Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Vì sao nhà Táo quân 2 ông chỉ có 1 bà? | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Vì sao nhà Táo quân 2 ông chỉ có 1 bà? Thu 04 Mar 2021, 08:05 | |
| Vì sao nhà Táo quân 2 ông chỉ có 1 bà?
Thế gian một vợ, một chồng, Chẳng như vua bếp, hai ông một bà
Gia cảnh “tréo ngoe” của nhà Táo từ lâu đã được dân ta đem ra răn dạy nhau, ăn ở vợ chồng phải có trước có sau, thế gian chỉ có tồn tại mối quan hệ một vợ một chồng mà thôi. Thế nhưng hình ảnh hai ông một bà hóa ra lại có ý nghĩa sâu sắc hơn nữa mà vô tình hay hữu ý lại trùng khớp với những nguyên lý cổ xưa của học thuật Đông phương đầy huyền bí.
Có khá nhiều những tích truyện về việc vì sao nhà Táo lại có hai ông, một bà. Nhưng tựu trung lại, các câu chuyện đều có điểm chung về việc một người phụ nữ bị chồng đuổi đi hoặc giận chồng bỏ nhà đi rồi bằng lòng về làm vợ một người đàn ông khác đã cưu mang mình. Người chồng cũ sau này đã hối lỗi và tìm lại được vợ mình. Hai người đang nói chuyện thì người chồng mới về.
Để giữ phẩm hạnh và hạnh phúc cho vợ cũ, người chồng trốn vào đống rơm và chịu bị chết cháy chứ không nhảy ra khi người chồng mới đốt đám rơm để lấy tro bón ruộng. Người vợ thấy chồng cũ chết thì cũng thương tiếc mà nhảy vào đống lửa. Người chồng mới không hiểu chuyện gì nhưng thấy vợ lao vào thì cũng lao theo để rồi cả ba cùng chết cháy trong lửa nóng.
Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, nên cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi, bằng cách hóa phép cho ba người thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở trong mọi căn bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông coi, giám sát phẩm hạnh của con người.
Một câu chuyện cảm động về tình nghĩa phu thê, thế nhưng nếu lấy hình ảnh gia đình một bà hai ông làm biểu tượng cho căn bếp, nơi giữ lửa cho hạnh phúc gia đình, thì cũng không hợp lý lắm vì nó trái ngược lại với mọi quan niệm đạo đức của người xưa. Vậy thì vì lý do gì, nó lại được lưu truyền qua bao đời như vậy?
Gia cảnh “độc nhất vô nhị” của nhà Táo với hai ông một bà. (Ảnh: Vietnam Architecture)
Táo Quân và Kinh Dịch
Cái chết của ba người cũng rất phi lý và dường như thiếu tính nhân văn đối với một câu chuyện về chữ “tình”. Có thể người xưa muốn dùng hình ảnh cụ thể để truyền tải một thông điệp nào đó. Cũng giống như những dự ngôn hay lời sấm truyền đều rất khó hiểu, những bài học của người xưa chắc hẳn đều không thể nông cạn, dễ hiểu.
Người ta lý giải rằng, chiếc bếp ba chân có trong mọi gia đình Việt xưa hay còn gọi là ba ông đầu rau, có một chiếc đầu rau ở giữa có cái lỗ lõm vào chỗ ngang người. Cái lỗ đó thường cho là cái lỗ rốn và chiếc đầu rau có rốn để ở giữa là bà Táo. Hai cục hai bên không có rốn là hai ông táo.
Người ta lý giải rằng, chiếc bếp ba chân có trong mọi gia đình Việt xưa hay còn gọi là ba ông đầu rau. (Ảnh: Truyenxuatichcu)
Những người yêu thích và hiểu biết về Kinh Dịch nhận ra sự tương đồng và liên hệ rằng đây chính là biểu tượng của quẻ Ly. Quẻ này gồm hai hào dương kẹp một hào âm ở giữa. Nếu viết theo Việt Dịch Nòng Nọc thì hai hào dương là hai cái que và hào âm ở giữa là một vòng tròn: IOI. Cái rốn ở chiếc đầu rau Táo bà chính là hào âm hay vòng tròn.
Quẻ Ly là quẻ thuần thứ tám, tượng trưng cho mặt trời, cho lửa. Nên có thể nói hình ảnh hai dương kẹp một âm ở giữa là biểu tượng của căn bếp luôn ấm lửa trong mọi gia đình hạnh phúc.
Chủ của quẻ Ly là hào âm mềm ở chính giữa, cho nên lời hào hàm nghĩa rằng phải “lấy mềm làm chính”. Vương Bật đã từng nói: “Quẻ Ly, lấy mềm làm chính, cho nên tất phải chính bền, rồi sau mới hanh thông, cho nên nói ‘lợi trinh, hanh’ vậy”.
Điều này lại vô cùng phù hợp với quan niệm về một gia đình hạnh phúc của người xưa. Trong gia đình, người phụ nữ lo giữ gìn sự êm ấp bằng chính sự nhu thuận, mềm mại của mình.
Người xưa ví rằng, người vợ phải giống như nước, ở vào vật chứa hình vuông thì sẽ có hình vuông, vật chứa hình tròn thì cũng là hình tròn. Phải thích ứng được mọi hoàn cảnh, giàu nghèo, cao thấp. Người vợ giống như nước, có thể nuôi dưỡng được vạn vật mà lại không cùng vạn vật tranh chấp, luôn ở chỗ trũng nhất, khi đến chỗ thấp thì chảy xuống. Nhún mình xuống để nâng gia đình lên.
Dòng nước gặp chướng ngại vật cũng sẽ tự biết tránh, không đối đầu, thế nên vĩnh viễn nước không bị ngăn cản. Đối diện với người đàn ông giận dữ, người phụ nữ dịu dàng biết đối nhân xử thế, có thể lấy nhu mà thắng cương. Người vợ cũng lại ví như Đất, khiêm nhường, bao dung, bởi Đất ở tại vị trí của cung Khôn, lấy đức dày mà chở che được vạn vật vậy.
Trong “Nữ giới” sử học gia Huệ Ban viết: “Đặc tính âm – dương hai bên là bất đồng, hành vi nam – nữ cũng có sự khác biệt. Dương tính lấy cương cường làm phẩm cách, âm tính lấy ôn nhu làm biểu trưng; nam nhân lấy cường tráng làm cao quý, nữ nhân lấy mềm yếu làm mỹ lệ”.
Thế nên với những việc đối nội trong gia đình, dù người chồng có tài giỏi, chu toàn đến mấy, thì người vợ vẫn là người nắm giữ vượng khí của gia đình. Lấy sự mềm mại của mình để tạo nên cái gốc chính bền của gia đình, rồi từ đó mọi sự mới có thể hanh thông. Vậy nên mới có câu người phụ nữ chính là phong thủy của gia đình.
Người vợ giống như nước, có thể nuôi dưỡng được vạn vật mà lại không cùng vạn vật tranh chấp, luôn ở chỗ trũng nhất, khi đến chỗ thấp thì chảy xuống. Nhún mình xuống để nâng gia đình lên. (Ảnh: Pinterest)
Quẻ Ly cũng lại có một ý nghĩa khác vô vùng sâu sắc. Lý Đỉnh Tộ dẫn Tuân Sảng viết: “Âm lệ thuộc dương, lệ thuộc lẫn nhau vậy, cũng có nghĩa là biệt li, tách âm và dương vậy. Ly có nghĩa là lửa, do mộc mà có, tức là phải lệ thuộc mộc vậy. Nhưng khi đã cháy xong, thì khói bay lên trời, tro than xuống đất, đó là chuyện chia cách âm dương vậy”.
Quẻ Ly tượng trưng cho sự phụ bám, người vợ nương tựa vào chồng, người chồng nhờ vợ mà yên tâm lo việc lớn. Hai vợ chồng âm dương lệ thuộc lẫn nhau. Gia đình yên ấm thì mọi sự hanh thông. Ăn ở với nhau có tình có nghĩa, có trước có sau đó là Đạo làm vợ chồng.
Thế nhưng khi tới lúc phải chia lìa cách biệt, khi ngọn lửa ấm áp của căn bếp nơi giữ gìn hạnh phúc cháy xong, thì khói bay lên trời, tro than xuống đất. Đó là quy luật của Đất Trời, không thể níu giữ, không thể cưỡng cầu bám víu, cũng không thể bi lụy mà giày vò cả phần đời còn lại.
Phàm là quy luật của Đất Trời, con người chỉ có thể tuân theo, không thể oán trách và tiếc nuối. Vợ chồng dù đã từng nồng ấm, keo sơn, thì tới khi “Trời gọi ai người nấy dạ”, người ở lại cũng đừng vì thế mà đau khổ trầm luân, vùi mình vào nỗi buồn mà chẳng thể thay đổi được điều chi.
Hình ảnh của ba ông đầu rau, hai ông một bà tréo ngoe của gia đình Táo lại phù hợp một cách bất ngờ với ý nghĩa của quẻ Ly. Đã sống với nhau nhờ duyên phận vợ chồng, thì phải lệ thuộc vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau cho chọn nghĩa, vẹn tình.
Trong gia đình phải lấy sự nhu mềm làm chính thì mọi sự sẽ hanh thông. Đừng như ông Táo nặng lời, cũng đừng như bà Táo không đủ vị tha và nhu thuận nhún mình như nước mà bỏ đi. Đã là vợ chồng một đời là vợ chồng. Bà Táo ăn ở với người khác trong khi nghĩa tình chưa dứt với chồng cũ, và cũng bởi quyến luyến, bi thương nên cả ba đã phải chết trong ngọn lửa.
Vợ chồng ở với nhau ở sự nhu mềm, thông cảm thì mọi việc sẽ trong ấm ngoài êm. (Ảnh: docbao.vn)
Nguồn gốc phương Nam
Đó giống như một lời nhắc nhở mãi vẫn còn đúng cho tới ngày nay. Thế nhưng tục lệ Táo quân của người Việt thì liên quan gì tới Kinh Dịch của người Hoa? Giới cổ học có giả thuyết rằng Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư, thuyết âm dương ngũ hành và Kinh Dịch là có nguồn gốc từ các bộ lạc phía nam sông Dương Tử cổ đại.
Theo Lĩnh Nam Chích Quái của tác giả Trần Thế Pháp, một danh sỹ đời nhà Trần (1226-1400), người dân Việt được cho là con Rồng cháu Tiên có nguồn gốc ở cánh đồng Tương, Sông Tương, một chi lưu chính của sông Dương Tử. Các tộc Việt trước đây cũng sinh sống trải dài từ phái nam sông Dương Tử cho tới phái bắc Việt Nam ngày nay.
Nên cũng có thể người Việt đã từng cùng chia sẻ những kiến thức Đông phương cổ xưa có nguồn gốc từ phía nam sông Dương Tử. Thậm chí nhiều nhân sĩ đã đưa ra giả thuyết về việc chính tộc Việt là chủ nhân của những kiến thức huyền bí này.
Người Hoa cũng có ông Táo, có trên 40 loại dị thoại nhưng không có câu chuyện nào giải thích về cấu tạo của bếp lò phù hợp như Táo Quân của người Việt. Dù nguồn gốc câu chuyện về Táo Quân là như thế nào, nhưng người Hoa hạ và các tộc Việt xưa đều kính ngưỡng Thần linh, thể hiện qua tục lệ rước, tiễn Táo Quân.
Do Tin tưởng rằng Táo Quân giám sát nhất cử nhất động của gia đình trong một năm, đến ngày 23 tháng Chạp phải lên Thiên đình để báo cáo. Nên mọi người tự nhiên sẽ kiềm chế bớt hành vi xấu, ác của bản thân mình, chăm lo cho gia đình vẹn toàn, an hòa.
Người thời nay, vì chẳng sợ ai giám sát, chẳng màng tới sự trừng phạt của Thiên Địa mà việc gì cũng dám làm. Cũng lại vì đã quá xa rời hay không hiểu được hàm nghĩa của những hình ảnh mang tính biểu tượng đầy ý nghĩa mà người xưa để lại, nên người ta chỉ cúng kiếng cho lành, cho may.
Thậm chí họ còn “đấm mồm, đấm miệng” ông Táo bằng những vật phẩm như mía ngọt để ông có lên bẩm tâu gì với Ngọc Hoàng thì cũng lựa lời mà nói. Thần linh là để ước thúc con người, chứ đâu có vì lợi lộc mà hạ mình xuống như người phàm vậy.
Một năm cũ nữa lại sắp qua đi, hy vọng trong những ngày tất bật này, thay vì chỉ lo mua sắm, sửa sang, cúng bái cho đúng bài, cho có kiêng có lành. Thì mọi người trong chúng ta cũng hãy dành một vài phút để nghĩ suy về cái đạo làm vợ làm chồng. Về ý nghĩa nhân sinh quan vô cùng sâu sắc từ câu chuyện của gia đình bà Táo và hình ảnh ba ông đầu rau tương tự như quẻ Ly đầy nội hàm.
Thuần Dương (Nguồn: DKN.tv) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: 3 miền tiễn Táo quân theo cách khác biệt Mon 15 Mar 2021, 08:41 | |
| 3 miền tiễn Táo quân theo cách khác biệt
Ngày 23 tháng Chạp hằng năm Táo quân sẽ lên trời và báo với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Bởi vậy, các gia đình đều cúng lễ Táo rất thịnh soạn, tuy nhiên, do sự khác biệt văn hóa vùng miền mà mỗi nơi lại có cách làm lễ khác nhau.
Truyền thuyết Táo quâncó nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Người Việt Nam quan niệm ngày 23 tháng Chạp hằng năm Táo quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian.
Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công – ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng. Những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi.
Từ sau rằm tháng Chạp, người dân bắt đầu chuẩn bị dọn dẹp bếp núc chuẩn bị tiễn ông Táo về trời. Tuy nhiên, do văn hóa vùng miền khác nhau nên mỗi nơi lại có cách cúng ông Công, ông Táo khác biệt.
Ở miền Bắc, người dân thường cúng ông Công, ông Táo khá sớm, bắt đầu từ 20 và muộn nhất là trưa 23 tháng Chạp. Bởi người dân quan niệm sau giờ đó thì ông Công, ông Táo phải bay về trời, không còn ở dương gian nữa.
Lễ vật để cúng ông Công ông Táo ngoài vàng mã, cá chép thì nhiều nơi còn dùng cả xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè, người ta sẽ cố ý để chè vương lên ông đầu rau, hay bôi chè lên ông đầu rau để Táo Quân lên Trời báo cáo cho “ngọt” giọng.
Bàn thờ Táo Quân của người miền Bắc thường bày cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó gồm bộ mũ, hia. Khi đã cúng xong, họ đốt vàng mã và tiễn ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao, sau đó thay ba ông đầu rau mới vào bếp và cả bộ mũ trên bàn thờ.
Theo quan niệm, ngày này là thời gian nghỉ ngơi cũng như bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình nên dọn dẹp lại bàn thờ tổ tiên, đốt hết chân nhang cũ và lau chùi bát hương sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới. Phong tục cúng ông Công ông Táo truyền thống đã được người miền Bắc giữ gìn bao đời nay, đây còn là dịp để các gia đình đoàn tụ và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của một năm qua.
Người miền Trung vừa thờ Táo Quân trên Trang Ông, vừa thờ trên bàn thờ bếp. Vào tối 30, mùng 1 và ngày rằm, gia chủ đều dâng hoa quả hay thắp nén nhang trên bàn thờ, còn ngày thường thì phải thắp đèn dầu trong bếp, người phụ nữ trong nhà có trách nhiệm giữ sạch sẽ và yên tĩnh nơi bếp núc.
Người miền Trung thường làm lễ tiễn Táo Quân sẽ lên thiên đình vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể. Việc đầu tiên là phải thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.
Sau khi cúng xong, tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đó, họ sẽ rước tượng ba ông Táo mới lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo.
Người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân đình trong sáng ngày 23. Lễ cúng chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng mồng 1 Tết an vị ông Táo mới. Điều đặc biệt là người Huế khi cúng lễ gì trong nhà cũng khấn vái để mời Thần Bếp về chứng giám.
Do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên tục cúng ông Công ông Táo của người miền Nam cũng có nhiều nét tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những lễ vật giống người Bắc, người miền Nam còn có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy” – hình con cò và con ngựa làm bằng giấy, không có khung tre cầu kỳ như miền Bắc. Điểm khác biệt so với những vùng miền khác trong lễ cúng ông Công ông Táo của người miền Nam là không có tục trút lư để thay cọng nhang, không mua cá chép, không thờ áo mũ, một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là một mâm trái cây hết sức đơn giản.
(Nguồn: DKN) |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |