Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng Tue 17 Jul 2018, 06:39 | |
| - Trích dẫn :
- B.27- CHUỒN CHUỒN KIM CÁNH RỘNG MÀU LAM
Sưu tập : B.27- Chuồn chuồn kim cánh rộng màu lam - Calopteryx virgo Chuồn chuồn kim cánh rộng màu lam - Calopteryx virgo. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758 Nguồn : Wikipedia & Internet |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng Tue 17 Jul 2018, 06:39 | |
| - Trích dẫn :
- B.28- Góc thú vị về thế giới chuồn chuồn kim
ThienNhien.Net – Ẩn đằng sau vẻ đẹp mong manh và nhỏ nhắn của loài vật này là cả một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và lý thú, thậm chí điều thú vị có thể được tìm thấy ngay trong cách chúng thực hiện chức năng sinh sản. Tập tính giao phối ở loài chuồn chuồn nói chung, chuồn chuồn kim nói riêng khá phức tạp và lý thú. Các con đực phải “chiến đấu” để bảo vệ vùng lãnh thổ của mình; khi con cái xuất hiện, chúng bay xung quanh con cái ve vãn và ngăn không cho các con đực khác đến gần. Khi giao phối, phần phụ sinh dục đực ở đốt bụng cuối của con đực “khóa” chặt vào phần trên của ngực trước ở con cái, trong khi đó con cái đưa máng đẻ của mình áp chặt vào phía dưới đốt bụng thứ hai của con đực để nhận tinh trùng, tư thế này tạo thành hình “bánh xe” hoặc trái tim, giúp chúng có thể vừa bay vừa thực hiện hành vi giao phối một cách dễ dàng. Con đực móc đuôi vào đầu con cái Hai con kết thành hình trái tim “Giao duyên” nhưng vẫn dễ dàng bay lượn và đậu đỗ Chuồn chuồn kim tuy sống ở trên cạn nhưng lúc sinh sản, trứng lại được đẻ vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ và các khu vực ẩm ướt. Điểm đặc biệt là từ thời gian giao phối đến khi đẻ trứng, cả hai con không hề rời nhau. Chuồn chuồn đực tiếp tục “khóa” con cái cho đến khi chúng đẻ trứng xong. Ở một số loài chuồn chuồn khác, con đực không cắm đuôi vào cơ thể con cái mà chỉ bay xung quanh hoặc đứng gần để làm nhiệm vụ “cảnh giới” . Con cái đẻ trứng còn phải “đội” cả con đực trên đầu |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng Tue 17 Jul 2018, 06:40 | |
| - Trích dẫn :
- 3- Bộ Blattodea (Gián)
Blattodea theo phân loại hiện nay là một bộ bao gồm các loài gián và mối. Trước đây, mối được đặt vào bộ riêng, Isoptera, nhưng nghiên cứu di truyền cho thấy giữa chúng có mối quan hệ gần gũi, cả gián và mối tiến hóa từ một tổ tiên chung. Blattodea và bọ ngựa (bộ Mantodea) nay được đặt trong siêu bộ Dictyoptera. Có chừng 4.400 loài gián trong 500 chi, và khoảng 3,000 loài mối trong 300 chi. B.29- GIÁN KHỔNG LỒ
Sưu tập : Gián khổng lồ hay Gián núi Table - Aptera fusca Gián núi Cape, Gián khổng lồ hay Gián núi Table - Aptera fusca là một loài gián lớn phổ biến rộng rãi trên thảm thực vật thấp trong khu vực mở trong quần xã sinh vật cây bụi của Cape Tây của khu vực Nam Phi. Con cái trưởng thành có thể dài từ 30 đến 40 mm (1,2-1,6 in). Con đực nhỏ hơn một chút (chiều dài cơ thể 29 mm (1.1 in)) và có cánh màu nâu sẫm, mà không có ở con cái. Nguồn : Wikipedia & Internet |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| | | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| | | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng Tue 17 Jul 2018, 06:43 | |
| - Trích dẫn :
- B.32- GIÁN MỸ
Sưu tập : Gián Mỹ - Periplaneta americana Gián Mỹ (hay còn gọi gián nhà), tên khoa học Periplaneta americana, còn được biết đến như là loài rệp nước, rệp nước bay và ở một số nơi phía Nam gọi là rệp cọ. Chúng là loại lớn nhất, có thể dài tới 3,8 cm hoặc hơn. Chúng có màu nâu đỏ, có màu nâu nhạt và vàng ở mặt trên phần bụng. Cả con đực và con cái đều có cánh. Cánh của con đực hơi kéo dài hơn phần bụng, trong khi đó của con cái thì vừa bằng với phần bụng.[1] Gián nhà phân bố toàn cầu, là loài côn trùng ưa thích môi trường ẩm, ấm và tối, sống gần người. Gián nhà có màu nâu sẫm, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng Đầu gián do một số đốt của phần trước cơ thể hợp thành. Tuy nhiên, ở dạng trưng thành không thể phân biệt được ranh giới giữa các đốt. Gián nhà có kiểu đầu miệng dưới (hypognathous), vì miệng hướng xuống dưới Trên đầu có một đôi mắt kép, một đôi mắt đơn, một đôi anten và phần phụ miệng. Mắt của Gián nhà khá lớn, màu đen. Trên bề mặt của mắt kép có một đôi anten hình sợi, vuốt nhỏ về phía đầu và gồm hàng trăm đốt. Đốt gốc lớn nhất và nằm trong hốc anten. Phía dưới hốc anten là một mắt đơn rất nhỏ màu trắng. Vùng giữa hai mắt kép về phía trước là trán. Phía dưới trán là gốc môi, giữa môi và gốc môi có một ngấn ngang. Hai bên mé trán là má. Phía sau má là gáy. Sau gáy là chẩm bao quanh lỗ chẩm. Đầu thông với ngực qua lỗ chẩm Phần phụ miệng gián nhà là kiểu nhai nghiền điểm hình. Gồm có: Môi trên, đôi hàm trên, đôi hàm dưới, môi dưới và tấm hạ hầu. Môi trên (labrum) là một phiến cuticun cứng, hình chữ nhật, hai góc phía trước lượn tròn. Mặt trong của môi trên là một lớp màng mềm, có nhiều cơ quan cảm giác hóa học. Hàm trên là một khối cuticun cứng, màu đen, phần ngoài có răng nhọn, sắc, dùng để cắt thức ăn. Gốc hộp sọ có một khớp lồi và một khớp lõm ở phía dưới má. Hàm dưới gồm hai đốt: đốt gốc (cardo) và đốt ngọn (stipes). Đốt gốc ngắn, khớp với đầu ở sau khớp hàm trên, phía dưới gáy. Đốt ngọn có xúc biện hàm dưới hay còn gọi là pan hàm dưới có năm đốt, với nhiều cơ quan cảm giác hóa học và cơ học. Ở ngọn đốt gốc còn có tấm nghiền ngoài và tấm nghiền trong. Môi dưới do đôi hàm dưới hai gắn lại tạo thành. Môi dưới gồm hai phần: phần gốc hay tấm dưới cằm do hai đốt gốc kết hợp lại. Phần ngọn hay cằm,do hai đốt ngọn kết hợp lại, cằm mang đôi xúc biện môi dưới (hay còn gọi là pan môi dưới), có chức năng cảm giác, gồm 3 đốt. Cằm có hai phiến lưỡi (glossa) và hai tấm bên lưỡi (paraglossa), tương đương với lá nghiền ngoài và lá nghiền trong của hàm dứoi. Tấm dứoi hầu (hypopharhynx) là một khối mô mềm ở trong xoang miệng, sát ngay gốc môi dưới, chia xoang miệng thành hai xoang nhỏ. Xoang phá trên là xoang thức ăn. Xoang dưới là xoang nước bọt. Lỗ tuyến nước bọt ở gốc tấm hạ hầu Nguồn : Wikipedia & Internet |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| | | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng Tue 17 Jul 2018, 06:45 | |
| 4- Bộ Isoptera - Đẳng cánh (Cánh Đều): Mối. Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất. Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối từng được phân loại làm một bộ riêng là bộ Cánh bằng (Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối Hoạt động Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen. Sinh sản Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực chuyên giao phối, mối hậu là mối cái chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.
Tổ chức xã hội Mối chúa (Mối hậu) Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển. Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng. Mối thợ Cơ thể nhỏ, các chi phát triển. Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non... Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành lũy vậy. Mối lính Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương. Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn. Sinh trưởng Mối thích ăn chất cellulose, của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối. Gây hại Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá... Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối chúa. Loài mối "gỗ khô" có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối "đống cát". Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ. Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v... Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và mối chúa. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng Tue 17 Jul 2018, 06:46 | |
| - Trích dẫn :
- Rhinotermitidae là một họ mối (Isoptera).Chúng ăn gỗ và có thể gây thiệt hại lớn cho các tòa nhà và các kết cấu gỗ. Họ này có khoảng 345 loài được công nhận, trong đó có các loài gây hại nghiêm trọng như Coptotermes formosanus, Coptotermes gestroi và Reticulitermes flavipes.
B.34- MỐI DẤT ĐÀI LOAN
Sưu tập : Mối đất Đài Loan- Coptotermes formosanus Mối đất Đài Loan- Coptotermes formosanus là một loài mốitrong họ Rhinotermitidae. Nó đã được vận chuyển đi đến khắp nơi trên thế giới từ quê hương nguồn gốc của nó ở miền nam Trung Quốc đến Đài Loan (Đài Loan trước đây được các nước phương Tây gọi là Formosa, nơi mà nó lấy danh pháp khoa học) và Nhật Bản. Trong thế kỷ 20, nó đã trở thành thành lập tại Nam Phi, Hawaii và trong lục địa Hoa Kỳ. Mối đất Đài Loan thường có biệt danh siêu mối bởi vì thói quen hủy diệt của nó. Điều này là bởi vì kích thước lớn của các tập đoàn mối, và khả năng của các mối tiêu thụ gỗ với tốc độ nhanh. Một tập đoàn mối đơn lẻ có thể chứa hàng triệu cá thể (so với vài trăm ngàn mối cho các loài mối khác dưới mặt đất) mà tàn phá lên đến 300 foot(100 m) trong đất. Một tập đoàn mối đất Đài Loan trưởng thành có thể tiêu thụ đến 400 gram gỗ một ngày[1]và gây thiệt hại một cấu trúc trong ít nhất là ba tháng. Bởi vì kích thước dân số và phạm vi tìm kiếm thức ăn, sự hiện diện của một tập đoàn mối đất Đài Loan đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với cấu trúc gần đó. Sau khi thành lập, mối đất Đài Loan chưa bao giờ được loại trừ từ một khu vực. Mối đất Đài Loan là một loài gây hại một loạt các cấu trúc (bao gồm cả tàu thuyền và chung cư cao tầng) và có thể gây tổn thương cây. Tại Hoa Kỳ, cùng với một loài khác, Coptotermes gestroi, cũng được giới thiệu từ Đông Nam Á, họ chịu trách nhiệm về thiệt hại to lớn về tài sản dẫn đến chi phí điều trị lớn và sửa chữa. Mối đất Đài Loan đã được mô tả lần đầu tiên tại Đài Loan vào đầu thế kỷ 20, nhưng mối đất Đài Loan có lẽ là đặc hữu của miền nam Trung Quốc. Loài phá hoại này dường như được vận chuyển đến Nhật Bản trước khi thế kỷ 17 và Hawaii vào cuối thế kỷ 19 (Su và Tamashiro 1987). Đến năm 1950, nó đã được báo cáo tại Nam Phi và Sri Lanka. Trong những năm 1960, nó đã được tìm thấy tại Texas, Louisiana, và Nam Carolina. Năm 1980, một thuộc địa cũng như các thiết lập đã được phát triển mạnh trong một nhà chung cư trong Hallandale Beach, Florida. Mối đất Đài Loan hiếm khi được tìm thấy ở phía bắc của 35 ° vĩ Bắc. Chúng đã được báo cáo từ 11 quốc gia bao gồm: Alabama, California, Florida, Georgia, Hawaii, Louisiana, Mississippi, North Carolina, South Carolina, Tennessee, và Texas. Phân bố của chúng họ có thể sẽ tiếp tục bị hạn chế đến các khu vực phía nam của Hoa Kỳ bởi vì những quả trứng nở dưới khoảng 20 °C (68 °F) Nguồn : Wikipedia & Internet |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| | | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng | |
| |
| | | |
Trang 4 trong tổng số 66 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5 ... 35 ... 66 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |