Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 19:43

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Bộ sưu tập Côn trùng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 15 ... 26, 27, 28 ... 46 ... 66  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 I_icon13Tue 07 Aug 2018, 14:38

Trích dẫn :
Kiến chiến binh - Megaponera analis

Dân gian có câu : « Kiến tha lâu cũng đầy tổ », hàm ý chỉ sự chăm chỉ, cần cù rồi cũng được đền bù xứng đáng. Thế nhưng, với nhà nghiên cứu Erik Frank, loài kiến còn có nhiều đặc tính thú vị khác. Khi quan sát cuộc chiến giữa loài kiến và mối tại Bờ Biển Ngà, Erik Frank phát hiện ra rằng kiến còn là những binh gia tuyệt vời và có một dịch vụ « quân y » rất hiệu quả.
Không phải giống kiến nào cũng có những « thói quen nhà binh » kiểu ấy. Đặc tính « quân nhân » này đặc biệt chỉ có ở giống kiến có tên khoa học là Megaponera analis, giống kiến Hạ Sahara, những giống kiến càng to khỏe, có chiều dài đôi khi lên đến 2cm. Đây là một trong những giống kiến được cho là rất « hiếu chiến ».
Sau 29 tháng bám lấy tổ kiến từ sáng đến tối, Erik Frank đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sinh học, chuyên ngành nghiên cứu về Kiến tại trường đại học Wurzburg (Đức) vào tháng Giêng năm 2018, và cho đăng liên tiếp 5 bài nghiên cứu trên một tạp chí khoa học rất có uy tín của Anh, Proceeding B.
Nghiên cứu của anh về giống kiến Megaponera analis khiến báo Le Monde (14/03/2018) phải thốt lên đây quả là « những binh gia đáng gờm ». Quá trình đi săn mồi, tấn công mồi, các công tác hậu chiến của Megaponera chẳng khác gì một chiến dịch quân sự bao gồm các bước : Thăm dò đối thủ, bố trí quân lực, dàn trận, khai chiến, thu gom chiến lợi phẩm, thu nhặt "thương phế binh" và chăm sóc bệnh binh.
Trả lời phỏng vấn Le Monde, anh Erick Frank cho biết điều gì đã thôi thúc anh nghiên cứu về loài kiến này :
« Trong khoảng một tháng, tôi đã nhận thấy rằng những con khỏe mạnh tha về tổ những con bị thương. Nhưng tôi không biết là phát hiện này có thật sự là mới hay không và vì lúc ấy tôi cũng không có mạng Wifi để kiểm chứng, cũng như điện thoại để hỏi giáo sư. Thế là tôi cứ tiếp tục quan sát.
Những con kiến bị thương đó rồi sẽ thế nào ? Ai chuyển chúng đi và bằng cách nào ? Trong một hành trình dài ra sao ? Loài kiến này sẽ tổ chức tấn công như thế nào, bao nhiêu chiến binh, tỷ lệ thương vong trong giao chiến là bao nhiêu ? Để rồi ba tháng sau đó, khi giáo sư của tôi trở về, ông ấy tỏ ra có hứng thú. Ông ấy hỏi ngay là tôi có muốn làm tiến sĩ hay không ».
Xác định mồi và bố trí lực lượng
Với giống kiến Megaponera, miếng mồi ngon nhất chính là mối. Thế nhưng, tổ chức tấn công ổ mối lại không dễ chút nào. Những ụ mối, theo như cách ví von của giới khoa học, giống như là những vương cung thu nhỏ, thành trì vững chắc, có hệ thống điều hòa không khí tự nhiên, và lại rất hòa nhập với môi trường.
Nhưng giống kiến vùng Hạ Sahara này lại hiểu rất rõ là, để có thức ăn, loài mối phải bò ra khỏi cứ địa của mình, đi gom nhặt các vật liệu chết (lá cây, cành, vỏ cây) để cung cấp dinh dưỡng cho những luống nấm của mình. Mối buộc phải tìm chọn cho mình một địa điểm, phủ lên đấy một lớp mai bằng đất để tránh nắng và đương nhiên là cả những kẻ săn mồi, đồng thời nối điểm kiếm ăn với ổ mối bằng một con đường hầm.
Do đó, việc truy tìm địa bàn kiếm ăn của mối chính là nhiệm vụ đầu tiên của kiến "trinh sát". Khi phát hiện được mục tiêu, những con kiến này tiếp cận cẩn trọng, một cách từ từ, để thẩm định số lượng mối được triển khai. « Kiến dọ thám phải tỏ ra thật kín đáo, bởi vì nếu như những con mối canh gác phát hiện ra, chúng sẽ phát tín hiệu báo động và tất cả các con mối sẽ quay về nơi trú ẩn ».
Một khi đã thu thập đầy đủ các thông tin, kiến trinh sát trở về tổ để gây dựng một đạo quân mà nó cần. Khoảng từ 100 đến 600 con sẽ được huy động, xếp hàng hành quân. Đi đầu đàn là kiến trinh sát, nối theo sau là hai hàng sĩ quan phụ trách đánh dấu đường đi bằng cách tiết ra chất pheromone. Kế đến là những con kiến « to », còn có nhiệm vụ bảo vệ tiền tuyến của lực lượng chủ đạo. Phần quân còn lại đi ở phía sau theo từng hàng 4 con, được bọc hậu bởi những con « to » khác.
Dàn trận và giao chiến
Khi đã áp sát mục tiêu, kiến bắt đầu dàn trận. Những con kiến to có thân dài 2cm được xếp vào vị trí tiên phong. Ai tung tín hiệu tấn công ? Điều này anh Erik Frank vẫn chưa rõ. Nhưng bất thình lình cả đội kiến « lớn » cùng lao lên đánh. Mục tiêu là gì ? Phá tan lớp đất phủ do mối dựng nên. Nhiệm vụ được hoàn thành một cách chóng vánh. Tiếp đến là đợt tấn công của những con kiến nhỏ hơn, nhưng đôi càng có đến 5mm cơ bắp.
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Fourmis_minor
Kiến "nhỏ" Megaponera có cơ bắp của càng dày 5mm. Wikimedia Commons
Về phía loài mối, chúng cũng phải tổ chức phản công, chia thành hai giới. Những chú lính mối có đôi hàm to khỏe xung trận chặn kẻ thù một cách kiên cường, trong khi những con mối thợ tìm cách trở về hầm để đào thoát.
« Hành động kháng cự của chú lính mối thật là anh hùng. Chúng cắn ở bất kỳ đâu có thể, cắt đứt càng và râu, ôm chặt lấy bụng kiến, và không buông ra nữa. Nhưng có những con kiến khác đến tăng viện, chúng cào cấu để cho mối phải nhả ra, đến lượt chúng cắn lại, cho đến khi nào con mối đầu gần lìa thân… Và kiến bao giờ cũng là kẻ thắng trận và tiếp tục lao vào những con mối thợ còn lại. Nhưng đương nhiên, kiến cũng phải trả một cái giá khá cao ».
Theo ghi nhận của Erik Frank, sau mỗi trận như thế, ít nhất có đến 1/3 quân kiến bị thương trong một cuộc giao chiến chỉ kéo dài từ 10-15 phút.
Vận chuyển phế binh
Chính vào lúc này, điều đáng ngạc nhiên nhất diễn ra. Đứng ngoài trong suốt cuộc chiến, những con kiến to khỏe giờ lại bắt tay vào việc. Số thì tha về tổ chiến lợi phẩm, mỗi con có thể tha đến 6 con mối. Số khác thì chuyển thành lính cứu thương, vận chuyển những con kiến bị thương.
« Sau trận đánh, mỗi trận kéo dài từ 10-15 phút, các chú kiến không những bắt đầu thu gom chiến lợi phẩm là những con mối, mà còn thu nhặt cả những con kiến lính bị thương, những con bị mất một hay hai càng. Những con này sau trận đánh đã tiết ra loại chất pheromone để cầu cứu kiến cứu thương đến hỗ trợ. Nhờ vào loại hóa chất này kiến cứu thương có thể đến xem những con bị thương, ngậm chúng vào miệng và tha chúng về tổ ».
Những con nào bị thương quá nặng, mất hơn 3 càng thì đành chấp nhận số phận hẩm hiu bị bỏ rơi. Một sự sàng lọc đòi hỏi sự tham gia của chính những con kiến bị thương. Chúng sẽ không phát đi tín hiệu hóa học nào, cũng như không chấp nhận vị thế ưu tiên.
Anh Erik Frank lưu ý : « Đó không phải là một sự hy sinh tình nguyện, một hành động tự phát. Những con kiến này không thể đứng dậy và phát tín hiệu tuyệt vọng được. Nhưng cách hành xử này, mang tính tập thể, dựa trên một cơ chế rất đơn giản, lại có vẻ rất hiệu quả ».
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Fourmis_major
Kiến "to" Megaponera (Major) có chiều dài cơ thể lên đến 2cm. Wikimedia Commons
Dịch vụ quân y hiệu quả
Một khi về đến tổ, trách nhiệm được giao lại cho các con kiến « bác sĩ quân y ». Chúng sẽ chăm sóc những con kiến « phế binh » đó như thế nào ? Đến đây, các nhà khoa học Đức đành phải dùng đến một thiết bị camera cực kỳ nhỏ để quan sát 6 ổ kiến được gây dựng trong phòng thí nghiệm.
Những con kiến đóng vai trò « bác sĩ » này phải hành động nhanh và tỉ mỉ, bởi vì chúng chỉ có một giờ để chữa trị, do các vết thương lành sẹo rất nhanh và tình trạng nhiễm trùng sẽ lan toàn thân. Chúng rửa sạch các vết bẩn hay gỡ bỏ những phần còn thừa của mối còn dính trên vết thương bằng cách liếm thật nhiều lên đấy, theo như giải thích của nhà khoa học với đài phát thanh Radio Canada.
« Ngay ở trong các tổ kiến, có những điều mà chúng tôi đã quan sát thấy và chúng tôi cho rằng đây là điều mới mẻ : đó là những con kiến cũng biết chăm sóc vết thương cho con khác, như là dùng móng để lau chùi vết thương hoặc phòng ngừa vết thương bị viêm nhiễm.
Tôi không chắc liệu có thể nói đó là một sự chữa trị thuốc thang hay không bởi vì có thể đó là những chất phòng ngừa giúp rửa vết thương, lau chùi đất, có rất nhiều khả năng để phòng ngừa sự viêm nhiễm. Tuy nhiên, người ta không rõ là vết thương đó đã bị viêm nhiễm rồi hay chưa và các con kiến khác có chăm sóc chống viêm nhiễm bằng chất kháng sinh hay không »
Một thế hệ thuốc kháng sinh tương lai ?
Một câu hỏi khác cũng được Erik Frank và ông K. Eduard Linsenmair, giáo sư hướng dẫn đặc biệt quan tâm : Hiệu quả chữa trị như thế nào ? Để tìm hiểu vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã chọn ra 120 con kiến « phế binh » chỉ mất có hai càng và chia làm ba nhóm : Một số không được điều trị, số khác được đặt vào môi trường vô khuẩn và số còn lại được hưởng chế độ điều trị. Kết quả là : « 80% trong nhóm đầu đều chết trong vòng 24 giờ, 20% tử vong trong nhóm thứ hai và duy chỉ có 10% tử vong trong nhóm thứ ba ».
Kết quả nghiên cứu này của Erik Frank được giới khoa học chuyên nghiên cứu về kiến trên thế giới hoan nghênh. Đây là lần đầu tiên, người ta có thể tập hợp các tài liệu chứng minh một cách khoa học về việc kiến chăm sóc trực tiếp các vết thương cho các con khác đồng loại.
Chính xác là như vậy. Đây là lần đầu tiên người ta đã nhìn thấy một hệ thống, các bác sĩ, có thể gọi như vậy, cùng với các xe cứu thương của các con kiến. Bởi vì bình thường ra, các con vật chỉ tự chăm sóc các vết thương của bản thân, ví dụ con tinh tinh tự chăm sóc vết thương của nó. Thế nhưng, chăm sóc vết thương cho các con khác thì đây là lần đầu tiên, người ta quan sát thấy được một hệ thống chăm sóc có tổ chức hẳn hoi.”
Erik Frank cho biết thêm trong quá trình làm nghiên cứu sau đại học tại trường đại học Lausanne Thụy Sĩ, anh hy vọng có thể tìm ra lời giải cho những câu hỏi : Những nạn nhân đó chết vì cái gì, hay nói một cách khác bản chất của tình trạng nhiễm trùng là gì ? Thành phần nước dãi mầu nhiệm của kiến có gì ? Bản chất của việc điều trị là phòng bệnh hay chữa bệnh ? Những lời giải này có thể giúp các nhà sinh học khai mở hướng đi tìm ra những thế hệ thuốc kháng sinh mới.
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Megaponera_wound_treatment
Kiến Megaponera "bác sĩ" chăm sóc đồng loại bị thương sau trận đánh.
Wikimedia Commons 
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 I_icon13Wed 08 Aug 2018, 10:10

Trích dẫn :
B.256- KIẾN BẮT NÔ LỆ
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Cc_Minden_00415630_copy

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 350px-Michal_Kukla_Formica_sanguinea
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 420px-Formica_sanguinea_2
Sưu tập :

B.256- Kiến bắt nô lệ - Formica sanguinea

Formica sanguinea là một loài côn trùng trong họ Kiến.
Loài kiến này có đặc trưng bởi khả năng tiết ra axit formic. Phạm vi phân bố trong khoảng từ Trung và Bắc Âu qua Nga tới Nhật Bản, Trung Quốc, Bán đảo Triều Tiên, Châu Phi và cả Hoa Kỳ. Loài này có màu đỏ và đen với công nhân dài tới 7 mm.
Chúng thường được gọi là kiến vệ sĩ, chuyên đi cướp trứng của các loại kiến đen đem về nuôi đến lớn, sau đó sẽ bắt chúng làm nô lệ cho chính mình.

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 I_icon13Wed 08 Aug 2018, 10:16

Trích dẫn :
B.257- KIẾN STYGIA
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Apomyrma_stygia,_worker,_head,I_GA1442

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Apomyrma_stygia,_worker,_side,I_GA1446
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 420px-Apomyrma_stygia_casent0000077_profile_1
Sưu tập :

B.257- Kiến Stygia - Apomyrma stygia

Apomyrma stygia là một loài kiến được tìm thấy ở Tây châu Phi, được mô tả lần đầu vào năm 1970 (1971). Nó là loài duy nhất trong chi Apomyrma. Một loài mới được mô tả, Opamyrma hungvuong, rõ ràng có mối liên hệ với Apomyrma

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 I_icon13Wed 08 Aug 2018, 10:20

Trích dẫn :
B.258- KIẾN COMPRESSUS
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Camponotuscompressustake2b

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 320px-Camponotus_queen
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 420px-Ant_tending_scales3

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 330px-DealatedQueen
Camponotus compressus ở Jalandar, Punjab, Ấn Độ
Sưu tập :

B.258- Kiến Compressus - Camponotus compressus

Camponotus compressus là một loài kiến thuộc họ Formicidae. Loài này phân bố ở Ấn Độ và Đông Nam Á.

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 I_icon13Wed 08 Aug 2018, 10:24

Trích dẫn :
B.259- KIẾN SAUNDERSI
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 DDtvoMbT_400x400

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Saundersi
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 420px-Camponotus_saundersi_casent0179025_profile_1
Sưu tập :

B.259- Kiến Saundersi - Camponotus saundersi

Camponotus saundersi là một loài kiến được tìm thấy ở Malaysia và Brunei, thuộc chi của kiến thợ mộc Camponotus. Kiến thợ có thể nổ tự sát như một hành động cuối cùng của phòng vệ, một khả năng có điểm chung với một số loài khác trong chi này và một vài loài côn trùng khác. Kiến có một tuyến hàm dưới lớn, hơn nhiều lần kích thước của một con kiến bình thường, trong đó sản xuất tiết ra chất dính phòng vệ. Chất độc trong keo con kiến tạo ra gồm: Phenolsm-cresol (traces found), một hợp chất ăn mòn

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 I_icon13Wed 08 Aug 2018, 10:29

Trích dẫn :
B.260- KIẾN LỬA CHÂU ÂU
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 450px-Myrmica_rubra%2C_West_Newbury%2C_Massachusetts_%281%29_%28Tom_Murray%29

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 420px-Myrmica-rubra-workers
hai con kiến thợ
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Myrmicarubra(20)take2

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Myrmica_rubra,_worker,I_ALW288
Sưu tập :

B.260- Kiến lửa châu Âu - Myrmica rubra

Myrmica rubra, cũng gọi là kiến lửa châu Âu hay kiến đỏ thông thường, là một loài kiến thuộc phân chi Myrmica, được tìm thấy khắp châu Âu và một vài nơi ở Bắc Mỹ và châu Á. Chúng chủ yếu có màu đỏ, có màu hơi tối hơn trên đầu. Loài kiến này sinh sống dưới đá, cây đổ, và trong đất. Chúng là những con kiến hung dữ, thường tấn công hơn là chạy trốn, nó có ngòi đốt, mặc dù thiếu khả năng phun axít formic như chi Formica. Chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Âu, loài này hiện đang xâm nhập Nhật Bản và Bắc Mỹ, nơi chúng được coi là một mối phiền toái vì nó là một loài xâm lấn. Tổ của chúng có hình dạng nhiều "nữ chúa", và có thể có tới 100 kiến chúa mỗi tổ. Chúng cũng rất đa dạng, với nhiều địa điểm tổ cho mỗi thuộc địa riêng lẻ. Những kiến chúa sẽ tập hợp lại với nhau sau khi chuyến bay giao phối của chúng và sẽ thành lập một tổ và đẻ trứng của trong đó. Các con kiến chúa có thể sống đến mười lăm năm. Các chuyến bay giao phối diễn ra bình thường vào cuối tháng bảy đến giữa tháng Tám ở châu Âu. Hàng trăm con kiến chúa trẻ và kiến đực bay lên không trung để giao phối với nhau. Sau đó, những con đực chết và kiến chúa rụng cánh của chúng để lập một tổ mới. Không có chuyến bay giao phối đã được chứng kiến từ loài này đang sống ở Bắc Mỹ. Chúng rất phổ biến ở châu Âu và sống ở đồng cỏ và khu vườn.

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 I_icon13Thu 09 Aug 2018, 07:02

Trích dẫn :
B.261- KIẾN GIGAS
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 320px-Giant_Ant_%28Camponotus_gigas%29_major_worker_eaten_by_Small_Scorpion_%28Id_%3F%29_%2815589920891%29

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 320px-Camponotus_gigas_borneensis_casent0102138_dorsal_1
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 220px-Giant_Ant_%28Camponotus_gigas%29_%286731241753%29

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 420px-Camponotus_gigas_borneensis_casent0102091_profile_1
Camponotus gigas borneensis
Sưu tập :

B.261- Kiến Gigas - Camponotus gigas

Camponotus gigas là một loài kiến lớn bản địa rừng Đông Nam Á. Nó là một trong những loài kiến lớn nhất còn tồn tại, có cơ thể dài 20,9 mm đối với kiến thợ bình thường và dài 28,1 mm đối với kiến chiến binh. Dịch ngọt chiếm 90% chế độ ăn của chúng, nhưng chúng cũng ăn côn trùng và phân chim. Loài kiến này là một loài kiếm ăn thông minh, sử dụng cả hai giao tiếp và tuyển mộ hiệu quả. Một thuộc địa bao gồm thường khoảng 7.000 kiến thợ, phân bố không đều giữa các tổ.
Loài này được tìm thấy trong khu vực mưa rừng Đông Nam Á từ Sumatra đến Thái Lan.

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 I_icon13Thu 09 Aug 2018, 07:08

Trích dẫn :
B.262- KIẾN MUELLERIANUS
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Crbst_Chalepoxenus_muellerianus_taxo

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Crbst_tete_ouvriere_chalepoxenus_muellerianus_2
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 420px-Chalepoxenus_muellerianus_casent0101880_profile_1
Sưu tập :

B.262- KiếnMuellerianus - Chalepoxenus muellerianus

Chalepoxenus muellerianus là một loài kiến thuộc họ Formicidae. Đây là loài đặc hữu của Ý

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 I_icon13Thu 09 Aug 2018, 10:03

Trích dẫn :
B.263- KIẾN CHIẾN BINH
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Group%20of%20Megaponera%20Ants

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 320px-Megaponera_analis_major_with_termites
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 320px-Megaponera_analis_raid_collecting_termites

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 280px-Megaponera_analis_male
Sưu tập :

B.263- Kiến chiến binh - Megaponera analis

Megaponera analis là loài duy nhất thuộc chi Megaponera. Chúng là loài kiến ponerine ăn uống có mối liên hệ chặt chẽ được phân bố rộng rãi ở châu Phi cận Sahara và thường được biết đến với hình thành đột kích cột giống như chúng khi tấn công các khu vực ăn mối. Hành vi tấn công tinh vi của họ đã cho họ tên gọi chung là kiến Matabele sau bộ tộc Matabele, những chiến binh dữ dội, những người áp đảo nhiều bộ lạc khác trong những năm 1800. Với chiều dài gần 20 mm M. analis là một trong những loài kiến lớn nhất thế giới

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 I_icon13Thu 09 Aug 2018, 10:07

Trích dẫn :
B.264- KIẾN CÀNG
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Symmetochus7

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Barbatus3
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Megalomyrmex_symmetochus,_worker,_side,I_JTL1775
Sưu tập :

B.264- Kiến càng - Megalomyrmex symmetochus

Kiến càng (kiến bảo kê) Megalomyrmex symmetochus là một loài kiến thuộc phân họ Myrmicinae. Đây là loài đặc hữu của Panama.
M. symmetochus đã được khám phá bởi William M. Wheeler cuối tháng 7 năm 1924 trong vườn nấm của loài attine Sericomyrmex amabilis Wheeler, 1925 của đảo Barro Colorado. Con thợ dài từ 3-3,5 mm.

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 27 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Bộ sưu tập Côn trùng
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 27 trong tổng số 66 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 15 ... 26, 27, 28 ... 46 ... 66  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-