Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 19:43

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Bộ sưu tập Côn trùng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 9 ... 15, 16, 17 ... 41 ... 66  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 I_icon13Thu 26 Jul 2018, 06:30

Trích dẫn :
B.140- KẸP KÌM MELLIANUS
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 1387603745-3698939259

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 1387603745-2242884666
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 1387603745-2766559490

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 221
Sưu tập :

B.140- Kẹp kìm Mellianus - Dorcus mellianus

Đặc điểm nhận dạng: Loài có kích thước nhỏ, kích thước lớn nhất của con đực khoảng 33,1mm, Con đực lớn hơn con cái. Phía sau răng của con đực có lông màu hơi vàng. Phía sau vùng bụng con cái và con đực có lông màu kim bạc rất đẹp. Có thể phân biệt với các loại kẹp kìm khác thuộc giống Dorcus sp, nhưng loài này màu sắc khá giống với loài Dorcus seguyi. Ở Việt Nam, có 6 - 7 loài có kích thước nhỏ rất giống với loài Dorcus mellianus này ngoài răng tròn và có ngạnh, kẹp kìm Dorcus seguyi có màu đỏ đậm, kích thước nhỏ hơn và số răng, cấu tạo răng khác nhau.
Sinh học, sinh thái:Kẹp kìm Dorcus mellianus là loài khá phổ biến. Chúng phân bố rải rác từ Bắc bộ Việt Nam đến miền Nam Trung Quốc. Chúng sống ở các khu rừng thường xanh núi cao và các cá thể trưởng thành thường xuất hiên từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Ấu trùng và thức ăn của chúng chưa có dẫn liệu.
Phân bố:Trong nước: Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai),
Thế giới: Nam Trung Quốc, Bắc Thái Lan, Lào.
Tình trạng: Do loài côn trùng này có giá trị cao nên trở thành hàng hoá và được buôn bán mạnh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, mẫu vật thuộc loài này đã và đang bị thu bắt nhiều. Số lượng cá thể của loài này bị suy giảm nhanh chóng và trở nên ít gặp.
Biện pháp bảo vệ: Loài cánh cứng có kích thước lớn có giá trị rất cao về mọi mặt: khoa học, thẩm mỹ, thương mại. Trước mắt cần cấm bắt loài côn trùng này để buôn bán.Mặc dù đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng cần hạn chế việc thu bắt, khai thác sinh cảnh sống của chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 I_icon13Thu 26 Jul 2018, 14:25

Trích dẫn :
B.141- KẸP KÌM NỬA CÁNH VÀNG
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 434_1s

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 434_2s
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 434_3s

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 434
Sưu tập :

B.141- Kẹp kìm nửa cánh vàng - Neolucanus parryi

Đặc điểm nhận dạng: Loài kẹp kìm có kích thước nhỏ, con đực 32 - 40mm, con cái lớn hơn con đực 34 - 44mm. Con đực màu đen, hoặc đỏ đen, hoặc vàng. Thân có hình oval, dẹp, đôi càng ngắn, khỏe, có răng cưa trải dọc gờ phía trong, gần như thành một đường thẳng dọc gờ. Góc mí mắt không nhọn, hơi nhô lên. Phần ngực dạng vành rõ rệt, hơi lõm xuống, có góc cạnh ở phần đầu và cuối 2 bên ngực. Đôi cánh màu vàng, với một vạch màu đen từ gốc cánh kéo dài, thu hẹp dần đến đuôi cánh, tạo thành 1 tam giác ngược màu đen ở giữa 2 cánh. Một số con đực toàn thân màu đen, không có màu sắc này.
Sinh học, sinh thái:
Chưa có dẫn liệu về ấu trùng và thức ăn của loài này.
Phân bố:Việt Nam: loài này phân bố ở độ cao trên 1000m ở Vườn quốc gia Tam Đảo, Hoàng Liên, Bidoup – Núi Bà, Konkakinh và Chuyangsin.
Thế giới: Myanmar, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan.
Hiện trạng:Đây là một loài có mức độ hiếm vừa.

Nguồn : SVRVN & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 I_icon13Thu 26 Jul 2018, 14:25

Trích dẫn :
B.142- KẸP KÌM NẸP VÀNG
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 463_1s



Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 463_2s
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 463_3s
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 463
Sưu tập :

B.142- Kẹp kìm nẹp vàng - Odontolabis curvera

Đặc điểm nhận dạng: Là loài bọ cánh cứng có kích thước tương đối lớn, độ dài thân con đực tới 90mm. Nhìn từ trên xuống thấy rất rõ đầu và lưng trước mỗi bên sườn có một răng nhọn, các góc sau của lưng trước nhọn, mắt màu vàng nâu. Trên đĩa cánh cứng có một tam giác cân, đáy nằm về phía trước, màu nâu đen. Viền đĩa cánh cứng màu vàng nâu nên được gọi là Kẹp kìm nẹp vàng. Trừ phần nẹp cánh cứng và mắt, các phần còn lại đều có màu nâu đen. Sừng con đực rìa ngoài có hình cánh cung, phía trong phân nhánh dạng sừng Tuần lộc; sừng con cái hơi to, rõ, có hình răng kìm.
Sinh học, sinh thái: Sinh học: chưa có dẫn liệu. Sinh thái: Sống ở những vùng rừng núi cao, khí hậu ôn hoà.
Phân bố: Trong nước: Lào Cai (gần Sapa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Lâm Đồng (Đà Lạt)
Thế giới: Đông Bắc Trung Quốc, Bắc Thái Lan, Lào.
Giá trị: Loài côn trùng cánh cứng đẹp, có giá trị đặc biệt về thẩm mỹ và thương mại nên được quan tâm thu bắt để làm mẫu vật trao đổi, buôn bán trên thị trường quốc tế.
Tình trạng: Đang bị thu bắt mạnh để buôn bán mẫu vật. Vùng phân bố và nơi cư trú của chúng bị phá huỷ và thu hẹp, số lượng của chúng bị giảm nhanh chóng trong vòng mười năm gần đây.
Biện pháp bảo vệ:
Tuy đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng cần hạn chế việc thu bắt để buôn bán dưới mọi hình thức.

Nguồn : SVRVN & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 I_icon13Thu 26 Jul 2018, 14:26

Trích dẫn :
B.143- KẸP KÌM QUẢNG TÂY
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 53d2fdfeh8ed77f9d2d40&690&690

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Images?q=tbn:ANd9GcS3ETAJRLsPc72YnH848W73EhWGbi6zybBJrArk1o0FVYpCweYiGg
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 S-l400

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 200
Sưu tập :

B.143- Kẹp kìm quảng tây - Hexarthrius vitalisi tsukamotoi

Đặc điểm nhận dạng:Loài kẹp kìm Hexarthrius viatalisi tsukamotoi được phát hiện tại núi Đại Dao tỉnh Quảng Tây Trung Quốc gần biên giới với Việt Nam. Loài này có cánh màu sắc hơi đỏ, rất đẹp. Răng trong (càng) của con đực mọc khá rõ ràng, kích thước lớn nhất của chúng được ghi nhận là 81mm. Con cái nhỏ hơn con đực, cánh ngoài con cái có màu đen bóng trong khi đó con đực có màu nâu đỏ. Đây là phân loài của loài Hexarthrius vitalisi đã thu mẫu được ở Tam Đảo.
Sinh học, sinh thái:
Giống Hexarthrius vitalisi phân bố rải rác từ Thái Lan, Lào, Việt Nam đến miền Nam Trung Quốc. Những mẫu vật bắt được ở Thái Lan, Lào có màu đen, khoẻ mạnh. Theo đặc điểm phát triển hình thái của gống Hexarthrius không được chính xác, thông thường chúng có màu hơi đen. Còn loài phân bố ở miền Nam Trung Quốc màu đỏ và khoẻ mạnh. Theo tiến sĩ Nagai, loài này được ghi nhận là tập trung nhiều tại Vườn quốc gia Tam Đảo miền Bắc Việt Nam, con đực con cái tụ tập ở đầu nhánh cây thuộc họ Giẻ Fagaceae và hút dịch trong thân cây.
Phân bố: Trong nước: Loài này đã được ghi nhận là phân bố ở Việt Nam và được ghi nhận trong danh lục năm 1925 ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai).Thế giới: Nam Trung Quốc, đảo Hải Nam, Bắc Thái Lan, Lào.
Tình trạng: Do loài côn trùng này có giá trị cao nên trở thành hàng hoá và được buôn bán mạnh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, mẫu vật thuộc loài này đã và đang bị thu bắt nhiều. Số lượng cá thể của loài này bị suy giảm nhanh chóng và trở nên ít gặp. Là loài không quý hiếm ở Trung Quốc, nhưng ở Đài Loan thì nó là loài rất quý vì rất khó thu mẫu và hiếm gặp.
Biện pháp bảo vệ:
Loài cánh cứng có kích thước lớn có giá trị rất cao về mọi mặt: khoa học, thẩm mỹ, thương mại. Trước mắt cần cấm bắt loài côn trùng này để buôn bán.Mặc dù đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng cần hạn chế việc thu bắt, khai thác sinh cảnh sống của chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 I_icon13Thu 26 Jul 2018, 14:27

Trích dẫn :
B.144- KẸP KÌM RĂNG CƯA
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 7a7ec9314c890533678b497fb8efa2c6

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 P9170090
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 227

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Bfda35a4649fabe06990eb6d8ec12828
Sưu tập :

B.144- Kẹp kìm răng cưa - Katsuraius ikedaorum

Mô tả:
+ Chiều dài thân tối đa được ghi nhận là: 44 mm. Mức độ nuôi dưỡng: chưa có ghi nhận. Mức độ thu mẫu: khó
+ Càng con đực của loài kẹp kìm này có hình cưa nên chúng được gọi tên là kẹp kìm càng hình cưa. Thoạt nhìn loài này rất giống với loài Prismognathus katsurai nhưng nó lại có những đặc trưng của 2 loài kẹp kìm bản hẹp đỏ và kẹp kìm bóng.
+ Mặc dù chưa xác định được sự khác biệt hoàn toàn nhưng loài này đã được ghi nhận đây là một loài mới có tên là Katsuraius ikedaorum. Tên giống được đặt theo tên nhà kinh doanh thương hiệu là ông: Katsu akituro. Tên loài được đặt theo tên nhà nghiên cứu bọ cánh cứng ông Ikoda Hareo
+ Đặc điểm chính của con cái là càng chĩa ra giống hình miệng ly và đây là loài có khả năng thay đổi hình dạng mặt để nguỵ trang tránh các loài thiên địch.
+ Là loài quí hiếm được phân bố ở vùng phía Bắc Việt Nam (vườn quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc). Mẫu vật sưu tập ở đây là những con nhỏ nên chúng có răng vừa còn những con trưởng thành thì răng rất dài. Chúng có tình hướng sáng và đã thu mẫu được ở nơi có ánh đèn. Một cá thể đực bắt được ngày 20/4/1995 và 1 con cái bắt được ngày 14/4/1997, tuy nhiên trong thời gian gần đây hầu như không còn thu thập được loài này nữa.
+ Thức ăn của chúng ch*a được ghi nhận chỉ biết chúng xuất hiện nhiều vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 8

Nguồn : SVRVN & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 I_icon13Thu 26 Jul 2018, 14:27

Trích dẫn :
B.145- KẸP KÌM RĂNG CHÌA KHÓA
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 11c9b1ec89996683fa9a2421f4b1a51d

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 20121202112117-88d0205d
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 225
Sưu tập :

B.145- Kẹp kìm răng chìa khoá - Heterochthes brachypterus

Mô tả:
+ Kẹp kìm Heterochthes brachypterus phân bố rải rác ở Cambodia, Nam Việt Nam. Đã thu được mẫu vật ở phía Đông Thái Lan. Là loại kẹp kìm không bay mà chỉ đi bộ trên đất thuộc giống gần với Murabane và Onitsuya.
+ Theo sách danh lục côn trùng thế giới chúng thuộc loại kẹp kìm có hình răng trong, dài và phía trước răng như dạng hình chìa khoá nên được gọi là bọ
+ Kagitsuno (răng chìa khóa). Con đực cũng như con cái được bao bọc một màu đen huyền bóng, rất đẹp. Chúng sống chủ yếu ở những vùng có độ cao trung bình, thấp.
+ Tháng 5 năm 1994, 01 con đực và 01 con cái đã được tìm thấy ở phía Nam Việt Nam. Con cái có phần bụng lớn hơn con đực. Kích thước lớn nhất của chúng được ghi nhận là 34mm

Nguồn : SVRVN & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 I_icon13Thu 26 Jul 2018, 14:28

Trích dẫn :
B.146- KẸP KÌM SỪNG ĐAO
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 1381950979-3899641212

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Dorcus%20titanus%20westermanni
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 1381950840-2045604862

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 218
Sưu tập :

B.146- Kẹp kìm sừng đao - Dorcus titanus westermanni

Đặc điểm nhận dạng: Loài bọ cánh cứng kích thước lớn: con đực tới trên 80mm, có màu đen tuyền. Thân hình rất giống với loài Kẹp kìm sừng cong (dorcus curvidens curvidens), chỉ khác hình thái cặp sừng. Sừng có hình dạng như lưỡi thanh long đao, mặt trong của "lưỡi đao" có hình răng cưa. Răng to nhất nằm ở vị trí trong khoảng 1/3 độ dài của sừng kể từ gốc sừng.
Sinh học, sinh thái:
Chưa có dẫn liệu về ấu trùng và thức ăn của loài này trong tự nhiên. Con trưởng thành thường sống trên các vùng rừng núi cao, khí hậu ôn hoà.
Phân bố: Trong nước: Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Đắklak (Buôn Ma Thuột ở độ cao 600m).Thế giới: Đông Bắc Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, đảo Hải Nam, Bắc Thái Lan, Lào.
Giá trị: Loài cánh cứng có kích thước lớn có giá trị rất cao về mọi mặt: khoa học, thẩm mỹ, thương mại.
Tình trạng: Do loài côn trùng này có giá trị cao nên trở thành hàng hoá và được buôn bán mạnh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, mẫu vật thuộc loài này đã và đang bị thu bắt nhiều. Số lượng cá thể của loài này bị suy giảm nhanh chóng và trở nên ít gặp.
Biện pháp bảo vệ: Trước mắt cần cấm bắt loài côn trùng này để buôn bán.Mặc dù đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng cần hạn chế việc thu bắt, khai thác sinh cảnh sống của chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 I_icon13Thu 26 Jul 2018, 14:29

Trích dẫn :
B.147- KẸP KÌM SỪNG CONG
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 1387291833-3011419811

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 DCC_Myanmar_kachin_male-%c2%a9-Borhuah-Chen
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 DCCIndia_female1%c2%a9-Borhuah-Chen

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 215
Sưu tập :

B.147- Kẹp kìm sừng cong - Dorcus curviden curviden

Đặc điểm nhận dạng: Bọ cánh cứng cỡ lớn, con đực cơ thể dài tới gần 80mm. Toàn thân màu đen tuyền, lông xúc biện miệng có màu vàng nâu. Sừng chẻ đôi từ đoạn giữa trông như gạc nai với đầu mút nhọn. Hai sừng chính cong đều về phía trước như hai vòng cung làm cho hình hài con vật rất cân đối, thon đẹp.
Sinh học, sinh thái:
Chưa có dẫn liệu về ấu trùng và thức ăn của loài này trong tự nhiên. Con trưởng thành thường sống trên các vùng rừng núi cao, khí hậu ôn hoà.
Phân bố: Trong nước: Vĩnh Phúc (Tam Đảo).
Thế giới: Đông Bắc Ấn Độ (Sikkim), Butan, Mianma, Bắc Thái Lan.
Giá trị: Là loài cánh cứng to, đẹp, đã và đang bị săn lùng ráo riết để buôn bán với giá rất đắt.
Tình trạng: Trước năm 1990, số lượng cá thể của loài này còn nhiều. Từ năm 1990 đến nay đặc biệt là vào những năm cuối thế kỷ 20, loài này đã bị thu bắt ráo riết để buôn bán nên số lượng còn rất ít và trở nên hiếm gặp.
Biện pháp bảo vệ: Mặc dù các vùng núi cao của nước ta hiện nay đều thuộc các khu bảo tồn thiên nhiên thậm chí rừng cấm quốc gia nhưng chưa có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, và chưa chấm dứt được việc mua bán mẫu vật loài này, nên số lượng đang giảm sút mạnh. Cần tuyệt đối cấm thu thập, bẫy bắt loài côn trùng này để bảo tồn và phục hồi nguồn gen.

Nguồn : SVRVN & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 I_icon13Thu 26 Jul 2018, 14:29

Trích dẫn :
B.148- KẸP KÌM SỪNG CONG TAM ĐẢO
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 216
Sưu tập :

B.148- Kẹp kìm sừng cong Tam đảo - Dorcus curviden tamdonensis

Đặc điểm nhận dạng: Bọ cánh cứng cỡ lớn, con đực cơ thể dài tới gần 80mm. là phân loài cũa Dorcus curvidens curvidens. Toàn thân màu đen tuyền, lông xúc biện miệng có màu vàng nâu. Sừng chẻ đôi từ đoạn giữa trông như gạc nai với đầu mút nhọn. Hai sừng chính cong đều về phía trước như hai vòng cung làm cho hình hài con vật rất cân đối, thon đẹp.
Sinh học, sinh thái: Ấu trùng của chúng sống khoảng 3 năm, thường thấy chúng xuất hiện nhiều vào tháng 5 đến tháng 6. Loài này cũng có tập tính hướng sáng. Đây là tập tính chung của các loài bọ cánh cứng sống ở những vùng có độ cao lớn. Con đực nhỏ rất giống với bọ cánh cứng lớn Dorcus grandis nhưng rất khó phân biệt nếu không có hiểu biết sâu về loài này.
Phân bố: Trong nước: Vĩnh Phúc (Tam Đảo).
Thế giới: Đông Bắc Ấn Độ (Sikkim), Butan, Mianma, Bắc Thái Lan.
Tình trạng: Trước năm 1990, số lượng cá thể của loài này còn nhiều. Từ năm 1990 đến nay đặc biệt là vào những năm cuối thế kỷ 20, loài này đã bị thu bắt ráo riết để buôn bán nên số lượng còn rất ít và trở nên hiếm gặp.
Biện pháp bảo vệ: Là loài cánh cứng to, đẹp, đã và đang bị săn lùng ráo riết để buôn bán với giá rất đắt. Mặc dù các vùng núi cao của nước ta hiện nay đều thuộc các khu bảo tồn thiên nhiên thậm chí rừng cấm quốc gia nhưng chưa có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, và chưa chấm dứt được việc mua bán mẫu vật loài này, nên số lượng đang giảm sút mạnh. Cần tuyệt đối cấm thu thập, bẫy bắt loài côn trùng này để bảo tồn và phục hồi nguồn gen.

Nguồn : SVRVN & Internet
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 I_icon13Thu 26 Jul 2018, 14:30

Trích dẫn :
B.149- KẸP KÌM SEGUYI
Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 220
Sưu tập :

B.149- Kẹp kìm Seguyi - Dorcus seguyi

Đặc điểm nhận dạng:Chúng có những đặc tính sinh thái rất giống với giống loài Dorcus mellianusđang phân bố rải rác từ Ấn Độ và Thái Lan. Nhưng kích thước nhỏ hơn, càng ngắn hơn và mối liên hệ giữa 2 loài này không rõ ràng lắm. Con đực hơi lớn hơn con cái, thường có màu nâu đậm trong khi đó con cái có màu đen bóng. Kích thước lớn nhất của con đực là 30,6mm. Con đực có phía đầu răng khá nhọn. Con cái thì phía ngực trư*ớc có đặc điểm là rộng. Tên loài segu là lấy tên của nhà nghiên cứu của viện bảo tàng Pari Dr Eugene seguy, người đã có nhiều công trình nổi tiếng nghiên cứu về bọ cánh cứng.
Sinh học, sinh thái:Là loài khá phổ biến, chúng phân bố rải rác từ Bắc bộ Việt Nam đến miền Nam Trung Quốc. Sống ở các khu rừng thường xanh núi cao và các cá thể trưởng thành thường xuất hiên từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Ấu trùng và thức ăn của chúng chưa có dẫn liệu.
Phân bố:Việt Nam: Loài kẹp kìm này phân bố nhiều ở phía Bắc Việt Nam (Vườn quốc gia Tam Đảo), Vườn quốc gia Hoàng Liên (lào Cai)
Thế giới: Nam Trung Quốc, Thái Lan và Lào
Tình trạng: Do loài côn trùng này có giá trị cao nên trở thành hàng hoá và được buôn bán mạnh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, mẫu vật thuộc loài này đã và đang bị thu bắt nhiều. Số lượng cá thể của loài này bị suy giảm nhanh chóng và trở nên ít gặp.
Biện pháp bảo vệ: Loài cánh cứng có kích thước lớn có giá trị rất cao về mọi mặt: khoa học, thẩm mỹ, thương mại. Trước mắt cần cấm bắt loài côn trùng này để buôn bán.Mặc dù đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng cần hạn chế việc thu bắt, khai thác sinh cảnh sống của chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bộ sưu tập Côn trùng   Bộ sưu tập Côn trùng - Page 16 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Bộ sưu tập Côn trùng
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 16 trong tổng số 66 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 9 ... 15, 16, 17 ... 41 ... 66  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-