Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Today at 00:08

4 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 20:23

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:20

MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024 by mytutru Yesterday at 15:05

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 06:14

CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Sun 12 May 2024, 10:51

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Sun 12 May 2024, 00:04

Lục bát by Tinh Hoa Sat 11 May 2024, 14:33

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 09 May 2024, 23:18

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:37

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ - Page 2 I_icon13Fri 12 Jun 2020, 11:24

Đẽo cày giữa đường

Câu thành ngữ này hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì. Còn có câu: Đồ ba phải Mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật.

Chuyện kể:

Một người ngồi trên đường đẽo cày. Có người đi qua, trông thấy khuyên:

- Ồ, cái tay cày to quá, khó cầm. Anh nên đẽo cho nó nhỏ hơn có được không?

Anh thợ đẽo cày nghe theo, đẽo cái tay cày nhỏ đi.

Một lát, một người khác đi qua lại bảo:

- Ồ, cái ách cày to quá, kho vác. Anh nên đẽo nó nhỏ đi chút nữa. Anh thợ cày nghe theo lại đẽo nhỏ đi. Lát sau, một người qua đường nhìn thấy bảo:

- Ồ, cái lưỡi cày to quá, khó bẩy được đất lên.

Anh thợ cày làm theo, đẽo nhỏ đi. Người thứ tư qua đường lại bảo:

- Ồ, cái bàn cày phải nghiêng hẳn về một bên thì lật đất mới dễ.

Anh ta lại làm theo. Cứ thế, người nào góp ý anh cũng đẽo lại, cuối cùng cái cày chỉ còn bằng cái đũa. (1)

Thời nay không ai đi đẽo cày kiểu đó, nhưng cũng còn nhiều người có quyền thì giao việc cho thư ký, trợ lý làm. Đến khi đó thì chủ kiến không còn nữa mà là ý của trợ lý, thư ký. Hơn nữa, có người thiếu tính chủ động, quyết đoán trong công việc nên ai nói cũng gật, cũng cho là phải. Vậy có khác gì đẽo cày giữa đường.

(1): Dựa theo truyện “Đẽo cày giữa đường” I và II, “Truyện cổ nước Nam” - Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, NXB Văn học, 2003.

(Nguồn: Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ / sachhayonline)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ - Page 2 I_icon13Mon 22 Jun 2020, 09:56

Có công mài sắt, có ngày nên kim

Đến như sắt mài mãi cũng thành kim, thì bất cứ việc gì cũng có thể làm được, miễn là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả. Lời giáo huấn biểu hiện qua câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim, một mặt được nhận thức qua ngôn từ của nó mà mấu chốt là sự đối lập giữa hai hình ảnh sắt và kim, mặt khác, thông qua sự liên hệ tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc – nhà thơ Lý Bạch.

Tương truyền, thuở niên thiếu, Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá! Trước mắt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. “Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt để làm gì nhỉ?” Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi:

- Cụ ơi, cụ mài sắt để làm gì vậy?

Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời:

- Để làm kim khâu cháu ạ.

- Làm kim khâu ư? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được? Cậu bé chất vấn bà lão.

- Mài mãi cũng phải được. Kẻ có công mài sắt thì có ngày nên kim chứ - Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy.

Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại:

- Liệu hôm nay có xong được không hở cụ?

Bà lão thong thả trả lời hoà nhịp với động tác mài kim:

- Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục làm, ngày lại ngày, già nhất định mài xong.

Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt mĩ, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ “Chỉ yếu công phu thâm/ Thiết chữ ma thành châm”, nghĩa là có công mài sắt, có ngày nên kim. Thoạt đầu, nó như một nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch: từ chỗ lười học, nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà siêng năng, kiên trì học tập và cuối cùng trở thành tài. Nhưng dần dần câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim được lưu truyền rộng rãi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp, trở thành một lời dạy, lời giáo huấn mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc đời nói chung.

(Nguồn: Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ / sachhayonline)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ - Page 2 I_icon13Thu 25 Jun 2020, 10:41

Bá Nha - Tử Kỳ

Bá Nha quê ở Sinh Đô nước Sở được bổ làm quan đại phu ở nước Tấn. Vâng lệnh triều định, đi sứ đến nước Sở quê hương của mình. Ở đây, ông được người cùng quê đón tiếp nồng nhiệt, nhưng ông chỉ lưu lại một thời gian ngắn. Sau khi cáo vua Sở lui về Tấn, ông đã dùng thuyền để về nước Tấn. Thuyền đến sông Hán Dương, cảnh đẹp non nước hữu tình đã làm ông lưu luyến và cũng tai nơi này, Bá nha đã gặp Chung tử Kỳ. Từ chỗ coi khinh chú tiều phu này, đến chỗ phục tài cầm kỳ và sự am hiểu âm nhạc của Tử Kỳ, hai người đã kết nghĩa huynh đệ. Vì chữ hiếu,Tử Kỳ không thể cùng Bá Nha về chốn kinh thành và đành chia tay hẹn ngày gặp lại.

Một năm sau Bá Nha trở lại chốn cũ, non nước cảnh vật vẫn còn đấy, nhưng người bạn tâm đắc của ông thì không. Tử Kỳ đã chết, chỉ còn nấm mồ bên bờ sông. Trước mồ bạn, Bá Nha gảy đàn và đọc một bài từ bi ai. Đọc xong, ông lấy hết sức đập đàn vỡ tan tành vì cho rằng từ nay không còn ai có thể hiểu hết ý nhạc trong tiếng đàn của ông.

"Bá Nha - Tử Kỳ" đã đi vào lời ăn tiếng nói của nhân dân gần như một thành ngữ chân chính. Trước hết nó phản ảnh sự tri âm trong thưởng thức âm nhạc. Có người chơi đàn mà không có người biết thưởng thức như Chung Tử Kỳ thì khác nào "đàn gảy tai trâu".

Về sau, ý nghĩa của từ Bá Nha - Tử Kỳ được hiểu rộng ra hơn. Dùng để đề cập đến sự đồng điệu, đồng cảm ở mức cao độ giữa con người với nhau trong mọi lĩnh vực.

Trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu:

"Rằng nghe nỗi tiếng cầm đài
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ".


(Nguồn: Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ / sachhayonline)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
» CHUYẾN ĐI CHƠI ĐÁNG NHỚ
» Cuối tuần vui vẻ
» Chuyện một bài ca dao cổ
» MỘT CHUYẾN ĐÒ
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Thành ngữ điển tích-