Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 19:43
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Một số thành ngữ thông dụng | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng Wed 08 Jul 2020, 14:10 | |
| - Trà Mi đã viết:
- 21. Con cà con kê
Vì từ “con” mà từ trước đến nay vẫn có hai cách hiểu khác nhau về thành ngữ đó.
Nhiều người cho rằng “con cà con kê” là một thành ngữ có sự kết hợp của hai từ cùng có ý nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Hán, đó là “cà” (trong tiếng Việt cổ “cà” nghĩa là “gà”) và “kê” (tiếng Hán có nghĩa là “gà”). Song nếu vậy thì nghĩa đen của thành ngữ này hiểu một cách nôm na sẽ là: dài dòng, luẩn quẩn và trùng lặp, “hết con gà lại quay lại con gà”? Mà như thế thì nghĩa đen này không phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ theo cách dùng phổ biến hiện nay.
Lại có người giải thích theo một cách khác, rằng: “cà” và “kê” trong thành ngữ nêu trên không phải là “gà” mà là “cây cà” và “cây kê”. Cà gieo thành đám. Trăm nghìn cây con mọc lên. Kê gieo thành đám như mạ. Cây cà, cây kê đến tuổi trồng, người ta nhổ lên, bó thành từng bó nhỏ rồi đưa đi trồng. Công việc trồng cà, trồng kê tỉ mẩn, vào những ngày mưa, với việc tỉa ra từng cây một, rề rà. Từ đó, nghĩa đen của thành ngữ này là: dài dòng hết cây cà lại sang cây kê, không dứt. Cách giải thích này xem ra có cơ sở hơn là vì quả thật nó phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ “con cà con kê” như cách dùng phổ biến hiện nay của mọi người.
22. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào
Điều đáng chú ý ở thành ngữ này là từ mỉu. Mỉu là biến thể ngữ âm của từ miu. Trong đời sống hàng ngày cũng như trong sách vở, chúng ta chỉ gặp từ miu (hoặc miêu). Vậy trong thành ngữ trên, tại sao không phải là miu như chúng ta vẫn thường biết mà lại là mỉu?
Một trong những đặc điểm của thành ngữ là tính chất đối của các ý, các vế... Chẳng hạn như thành ngữ "lươn ngắn chê chạch dài", ý nghĩa “lươn ngắn” đối với ý nghĩa “chạch dài”; và đặc biệt là sự đối ứng chi tiết giữa các thanh: lươn (thanh bằng) đối với chạch (thanh trắc), ngắn (thanh trắc) đối với dài (thanh bằng).
Trở lại thành ngữ trên, hai vế mèo nào và mỉu nào đối với nhau (qua từ cắn). Thực chất ở cả hai vế đều là mèo cả. Vì vậy không có sự đối ứng về loài (như giữa lươn và chạch). Nhưng ở hai vế này có sự đối ứng của thanh: mèo (thanh bằng) đối với mỉu (thanh trắc). Chính vỏ ngữ âm của từ mỉu đã gợi cho vế thứ hai mang nét nghĩa nào đó khác với vế thứ nhất, mà nếu là từ miu thì không thể có được. Và như vậy, mèo và mỉu tuy là một song người ta vẫn cảm thấy ở chúng có cái gì đó khác nhau. Mặt khác, sự biến âm “miu” thành “mỉu” tạo cho thành ngữ bao hàm sắc thái hài hước nhẹ nhàng.
23. Giàu vì bạn, sang vì vợ
Trong tiếng Việt, tồn tại cả hai dạng “giàu vì bạn, sang vì vợ” và “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Nhiều người cho rằng đây là hai biến thể của một câu tục ngữ duy nhất. Theo huớng này, hoặc thừa nhận biến thể này là đúng và phủ nhận biến thể kia, hoặc ngược lại. Trong tiếng Việt, tồn tại cả hai dạng “giàu vì bạn, sang vì vợ” và “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Nhiều người cho rằng đây là hai biến thể của một câu tục ngữ duy nhất. Theo huớng này, hoặc thừa nhận biến thể này là đúng và phủ nhận biến thể kia, hoặc ngược lại. Kì thực thì đây là hai câu tục ngữ riêng biệt, bởi vì hình thức và ý nghĩa của chúng có sự phân biệt rạch ròi.
Ở câu tục ngữ “giàu vì bạn, sang vì vợ”, ý nghĩa được toát là sự đúc kết một kinh nghiệm lâu đời về cách ứng xử của nguời con trai trước bạn bè và người vợ của mình. Bao giờ cũng vậy, hễ gặp bạn bè, dù nghèo khó thật, chàng vẫn tỏ ra giàu có và hào phóng. Còn đối với vợ, chàng tỏ ra mình là người sang trọng, có tài được nhiều người kính phục. Một số người có cách hiểu khác về câu tục ngữ này. Theo họ, câu tục ngữ này ý nói: nhờ có bạn bè và người vợ tốt mà chàng trai mới trở nên giàu sang. Do vậy, chàng trai cần phải quý trọng bạn bè và vợ con. Sự tồn tại cả hai cách hiểu phổ biến đối với câu tục ngữ này có thể tìm thấy cách giải thích, ở cách hiểu từ vì. Ở cách hiểu thứ nhất, vì được hiểu trong nghĩa mục đích; còn ở cách hiểu thứ hai, vì được hiểu theo nghĩa nguyên nhân.
Cũng là cách ứng xử với bạn bè và người vợ, nhưng ở câu tục ngữ “giàu đổi bạn, sang đổi vợ” mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Câu tục ngữ này trước hết phê phán những kẻ hay thay lòng đổi dạ. Khi nghèo khó thì anh còn biết chơi với bạn nghèo. Khi giàu có, hắn ta sợ bạn nghèo làm phiền nên bỏ bạn cũ để tìm đến bọn giàu kết bạn mong được lợi lộc, chí ít thì cũng ''có đi có lại'' và được tiếng là sánh vai với các bậc đàn anh giàu có trong thiên hạ. Lại nữa, khi anh ta chưa có địa vị, người vợ của mình là tất cả. Nhưng trớ trêu thay, khi đạt được địa vị cao hơn, hắn ta nghĩ ngay tới một người vợ tương xứng hơn với mình. Sự phụ bạc đối với bạn bè, vợ con của bọn người sống bạc bẽo, hợm đời, trưởng giả này không phải là hiếm. Đây là sự đúc kết kinh nghiệm thực tế qua nhiều thế kỉ và đồng thời cũng là lời kết án đối với lối sống của những hạng người như vậy.
Rõ ràng là hai câu: “giàu vì bạn, sang vì vợ” và ''giàu đổi bạn, sang đổi vợ” là hai câu tục ngữ riêng biệt. Mỗi câu biểu thị một ý nghĩ riêng, đúc kết một chân lý riêng và bài học được rút ra qua đó cũng rất riêng.
24. Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng
Ngày trước ở nông thôn, tổng là đơn vị hành chính cấp cơ sở (theo cách nói bây giờ) bao gồm một số xã, nhiều tổng mới hợp thành một phủ (tương đương huyện bây giờ). Trong tổng, to nhất là chánh tổng rồi đến lý trưởng các làng xã và bé nhất là anh mõ làng, tức là người đàn ông cùng đinh, không có tấc đất cắm dùi, chuyên đi làm thuê và kiềm nghề làm mõ. Hể có việc gì của làng: ma chay, đình đám, cưới xin thuế má thì anh mõ có trách nhiệm phải đi gõ mõ báo tin cho cả làng, cả xã biết. Anh mõ phải làm nhiệm vụ ấy như một nghĩa vụ với làng mà không được trả công, không được hưởng một quyền lợi gì cả. Ngoài một công cụ thông tin là cái mõ, ngày xưa còn cái tù và tức là vỏ một con ốc biển hoặc một cái sừng trâu thông hai đầu dùng hơi thổi để báo tin tức, việc làng. Việc dùng tù và đi thổi khắp làng, khắp tổng mà chẳng được hưởng lợi lộc gì chính là cơ sở để xuất hiện thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.
Thành ngữ trên thường được dùng trong tiếng Việt để nói cái ý những người làm việc công, và không được hưởng tí quyền lợi gì.
Dần dà, thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng được mở rộng ý nghĩa ra. Tất cả những việc làm tốn công, vô ích vì không mang lại được hiệu quả gì đều có thể được ví bằng thành ngữ này.
Gần nghĩa với thành ngữ này, trong tiếng Việt còn có thành ngữ ăn cơm nhà vác ngà voi.
25. Ăn cháo đái bát
Thành ngữ ăn cháo đái bát gồm hai vế: vế thứ nhất nói về việc nhận ân nghĩa (ăn cháo), về thứ hai nói về sự bội bạc ân nghĩa đó (đái bát).
Về thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đái bát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi đái bát hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đái bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đái bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đái bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét.
Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo, một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân cái nghĩa do người khác mang lại?
Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều người quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng mót gói khi no là thế!
Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý lập tứ của thành ngữ ăn cháo đái bát vùa cụ thể vùa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, nhân dân đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đái bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.
“Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đái bát, uống cho khỏe vào rồi vất cả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh. “Những ngày vui”).
Cùng nghĩa với ăn cháo đái bát, trong tiếng Việt còn có những thành ngữ như qua cầu rút ván, qua sông đấm vào sóng... Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng.ề thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đái bát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi đái bát hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đái bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đái bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đái bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét. Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo, một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân cái nghĩa do người khác mang lại? Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều người quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng mót gói khi no là thế! Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý lập tứ của thành ngữ ăn cháo đái bát vùa cụ thể vùa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, nhân dân đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đái bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.
“Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đái bát, uống cho khỏe vào rồi vất cả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh. “Những ngày vui”).
Cùng nghĩa với ăn cháo đái bát, trong tiếng Việt còn có những thành ngữ như qua cầu rút ván, qua sông đấm vào sóng... Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng.
Theo Giải thích thành ngữ tục ngữ (Nguồn: sachhayonline) Vậy mà T cứ nghĩ ăn cháo đá bát , ăn xong đá luôn ! |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng Wed 08 Jul 2020, 14:59 | |
| - Trăng đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- 21. Con cà con kê
Vì từ “con” mà từ trước đến nay vẫn có hai cách hiểu khác nhau về thành ngữ đó.
Nhiều người cho rằng “con cà con kê” là một thành ngữ có sự kết hợp của hai từ cùng có ý nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Hán, đó là “cà” (trong tiếng Việt cổ “cà” nghĩa là “gà”) và “kê” (tiếng Hán có nghĩa là “gà”). Song nếu vậy thì nghĩa đen của thành ngữ này hiểu một cách nôm na sẽ là: dài dòng, luẩn quẩn và trùng lặp, “hết con gà lại quay lại con gà”? Mà như thế thì nghĩa đen này không phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ theo cách dùng phổ biến hiện nay.
Lại có người giải thích theo một cách khác, rằng: “cà” và “kê” trong thành ngữ nêu trên không phải là “gà” mà là “cây cà” và “cây kê”. Cà gieo thành đám. Trăm nghìn cây con mọc lên. Kê gieo thành đám như mạ. Cây cà, cây kê đến tuổi trồng, người ta nhổ lên, bó thành từng bó nhỏ rồi đưa đi trồng. Công việc trồng cà, trồng kê tỉ mẩn, vào những ngày mưa, với việc tỉa ra từng cây một, rề rà. Từ đó, nghĩa đen của thành ngữ này là: dài dòng hết cây cà lại sang cây kê, không dứt. Cách giải thích này xem ra có cơ sở hơn là vì quả thật nó phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ “con cà con kê” như cách dùng phổ biến hiện nay của mọi người.
22. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào
Điều đáng chú ý ở thành ngữ này là từ mỉu. Mỉu là biến thể ngữ âm của từ miu. Trong đời sống hàng ngày cũng như trong sách vở, chúng ta chỉ gặp từ miu (hoặc miêu). Vậy trong thành ngữ trên, tại sao không phải là miu như chúng ta vẫn thường biết mà lại là mỉu?
Một trong những đặc điểm của thành ngữ là tính chất đối của các ý, các vế... Chẳng hạn như thành ngữ "lươn ngắn chê chạch dài", ý nghĩa “lươn ngắn” đối với ý nghĩa “chạch dài”; và đặc biệt là sự đối ứng chi tiết giữa các thanh: lươn (thanh bằng) đối với chạch (thanh trắc), ngắn (thanh trắc) đối với dài (thanh bằng).
Trở lại thành ngữ trên, hai vế mèo nào và mỉu nào đối với nhau (qua từ cắn). Thực chất ở cả hai vế đều là mèo cả. Vì vậy không có sự đối ứng về loài (như giữa lươn và chạch). Nhưng ở hai vế này có sự đối ứng của thanh: mèo (thanh bằng) đối với mỉu (thanh trắc). Chính vỏ ngữ âm của từ mỉu đã gợi cho vế thứ hai mang nét nghĩa nào đó khác với vế thứ nhất, mà nếu là từ miu thì không thể có được. Và như vậy, mèo và mỉu tuy là một song người ta vẫn cảm thấy ở chúng có cái gì đó khác nhau. Mặt khác, sự biến âm “miu” thành “mỉu” tạo cho thành ngữ bao hàm sắc thái hài hước nhẹ nhàng.
23. Giàu vì bạn, sang vì vợ
Trong tiếng Việt, tồn tại cả hai dạng “giàu vì bạn, sang vì vợ” và “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Nhiều người cho rằng đây là hai biến thể của một câu tục ngữ duy nhất. Theo huớng này, hoặc thừa nhận biến thể này là đúng và phủ nhận biến thể kia, hoặc ngược lại. Trong tiếng Việt, tồn tại cả hai dạng “giàu vì bạn, sang vì vợ” và “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Nhiều người cho rằng đây là hai biến thể của một câu tục ngữ duy nhất. Theo huớng này, hoặc thừa nhận biến thể này là đúng và phủ nhận biến thể kia, hoặc ngược lại. Kì thực thì đây là hai câu tục ngữ riêng biệt, bởi vì hình thức và ý nghĩa của chúng có sự phân biệt rạch ròi.
Ở câu tục ngữ “giàu vì bạn, sang vì vợ”, ý nghĩa được toát là sự đúc kết một kinh nghiệm lâu đời về cách ứng xử của nguời con trai trước bạn bè và người vợ của mình. Bao giờ cũng vậy, hễ gặp bạn bè, dù nghèo khó thật, chàng vẫn tỏ ra giàu có và hào phóng. Còn đối với vợ, chàng tỏ ra mình là người sang trọng, có tài được nhiều người kính phục. Một số người có cách hiểu khác về câu tục ngữ này. Theo họ, câu tục ngữ này ý nói: nhờ có bạn bè và người vợ tốt mà chàng trai mới trở nên giàu sang. Do vậy, chàng trai cần phải quý trọng bạn bè và vợ con. Sự tồn tại cả hai cách hiểu phổ biến đối với câu tục ngữ này có thể tìm thấy cách giải thích, ở cách hiểu từ vì. Ở cách hiểu thứ nhất, vì được hiểu trong nghĩa mục đích; còn ở cách hiểu thứ hai, vì được hiểu theo nghĩa nguyên nhân.
Cũng là cách ứng xử với bạn bè và người vợ, nhưng ở câu tục ngữ “giàu đổi bạn, sang đổi vợ” mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Câu tục ngữ này trước hết phê phán những kẻ hay thay lòng đổi dạ. Khi nghèo khó thì anh còn biết chơi với bạn nghèo. Khi giàu có, hắn ta sợ bạn nghèo làm phiền nên bỏ bạn cũ để tìm đến bọn giàu kết bạn mong được lợi lộc, chí ít thì cũng ''có đi có lại'' và được tiếng là sánh vai với các bậc đàn anh giàu có trong thiên hạ. Lại nữa, khi anh ta chưa có địa vị, người vợ của mình là tất cả. Nhưng trớ trêu thay, khi đạt được địa vị cao hơn, hắn ta nghĩ ngay tới một người vợ tương xứng hơn với mình. Sự phụ bạc đối với bạn bè, vợ con của bọn người sống bạc bẽo, hợm đời, trưởng giả này không phải là hiếm. Đây là sự đúc kết kinh nghiệm thực tế qua nhiều thế kỉ và đồng thời cũng là lời kết án đối với lối sống của những hạng người như vậy.
Rõ ràng là hai câu: “giàu vì bạn, sang vì vợ” và ''giàu đổi bạn, sang đổi vợ” là hai câu tục ngữ riêng biệt. Mỗi câu biểu thị một ý nghĩ riêng, đúc kết một chân lý riêng và bài học được rút ra qua đó cũng rất riêng.
24. Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng
Ngày trước ở nông thôn, tổng là đơn vị hành chính cấp cơ sở (theo cách nói bây giờ) bao gồm một số xã, nhiều tổng mới hợp thành một phủ (tương đương huyện bây giờ). Trong tổng, to nhất là chánh tổng rồi đến lý trưởng các làng xã và bé nhất là anh mõ làng, tức là người đàn ông cùng đinh, không có tấc đất cắm dùi, chuyên đi làm thuê và kiềm nghề làm mõ. Hể có việc gì của làng: ma chay, đình đám, cưới xin thuế má thì anh mõ có trách nhiệm phải đi gõ mõ báo tin cho cả làng, cả xã biết. Anh mõ phải làm nhiệm vụ ấy như một nghĩa vụ với làng mà không được trả công, không được hưởng một quyền lợi gì cả. Ngoài một công cụ thông tin là cái mõ, ngày xưa còn cái tù và tức là vỏ một con ốc biển hoặc một cái sừng trâu thông hai đầu dùng hơi thổi để báo tin tức, việc làng. Việc dùng tù và đi thổi khắp làng, khắp tổng mà chẳng được hưởng lợi lộc gì chính là cơ sở để xuất hiện thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.
Thành ngữ trên thường được dùng trong tiếng Việt để nói cái ý những người làm việc công, và không được hưởng tí quyền lợi gì.
Dần dà, thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng được mở rộng ý nghĩa ra. Tất cả những việc làm tốn công, vô ích vì không mang lại được hiệu quả gì đều có thể được ví bằng thành ngữ này.
Gần nghĩa với thành ngữ này, trong tiếng Việt còn có thành ngữ ăn cơm nhà vác ngà voi.
25. Ăn cháo đái bát
Thành ngữ ăn cháo đái bát gồm hai vế: vế thứ nhất nói về việc nhận ân nghĩa (ăn cháo), về thứ hai nói về sự bội bạc ân nghĩa đó (đái bát).
Về thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đái bát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi đái bát hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đái bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đái bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đái bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét.
Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo, một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân cái nghĩa do người khác mang lại?
Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều người quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng mót gói khi no là thế!
Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý lập tứ của thành ngữ ăn cháo đái bát vùa cụ thể vùa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, nhân dân đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đái bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.
“Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đái bát, uống cho khỏe vào rồi vất cả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh. “Những ngày vui”).
Cùng nghĩa với ăn cháo đái bát, trong tiếng Việt còn có những thành ngữ như qua cầu rút ván, qua sông đấm vào sóng... Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng.ề thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đái bát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi đái bát hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đái bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đái bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đái bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét. Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo, một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân cái nghĩa do người khác mang lại? Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều người quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng mót gói khi no là thế! Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý lập tứ của thành ngữ ăn cháo đái bát vùa cụ thể vùa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, nhân dân đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đái bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.
“Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đái bát, uống cho khỏe vào rồi vất cả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh. “Những ngày vui”).
Cùng nghĩa với ăn cháo đái bát, trong tiếng Việt còn có những thành ngữ như qua cầu rút ván, qua sông đấm vào sóng... Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng.
Theo Giải thích thành ngữ tục ngữ (Nguồn: sachhayonline) Vậy mà T cứ nghĩ ăn cháo đá bát , ăn xong đá luôn ! chớ hong phải ăn cháo... đá ở trong bát hở?
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng Fri 31 Jul 2020, 09:39 | |
| 26. Chân nam đá chân chiêu
Bấy lâu nay có lẽ nhờ vào nghĩa của từ “đá” đứng giữa hai vế mà người ta đều hiểu đúng nghĩa đen của thành ngữ này là “chân nọ đá vào chân kia”, và lại cũng có lẽ do hiểu từ “xiêu” trong kết hợp “chân xiêu” một cách đơn thuần là “xiêu xẹo” nên ngẫu nhiên nguời ta cũng hiểu được nghĩa bóng của thành ngữ này là “đi đứng không vững vàng”. Nhưng tại sao “chân nam” lại là chân này và “chân xiêu” lại là chân kia?
Thực ra, “nam” là do “đăm”, còn “xiêu” là do “chiêu” đọc chệch mà thành. “Đăm” và “chiêu” là hai từ cổ thuần Việt có nghĩa “bên phải” và “bên trái”. Từ điển “Đại nam quốc âm từ vị” của Huỳnh Tịnh Của (1895) còn ghi: “đăm” là tay mặt, tay hữu; “chiêu” là “tay tả”. “Đăm” và “chiêu” còn thấy ở nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ như: “Tay chiêu đập niêu không vỡ”
Hoặc:
“Gà kia mày gáy chiêu đăm Để chúa tao nằm, tao nghỉ chút nha”.
“Đăm”, “chiêu” trong “gà gáy chiêu đăm” hoặc suy nghĩ “đăm chiêu” đã thoát ra khỏi nghĩa đen là “phải trái” để mang nghĩa bóng là “lo nghĩ vất vả, lo nghĩ trước sau”. (Từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức 1932).
Như vậy, thành ngữ “chân nam đá chân xiêu” đọc đúng phải là “chân đăm đá chân chiêu” tức chân phải đá chân trái để chỉ “trạng thái đi đứng không vững vàng”
Sau nữa, nếu không đau ốm hoặc say sưa mà lại cũng “chân nam đá chân xiêu” thì chỉ là những nguời “vội vàng tất tưởi”. Đây là nghĩa thứ hai của thành ngữ này: “Nhà Chỉn cũng nghèo thay! Nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân nam đá chân chiêu. Vì tớ đỡ đần trong mọi việc”. (Nguyễn Khuyến).
27. Lá lành đùm lá rách
Theo nghĩa từng chữ, chúng ta nhận thấy quan niệm sống được tàng ẩn trong câu tục ngữ này. Ở câu tục ngữ này nổi lên sự đối lập của hai hình ảnh lá lành và lá rách trong đó các từ lành, rách tạo sự liên hệ tới quần áo và cách đánh giá giàu nghèo của người Việt Nam – nghèo đói hơn nhau cũng chỉ ở tấm áo, manh quần! Vì vậy, trong tiếng Việt lá lành đùm lá rách bao giờ cũng được dùng biểu trưng cho sự nghèo khổ.
“Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người” (Ca dao)
Cho nên cũng không nghi ngờ gì về việc khẳng định lá lành trong câu tục ngữ này là hàm chỉ lớp người có đời sống khá hơn so với những người nghèo đói được nói đến trong nhóm từ lá rách. Ngoài ra, các từ lá và đùm trong câu câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng giả định tới việc cùng chung chia sẻ một vật thể vật chất (lương thực, thực phẩm) nào đấy. Để có một nắm cơm, một chiếc bánh ngon, đẹp khi gói bọc người ta có thể xếp lá rách trong lớp lá lành. Đó là một điều bình thường. Nhưng cái ý nghĩa cần lưu ý, hẳn là lá lành là nơi nương tựa của lá rách trong việc tạo nên một vật thể vật chất gắn liền với đời sống của con người. Cũng vậy, người giàu có thể đùm bọc che chở cho người nghèo để tạo lập cho họ một cuộc sống đỡ khó khăn hơn! Âu đó cũng là cái nghĩa tương thân tương ái ở đời.
Với câu tục ngữ lá lành đùm lá rách, chúng ta nhận thấy một quan niệm giản đơn về cuộc sống giàu nghèo. Nhưng cao hơn thế là cái đạo lý, cái lẽ đời của con người Việt Nam. Ở đâu có cuộc sống đói khổ, ở đâu có hoạn nạn, con người cần có sự thông cảm, tương trợ lẫn nhau, người giàu giúp kẻ nghèo khó, đừng như đèn nhà ai nấy rạng, để rồi mặc cho cái cảnh: kẻ ăn chẳng hết người lần chẳng ra.
28. Cõng rắn cắn gà nhà
Thành ngữ cõng rắn cắn gà nhà được dùng trong tiếng Việt với ý nghĩa hàm chỉ hành động phản bội Tổ quốc, phản lại nhân dân, đem giặc về giết hại đồng bào, đồng chí, anh em bạn bè thân thích.
Ý nghĩa thành ngữ cõng rắn cắn gà nhà được hình thành nhờ tính biểu trưng của các từ ngữ tạo nên nó. Trong thành ngữ này, rắn biểu trưng cho kẻ xấu, độc ác hại người, và hiểu rộng ra là kẻ thù, là bọn giặc. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi trong ý thức của nhân dân ta, rắn bao giờ cũng được liên hệ với cái độc ác, nham hiểm. Rắn đổ nọc cho lươn, rắn đến nhà không đánh thành quái là thế. Còn gà là vật nuôi quen thuộc, là đối tượng cần được chăm sóc, bảo vệ chu đáo. Trong nhận thức dân gian, gà hay được biểu trưng cho tình anh em ruột thịt: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” (Ca dao). Khi từ gà kết họp với từ nhà, tạo thành tổ hợp gà nhà, thì ý nghĩa đó càng thể hiện rõ. Một khi những người anh em thân thiết mà lại làm hại lẫn nhau, thì người đời sẽ chê trách là ''gà nhà bới bếp nhà”. Cho nên khi nói, rắn cắn gà nhà, thì ý nghĩa nổi bật lên đầu tiên là kẻ ác làm hại những người thân thích của mình. Cái lý thú của thành ngữ này còn ở từ cõng với nghĩa khom lưng đưa rước kẻ khác. Và, trớ trêu thay, hành động cõng ở đây lại là cõng rắn, đưa rước kẻ độc ác, kẻ nguy hiểm về làm hại những đối tượng đáng lẽ mình phải có bổn phận chăm sóc, bảo vệ! Sự kết hợp ý nghĩa biểu trưng của các từ, các thành tố riêng lẻ đã dem lại cho thành ngữ cõng rắn cắn gà nhà ý nghĩa chung hàm chỉ hành động đem kẻ ác, kẻ nham hiểm đến làm hại người thân của mình, và hiểu rộng ra, đó là hành động phản bội đồng bào, đưa giặc vào giày xéo Tổ quốc thân yêu của mình. Cùng nghĩa với thành ngữ cõng rắn cắn gà nhà, trong tiếng Việt còn có thành ngữ rước voi về giày mả tổ. Về cơ bản, ý nghĩa hai thành ngữ này tương tự nhau. Tuy nhiên, thành ngữ rước voi về giày mả tổ có sắc thái biểu cảm mạnh hơn.
29. Ăn vóc học hay
Trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng rõ. Trước hết hay trong học hay có nghĩa là giỏi. Chúng ta cũng đã từng gặp hay theo nghĩa này qua các từ ngữ hay giỏi, hay chữ (Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy). Vì hay là một tính từ nên vóc - từ đối ứng với nó cũng phải là một tính từ. Tuy vậy trong văn học dân gian và các truyện Nôm, vóc thường xuất hiện với nghĩa danh từ để chỉ thân thể, dáng hình của con người, chẳng hạn: vóc ngọc mình vàng, lớn người to vóc, vóc sương, vóc bồ liễu... Với ý nghĩa này, vóc không tương ứng với hay trong học hay. Nhưng có lẽ trong tiếng Việt, vóc đã được chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người, chẳng hạn, có vóc được dùng để chỉ "sự cao lớn chắc chắn", vóc dạc chỉ hình tích cao lớn. Do đó, câu tục ngữ ăn vóc học hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.
Cố nhiên, ăn vóc học hay thường thể hiện quan niệm và lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. Họ hiểu rằng công sức, tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho con cái ăn học cũng cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khoẻ mạnh, khôn lớn, tuyệt nhiên là không lãng phí, vô ích. Ăn vóc học hay vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên, lòng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Mở rộng ra, ăn vóc học hay cũng trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài giỏi hơn và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.
30. Vụng chèo khéo chống
Thí dụ:
“Khen cho ông bạn có tài Vụng chèo khéo chống, nói hay hơn làm"
Về ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ vụng chèo khéo chống, nhìn chung là đơn giản, dễ hiểu, dễ dùng. Nhưng về nguồn gốc và cơ chế hình thành thành ngữ này thì lại được lý giải theo những hướng rất khác nhau.
Phần lớn, mọi người đều cho rằng thành ngữ vụng chèo khéo chống bắt nguồn từ việc lái thuyền trên sông nước. Theo cách hiểu này, chèo và chống là các động từ. Chèo là dùng mái chèo gạt nước để cho thuyền đi lên phía trước, hướng tới đích. Chống là dùng tay tì vào đầu cây sào để đẩy cho thuyền di chuyển. Trong thực tế, chèo khó hơn chống. Lệ thường, người ta chỉ chống thuyền ở chỗ cạn khi cây sào chạm đến đất, còn những chỗ sâu, nhất là ở giữa dòng thì nhất thiết phải chèo. Người lái thuyền lành nghề phải khéo léo cả chèo lẫn chống. Ai đó mà chèo thuyền vụng, chỉ biết mỗi chống thôi thì chưa lành nghề. Nhưng trên đời cũng có người chỉ biết chống thôi mà không biết chèo, hoặc chèo vụng vẫn lái được thuyền ra sông. Trong trường hợp đó, người lái thuyền thường biết phát huy “sở trường” chống để bù lấp cho chỗ thiếu hụt hoặc vụng về khi chèo thuyền. Có điều dễ nhận thấy là tuy vụng trong chèo lái, nhưng nếu biết khéo léo thì vẫn chống thuyền đi lại được. Việc làm trên, thực chất là đem cái đơn giản, cái thứ yếu để thay thế cho cái phức tạp, cái chính yếu, khó khăn hơn mà bản thân mình vốn vụng về yếu kém. Đó chính là ý nghĩa của thành ngữ vụng chèo khéo chống hiện đang dùng trong tiếng Việt.
Có một cách hiểu khác về xuất xứ của thành ngữ vụng chèo khéo chống. Theo cách hiểu này, thành ngữ vụng chèo khéo chống vốn gắn liền với việc diễn chèo. Ở đây, chèo là kịch hát, làn điệu dân ca cổ truyền, còn chống vốn là trống, một nhạc khí thuộc bộ gõ. Người ta đã biện luận khá hợp lý cho quá trình chuyển đổi từ trống sang chống. Chẳng là, chèo xuất hiện và phát triển ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, và ở đây âm tr nhất loạt nói là ch. Đối với dân vùng này, cặp đôi chèo và trống được nói tự nhiên thành chèo và chống. Như đều biết, trống là nhạc khí quan trọng, thường được kết hợp với nhị và một vài nhạc cụ để tạo nền nhạc cho chèo. Vậy thì dạng gốc của thành ngữ đang xét phải là vụng chèo khéo trống, trong đó từ vụng đối với khéo, chèo đối với trống. Cả chèo và trống đều là danh từ. Với một kết cấu như thế, thành ngữ vụng chèo khéo trống tỏ ra cân xứng và hợp lý. Đây cũng là kết cấu ta thường gặp trong thành ngữ tiếng Việt như vụng tay hay con mắt chẳng hạn. Trong diễn chèo, làn điệu chèo mới quan trọng, còn trống và các nhạc khí khác chỉ là thứ yếu. Hát chèo, kém vụng đến phải lấy trống che lấp sự kém cỏi ấy thì quả là đáng chê cười. Nếu cái nghịch lý này thu được thành công gì thì cũng nhờ vào sự khéo lấp liếm của người diễn trò và nhạc công. Phải chăng đây là cơ sở logic về sự hình thành của thành ngữ vụng chèo khéo chống hiện đang dùng trong tiếng Việt?
Rõ ràng, cả hai cách hiểu về xuất phát điểm của thành ngữ vụng chèo khéo chống đều tỏ ra hợp lý. Chúng đều lý giải được logic nội tại để hình thành ý nghĩa của thành ngữ này. Dẫu vậy ở cách hiểu thứ nhất có phần nào hợp lý hơn, do có chỗ các từ chèo, chống trong thành ngữ hiện đang dùng đều được nhận diện là động từ. Nhưng không phải vì thế mà dễ dàng phủ nhận cách hiểu thứ hai. Có điều đáng lưu ý nữa là ngay cả khi từ chống được hiểu là động từ thì dường như nó cũng chẳng còn liên hệ gì đến việc chống thuyền, lái thuyền mà luôn luôn được liên hệ với chống trong chống chế…
Do đó vụng chèo khéo chống được hiểu là làm kém, làm dở nhưng lại khéo biện bạch, chống chế. Trong sử dụng ngôn ngữ, khi nói ai đó vụng chèo khéo chống thì cũng giả định rằng người ta đã biết “tỏng” thực chất cái yếu, cái dở của kẻ “khéo biện bạch” rồi.
Gần nghĩa với thành ngữ vụng chèo khéo chống trong tiếng Việt còn có các thành ngữ vụng hát chê đình tranh và vụng múa chê đất lệch. Ở thành ngữ này, tính chất biện bạch, bao biện đã mất hết vẻ tế nhị. Chúng không có vỏ bọc khéo léo như trong vụng chèo khéo chống mà lại tỏ ra quá thô thiển, lộ liễu, đáng chê trách hơn.
Theo Giải thích thành ngữ tục ngữ (Nguồn: sachhayonline) |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng | |
| |
| | | |
Trang 3 trong tổng số 3 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |