn hoá của nhà Minh, hầu hết sách điển chương, luật lệ, cùng các tác phẩm lịch sử, văn học, địa lý, quân sự... ở Đại Việt thời tiền Minh thuộc đều bị mất cả. Sau này khi đức Thái tổ bình định xong giặc Minh, Lê triều ra sức thu gom nhặt nhạnh lại nhưng những tác phẩm trước không còn được bao nhiêu.

Hoả giả chắt lưỡi tỏ vẻ nuối tiếc:
_ Chẳng khác gì khi quân La Mã chinh phục Hy Lạp nhỉ?
______________
* Thần cơ doanh là binh chủng pháo binh đầu tiên của quân đội Trung Hoa và cũng là binh chủng pháo binh đầu tiên của nhân loại.

(còn tiếp)


_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4905
Registration date : 23/03/2013

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 I_icon13Fri 02 Oct 2020, 12:16

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Đào Long Vân giảng giải:
_ Chúng lý luận thế này: nếu đổi số trâu đứng và trâu nằm thành trâu già thì một trâu đứng bằng mười lăm trâu già và một trâu nằm bằng chín trâu già. Một trăm bó cỏ thì phải có ba trăm trâu già, như vậy số trâu dôi ra là hai trăm con.

Hoả giả tỏ vẻ chú ý:
_ Rồi sao nữa?

Đào Long Vân giải thích tiếp:
_ Sở dĩ dôi ra trâu vì mỗi trâu đứng được thêm mười bốn con, mỗi trâu nằm thêm tám con, do đấy mười bốn lần số trâu đứng cộng tám lần số trâu nằm là hai trăm, hay rút gọn, bảy lần số trâu đứng cộng bốn lần số trâu nằm là một trăm. Kết cục lại số trâu đứng phải là bội số của bốn. Vì tổng số trâu là một trăm nên số trâu đứng chỉ có thể là bốn, tám hoặc mười hai. Từ đấy suy ra số trâu nằm và trâu già.

Hoả giả vỗ tay tán thưởng:
_ Trẻ con An Nam thông minh thực! Đáng tiếc là những đứa trẻ như thế không được triều đình quan tâm đào tạo để trở thành những toán học gia xuất chúng!

Đào Long Vân thở dài:
_ Triều đình bây giờ từ vua xuống quan chỉ sính theo văn hoá Khổng Mạnh, chăm chăm học giáo điều Tứ Thư Ngũ Kinh, chuộng từ chương, xa rời thực tế, sự học càng ngày càng kém, nho sĩ chỉ đóng mình trong bốn bức vách với văn phòng tứ bảo, ngâm thi vịnh nguyệt, mở mồm ra là “Tử viết”, là “chi hồ dã dã”, chờ ngày “kim bảng đề danh” để vinh thân phì gia, no cơm ấm áo, chẳng ai hơi đâu nghĩ đến việc cần nâng cao dân trí, nuôi dưỡng tài năng để mưu điều quốc phú dân cường!

Hoả giả trầm ngâm:
_ Ta ở bên Thanh quốc đã từng nghiên cứu toán học từ cổ đại của người Hán. Nói chung toán học phương Đông có điểm khác về căn bản so với toán học Hy lạp, tỷ dụ như nó không có sự phát triển tiên đề toán học, các khái niệm chứng minh khác hẳn với khái niệm của người Hy lạp, nhưng không vì thế mà người ta không chú ý đến nó. Thay vào đấy, người ta phải ngạc nhiên trước cách tiếp cận toán học của người Hán và thành tựu mà nó đã dẫn đến. Văn bản cổ nhất là Chu Bễ toán kinh gần hai nghìn năm trước có chứa tuyên bố về quy tắc câu cổ tức là định lý Cao Thương (1). Đây là một văn bản về thiên văn học chỉ ra cách đo vị trí của các thiên thể bằng cách sử dụng máy đo bóng và phép tính toán bằng cách loại suy, nghĩa là, sau khi hiểu một dòng lập luận cụ thể, họ có thể suy ra nhiều loại lập luận tương tự khác nhau. Quyển sách toán quan trọng nhất thời cổ đại là Cửu chương toán thuật viết bởi Trần Sanh hai nghìn năm trước đây được bổ sung bởi Lưu Huy và Tổ Xung Chi gồm chín chương gồm các cách tính diện tích hình vuông, chữ nhật, tròn, vành khăn,… quy tắc tam suất, chia tỷ lệ, khai căn, ước tính công trình, thể tích hình khối, cấp số cộng, giải phương trình tuyến tính, phương trận, giải ma trận, điều mà toán học Âu châu tìm ra mới từ hơn một trăm năm nay. Cửu chương toán thuật cũng trình bày phương pháp thiên tố để tìm nghiệm số các phương trình hữu tỷ bậc cao. Thực chất phương pháp này tương đương với phương pháp Hoắc Nạp (2) mới vừa được phát minh gần đây ở phương Tây, sau cả hai nghìn năm. Tỷ số giữa chu vi hình tròn và đường kính (3) được Tổ Xung Chi tìm ra chính xác đến bảy số thập phân và kỷ lục này đứng vững đến chín trăm năm. Với trình độ toán học như thế, người Hán đã áp dụng nó vào các môn khoa học và phát minh ra nhiều thứ đầu tiên trên thế giới. Trước nay ta vẫn nghe rằng Trung thổ là nguồn gốc văn minh của mọi dân tộc ở miền Đông Á Tế Á này. Giờ theo cậu kể thì ra vẫn còn một nền văn minh khác phát triển độc lập với nó nằm ở phía Nam?

(còn tiếp)

___________
(1) Định lý Pythagoras, lấy theo tên nhà triết học và toán học Hy lạp Pythagoras (570-495 BC).
(2) William George Horner (1786-1837), nhà toán học Anh.
(3) Tức là số Pi.


Ui cái đoạn này đọc thôi mà đã thấy đau đầu rùi. Thầy thật là giỏi á. Đúng là bách khoa tự điển :blowkiss:

có mấy con trâu mà cũng đau đầu à?  :potay:

Đau đầu cái đoạn Hoả Giả nói á thầy. Em bị tiền đình hì hì
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 I_icon13Sat 03 Oct 2020, 08:07

Cột đồng chưa xanh (tt)

Hai người bàn luận về toán học càng lúc càng tương đắc. Họ cùng nhau say mê giải toán quên cả thời gian, trong khi đấy Hồng Chi Lan và mấy nữ tỳ chỉ trơ mắt nhìn không hiểu gì cả. Thình lình nghe tiếng gọi, Hải Thanh bước ra thì thấy Hải Nhạn hớt hải chạy đến. Hải Thanh hỏi:
_ Việc gì thế?

Hải Nhạn dừng lại, hổn hển nói:
_ May quá, mọi người đây rồi!

Hải Thanh trấn an:
_ Bình tĩnh lại, từ từ mà nói!

Hải Nhạn vuốt ngực lấy lại hơi rồi đáp:
_ Thâm đường chủ bảo Đại hội chủ có lệnh mời Lý tiên sinh và công tử dự yến tối nay, em và Hải Linh phải phân nhau đi tìm hai vị về lo chuẩn bị.

Nhìn trời đã xế chiều, có lẽ khoảng giữa giờ thân, liệu chừng không còn bao lâu thời gian nữa, Hải Thanh bảo:
_ Được rồi, để chị vào trong báo tin cho tiên sinh và công tử.

Cô ta vào trong thưa với Đào Long Vân:
_ Thưa tiên sinh, Đại hội chủ mời dự yến tối nay, xin hai vị về chuẩn bị.

Đào Long Vân hỏi:
_ Yến tiệc bắt đầu vào giờ nào?

Hải Thanh đáp:
_ Giữa giờ Dậu ạ! Còn khoảng một thời thần, đủ để tiên sinh và công tử về tắm gội và thay áo.

Nghe thế, Hồng Chi Lan giật nảy mình. Đào Long Vân nhìn thấy phản ứng của nàng thì vừa thương vừa buồn cười. Chàng xin phép từ biệt hoả giả. Ông già Hồi Hồi lưu luyến hẹn chàng hôm sau đến tiếp tục bàn luận. Chàng nhận lời rồi cùng mọi người trở về Nghênh Tân Quán.

Đang bước đi, tiếng sóng vọng vào tai làm Đào Long Vân chợt ngoảnh qua nhìn. Mặt trời bắt đầu hạ thấp dần xuống chân trời. Trước mắt chàng một vầng hào quang đỏ au to tròn như một chiếc mâm đồng sáng loá. Ánh sáng chiếu xuống nước làm mặt bể đỏ rực lên. Những chiếc thuyền Kình Nghê hội qua lại chậm chạp như đang bị vùi trong biển lửa. Bầu trời xanh đã nhuộm đỏ ráng chiều, với những đám mây màu lam bềnh bồng như những dải lụa cắt ngang và những chú chim hải âu trắng phau không ngớt chao qua, lượn lại, đôi cánh chúng không hề động đậy mỗi lúc nghiêng mình. Cảnh hoàng hôn trên biển đẹp tuyệt trần, một vẻ đẹp hoang sơ hùng vỹ, rung động lòng người.

Thấy chàng ngẩn ngơ nhìn Hải Thanh hỏi:
_ Lý tiên sinh hẳn là đang nhớ nhà đấy nhỉ?

Đào Long Vân ngượng nghịu trả lời:
_ Tôi chỉ quen ngắm nhìn hoàng hôn trên đồng lúa và rừng núi ở quê tôi, chứ chưa từng thấy hoàng hôn trên bể. Thực là một cảnh quan kỳ mỹ!

Hải Thanh cười nói:
_ Ở đây lâu, Lý tiên sinh sẽ còn nhiều dịp ngắm xem các quang cảnh kỳ thú trên đảo mà trong đất liền không có được!

Đào Long Vân cũng cười:
_ Hà Tiên có mười cảnh đẹp đã được Hà tiên đô đốc Mạc Thiên Tứ làm mười bài Hà Tiên thập vịnh ca ngợi. Ước gì ở đây cũng có mười cảnh đẹp để các thi sĩ làm thơ Kình Ngư đảo thập vịnh lưu truyền hậu thế nhỉ?

Hải Tước liến thoắng chen vào:
_ Lý tiên sinh chớ lo, chắc chắn trên đảo có đủ mười cảnh đẹp cho tiên sinh tha hồ phóng bút mà!

Hồng Chi Lan nhìn chàng như muốn nói điều gì. Chàng đọc được trong ánh mắt nàng như ngầm nhắc:
_ Anh nhớ đã hứa điều gì với em không?

Chàng nắm bàn tay nàng siết nhẹ và ghé đầu sát bên tai bảo khẽ:
_ Anh nhất định sẽ dạy chữ cho em, sau này anh em mình xướng hoạ với nhau!

Đôi mắt trong vắt của người thiếu nữ mở to nhìn chàng ra vẻ cảm kích, lòng nàng bỗng chợt thấy ấm áp, trong đầu nàng đang vẽ lên một viễn tượng tươi đẹp mai sau. Hạnh phúc đối với nàng rất đơn sơ, bình dị!

(còn tiếp)


_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 I_icon13Sun 04 Oct 2020, 11:18

Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Hai người bàn luận về toán học càng lúc càng tương đắc. Họ cùng nhau say mê giải toán quên cả thời gian, trong khi đấy Hồng Chi Lan và mấy nữ tỳ chỉ trơ mắt nhìn không hiểu gì cả. Thình lình nghe tiếng gọi, Hải Thanh bước ra thì thấy Hải Nhạn hớt hải chạy đến. Hải Thanh hỏi:
_ Việc gì thế?

Hải Nhạn dừng lại, hổn hển nói:
_ May quá, mọi người đây rồi!

Hải Thanh trấn an:
_ Bình tĩnh lại, từ từ mà nói!

Hải Nhạn vuốt ngực lấy lại hơi rồi đáp:
_ Thâm đường chủ bảo Đại hội chủ có lệnh mời Lý tiên sinh và công tử dự yến tối nay, em và Hải Linh phải phân nhau đi tìm hai vị về lo chuẩn bị.

Nhìn trời đã xế chiều, có lẽ khoảng giữa giờ thân, liệu chừng không còn bao lâu thời gian nữa, Hải Thanh bảo:
_ Được rồi, để chị vào trong báo tin cho tiên sinh và công tử.

Cô ta vào trong thưa với Đào Long Vân:
_ Thưa tiên sinh, Đại hội chủ mời dự yến tối nay, xin hai vị về chuẩn bị.

Đào Long Vân hỏi:
_ Yến tiệc bắt đầu vào giờ nào?

Hải Thanh đáp:
_ Giữa giờ Dậu ạ! Còn khoảng một thời thần, đủ để tiên sinh và công tử về tắm gội và thay áo.

Nghe thế, Hồng Chi Lan giật nảy mình. Đào Long Vân nhìn thấy phản ứng của nàng thì vừa thương vừa buồn cười.  Chàng xin phép từ biệt hoả giả. Ông già Hồi Hồi lưu luyến hẹn chàng hôm sau đến tiếp tục bàn luận. Chàng nhận lời rồi cùng mọi người trở về Nghênh Tân Quán.

Đang bước đi, tiếng sóng vọng vào tai làm Đào Long Vân chợt ngoảnh qua nhìn. Mặt trời bắt đầu hạ thấp dần xuống chân trời. Trước mắt chàng một vầng hào quang đỏ au to tròn như một chiếc mâm đồng sáng loá. Ánh sáng chiếu xuống nước làm mặt bể đỏ rực lên. Những chiếc thuyền Kình Nghê hội qua lại chậm chạp như đang bị vùi trong biển lửa. Bầu trời xanh đã nhuộm đỏ ráng chiều, với những đám mây màu lam bềnh bồng như những dải lụa cắt ngang và những chú chim hải âu trắng phau không ngớt chao qua, lượn lại, đôi cánh chúng không hề động đậy mỗi lúc nghiêng mình. Cảnh hoàng hôn trên biển đẹp tuyệt trần, một vẻ đẹp hoang sơ hùng vỹ, rung động lòng người.

Thấy chàng ngẩn ngơ nhìn Hải Thanh hỏi:
_ Lý tiên sinh hẳn là đang nhớ nhà đấy nhỉ?

Đào Long Vân ngượng nghịu trả lời:
_ Tôi chỉ quen ngắm nhìn hoàng hôn trên đồng lúa và rừng núi ở quê tôi, chứ chưa từng thấy hoàng hôn trên bể. Thực là một cảnh quan kỳ mỹ!

Hải Thanh cười nói:
_ Ở đây lâu, Lý tiên sinh sẽ còn nhiều dịp ngắm xem các quang cảnh kỳ thú trên đảo mà trong đất liền không có được!

Đào Long Vân cũng cười:
_ Hà Tiên có mười cảnh đẹp đã được Hà tiên đô đốc Mạc Thiên Tứ làm mười bài Hà Tiên thập vịnh ca ngợi. Ước gì ở đây cũng có mười cảnh đẹp để các thi sĩ làm thơ Kình Ngư đảo thập vịnh lưu truyền hậu thế nhỉ?

Hải Tước liến thoắng chen vào:
_ Lý tiên sinh chớ lo, chắc chắn trên đảo có đủ mười cảnh đẹp cho tiên sinh tha hồ phóng bút mà!

Hồng Chi Lan nhìn chàng như muốn nói điều gì. Chàng đọc được trong ánh mắt nàng như ngầm nhắc:
_ Anh nhớ đã hứa điều gì với em không?

Chàng nắm bàn tay nàng siết nhẹ và ghé đầu sát bên tai bảo khẽ:
_ Anh nhất định sẽ dạy chữ cho em, sau này anh em mình xướng hoạ với nhau!

Đôi mắt trong vắt của người thiếu nữ mở to nhìn chàng ra vẻ cảm kích, lòng nàng bỗng chợt thấy ấm áp, trong đầu nàng đang vẽ lên một viễn tượng tươi đẹp mai sau. Hạnh phúc đối với nàng rất đơn sơ, bình dị!

(còn tiếp)


tội cô em nuôi quá!  Crying or Very sad
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 I_icon13Tue 12 Jan 2021, 11:48

Cột đồng chưa xanh (tt)

Hai người về Nghênh tân quán tắm rửa. Giống như lần trước, Đào Long Vân cũng đuổi bốn nữ tỳ ra ngoài và chàng trông chừng cho Chi Lan tắm. Đầu giờ Dậu đã thấy Bạch Hải Âu đến đón. Cô ta nhìn thấy Chi Lan vẫn khoác bộ y phục của mình trao cho thì quay sang nghiêm giọng hỏi Hải Thanh:
_ Bọn mi không mang y phục mới cho công tử thay à?

Ả nữ tỳ run sợ cúi đầu thưa:
_ Dạ có, nhưng…

Nó chưa kịp nói hết thì Hồng Chi Lan đã đỡ lời:
_ Thiếu hội chủ đừng trách chúng, chẳng qua tôi thấy nó vừa vặn hơn. Vả lại bộ áo này mặc chưa đến nửa ngày mà!

Bạch Hải Âu ngước nhìn nàng, cặp mắt lấp lánh ánh sao ẩn chứa niềm vui khôn tả. Dù không nói ra hẳn cô nghĩ rằng Chi Lan nhất định có chút gì quyến luyến với vật của mình trao cho không nỡ xa rời. Cô bảo:
_ Không sao, để tôi bảo chúng mang sang cho Lan huynh thêm vài bộ khác để thay đổi.

Rồi cô quay sang bốn đứa nữ tỳ:
_ Bọn mi ở lại đây, ta sẽ đưa Lý tiên sinh và công tử đi dự yến.

Ba người nhắm hướng đại sảnh đường bước đi. Bạch Hải Âu trò chuyện với Chi Lan mà tâm trí như đang ở đâu đâu, khác hẳn vẻ tự nhiên ban sáng. Chi Lan thận trọng dò hỏi:
_ Dường như Hải Âu đang lo lắng điều gì chăng?

Cô gái giật mình lúng túng:
_ Ơ, chẳng có gì cả! Chắc là tại Hải Âu hơi mệt, Lan huynh đừng để ý nhé?

Đào Long Vân nói:
_ Thiếu hội chủ mệt sao không nghỉ ngơi, còn vất vả đưa đón anh em chúng tôi đi làm gì?

Cô gái đáp:
_ Không sao đâu, Lý tiên sinh à. Mà tôi có chút hiếu kỳ xin hỏi tiên sinh một tí được chăng?

Đào Long Vân nói:
_ Xin thiếu hội chủ cứ hỏi.

Cô gái ngập ngừng:
_ Lý tiên sinh đã có ý trung nhân chưa nhỉ?

Đào Long Vân thở dài:
_ Có rồi, mà cũng như không!

Bạch Hải Âu trố mắt ngạc nhiên:
_ Sao lại có mà cũng như không?

Đào Long Vân đáp:
_ Chuyện dài lắm, khi nào có thời gian tiểu sinh sẽ kể cho thiếu hội chủ nghe!

Bạch Hải Âu không dằn được hiếu kỳ nên nằn nì:
_ Từ đây đến nơi cũng mất hơn một khắc nữa, xin tiên sinh đừng ngại.

Do dự một chốc, Đào Long Vân mới kể sơ lược chuyện mình bị hãm hại sa chân vào chốn lao lung, bất đắc dĩ phải từ hôn với vợ chưa cưới để tránh liên luỵ đến gia đình nàng.

Bạch Hải Âu nghiến răng:
_ Lũ quan quân ngày nay thực toàn là phường cẩu trệ! Tôi mà gặp hoàn cảnh của tiên sinh nhất định chẳng tha cho chúng!

(còn tiếp)


_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4905
Registration date : 23/03/2013

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 I_icon13Tue 12 Jan 2021, 13:00

Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Hai người về Nghênh tân quán tắm rửa. Giống như lần trước, Đào Long Vân cũng đuổi bốn nữ tỳ ra ngoài và chàng trông chừng cho Chi Lan tắm. Đầu giờ Dậu đã thấy Bạch Hải Âu đến đón. Cô ta nhìn thấy Chi Lan vẫn khoác bộ y phục của mình trao cho thì quay sang nghiêm giọng hỏi Hải Thanh:
_ Bọn mi không mang y phục mới cho công tử thay à?

Ả nữ tỳ run sợ cúi đầu thưa:
_ Dạ có, nhưng…

Nó chưa kịp nói hết thì Hồng Chi Lan đã đỡ lời:
_ Thiếu hội chủ đừng trách chúng, chẳng qua tôi thấy nó vừa vặn hơn. Vả lại bộ áo này mặc chưa đến nửa ngày mà!

Bạch Hải Âu ngước nhìn nàng, cặp mắt lấp lánh ánh sao ẩn chứa niềm vui khôn tả. Dù không nói ra hẳn cô nghĩ rằng Chi Lan nhất định có chút gì quyến luyến với vật của mình trao cho không nỡ xa rời. Cô bảo:
_ Không sao, để tôi bảo chúng mang sang cho Lan huynh thêm vài bộ khác để thay đổi.

Rồi cô quay sang bốn đứa nữ tỳ:
_ Bọn mi ở lại đây, ta sẽ đưa Lý tiên sinh và công tử đi dự yến.

Ba người nhắm hướng đại sảnh đường bước đi. Bạch Hải Âu trò chuyện với Chi Lan mà tâm trí như đang ở đâu đâu, khác hẳn vẻ tự nhiên ban sáng. Chi Lan thận trọng dò hỏi:
_ Dường như Hải Âu đang lo lắng điều gì chăng?

Cô gái giật mình lúng túng:
_ Ơ, chẳng có gì cả! Chắc là tại Hải Âu hơi mệt, Lan huynh đừng để ý nhé?

Đào Long Vân nói:
_ Thiếu hội chủ mệt sao không nghỉ ngơi, còn vất vả đưa đón anh em chúng tôi đi làm gì?

Cô gái đáp:
_ Không sao đâu, Lý tiên sinh à. Mà tôi có chút hiếu kỳ xin hỏi tiên sinh một tí được chăng?

Đào Long Vân nói:
_ Xin thiếu hội chủ cứ hỏi.

Cô gái ngập ngừng:
_ Lý tiên sinh đã có ý trung nhân chưa nhỉ?

Đào Long Vân thở dài:
_ Có rồi, mà cũng như không!

Bạch Hải Âu trố mắt ngạc nhiên:
_ Sao lại có mà cũng như không?

Đào Long Vân đáp:
_ Chuyện dài lắm, khi nào có thời gian tiểu sinh sẽ kể cho thiếu hội chủ nghe!

Bạch Hải Âu không dằn được hiếu kỳ nên nằn nì:
_ Từ đây đến nơi cũng mất hơn một khắc nữa, xin tiên sinh đừng ngại.

Do dự một chốc, Đào Long Vân mới kể sơ lược chuyện mình bị hãm hại sa chân vào chốn lao lung, bất đắc dĩ phải từ hôn với vợ chưa cưới để tránh liên luỵ đến gia đình nàng.

Bạch Hải Âu nghiến răng:
_ Lũ quan quân ngày nay thực toàn là phường cẩu trệ! Tôi mà gặp hoàn cảnh của tiên sinh nhất định chẳng tha cho chúng!

(còn tiếp)


Thầy đi đâu lâu thế ạ? Để học trò nhớ trái sầu riêng quay quắt :tongue:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 I_icon13Sat 16 Jan 2021, 09:06

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Hai người về Nghênh tân quán tắm rửa. Giống như lần trước, Đào Long Vân cũng đuổi bốn nữ tỳ ra ngoài và chàng trông chừng cho Chi Lan tắm. Đầu giờ Dậu đã thấy Bạch Hải Âu đến đón. Cô ta nhìn thấy Chi Lan vẫn khoác bộ y phục của mình trao cho thì quay sang nghiêm giọng hỏi Hải Thanh:
_ Bọn mi không mang y phục mới cho công tử thay à?

Ả nữ tỳ run sợ cúi đầu thưa:
_ Dạ có, nhưng…

Nó chưa kịp nói hết thì Hồng Chi Lan đã đỡ lời:
_ Thiếu hội chủ đừng trách chúng, chẳng qua tôi thấy nó vừa vặn hơn. Vả lại bộ áo này mặc chưa đến nửa ngày mà!

Bạch Hải Âu ngước nhìn nàng, cặp mắt lấp lánh ánh sao ẩn chứa niềm vui khôn tả. Dù không nói ra hẳn cô nghĩ rằng Chi Lan nhất định có chút gì quyến luyến với vật của mình trao cho không nỡ xa rời. Cô bảo:
_ Không sao, để tôi bảo chúng mang sang cho Lan huynh thêm vài bộ khác để thay đổi.

Rồi cô quay sang bốn đứa nữ tỳ:
_ Bọn mi ở lại đây, ta sẽ đưa Lý tiên sinh và công tử đi dự yến.

Ba người nhắm hướng đại sảnh đường bước đi. Bạch Hải Âu trò chuyện với Chi Lan mà tâm trí như đang ở đâu đâu, khác hẳn vẻ tự nhiên ban sáng. Chi Lan thận trọng dò hỏi:
_ Dường như Hải Âu đang lo lắng điều gì chăng?

Cô gái giật mình lúng túng:
_ Ơ, chẳng có gì cả! Chắc là tại Hải Âu hơi mệt, Lan huynh đừng để ý nhé?

Đào Long Vân nói:
_ Thiếu hội chủ mệt sao không nghỉ ngơi, còn vất vả đưa đón anh em chúng tôi đi làm gì?

Cô gái đáp:
_ Không sao đâu, Lý tiên sinh à. Mà tôi có chút hiếu kỳ xin hỏi tiên sinh một tí được chăng?

Đào Long Vân nói:
_ Xin thiếu hội chủ cứ hỏi.

Cô gái ngập ngừng:
_ Lý tiên sinh đã có ý trung nhân chưa nhỉ?

Đào Long Vân thở dài:
_ Có rồi, mà cũng như không!

Bạch Hải Âu trố mắt ngạc nhiên:
_ Sao lại có mà cũng như không?

Đào Long Vân đáp:
_ Chuyện dài lắm, khi nào có thời gian tiểu sinh sẽ kể cho thiếu hội chủ nghe!

Bạch Hải Âu không dằn được hiếu kỳ nên nằn nì:
_ Từ đây đến nơi cũng mất hơn một khắc nữa, xin tiên sinh đừng ngại.

Do dự một chốc, Đào Long Vân mới kể sơ lược chuyện mình bị hãm hại sa chân vào chốn lao lung, bất đắc dĩ phải từ hôn với vợ chưa cưới để tránh liên luỵ đến gia đình nàng.

Bạch Hải Âu nghiến răng:
_ Lũ quan quân ngày nay thực toàn là phường cẩu trệ! Tôi mà gặp hoàn cảnh của tiên sinh nhất định chẳng tha cho chúng!

(còn tiếp)


Thầy đi đâu lâu thế ạ? Để học trò nhớ trái sầu riêng quay quắt :tongue:

đã tặng cho rùi mà!  :21:

_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 I_icon13Sat 16 Jan 2021, 09:07

Cột đồng chưa xanh (tt)

Rồi cô lại nhìn thẳng vào mắt chàng:
_ Như thế tiên sinh vẫn còn đơn thân chiếc bóng? Xin mạn phép hỏi người như thế nào mới xứng là hồng nhan tri kỷ của tiên sinh?

Đào Long Vân đáp:
_ Tiểu sinh tài hèn đức bạc, tứ cố vô thân, dám đâu đề ra tiêu chuẩn chọn lựa người. Chẳng qua là thuận theo sự cảm nhận của lòng mình và tin tưởng vào duyên phận do trời cao sắp đặt.

Hải Âu nói:
_ Nhưng khi chọn người gá nghĩa mọi người ít ra cũng nhìn vào bản thân cũng như gia thế của họ chứ? Chẳng hạn khi tiên sinh gặp người con gái quá xấu xí, hoặc gia cảnh nghèo hèn thì sao?

Đào Long Vân cười:
_ Mọi vật trên đời thảy đều là vô thường. Chẳng ai nghèo ba họ, chẳng ai khó ba đời. Của cải vật chất bên mình chỉ là tạm bợ, được rồi mất, mất rồi được, không phải là vĩnh viễn. Nhan sắc rồi cũng phai tàn. Con người vốn không thể chọn cửa mình sinh ra. Tất cả là do thiên định. Vi Cố thời xưa muốn cãi số trời mướn người giết vợ cũng không sao thoát mệnh!

Hồng Chi Lan buột mồm hỏi:
_ Vi Cố là ai thế anh? Tại sao lại muốn giết vợ mình?

Đào Long Vân trả lời:
_ Sách Tục u quái lục chép rằng đời nhà Ðường có một nho sĩ tên Vi Cố đến Nam Ðiện ở Tống Thành, trọ một ngôi chùa để học tập chuẩn bị đi thi. Một đêm trời quang mây tạnh, trăng thanh gió mát, Vi Cố đi dạo chơi, ngắm nhìn phong cảnh. Ðến một quãng vắng, y bỗng ngạc nhiên khi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi dưới ánh sáng trăng, mắt nhìn vào một quyển sổ to, tay xe tơ đỏ bỏ vào chiếc túi bên cạnh. Trông người tiên phong đạo cốt, Vi Cố liền đến gần hỏi: “Chẳng hay lão trượng ở đâu đến đây mà ngồi một mình giữa đêm khuya canh vắng? Còn sách này là sách gì mà to nặng thế này, và tơ đỏ này cụ xe làm gì lại nhiều thế?” Cụ già đáp: “Ta là Nguyệt lão, xem sổ định hôn của nhân gian. Chỉ ta đương xe là duyên vợ chồng do tơ này buộc lại”. Vi Cố mừng rỡ, yêu cầu cụ già cho biết duyên số của mình và xe tơ giùm. Cụ già mỉm cười, nói: “Vợ tương lai của nhà ngươi hiện thời mới có ba tuổi, con của một mụ ăn mày thường đi xin ăn ở chợ Ðông Ðô”. Vi Cố nghe nói hỡi ôi, buồn tủi không nói được tiếng nào. Cụ già biết ý, bảo: “Ðó là duyên trời định, già này không thay đổi được, mà người muốn tránh cũng chẳng xong”. Vi Cố buồn bã, từ giã lủi thủi đi về. Ðêm nằm băn khoăn không ngủ được, nhưng lòng y vẫn còn bán tín bán nghi, chẳng biết là chuyện huyền hoặc hay thực tế? Sáng hôm sau, Vi Cố ra chợ Ðông Ðô, quả thực trông thấy một mụ ăn mày dơ dáy, tay bế đứa bé độ ba tuổi, thơ thẩn xin ăn ở góc chợ. Vi Cố bực tức liền mướn một gã lưu manh đâm chết đứa bé kia, hứa sẽ thưởng nhiều tiền. Tên lưu manh ưng chịu, nhận lấy một số tiền ứng trước rồi cầm dao lén đến chém một nhát vào đầu đứa bé. Mụ ăn mày hốt hoảng, ôm con chạy. Nhìn thấy máu tuôn xối xả, tên lưu manh nghĩ đứa bé đã chết nên bỏ chạy. Mười lăm năm sau, Vi Cố đi thi đỗ Thám hoa. Vào triều bái yết nhà vua xong, Vi Cố ra lễ tạ quan Tể tướng họ Chu vốn làm chủ khảo khoa thi. Thấy quan tân khoa chưa vợ, quan Tể tướng liền gả con gái cho. Vi Cố mừng rỡ, nghĩ rằng điều cụ già tiên đoán không thành sự thực. Ðêm động phòng hoa chúc, Vi Cố nhìn thấy vợ mỹ miều, đẹp đẽ lấy làm hớn hở thoả ý. Chợt nhìn sau gáy nàng có một vết thẹo thì lấy làm lạ hỏi. Nàng thành thực kể thân thế mình, vốn con một mụ ăn mày, nhiều năm trước bị tên lưu manh ác độc, không biết có thâm thù gì lại chém nàng. May mẹ nàng nhanh chân bồng nàng chạy khỏi, nàng chỉ bị thương sau gáy. Ít lâu sau mẹ chết, nàng chịu cảnh bơ vơ, may quan Tể tướng đi gặp giữa đường, vì không con nên đem về nuôi xem như con đẻ. Nghe thuật, Vi Cố thở dài, nghĩ: “Thực là duyên trời định, tránh không khỏi được!”

Chi Lan nói:
_ Ác thế sao trời không phạt nhỉ? Là kẻ đọc sách Thánh hiền lại nỡ đang tâm giết một đứa trẻ vô tội, rốt cục chẳng bị gì mà về sau còn thi đỗ cao, làm rể quan Tể tướng, thực là bất công! Ai bảo rằng “lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt”?

Bạch Hải Âu bĩu môi:
_Thiên hạ thời nay cũng thế! Thế sự đảo điên, sâu bọ làm người! Muốn xoá bỏ bất công cần phải thiết lập một triều đại công chính, chú trọng giáo hoá dân chúng, đề cao đức hạnh, khuyến thiện trừng ác, tuyệt trừ tham quan, mang lại thanh bình no ấm cho muôn dân.

Đào Long Vân kinh ngạc nhìn nàng. Chàng không thể tưởng tượng trong đầu óc một tiểu tướng hải tặc lại chứa đựng một chí hướng cao xa như thế.

(còn tiếp)


_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 I_icon13Sat 16 Jan 2021, 09:49


Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 E9422c11


KÍNH THẦY

Đệ Tử Mytutru Mừng Thầy Mới Về 💖🙏💖
Mỗi chiều thứ bảy, đệ tử ra Pháp Viện Minh Đăng Quang
Tụng kinh cùng đại chúng ..
Cầu Siêu Cho tất cả người đã viên tịch
Cầu an cho tất cả người thân và chúng sinh trong mười phương.
Tụng vào lúc 13 giờ và tạm dừng lúc 18 giờ
Về đến nhà tối lắm và phải nghỉ ngơi..
Mytutu kính chúc Thầy các Huynh, các Tỷ, các Muội Đệ
Luôn khỏe mạnh bình an cùng Gia Đình Mô Phật 🙏


Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 76 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Cột đồng chưa xanh (2)
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Con cào cào xanh
» Bánh đậu xanh
» 3 "hố nước xanh" ảo diệu nhất thế giới
» Chè trôi nước gấc nhân đậu xanh
» Vũ Đình Liên
Trang 76 trong tổng số 87 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 39 ... 75, 76, 77 ... 81 ... 87  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-