Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 19:43

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 06:59

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Bộ sưu tập Côn trùng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 12 ... 21, 22, 23 ... 44 ... 66  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 I_icon13Sun 29 Jul 2018, 15:06

Trích dẫn :
B.205- BỌ TRĨ HẠI HOA HỒNG
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Bo-tri-tren-cay-hoa-hong

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Bo-tri-hoa-hong
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Bo-tri-pha-hoa-hong

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Rau_botri
Sưu tập :

B.205- Bọ trĩ hại hoa hồng - Stenchaetothrips biformis

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ khoảng 1mm nên chúng ta khó có thể nhìn chúng bằng mắt thường, do đó cách nhận biết chúng là xem các biểu hiện dấu hiện xuất hiện trên lá hoa hồng.
Trên lá hoa hồng có các biểu hiện, các ngọn non, lá non bị quăn queo, lá xoăn lại. Còn các lá trưởng thành hoặc các lá già có hiểu hiện thâm lá, xuất hiện các vết đen loang lổ. Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm, khi có tiếng động chúng trốn và ẩn nấp trong các ngọn hồng non rất nhanh.
Chú ý: Biểu hiện đáng quan tâm nhất chính là biểu hiện xoăn ở các ngọn non và các lá non.

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 I_icon13Mon 30 Jul 2018, 08:14

Trích dẫn :
B.206- BỌ NHẢY TRÊN HOA MIỀN TÂY
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 583px-Frankliniella_occidentalis_7899

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 5554357
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 800px-Frankliniella_occidentalis_5364132-LGPT-2

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Thrips_Adult
Sưu tập :

B.206- Bọ nhảy trên hoa miền Tây - Frankliniella occidentalis

Frankliniella occidentalis hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Western flower thrips là một loài côn trùng có nguồn gốc từ miền tây nước Mỹ và truyền sang nhiều quốc gia trên thế giới, chúng được tìm thấy trong nhà kiếng ở nhiều nơi trên thế giới, gây thiệt hại rất lớn cho ngành nông nghiệp.
Đặc điểm : Chúng sinh sản rất nhanh không cần sự giao hợp, ấu trùng không di động nhưng con trưởng thành mặc dù không có cánh nhưng di chuyển rất nhanh, đời sống của chúng khoảng 20 ngày, phát triển dân số rất mau, chúng phá hoại tế bào của cây làm cho cây cằn cỏi và chết, con thrips đẻ trứng lên trên trái cà lúc còn nhỏ, trứng nở thành ấu trùng sống bám vào trái tạo những vết trầy trên trái gây hư hại đáng kể.
Western flower thrips là tác nhân gây nên bệnh héo rủ cà chua (TSWV), do ấu trùng tạo nên, mặc dù là vậy nguyên do chính vẩn là con trưởng thành mang mầm bệnh gây nhiểm, bệnh héo rủ trên cà không di truyền, tuy nhiên trên những nơi bệnh có những dấu hiệu vi khuẩn có thể tái phát triển, con thrips nói chung cũng mang những phấn hoa đã lây nhiểm vi khuẩn từ những cây bị bệnh sang những cây không bị bệnh.

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 I_icon13Mon 30 Jul 2018, 08:23

Trích dẫn :
Trích dẫn :
13- Bộ Cánh ống Siphonaptera (Bọ chét)
B.207- BỌ CHÉT
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Diet_bo_chet_sprayway

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Images-66-1
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Attachment
Xenopsylla cheopis

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 375px-Scanning_Electron_Micrograph_of_a_Flea
Mô tả bọ chét qua kính hiển vi điện tử quét
Sưu tập :

B.207- Bọ chét - Siphonaptera

Bọ chét là tên gọi thông dụng đối với các loại côn trùng nhỏ không có cánh thuộc bộ Siphonaptera (một số tài liệu khoa học lại dùng tên Aphaniptera), phân lớp côn trùng có cánh. Bọ chét là một loài ký sinh trùng sống trên da vật chủ là các loài động vật có vú và chim để hút máu.
Thân hình bọ chét dài từ 1,5-1,6 mm nhưng bọ chét khỏe phi thường. Bọ chét có thể nhảy cao 18 cm; xa 33 cm - khoảng gấp 200 lần chiều dài thân của chúng, khiến chúng là loài vật nhảy cao và xa nhất trong số các động vật nếu tính theo tỷ lệ độ dài và độ cao chúng nhảy được so với kích thước. Bọ chét có thể đẩy những quả bóng nặng hơn bản thân mình gấp 30 lần. Có khoảng một nghìn loài bọ chét khác nhau. Chúng có mặt ở khắp các châu lục, thậm chí cả ở Nam Cực. Bọ chét là tác nhân truyền bệnh dịch và bằng cách nhảy từ chỗ này sang chỗ khác, chúng từng định đoạt số phận của loài người. Trong lịch sử, bệnh dịch hạch do bọ chét chuột gây ra năm 1374 đã cướp đi sinh mệnh của một phần tư dân số châu Âu.

Nguồn: Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 I_icon13Mon 30 Jul 2018, 08:23

Trích dẫn :
B.208- BỌ JIGGER
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Hqdefault

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 T_penetrans_HB1
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Hectopsyllidae-Tunga-penetrans

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Tunga01
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Maxresdefault

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Jigger-F95DEC

(Lông, da người và bọ Jigger dưới kính hiển vi)
Sưu tập :

B.208-Bọ Jigger - Tunga penetrans

Tunga penetrans là một loài côn trùng hút máu sinh sống ở các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là Nam Mỹ, Trung Mỹ và Tây Indies và vùng phụ cận sa mạc Sahara ở Nam Phi.
Ký sinh : Loài này hút máu, đi vào cơ thể nạn nhân từ bàn chân, sinh trưởng rồi đẻ hàng trăm quả trứng bên trong cơ thể con mồi của nó. Sự hiện diện của bọ khiến nhiều bộ phận trên cơ thể người như môi, mông và thậm chí mí mắt, bị hoại tử. Loài bọ Tunga penetrans có thể giết chết trẻ em dễ dàng và gây hiện tượng chết sớm ở những người trưởng thành đang mắc bệnh khác.
Loài bọ Tunga penetrans sinh sản ở những nơi bẩn và bụi bặm. Phần lớn nạn nhân, đặc biệt là người lớn tuổi, không thể đi lại hay làm việc. Bệnh do bọ này gây ra có tên y học là Tungiasis. Trong một vài trường hợp đặc biệt, khi 1 cá thể bọ Tunga Penetrans xâm nhập vào cơ thể nhưng không được giao phối để sinh sản, nó sẽ rơi vào trạng thái "chờ". Tức là bệnh sẽ tạm thời không phát tác. Bọ Tunga Penetrans có thể ở trong trạng thái chờ hằng năm trời đến khi nào gặp được "bạn tình". Đây chính là cơ hội vàng để trị bệnh Tungiasis.

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 I_icon13Mon 30 Jul 2018, 08:28

Trích dẫn :
B.209- BỌ CHÉT CHÓ
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Dog-flea-ctenocephalides-canis-uk-xam8w8

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Large
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 420px-Ctenocephalides-canis

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Attachment
Sưu tập :

B.209- Bọ chét chó : Ctenocephalides canis.

Bọ chét chó - Ctenocephalides canis là một loài bọ chét sống ký sinh trên một loạt loài động vật có vú, đặc biệt là chó và mèo. Nó giống với bọ chét mèo (Ctenophalides felis), có thể sống trên một phạm vi rộng lớn các loài động vật hơn và nói chung là phổ biến hơn trên toàn thế giới.
Bọ chét chó gây rắc rối bởi vì nó có thể lây lan Dipylidium caninum.
Mặc dù chúng hút máu của chó và mèo nhưng đôi khi chúng đốt cả con người. Chúng có thể sống mà không cần ăn trong vòng vài tháng; tuy nhiên, con cái cần phải ăn trước khi đẻ trứng. Chúng có thể đẻ khoảng 4.000 trứng trên lông các vật chủ. Từ những quả trứng, chúng nở ra và đi qua vòng đời gồm 4 giai đoạn: phôi, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Toàn bộ vòng đời từ trứng đến trưởng thành phải mất từ hai đến ba tuần, mặc dù điều này còn tùy thuộc vào nhiệt độ. Thời gian này có thể dài hơn trong điều kiện mát mẻ.

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 I_icon13Mon 30 Jul 2018, 08:34

Trích dẫn :
B.210- BỌ CHÉT MÈO
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Cat_flea01

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 330px-Flea_Larva

Ấu trùng bọ chét đang tiêu hóa máu
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Catflea2
Bức ảnh cho thấy một số đặc điểm phân biệt bọ chét mèo với các loài bọ chét khác bao gồm cả lược hàm

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Cat-flea-ctenocephalides-felis-stock-photograph__u17578019
Sưu tập :

B.210- Bọ chét mèo : Ctenocephalides felis

Bọ chét mèo - Ctenocephalides felis là một trong những loài bọ chét phân bố rộng rãi và có số lượng quần thể đông đảo nhất trên địa cầu.
Ký chủ chính của bọ chét mèo là mèo nhà, nhưng loài này cũng lây nhiễm cho phần lớn các loài chó trên thế giới.
Bọ chét cái đẻ trứng trên ký chủ, tuy nhiên thường thì sau đó trứng lại rơi và phát triển trên đất hoặc nơi ký chủ sinh sống và đi qua.
Trứng sau đó nở ra ấu trùng, vốn có tính quang ứng động âm, có nghĩa là các ấu trùng này tránh ánh sáng trong môi trường chất nền. Ấu trùng bọ chét sử dụng nhiều loại mảnh vụn của các sinh vật khác làm thức ăn, nhưng nguồn thức ăn quan trọng nhất là máu khô của ký chủ đã được tiêu hóa và thải ra phân của bọ chét trưởng thành. Do đó quần thể bọ chét trưởng thành ký sinh trên ký chủ có vai trò nuôi sống quần thể ấu trùng sống xung quanh môi trường sống của ký chủ.
Ấu trùng bọ chét biến thái qua 4 bước trước khi cuộn mình vào trong kén và bước vào giai đoạn nhộng. Thời gian của giai đoạn nhộng biến đổi rất lớn; con bọ chét hoàn chỉnh trong nhộng bình thường sẽ không thoát ra ngoài trở thành bọ chét trưởng thành cho đến khi nào xuất hiện dấu hiệu của ký chủ tiềm năng như nhiệt độ cao hay sự rung động. Bọ chét trưởng thành thường được kích thích để xâm nhập ký chủ mới chỉ trong vòng vài giây sau khi rời khỏi kén. Con bọ chét mới này bắt đầu hút máu ký chủ chỉ vài phút sau đó

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 I_icon13Tue 31 Jul 2018, 04:38

Trích dẫn :
B.211- BỌ CHÉT CHUỘT PHƯƠNG ĐÔNG
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Pulex%20irritans-human%20flea
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 398px-Xenopsylla_cheopis_female_ZSM
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Rat-flea-feeding-human-xenopsylla-cheopis-6114144
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 USNM_ENT_00867707%2B1399272508
Sưu tập :

B.211- Bọ chét chuột phương Đông : Xenopsylla cheopis.

Bọ chét chuột phương Đông hay bọ chét chuột nhiệt đới hay (tên khoa học là Xenopsylla cheopis), là một loài côn trùng ký sinh trên các động vật gặm nhấm, chủ yếu là chuột, và đóng vai trò là vector của bệnh dịch hạch và sốt phát ban chuột. Sự lan truyền bệnh xảy ra khi bọ chét hút máu gặm nhấm, và sau đó hút máu người. Bọ chét chuột phương Đông được biết đến nhiều vì vai trò của nó trong reo rắc Cái chết Đen.
Bọ chét chuột phương Đông không có hàm răng lược ở hàm và ở ngực. Đặc điểm này được dùng để phân biệt với các loài bọ chét mèo, bọ chét chó và những loài bọ chét khác.
Chiều dài cơ thể của bọ chét chỉ vào khoảng một phần mười chiều dài của một inch (khoảng 2,5 mm). Cơ thể của bọ chét được chia làm ba phần: đầu, ngực, và bụng và có cấu trúc thích nghi với khả năng nhảy xa. Phần đầu và ngực có các hàng lông cứng và phần bụng có tám đốt nhìn thấy được.

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 I_icon13Tue 31 Jul 2018, 04:43

Trích dẫn :
14- Bộ Rận, chấy Phthiraptera

Chấy, Rận hay Chí là tên gọi chung cho các thành viên của hơn 3.000 loài côn trùng không cánh của bộ Phthiraptera, ba trong số đó được phân loại là tác nhân gây bệnh của con người. Chúng là bắt buộc ký sinh vào gia cầm và động vật có vú trừ động vật đơn huyệt (các loài thú mỏ vịt và thú lông nhím), dơi, cá voi, cá heo và tê tê.
B.212- CHẤY
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Nhung-dieu-kinh-khung-ve-chay-ran-ma-ban-chua-he-biet-3-ngoisao.vn

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Hqdefault
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 280px-Male_human_head_louse

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Lice_image01
Sưu tập :

B.212- Chấy - pediculus humanus captitis.

Chấy hay chí (phương ngữ miền nam Việt Nam) (danh pháp ba phần: Pediculus humanus capitis) là loài côn trùng ký sinh cư trú ở trên da và tóc của đầu người. Chấy sinh sống bằng cách hút máu vật chủ người cũng như thú vật. Chấy ký sinh gây ra ngứa ngáy, khó chịu cho con người, nguyên nhân thường do lối sống mất vệ sinh.
Chấy không có cánh, kích thước cỡ 1,5 - 3 mm, mắt thường có thể nhìn thấy được. Miệng có sáu đôi móc để bám vào da và một mũi nhọn để chích và hút máu người. Chấy đẻ khoảng 200-300 trứng sau khi giao phối. Trứng chấy có hình bầu dục và màu hơi vàng và thường nằm ở gần chân tóc. Trứng nở và trưởng thành trong khoảng 7 đến 12 ngày. Trung bình chấy sống khoảng 30 ngày, có thể sống sót suốt 48 tiếng dù không được hút máu. Chấy có thể lây lan từ người nọ sang người kia hoặc qua việc dùng chung vật dụng như quần áo, lược chải tóc, đặc biệt là trẻ em.

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 I_icon13Tue 31 Jul 2018, 04:47

Trích dẫn :
B.213- RẬN
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Female-body-louse-feeding-cdc

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Male-body-louse-cdc
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 2608

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 2609
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 2641
Sưu tập :

B.213- Rận - pediculus humanus corporus.

Chấy rận (chí rận) là động vật ký sinh rất nhỏ, không cánh sống ký sinh bằng máu của bạn. Chấy rận dễ lây lan trên cơ thể hoặc quần áo và gây viêm da (đỏ, ngứa, sưng) gọi là bệnh chấy rận. Chấy rận được chia làm 3 loại bao gồm:
+ Chấy: sống ở da đầu của bạn;
+ Rận: loài này thường sống ở trên quần áo, trên giường và sẽ di chuyển lên da của bạn để hút máu. Chúng thường thấy ở những người không thể tắm hoặc giặc đồ thường xuyên;
+ Rận mu: thường thấy trên da và lông ở vùng mu. Ngoài ra rận mu cũng có thể được tìm thấy trên lông ngực, lông mày hoặc lông mi.
(Ngày xưa nghèo đói Rận có rất nhiều, giờ hình như đã tuyệt chủng)

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 I_icon13Tue 31 Jul 2018, 04:53

Trích dẫn :
B.214- RẬN MU
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Tong-quan-ran-mu-2

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 300px-SOA-Pediculosis-pubis

Rận mu trong vùng lông của bộ phận sinh dục.
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 20150729-015012-2acea4ac00000578-3173598-image-a-36-1437752893731-1438055138537_540x328
Trên lông mi của một người phụ nữ ở Bắc Kinh, BS đã gắp ra được 20 con rận mu.

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 256px-Fig._2._Pubic_lice_in_abdomen

Rận mu ở bụng
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 25541-004-01C5DA95
Sưu tập :

B.214- Rận mu - phthirus pubis.

(Theo thông tin trên mạng, Rận mu đã bùng phát tại Việt Nam và … nó thật khủng khiếp! Tôi sưu tầm bài đăng dài, các bạn chịu khó đọc.)

Rận mu hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn (danh pháp khoa học: Pthirus pubis) là một loài rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh sống và sinh sản ở vùng lông mu của con người như vùng da lông mu, vùng sinh dục nhất là ở nam giới. Khi ký sinh trên cơ thể con người, rận mu là tác nhân gây ra bệnh rận mu hay rận lông mu gây ra triệu chứng ngứa ngáy ở vùng sinh dục
+ Bệnh rận mu là một căn bệnh do loài rận mu (Pthirus pubis) gây ra. Đây một loài côn trùng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Người nhiễm bệnh thường bị ngứa nhiều ở khu vực lông mu nhất là những vùng nhạy cảm của con người. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số toàn thế giới. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký sinh nhưng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
+ Bệnh do tác nhân chính là rận mu gây ra, rận mu dài từ 1 đến 3mm và có 6 chân. Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu (chúng dễ thích nghi với lông ở nam giới cứng và khô), dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu đối với những người đàn ông không cắt bao quy đầu. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản bằng hình thức đẻ trứng ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc. Ngoài ra rận có thể trú trong áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn bông nhiễm mầm bệnh.
+ Rận mu thường lây qua quá trình quan hệ chung chăn chung gối giữa các cá thể và thường thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, nó có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục, mặc chung quần lót, áo lót của người có rận mu, dùng chung chăn, màn, khăn tắm. Cha mẹ lây cho con cái thông qua nhiều cách như dùng chung khăn tắm, quần áo, giường hoặc tủ. Người lớn thường bị nhiễm bệnh nhiều hơn trẻ em. Cũng giống như hầu hết các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, rận mu chỉ có thể tồn tại được ở bên ngoài cơ thể ấm và ẩm của con người trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị nhiễm bệnh thì không nhất thiết là do bị lạm dụng tình dục nên mới bị lây, mặc dù khả năng này nên được lưu ý
+ Các triệu chứng chủ yếu gồm:
Ngứa, thường là các khu vực có lông hay tóc. Do cơ thể quá mẫn với nước bọc của rận mu nên cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn trong hai hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh.
Ở một số bệnh nhân xuất hiện những chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu, các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày.
Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ kèm ngứa ngáy và khó chịu.
Cũng có thể quan sát thấy trứng và rận mu bám trên cơ thể bằng mắt thường
+ Bệnh rận mu thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra kỹ lông mu để kiếm trứng, ấu trùng hay rận trưởng thành. Rận và trứng có thể được gắp ra bằng kẹp hoặc dùng kéo cắt vùng lông/tóc bị nhiễm rận (ngoại lệ không thể dùng phương pháp này nếu rận sống ở lông mi). Có thể dùng kính lúp hoặc kính hiển vi để xác định chính xác.

Nguồn : Wikipedia & Internet
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 22 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Bộ sưu tập Côn trùng
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 22 trong tổng số 66 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 12 ... 21, 22, 23 ... 44 ... 66  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-