Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 16:38
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim Mon 04 Sep 2017, 08:57 | |
| Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim bị thu hồi - BBC
Tin cho hay bản in lại cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn Lục) của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) vừa bị Cục Xuất bản, in và phát hành thu hồi vì "có nhiều chi tiết không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng" trong khi có ý kiến nói cuốn hồi ký có "giá trị lịch sử".
Bản in lại Một Cơn Gió Bụi được phát hành đầu năm 2017
Cuốn hồi ký của học giả, thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim xuất bản năm 1949, tóm lược quãng đời làm chính trị của ông trong giai đoạn 1942 - 1948. Ông cũng là đồng tác giả bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư nổi tiếng đối với bao thế hệ học sinh Việt Nam. Một Cơn Gió Bụi nói lên suy nghĩ của ông về các sự kiện xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam, Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất do Việt Minh phát động, theo bản in của Vĩnh Sơn tại Sài Gòn năm 1969.
Đầu năm 2017, Một Cơn Gió Bụi được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books in lại, và được cho là "có nhiều đoạn rất nhạy cảm đã bị nhà xuất bản biên tập". Trang 75 bản Vĩnh Sơn 1969 có đoạn "Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên Đỗ Thị Lạc là người sau này có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Vể sau người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản". đoạn này đã bị cắt ở bản của Phương Nam in 2017 (trang 80), nhà báo Huy Đức dẫn lại trên mạng xã hội.
Cùng ngày, nhà văn Lê Thiếu Nhơn trả lời BBC từ TP. Hồ Chí Minh: "Nếu cuốn Một Cơn Gió Bụi có vấn đề buộc phải thu hồi, tôi cho rằng chủ yếu nằm ở chương 7, nếu sách in nguyên văn bản gốc từng xuất bản ở Sài Gòn năm 1969." "Đó là chương 'Tôn chỉ và hành động của đảng Cộng sản." "Thực ra, để đánh giá một cuốn sách thì phải xét thể loại của nó." "Cuốn này của học giả Trần Trọng Kim là sách văn học, chứ không phải lịch sử." "Nhất là khi tác giả đã gọi là 'hồi ký' thì nó được viết theo độ lùi của ký ức, phải chấp nhận những khoảng mờ quên - nhớ của tác giả."
Cục Xuất bản, In và Phát hành cho rằng cuốn sách này bị thu hồi vì "có nhiều chi tiết, đánh giá không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng," theo báo Tuổi Trẻ hôm 26/6.
Hôm 27/6, BBC liên hệ ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành nhưng không nghe điện thoại.
Một bản in Một Cơn Gió Bụi trước 1975
'Nhạy cảm'
Ông Nhơn nói thêm: "Tôi cho rằng, tùy hoàn cảnh xã hội, nhà xuất bản có thể bỏ những đoạn mà họ cho là 'nhạy cảm', nhưng phải sòng phẳng và chú thích rõ ràng khi sách ra." "Ví dụ, bỏ một chương hay một số trang thì phải nói rõ trong 'Lời nói đầu', chứ không thể im lặng khiến độc giả nghĩ là mình đang đọc đúng như bản gốc." "Đó là sự minh bạch về mặt văn bản." "Theo tôi, để tránh tình trạng sách phát hành rồi thu hồi, cần có cách quản lý cụ thể hơn." "Chẳng hạn, với những sách trước 1975, Cục Xuất bản có thể yêu cầu các nhà xuất bản thành lập hội đồng thẩm định gồm những chuyên gia uy tín, trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép." "Ứng xử mạch lạc như thế thì tránh tình trạng làm phiền lẫn nhau khi nhà xuất bản đã phát hành sách, mà Cục lại thu hồi bằng cách giải thích riêng." "Chính hội đồng thẩm định sẽ đảm bảo cho giá trị cuốn sách trước người đọc và trước cơ quan quản lý." Bởi lẽ, không phải biên tập viên nào của nhà xuất bản cũng đủ trình độ để thẩm định một cuốn sách đã có độ lùi lịch sử, hoặc tác giả có vướng mắc quá khứ."
Cũng trong hôm 27/6, Giáo sư Vũ Dương Ninh nói với BBC từ Hà Nội: "Từ góc độ nhà nghiên cứu, tôi cho rằng cuốn cuốn Một Cơn Gió Bụi có giá trị lịch sử vì nó nói người thực, việc thực để chúng tôi có nhìn nhận, đánh giá về giai đoạn đó." "Còn về góc độ văn học cho công chúng, tôi nghĩ ở thời điểm này thì xuất bản cuốn sách đó ở Việt Nam có lẽ không phù hợp."
Trong khi kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng "cuốn Một Cơn Gió Bụi cho thấy cái 'nhân huân chính trị' của Trần Trọng Kim, cựu Trung tá Việt Nam Cộng hòa Bùi Quyền, cháu của cố Thủ tướng Trần Trọng Kim lại khẳng định "Ông bác tôi là một nhà giáo dục, một nhà văn hóa nhưng nếu nói bác tôi là một chính trị gia thì tôi không tin," và cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa Bùi Diễm, người cũng gọi ông Trần Trọng Kim bằng bác thì dè dặt "nếu nói ông là một chính trị gia thì chỉ có một từ để gọi cho đúng, đó là một chính trị gia bất đắc dĩ," theo báo Người Việt.
Báo này dẫn lời ông Bùi Diễm:
"Dù trong cuốn sách bác tôi có viết chế độ Cộng Sản là như thế nào, nhưng thực tế là ông cũng không biết rõ sự mưu mô xảo quyệt của người Cộng Sản. Cho nên sau khi đã thôi không làm thủ tướng, ông về ở Vĩ Dạ, tôi ở với ông vài ngày, thì nghe ông nói một câu thế này 'Người ta nghe nói Việt Minh được Mỹ ủng hộ thì không biết có đúng hay không. Nhưng mà nếu được Mỹ ủng hộ thì tôi xin nhường hết cả chứ việc chi mà họ phải cướp chính quyền! Cướp làm gì? Tôi nhường mà, có gì mà phải cướp.'"
Đế quốc Việt Nam là tên chính thức của một chính phủ tồn tại 5 tháng trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 3/1945 đến tháng 8/1945).
Đế quốc Việt Nam được Đế quốc Nhật Bản hậu thuẫn sau khi triều đình Nhà Nguyễn tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước Patenôtre.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim Mon 04 Sep 2017, 09:15 | |
| Thu hồi sách của Trần Trọng Kim: Nên hay không? BBC- 28 tháng 6 2017
Nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Nguyễn Đắc Xuân từ Huế nói ông rất ngạc nhiên vì vụ thu hồi mới xảy ra với ấn bản cuốn hồi ký 'Một cơn gió bụi' của sử gia Trần Trọng Kim: "Tôi rất ngạc nhiên, như vậy là không bình thường, tôi không đồng tình về việc thu hồi cuốn sách," nhà nghiên cứu nói với BBC Việt ngữ hôm 27/6/2017. "Tôi quan niệm trong sử sách, những tài liệu trên 50 năm, thường thì người ta được công bố..."
Theo ông Nguyễn Đắc Xuân tài liệu trên ngưỡng thời gian này thì 'phải trái gì cũng phải được công bố' và ông nói tiếp quan niệm của mình về tư liệu dưới góc độ sử liệu: "Sau 50 năm không thuận lợi cho chính quyền thì anh chưa phổ biến, còn trên 50 năm rồi, không nên cấm. Cấm như vậy chứng tỏ mình cửa quyền..." "Trong những tài liệu đó có những cái không phù hợp với chủ trương lãnh đạo của Cách mạng tháng Tám của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng lúc đó, thời đó là hợp."
Và ông Nguyễn Đắc Xuân đưa ra lời bình luận thêm với BBC: "Tốt thì khoe, xấu thì che, làm sao còn lịch sử nữa?"
Cuốn hồi ký của học giả, thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim xuất bản năm 1949, tóm lược quãng đời làm chính trị của ông trong giai đoạn 1942 - 1948. Ông cũng là đồng tác giả bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư nổi tiếng đối với bao thế hệ học sinh Việt Nam.
Một Cơn Gió Bụi nói lên suy nghĩ của ông về các sự kiện xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam, Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất do Việt Minh phát động, theo bản in của Vĩnh Sơn tại Sài Gòn năm 1969.
Còn Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam, bình luận về tác giả Trần Trọng Kim và cuốn Hồi ký 'Một cơn gió bụi' tái bản đầu năm 2017 nhưng mới bị thu hồi.
Ông cho rằng Trần Trọng Kim là một sử gia 'uyên bác' có nhiều công trình hữu ích, có giá trị.
Tuy nhiên, việc cuốn Hồi ký 'Một cơn gió bụi' với cách thức in lại như vừa qua ở Việt Nam có thể sẽ gây 'mất uy tín' cho chính học giả này, theo ông.
Ở phần một cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ hôm 27/6/2017, ông Vũ Minh Giang phân biệt giữa cách đọc một sử liệu là hồi ký của một sử gia với công trình sử học của sử gia ấy.
Nhà sử học từ Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cũng chia sẻ cho biết gần đây Việt Nam đã có hội thảo về Chính phủ Trần Trọng Kim, tuy nhiên một hội thảo nhìn lại, hay đánh giá về nhân vật lịch sử và học giả này thì theo ông chưa có.
Giáo sư Vũ Minh Giang cho hay Nhật Bản rất quan tâm nghiên cứu về Chính phủ Trần Trọng Kim và bản thân nhân vật lịch sử này.
Bình luận tiếp về cuốn 'Một cơn gió bụi' của tác giả Trần Trọng Kim, ông Giang đề cập một số điểm được cho là 'cái được' và 'cái hạn chế' đáng nói nhất của tác phẩm này, mà theo ông là một dạng 'sử liệu' tuy có khác biệt với công trình khoa học về sử học.
Gần đây, một cuốn sách về nhân vật lịch sử Petrus Ký (Trương Vĩnh Ký) của tác giả Nguyễn Đình Đầu cũng bị thu hồi, nhân dịp này, Giáo sư Vũ Minh Giang đã nêu bình luận về sự kiện này.
Nhà sử học, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, đưa ra một số nhận xét về Petrus Ký và trả lời về 'tính mới' hay điểm đáng lưu ý của cuốn sách mà tác giả là sử gia Nguyễn Đình Đầu.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim Mon 04 Sep 2017, 09:22 | |
| Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi
Trần Trọng Kim (1883-1953) là một Học Giả danh tiếng, Thủ Tướng của Việt Nam (1945) tác giả cuốn Việt Nam Sử Lược.
Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.
Xuất thân trong một gia đình Nho Giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông Ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông Sự ở Ninh Bình.
Năm 1905, ông qua Pháp học Trường Thương Mại ở Lyon, sau được học bổng vào Trường Thuộc Địa Pháp. Năm 1909, ông vào học Trường Sư Phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường Trung Học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu Bổ và Trường Nam Sư Phạm.
Ông giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như: Thanh Tra Tiểu Học (1921), Trưởng Ban Soạn Thảo Sách Giáo Khoa Tiểu Học (1924), dạy Trường Sư Phạm thực hành 1931, Giám Đốc các Trường Nam Tiểu Học tại Hà Nội (1939). Trần Trọng Kim còn là Phó Trưởng Ban Ban Văn Học của Hội Khai Trí Tiến Đức và Nghị Viên Hội Đồng Dân Biểu Bắc Kỳ. Một năm sau khi ông về hưu (1943), Nhật Bản kéo vào Đông Dương và bí mật đưa ông cùng Dương Bá Trạc ra nước ngoài. 1945, ông được đưa về nước. Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Để tranh thủ sự ủng hộ của người Việt. Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Trần Trọng Kim được giao thành lập Nội Các vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Trần Trọng Kim trở thành Thủ Tướng đầu tiên của Việt Nam.
Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế Quốc Việt Nam, đặt quốc thiều là bài ‘’Đăng đàn cung’’, quốc kỳ có ‘’nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm’’.
Chính phủ Trần Trọng Kim thực chất vẫn nằm dưới sự bảo hộ của quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương, vì vậy có nhiều người cho rằng đây chỉ là một chính phủ bù nhìn thân Nhật và không có được sự ủng hộ của dân chúng. Khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim cũng chỉ tồn tại được đến ngày 23 tháng 8 năm 1945 thì sụp đổ.
Tuy nhiên, trong thời gian ngắn ngủi, chính phủ này cũng đã làm được một việc quan trọng là thống nhất về mặt danh nghĩa đất Nam kỳ vào đất nước Việt Nam và thay chương trình học bằng tiếng Pháp sang chương trình học bằng tiếng Việt, do học giả Hoàng Xuân Hãn biên soạn. Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên Phan Anh đã thành lập Đoàn Thanh Niên Tiền Tuyến, Thanh Niên Xã Hội. Trường Thanh niên tiền tuyến đã đào tạo ra nhiều tướng lĩnh, Sĩ Quan của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau này.
Sau khi Việt Minh giành được chính quyền và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập, Trần Trọng Kim lưu vong ra nước ngoài. Sau nhiều năm tháng long đong ở Quảng Châu và Hồng Kông, ngày 6 tháng 2 năm 1947, ông trở về Sài Gòn và sống tại nhà Luật Sư Trịnh Đình Thảo. Năm 1948, ông qua Nam Vang và sống với người con gái. Sau đó, ông lại trở về Việt Nam sống thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2 tháng 12 năm 1953, thọ 71 tuổi.
Trần Trọng Kim được đánh giá là một học giả uyên thâm cả tân và cựu học, là người tận tụy cho ngành giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, ông là người có tư tưởng bảo thủ và dân tộc-bảo hoàng. Tác phẩm Việt Nam Sử Lược được đánh giá là một trong những quyển sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, được tái bản nhiều lần.
Theo The Observer (Nghiên cứu quốc tế)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim Fri 15 Sep 2017, 22:25 | |
| Một Cơn Gió Bụi Tác giả: Trần Trọng Kim
Xuất bản lần đầu tại nhà xuất-bản Vĩnh Sơn Sài Gòn 1969 Nguồn: Talawas: Chương 1 Cuộc Đời Yên Lặng và Vô Vị Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú. Một mình chỉ cặm cụi ở mấy quyển sách để tiêu khiển. Ðó là tâm tình và thân thế của một người ngậm ngùi ở trong cái hoàn cảnh éo le, và trong một bầu không khí lúc cũng khó thở. Ðược cái rằng trời cho người ta có sẵn cái tính tùy cảnh mà an, cho nên bất cứ ở cảnh nào lâu ngày cũng quen, thành ra thế nào cũng chịu được. Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Ðông Dương bị quân Nhật Bản tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt Nam bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu. Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nước nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nước nhà chóng được giải phóng. Thường tôi gặp người Pháp, tôi cũng nói thẳng rằng: nếu trong cái hoàn cảnh này, người Pháp hiểu rõ tình thế mà buông tha chúng tôi ra thì không những là nước Pháp không thiệt thòi gì mấy về đường kinh tế, mà về đường văn hóa và thực tế lại có phần lợi vì đã làm một cái ơn lớn cho cả một dân tộc. Mà thực tế nếu được như vậy thì dân Việt Nam không bao giờ quên được cái ơn ấy, mà vui lòng hợp tác với nước Pháp. Song đó là một cái mộng tưởng không thê có ở trong đời này, là đời đầy những sự tham, sân, si, cho nên nhân loại đã phải chịu bao nhiêu nỗi đau buồn khổ não. Mà còn phải chịu không biết đến bao giờ mới thôi! Trong khi nước Pháp đang bị cái nạn chiến tranh, người Pháp đối với người Việt Nam không đổi thái độ chút nào, mà người Nhật thì lại muốn lợi dụng lòng ái quốc của người Việt Nam để quyến dụ người ta theo mình. Người Việt Nam không phải là không hiểu cái tâm địa người Nhật, song có nhiều người muốn thừa cái cơ hội hiện tại mà phá vỡ cái khuôn khổ bé hẹp nó ràng buộc mình đã bao lâu để gây ra cái không khí mới, rồi sau thế nào cũng tìm cách đối phó. Phần nhiều người trí thức trong nước đều có cái quan niệm ấy, nhưng vì thế lực không đủ, cho nên không ai hành động gì cả, trừ một bọn người hoặc vì lòng nóng nảy, hoặc vì lòng ham danh lợi chạy theo người Nhật. Nước Nhật Bản trước vốn là một nước đồng văn đồng hóa ở Á Ðông, nhưng về sau đã theo Âu Hóa, dùng những phương pháp quỉ quyệt để mở rộng chủ nghĩa đế quốc của họ, trước đã thôn tính Cao Ly và Mãn Châu, sau lại muốn xâm lược nước Tàu và các nước khác ở Á Ðông đã bị người Âu Châu chiếm giữ. Người Nhật tuy dùng khẩu hiệu đồng minh cộng nhục và lấy danh nghĩa giải phóng các dân tộc bị hà hiếp, nhưng thâm ý là muốn thu hết quyền lợi về mình. Bởi vậy chính sách của họ thấy đầy những sự trái ngược, nói một đàng làm một nẻo. Cái chính sách ấy là chính sách bá đạo rất thịnh hành ở thế giới ngày nay. Dùng lời nhân nghĩa để nhử người ta vào chòng của mình mà thống trị cho dễ, chứ sự thực thì chỉ vì lợi mà thôi, không có gì là danh nghĩa cả. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy tôi phải nén mình ngồi yên. Song mình muốn ngồi yên mà người ta không để cho yên. Hết người này đến nói chuyện lập hội này, người khác đến nói chuyện lập đảng nọ. Ðảng với hội gì mà tinh thần không có, sự tổ chức chẳng đâu ra đâu thì càng nhiều đảng và hội bao nhiêu lại càng thêm rối việc bấy nhiêu, chứ có ích gì? Bởi vậy đối với ai, tôi cũng lấy lòng ngay thẳng mà đáp lại, nhưng không đồng ý với ai cả. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim Sun 17 Sep 2017, 17:25 | |
|
Chương 2 Đi Chiêu Nam Đảo (Singapour)
Vào khoảng cuối năm Canh Thìn (1940) sau khi quân Nhật đã vào đóng ở Ðông Dương rồi, có những người Nhật nói là giáo sư ở những trường cao đẳng bên Ðông Kinh sang khảo cứu về văn hóa thường đến tìm tôi hỏi về lịch sử và tôn giáo v...v... Tuy những người ấy không nói gì đến việc chính trị, nhưng ai cũng biết là họ đi dò xét tình ý những nhân sĩ trong nước. Vậy nên tôi cũng chỉ nói về mặt văn hóa mà thôi. Sau đó có những người Nhật khác cũng hay đến nói chuyện, một đôi khi có nói đến việc chính trị, tôi chối ngay rằng tôi không làm chính trị.
Sự đi lại của những người Nhật làm cho người Pháp để ý đến tôi. Có khi thấy có người rất ám muội đến bàn làm những việc bất chánh để giử tôi vào chòng pháp luật, và thường lại thấy các thám tử đứng rình luôn luôn ở trước cửa.
Trong những người Việt Nam thỉnh thoảng đi lại nhà tôi, có ông Nguyễn Trác ở Thanh Hóa, vì ông có người con rể là ông Ðặng Phúc Thông ở bên cạnh nhà tôi và lại là người vẫn quen tôi. Bởi vậy mà ông Trác quen tôi và đi lại nhà tôi, một đôi khi cũng nói đến hành động của người Nhật ở Ðông Dương. Tôi thấy ông Trác có nhiệt tâm yêu nước thì cũng vui lòng trò chuyện và dặn ông phải cẩn thận, đừng có hấp tấp mà mắc mưu gian. Song ông tin người Nhật có thể giúp được mình. Việc nhì nhằng như thế một độ rồi ông đi Sài gòn và ở trong ấy độ chừng hai tháng mới ra.
Ðã từ mấy tháng trước, có nhiều người bị bắt vì sự giao thông với người Nhật, như Trương Kế An khai với người Pháp rằng y ra Hà Nội có gặp tôi và ngủ ở nhà tôi một đêm. Ðó thật là một việc bịa đặt, vì tôi không quen biết người ấy bao giờ và cũng không bao giờ gặp y.
Hà Nội thường cũng có sự bắt bớ như thế, nhất là vào khoảng tháng mười năm 1943 có mấy người đi làm với phái bộ Nhật Bản bị bắt, người trong thành thị nôn nao cả lên. Lúc ấy người con gái ông Trác là bạn con tôi ra Hà Nội để chữa mắt, có đến ở nhà tôi. Chợt đến ngày 25 tháng mười, ông Nguyễn Trác ở Sài gòn ra, có đến thăm con tôi và gặp tôi trong một chốc lát, nói chuyện qua loa vài câu, rồi ông nói vài hôm ông sẽ về Thanh Hóa.
Ðộ ấy, cứ chiều chiều tôi đi đến phố Hàng Bông vào nhà in Bắc Thành của ông Lê Thăng, chữa những sách in lại. Chữa xong những bản đập, ngồi nói chuyện phiếm đến bẩy giờ, thì tôi lại đi bộ từ phố Hàng Bông về đến Nhà Rượu với vài người bạn cùng đi một đường.
Chiều ngày 27 tháng mười, cũng như mọi ngày, tôi về đến đầu phố Nhà Rượu thì thấy người nhà chạy tất tả đến nói rằng: Không biết có việc gì mà có mấy người Nhật bảo tôi đi tìm ông. Tôi nghĩ bụng: lại mấy người mọi khi đến quấy rối chứ còn việc gì nữa. Tôi về đến nhà thì thấy mấy người hiến binh Nhật với một người Nhật quen từ trước ngồi chờ. Họ thấy tôi liền hỏi ngay rằng:
- Ông có biết ông Nguyễn Trác và ông Trần Văn Lai đã bị bắt từ lúc bốn giờ rưỡi rồi không?
- Tôi không biết.
- Người Pháp sắp bắt ông đấy.
- Bắt thì bắt, làm thế nào được.
- Ông nên vào hiến binh Nhật mà lánh đi mấy ngày.
- Tôi có làm gì với người Nhật mà chạy vào hiến binh Nhật?
- Ông không thấy lính mật thám rình chung quanh nhà ông hay sao?
- Tôi vẫn biết, nhưng tôi không làm điều gì đáng lo sợ.
- Ông nên nghĩ đến tương lai nước ông mà tạm lánh đi mấy ngày.
- Tôi chẳng đi đâu cả!
Mấy người Nhật thấy tôi nói thế tỏ vẻ tức giận, đứng dậy ra về. Còn người Nhật quen ở lại, nói rằng:
- Ông không vào hiến binh thì thôi, nhưng tôi sợ đêm nay người Pháp sẽ đến bắt ông. Chi bằng ông hãy sang ở tạm bên nhà tôi gần đây. Nếu mai không có việc gì, thì ông lại về.
Lúc ấy tôi nhìn ra cửa thấy hai người giống như mật thám đứng ở ngoài dòm vào. Tôi nghĩ bụng: Ta hãy lánh đi một đêm cũng không sao. Tôi nhận lời sang ngủ bên nhà người Nhật quen. Sang nhà người Nhật ấy, tôi dặn đừng cho hiến binh Nhật biết. Người Nhật ấy hứa sẽ giữ lời. Ðêm nằm không ngủ được, nghĩ xa nghĩ gần: Mình đã không muốn làm gì cả, mà lại bị người ta ngờ vực, rồi đây ra saỏ Rõ thật đất bằng nổi trận phong ba.
Sáng hôm sau, tôi đang ở trong buồng thấy mấy người hiến binh Nhật đem xe hơi đến bảo có lệnh đón tôi về ở khách sạn của nhà binh Nhật! Nghe hai tiếng có lệnh, biết là mình không sao từ chối được nữa.
Tôi trách người Nhật quen rằng sao ông đã hứa với tôi không cho hiến binh biết, mà lại còn đi báo để hiến binh đến? Người ấy nói:
- Tôi là người thường, nhỡ người Pháp biết mà đến bắt ông, thì tôi làm thế nào bênh vực được ông. Vì vậy tôi phải cho hiến binh biết.
Thôi đành theo số phận, tôi lên xe đi đến khách sạn của Nhật. Ðến năm giờ chiều hôm ấy, thấy hiến binh Nhật đem ông Dương Bá Trạc cũng vào đấy.
Ông Dương Bá Trạc là một nhà văn học, đỗ cử nhân từ thủa mới 16 tuổi, vì tình nước mà bỏ không ra làm quan, theo ông Phan Bội Châu đi làm cách mệnh, đã từng phải đày ra Côn Lôn và phải cưỡng bách lưu trú mấy năm ở nam kỳ. Ông cùng với tôi là bạn làm bộ Việt Nam Tự Ðiển ở ban văn học hội Khai Trí Tiến Ðức. Tôi trông thấy ông Dương, cười bảo: Sao bác lại vào đây?. Ông Dương nói: Mình đi ra ngoài đường định lui về quê, bị bọn hiến binh Nhật mời lên xe đưa vào đây. Nghe đâu ở ngoài phố họ bắt lung tung cả, chưa biết rõ những ai.
Sau một lúc chuyện trò về tình cảnh của nhau, ông Dương nói: Bây giờ chúng ta lâm vào cảnh này thật là khó quá. Dù rồi ra chúng ta có về nhà nữa, người Pháp cũng chẳng để yên. Chi bằng chúng ta nói với hiến binh Nhật cho chúng ta ra ngoài để gặp ông Cường Ðể, ta sẽ bàn cách làm việc gì có ích lợi cho tương lai nước nhà.
- Ông Cường Ðể thì chỉ có bác quen mà thôi, và nghe nói ông ấy đã ủy quyền cho ông Ngô Ðình Diệm và Huỳnh Thúc Kháng tổ chức mọi việc, tôi chạy theo ông ấy thì có ích gì?
- Ông Cường Ðể là người chính phủ Nhật Bản đã giúp đỡ, ta ra cùng làm việc với ông ấy, rồi xin cùng người Nhật cho cả ông Huỳnh Thúc Kháng và ông Ngô Ðình Diệm ra nữa, ta sẽ lập thành một cơ quan ở hải ngoại, thu thập hết thảy những nhà cách mệnh đã ở ngoài về một chổ thì sự hành động của ta sẽ có ý nghĩa lắm. Chẳng hơn là cứ lẩn nấp ở trong nước, để cho người Pháp chực bắt bớ.
Tôi nghe ông Dương nói cũng bùi tai, liền bàn nhau viết thư xin người Nhật giúp chúng tôi ra ngoài. Cách mấy hôm, viên thiếu tá hiến binh Nhật ở Hà Nội đến thăm chúng tôi và nói: Việc các ông xin ra ngoài là rất phải, để tôi vào Sài gòn hỏi ý kiến tư lệnh bộ trong ấy, lệnh trên định thế nào, tôi sẽ nói cho các ông biết.
Chúng tôi đợi ở khách sạn đến gần ba tuần lễ, viên thiếu tá mới trở về và đến nói cho chúng tôi biết: Tư lệnh bộ cho hay các ông đi đâu bây giờ cũng không tiện, chỉ có ra Chiêu Nam Ðảo là yên ổn hơn cả. Các ông ra đấy rồi ông Cường Ðể cũng sắp về đấy cùng các người khác nữa sẽ họp nhau làm việc, rất là thuận tiện.
Chúng tôi nghĩ miễn là mình thoát ra khỏi cái cảnh eo hẹp này là được, vậy có ra Chiêu Nam Ðảo cũng chả sao. Chúng tôi nhận đi.
Từ đó người Nhật tổ chức đưa chúng tôi vào Sài gòn rồi đưa ra Chiêu Nam Ðảo. Lúc chúng tôi ở Hà Nội đi, có người giúp cho được 5.000 đồng giao cho ông Dương giữ cả.
Chúng tôi đi xe lửa với một toán lính Nhật vào Sài gòn. Trước hết đến nhà hiến binh Nhật mất 12 ngày, rồi sau ở nhà của hiệu Ðại Nam công ty 19 ngày. Ðến ngày mùng một tháng giêng năm 1944 mới xuống tàu thủy sang Chiêu Nam Ðảo.
Sau khi chúng thôi vào Sài gòn được tám chín ngày, xem báo biết là cái nhà khách sạn Nhật Bản chúng tôi ở trước, bị tàu bay Mỹ ném bom ngày mồng 9 tháng 12 năm 1943, đúng vào giữa cái phòng chúng tôi ở. Ấy là trong khi nguy nan vẫn có trời tựa, chứ nếu chậm lại độ mươi ngày thì cũng đi đời rồi.
Kể chi những nỗi lo sợ ở dọc đường từ Hà Nội sang đến Chiêu Nam Ðảo. Lúc ấy chúng tôi chỉ mong chóng đến nơi để tổ chức công việc làm của mình. Người ta thường có cái tính lạ, là đang giữa lúc chiến tranh như thế, mà vẫn tưởng tượng Chiêu Nam Ðảo như Singapour ngày trước, rồi dự định sẽ mời hết thảy những chính khách lưu vong ở ngoài về đấy để cùng nhau mà trù tính mọi việc. Ngờ đâu khi đến Chiêu Nam Ðảo rồi, mới biết cái đảo khi xưa thịnh vượng bao nhiêu, thì bây giờ tiều tụy bấy nhiêu. ngoài cảng chỉ có lơ thơ vài chiếc tàu vận tải của Nhật, ở trong thành thị, những nhà cửa phố xá không hư hỏng mấy nhưng sự buôn bán đình trệ, sự sinh hoạt mỗi ngày một nghèo ngặt, lúa gạo mỗi ngày một khan, các thực phẩm đắt đỏ không thể tưởng tượng được. Sự đi lại với các xứ ngoài, người Nhật kiểm soát nghiêm mật, thành ra không giao thông được với đâu cả.
Lúc chúng tôi ở Sài gòn, đã biết có hai chính khách Việt Nam ở nam bộ đã sang bên ấy, cho nên khi tàu ghé vào bến chúng tôi cứ rướn cổ để trông xem có ai là người Việt Nam ra đón mình không. Trông chẳng thấy ai đã buồn bực bao nhiêu, lại thấy mấy người Nhật đưa chúng tôi đi giữa cái thái độ bí mật.
Hỏi họ đưa chúng tôi đến chỗ nào, họ cũng không nói năng gì. Họ đưa mình đến đâu cũng chẳng biết, trong bụng chỉ lo họ đem chúng tôi vào nhà hiến binh như ở Sài gòn thì cực quá. Thôi thì đã liều thì liều cho đến cùng.
Sau khi qua chỗ nọ chỗ kia rồi, người Nhật mới đem chúng tôi về khách sạn Quốc Tế Phú Sĩ binh trạm ở con đường Grame Road. Ðến đấy được một sự vui mừng trước tiên là sự gặp bạn đồng chí Ðặng Văn Ký và Trần Văn Ân đã nghe nói từ trước. Ði ra chỗ xa lạ, tiếng tăm không biết mà gặp được người cùng xứ sở chuyện trò vui vẻ kể sao xiết.
Lúc đầu còn hứng thú đi xem đây xem đó, và gặp mấy người Việt Nam sang làm việc, hoặc buôn bán hay làm thuyền thợ, rồi vì sự chiến tranh mà mắc nghẽn bên ấy. Ai nấy đều vui mừng đón mời. Gặp nhau như thế làm cho chúng tôi khuây khỏa ít nhiều, song cũng không làm cho chúng tôi quên được sự nhớ nhà nhớ nước.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim Wed 20 Sep 2017, 14:03 | |
|
Chương 3 Đi Băng Cốc và về Sài Gòn
Việc ông Dương xong rồi tôi nghĩ ở lại Chiêu Nam Ðảo càng đau đớn thêm, tôi bèn viết thư về tư lệnh bộ Nhật ở Sài gòn xin cho tôi và ông Ðặng Văn Ký đi về Băng Cốc còn để ông Trần Văn Ân ở lại Chiêu Nam Ðảo.
Chúng tôi chờ mất 15 ngày mới được tin bên Ðông Dương sang cho chúng tôi đi Băng Cốc. Trước định chờ có tàu bay thì đi ngay. Sau nói tàu bay không có phải đi xe lửa. Chúng tôi nghĩ đi lối nào cũng được, cứ đi cho xong. Ngày khởi hành đã định là mùng 5 tháng giêng năm 1945, rồi lại lần lữa đến ngày 16 mới đi được.
Trưa ngày 16, cơm xong thì xe hơi đến đưa ra nhà trạm xe lửa, chờ đến 3 giờ chiều xe mới chạy. Thảm cảnh của tôi là phải mang cái hộp đựng hài cốt của ông Dương đi theo. Tôi đau phải nằm trên những thùng hàng xếp trong những toa bọc sắt, nóng như cái lò đốt lửa. Khổ thì khổ thật, nhưng nghĩ được ra khỏi cái địa ngục Chiêu Nam Ðảo là mừng rồi. Vả lại chúng tôi thấy những tướng hiệu của Nhật cũng đi như thế cả, thì mình cũng an ủi mà vui lòng.
Một người hạ sĩ quan và ba người lính Nhật đưa chúng tôi đi, đều hết lòng trông nom, đi đến đâu họ lo cơm nước không thiếu thốn gì. Dọc đường lại hay có báo động, mỗi khi như vậy phải chạy nấp vào trong rừng dừa thành ra dự định trước chỉ độ 4 ngày đến nơi, mà chuyến chúng tôi đi phải đến 10 ngày.
Ðất Mã Lai từ Tân Gia Ba đến biên giới nước Xiêm, thấy những thành thị ở dọc đường xe lửa khi xưa rất phồn thịnh, còn ở thôn quê thấy dân cư rất lưa thưa, trông bộ nghèo khổ lắm. Ðất Mã Lai phần nhiều là rừng hoang ít đồng ruộng, chỉ thấy có nhiều khu trồng cao su và dừa. Có một điều lạ, là ở bên ta thấy nói khi quân Nhật đánh lấy đất Mã Lai có nhiều chỗ bị tàn phá, thế mà dọc đường chúng tôi không trông thấy vết chiến tranh đâu cả, chỉ trừ những chỗ bị tàu bay Mỹ mới sang ném bom mà thôi.
Thì ra quân Anh lúc đầu không chống giữ gì mấy, chỉ đánh qua loa rồi rút lui.
Xe lửa đi đến chỗ cách Băng Cốc độ 200 cây số, có cái cầu lớn bị tàu bay Mỹ bắn vỡ tan, xe lửa phải dừng lại rồi dỡ hàng hóa xuống để xe cam-nhong chở về Băng Cốc. Ði đến chỗ ấy, người đội và mấy người Nhật ở lại, để một trung úy đưa chúng tôi đi. Ðến trưa ngày 24 tháng giêng thì đến. Xe cam nhong đưa chúng tôi đến tư lệnh bộ Nhật ở Xiêm. Chúng tôi vào đấy, ngồi uống chén nước, rồi có người Nhật đi xe hơi khác đưa chúng tôi đến nhà riêng ở ngoại ô kinh thành.
Cái nhà riêng ấy rộng rãi, mát mẻ, và đã có hai người con của ông Cường Ðể là Tráng Liệt và Tráng Cử ở bên Ðông Dương sang ở đấy từ trước với một sĩ quan Nhật. Từ khi chúng tôi về ở đấy, ăn uống đầy đủ, khác hẳn với cảnh ở Chiêu Nam Ðảo. Sau lại có ông Nguyễn Văn Sâm là một chính khách Việt Nam cũng chạy sang ở Băng Cốc, ngày ngày đi lại chơi với chúng tôi.
Cái hộp đựng di hài của ông Dương Bá Trạc thì để trong phòng ngày đêm hương đèn thờ phụng. Song được độ chừng mươi ngày, người trung úy ở với chúng tôi về Sài gòn. Tôi nghĩ mình ở đây chưa biết ra thế nào, chi bằng nhờ người Nhật ấy đem hài cốt của ông Dương về Sài gòn, rồi sẽ giao lại cho con ông ấy ở Chợ Quán để chôn tạm chỗ nào đó, sau này sẽ hay. Tôi ngỏ lời với người trung úy Nhật, ông ấy vui lòng nhận giúp ngay. Thế là việc ông Dương tạm yên.
Khi chúng tôi còn ở Chiêu Nam Ðảo định xin đi Băng Cốc, ông Dương Bá Trạc nói ông có hai người bạn đồng chí người bắc là ông Vũ Mẫn Kiến, chủ một đồn điền lớn, và ông Phạm Ðình Ðối đi tu làm sư coi một cái chùa. Ðến Băng Cốc, tôi liền nhờ ông Sâm đi tìm hai người ấy để gặp nói chuyện. Ðược mấy ngày, ông Sâm đưa tôi đến một tiệm trà gặp ông Vũ Mẫn Kiến. Ông là người trạc ngoài 60 tuổi.
Ngồi nói chuyện mới rõ ông không phải là chủ đồn điền nhưng có thuê được mươi mẫu ruộng để vợ con lần hồi làm ăn. Tôi trông ông Vũ Mẫn Kiến giống ông lão nhà quê ta. Ông nói có theo ông Cường Ðể và ông Phan Bội Châu ra ngoài, rồi sau về Xiêm tìm cách sinh nhai. Nói đến việc chính trị thì ông chẳng có ý kiến gì. Hỏi tin ông Phạm Ðình Ðối thì nói ông ấy đi tu ở một chùa và nay đã mất rồi.
Vậy mà ở xa nghe nói, tưởng là các ông ấy có tổ chức, có thế lực, kỳ thực chẳng có gì đáng kể. Cũng như là sau tôi thấy những người cách mệnh Việt Nam ta ở bên Tàu, nghe tuyên truyền thì tưởng là họ có cơ sở chắc chắn, lúc biết rõ sự thực, thật là buồn. Tôi kể câu chuyện ra đây cốt để người ta biết rõ sự thực, đừng có nghe nhảm tin lầm. Mình là người một nước hèn yếu, ra ngoài không biết nương tựa vào đâu, thành ra thường hay bị cực khổ mà không làm được việc gì ra trò.
Thành Băng Cốc, xưa kia thường gọi là thành Vọng-Các là kinh đô của nước Xiêm, một thành thị rất lớn, có thể lớn gấp năm gấp bảy lần Hà Nội, dân cư rất trù mật có đủ các thứ người, nhưng phần nhiều là người Tàu ở lâu đã nhập tịch nước Xiêm. Hạng người ấy rất hoạt động về đường kinh tế và chính trị.
Trừ khu nhà vua, các cung điện làm theo lối cổ, nhà một tầng, mái dốc, nóc nhọn, có các kiểu trang sức đặc biệt của Xiêm. Còn phố xá ở ngoài thành nhà vua trông giống như thành Quảng Châu hay thành Thượng Hải bên Tàu.
Cả nước Xiêm, hình như chỉ ở kinh đô là có sự sinh hoạt rất náo nhiệt mà thôi, ngoài ra ở vùng thôn quê, theo dọc đường xe lửa đi từ Tân Gia Ba đến Băng Cốc, không thấy có thành thị lớn nào cả. Ði đến đâu cũng thấy rặt những đồng áng mênh mông cùng những ruộng vườn và rừng cây. Thỉnh thoảng thấy những hàng dừa lưa thưa với những đàn trâu ở ruộng, hoặc ở nơi ven rừng cây thì thấy năm bảy con trâu kéo gỗ.
Người Xiêm cùng một nòi giống với người Tàu, tiếng nói cũng hơi giống nhau. Vì người Xiêm và người Tàu xưa kia ở mé tây tỉnh Vân Nam và mé đông Tây Tạng, đã từng lập thành nước Nam Chiếu vào khoảng đệ thất đệ bát thế kỷ. Sau vì người Tàu xâm lăng mới theo sông Cửu Long xuống miền nam, lập ra các bộ lạc ở xứ Tàu và nước Xiêm ngày nay. Tính người Xiêm cũng gần như người Tàu, đàn ông ưa hoạt động lắm, làm gì được đủ ăn rồi thì thích chơi bời, cờ bạc chớ ít cố gắng làm lụng.
Gần hầu hết dân trong nước theo Phật giáo tiểu thặng như Cao Miên và Tàu.
Ở vùng thôn quê có nhiều người Xiêm gốc tích là người Việt Nam. Phần nhiều theo đạo Gia Tô rồi, vì xưa bên ta có sự cấm đạo họ chạy sang bên Xiêm. Ðã mấy đời nay lập thành làng thành ấp ở với nhau, giữ phong tục của ta và vẫn nói trọ trẹ tiếng Việt Nam, họ tự xưng là An Nam cũ. Những người Xiêm An Nam cũ ấy có đến ba bốn vạn ở rãi rác các miền gần biên giới chớ không có mấy người ở kinh đô.
Hiện nay ở mé ngoại ô thành Băng Cốc có một khu gọi là làng Gia Long, tức là chỗ chúa Nguyễn Phúc Ánh bị Tây Sơn đánh chạy sang trú ngụ ở đây. Chỗ ấy nay có cái chùa và có một pho tượng rất lớn để lộ thiên.
Vì chúng tôi sang Băng Cốc một cách bí mật, thường phải ở trong nhà ít khi đi ra ngoài, nên chỉ biết qua loa thế thôi.
Chúng tôi ở Băng Cốc, bốn người ở một nhà đang vui vẻ, đến ngày mùng 6 tháng hai thì xảy ra một việc không ngờ, làm chúng tôi lại phải chạy vào bệnh viện nhà binh của Nhật. Số là ông Nguyễn Văn Sâm từ khi người Nhật đem sang ở Băng Cốc, có tụ hợp những thiếu niên Việt Nam chạy sang đó, lập thành một tổ chức tiểu công nghệ làm đinh để bán cho nhà Ðại Nam công ty của người Nhật, lấy tiền chi dụng. Cái tiểu công nghệ ấy đang tiến hành, thì có một thiếu niên Việt Nam tên là Tân, nhập tịch dân Xiêm, cũng làm đinh nhờ ông Sâm đem bán hộ. Mỗi khi đến cuối tháng có tên Thuận đi lãnh tiền, rồi về của ai bao nhiêu thì đến lấy. Lần cuối cùng số tiền của tên Tân có hơn ba vạn bạc, tên Thuận lĩnh món tiền được hơn bốn vạn rồi mang cả trốn đi mất. Chuyện ấy, mấy hôm trước đã thấy ông Sâm nói nhỏ cho chúng tôi biết, nhưng vẫn tưởng là tên Thuận đi chơi đâu chưa về, chứ nó không nỡ lấy tiền của cả bọn. Ðến khi tên Tân đi tìm mãi không thấy tên Thuận, lại có ý ngờ cho ông Sâm đồng tình với tên Thuận rồi đem dấu chỗ nào. Tên Tân thấy ông Sâm đang đi lại chỗ chúng tôi ở, nó tưởng là tên Thuận trốn vào đó mới đi trình hiến binh Xiêm đến bắt tên Thuận. Song cứ như chúng tôi biết thì ông Sâm không có dính dáng gì đến việc tên Thuận lấy tiền trốn đi, mà tên Thuận cũng không bao giờ đến nhà chúng tôi.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim Wed 20 Sep 2017, 14:07 | |
|
Chương 3 Đi Băng Cốc và về Sài Gòn (tiếp theo)
Chiều ngày mùng 6 tháng hai, bốn chúng tôi với ông Sâm đang ngồi nói chuyện, có cả viên đại úy Nhật ở nhà, thấy mấy người hiến binh Xiêm vào xin phép tìm tên Thuận. Viên đại úy Nhật ra tiếp một lúc rồi thấy hai người hiến binh Xiêm và tên Tân vào chỗ chúng tôi ngồi, nói đi tìm tên Thuận. Họ nói thế rồi đi ra.
Việc ấy xảy ra xong, chúng tôi có bảo viên đại úy Nhật rằng chúng tôi ở đây là phải dấu kín mà nay cho hiến binh Xiêm vào trông thấy như thế, nhỡ có việc gì thì sao. Ông nên đi đến tư lệnh bộ mà nói rõ như thế. Viên đại úy Nhật ngồi nghĩ một lúc, rồi mặc quần áo ra đi, nói đến 6 giờ về ăn cơm. Ðến bữa cơm chúng tôi ngồi chờ không thấy về. Mãi đến 9 giờ tối mới thấy viên ấy về với ba người hiến binh Nhật đến canh nhà. Chúng tôi thấy thế bảo nhau: có một tí việc như thế làm gì mà phải cho lính đến canh nhà. Ðoạn đến giờ chúng tôi đi ngủ.
Vào khoảng 2 giờ sáng ngày mùng bảy chúng tôi đang ngủ, chợt nghe tiếng xe hơi và tiếng nói xì xào, không biết rõ việc gì. Một lát thấy viên đại úy ở với chúng tôi vào đánh thức cả dậy, nói có sự nguy cấp, phải đi ngay. Hỏi đi đâu, viên ấy không nói. Ai nấy mắt nhắm mắt mở vội vàng mặc quần áo, rồi lên xe hơi, đi một cách bí mật đến sở hiến binh. Nghỉ ở đấy đến 8 giờ tối, họ đem chúng tôi đến bệnh viện nhà binh của Nhật ở ngoại ô. Bấy giờ người Nhật đem cả ông Sâm vào ở với chúng tôi trong một cái phòng khá rộng.
Từ đó, năm chúng tôi ở đấy cho đến khi về, không được đi ra ngoài phố như trước. Chúng tôi không hiểu tại sao người Nhật lại dùng cách phòng bị bí mật như thế. Chúng tôi ở đấy với một đời sống tẻ ngắt, quanh quẩn trong phòng riêng, chiều chiều ra vườn dạo chơi một lúc rồi lại về nằm, hễ có báo động tàu bay thì chạy ra chui xuống hố.
Ðến sáng ngày 10 tháng ba năm 1945 được tin người Nhật đã đánh quân Pháp ở Ðông Dương. Chúng tôi lúc ấy chẳng nghĩ gì cả, chỉ mong người Nhật cho chúng tôi về nước. Nhưng mãi chẳng thấy tinh tức gì khác. Chúng tôi thấy cách người Nhật đối đãi với người bản xứ làm chúng tôi thất vọng. Ai cũng mong chóng được về nhà cho yên phận mà thôi.
Vì cớ gì sau cuộc xung đột ở Lạng Sơn người Nhật đã vào đóng đô ở Ðông Dương từ cuối năm 1940 đến bây giờ, và đã được người Pháp giúp đỡ cho mọi sự tiện lợi mà lại đánh quân Pháp? Chúng tôi xét ra là lúc đầu theo kế hoạch của người Nhật muốn bắt ép người Pháp ở Ðông Dương phải hợp tác với họ để thu mọi điều tiện lợi về việc chiến tranh. Họ tính rằng nếu lúc cuối cùng mà họ được thắng lợi, thì tình hình chính trị ở Ðông Dương tự nhiên sẽ giải quyết theo ý định của họ. Vì thế cho nên trong hơn bốn năm quân Nhật đóng ở Ðông Dương vẫn không khiêu khích gì với quân Pháp. Song từ khi quân Anh, Mỹ ở Thái Bình Dương đã tấn công lấy lại được các đảo mé ngoài biển và đất Phi Luật Tân, tình thế nước Nhật đã nguy ngập lắm rồi. Người Nhật lúc ấy phải tìm cách đề phòng quân Ðồng Minh có đổ bộ lên Ðông Dương chăng. Vả bấy giờ người Pháp ở Ðông Dương ngấm ngầm tổ chức sự kháng chiến để tiếp ứng quân Ðồng Minh. Người Nhật biết mưu ấy, bèn quyết ý đánh quân Pháp để thu quyền phòng giữ cả dãy đất Ðông Dương là địa thế rất quan trọng về đường hành binh ở cả vùng Nam Á.
Quân Pháp lúc ấy cũng đã dự bị cả mọi đường, nhưng vì thế lực không đủ và lòng dân bản xứ không theo Pháp, nên thành ra thất bại. Quân Nhật lại biết xếp đặt mọi việc chu đáo hơn, nên việc tấn công của họ được thắng lợi chỉ trong khoảng mấy ngày toàn thể đất Ðông Dương vào tay họ.
Chúng tôi lúc ấy cứ chờ đợi ở Băng Cốc, chợt đến ngày 29 tháng ba có một viên trung úy ở Sài gòn sang Băng Cốc, đến bảo chúng tôi rằng có tàu bay sang đón về. Sau hỏi ra thì chỉ có một mình tôi về. Tôi ngạc nhiên hỏi: Sao chỉ có một mình tôi? Viên trung úy nói: Tư lệnh bộ ở Sài gòn mời ông về hỏi việc gì về lịch sử. Chiều hôm ấy tư lệnh bộ Nhật ở Băng Cốc đặt tiệc đãi tất cả mấy người chúng tôi và mới nói chuyện hôm mùng 7 tháng hai trước phải đưa chúng tôi đến ở bệnh viện là vì có tin đồn có thích khách định đến giết chúng tôi. Nghe nói thế chúng tôi cho là một sự tưởng tượng thôi, chứ chúng tôi có làm gì mà người ta phải dùng đến thủ đoạn ấy.
Tiệc xong về ngủ, sáng sớm dậy, đi ra trường bay đến 9 giờ 15 máy bay cất cánh. Mười ba giờ 15 tới trường bay Tân Sơn Nhất rồi về Sài gòn vào hàng cơm ăn cơm trưa, chờ đến giờ vào tư lệnh bộ của Nhật gặp viên đại tá coi về việc chính trị. Ngồi nói chuyện một lúc rồi sang gặp bên trung tướng tham mưu trưởng của bộ tư lệnh Nhật.
Trung tướng nói: Ông Phạm Quỳnh và các ông thượng thư cũ đã từ chức cả rồi. Vua Bảo Ðại điện mời mấy người này về Huế để hỏi ý kiến. Trung tướng đưa tôi xem tờ giấy kê tên những người ấy là ông Hoàng Trọng Phu, Vũ Ngọc Oánh, Trịnh Bá Bích, Hoàng Xuân Hãn, Cao Xuân Cẩm và tên tôi mà lại không thấy tên ông Ngô Ðình Diệm. Tôi lấy làm lạ sao lại có tên tôi đứng vào đấy.
Tôi nói với trung tướng rằng: Tôi không có hoạt động gì, và không có phe đảng nào cả. Gọi tôi về Huế không có ích lợi gì. Xin cho tôi ra Hà Nội thăm nhà và uống thuốc. Lúc ấy tôi còn đau, người gầy ốm, chỉ mong về nhà yên nghỉ, dưỡng bệnh. Trung tướng nói: Ðó là ý của vua Bảo Ðại muốn hỏi ông về việc lập chính phủ mới, ông cứ ra Huế rồi sẽ biết.
Tôi thấy trong những người gọi về Huế có tên ông Hoàng Xuân Hãn, tôi quen lâu, có thể rõ sự tình, vả lại ra Huế rồi ra Hà Nội cũng một con đường. Tôi bèn nhận lời ra Huế.
Ngồi nói chuyện với trung tướng và đại tá Nhật, có người trung úy Nhật thông ngôn bằng tiếng Pháp, độ hơn một giờ về tình thế nước Việt Nam. Tôi cứ thành thực nói thẳng, không kiêng dè, vì tôi không có mưu cầu gì thành ra trong lòng thản nhiên.
Trung tướng hỏi tôi rằng: Ông có quen ai ở Sài gòn về ở tạm vài ngày trước khi đi ra Huế không? Tôi nói: Đây tôi không có quen ai. Khi tôi ở Hà Nội vào có đến ở nhà của Ðại Nam công ty, nếu không có điều gì bất tiện, thì cho tôi ra ở đấy vài hôm.
Trung tướng bảo trung úy đưa tôi đến nhà Tùng Hạ, chủ nhà Ðại Nam công ty. Ðến đấy gặp ông Tùng Hạ, nói tôi mới về và muốn phiền ông cho ở nhờ vài hôm. Ông ta nói: Trước cửa nhà tôi có đảng Quốc Xã Việt Nam, có cái phòng rộng ở trên lầu, cụ sang nghỉ đấy tiện lắm. Tôi hỏi thăm ông Ngô Ðình Diệm và ông Nguyễn Xuân Chữ là những người mấy tháng trước Nhật đã đưa vào ở Chợ Lớn. Ông nói rằng: Ông Diệm về Vĩnh Long ở với anh. Ông Chữ thì về Hà Nội được vài hôm nay rồi. Tôi nghĩ bụng ông Diệm và ông Chữ là hai người tư lệnh bộ Nhật đã chú ý lâu ngày, và các ông ấy lại có tổ chức và đảng phái, sao người Nhật lại không nói gì hết? Ðang nghĩ ngợi như thế, thì chợt thấy ông Ngô Ðình Diệm đến. Ấy là lần đầu tôi gặp mặt ông Diệm vì trước kia tôi chỉ nghe nói thôi chứ không bao giờ gặp.
Ông Diệm hỏi tôi: Cụ mới về đây à? Cụ có biết tin gì không?. Tôi đáp: Tôi mới về, chưa biết gì cả, chắc có tin gì thì ông biết trước tôi. Người Nhật lạ quá, họ chẳng cho chúng tôi biết gì cả. Tôi vừa thấy trong bộ tư lệnh nói ở Huế các bộ thượng thư đã từ chức rồi. Vua Bảo Ðại gọi ông Hoàng Trọng Phu vào bàn việc lập chính phủ mới.
- Thế à? Sao người Nhật không cho tôi biết? - Ngồi nói chuyện qua loa vài câu, rồi ông Diệm đứng dậy nói: Tôi phải vào tư lệnh bộ có chút việc, sáng sớm mai tôi lại về Vĩnh Long. Cho đến ngày nay, tôi vẫn chưa hiểu rõ tại sao bọn ông Diệm là người của ông Cường Ðể ủy quyền cho tổ chức việc lập chính phủ khi có đảo chính ở Ðông Dương, và lại có một số người Nhật Bản ủng hộ mà chính phủ Nhật lại bỏ rơi. Chỉ có một cách giải thích cái thái độ ấy là những người Nhật cầm quyền lúc đó, sau khi đánh quân Pháp rồi họ sợ đem ông Cường Ðể về có điều bất tiện, để vua Bảo Ðại về đường chính trị lại có lợi hơn. Ðã không dùng quân cờ Cường Ðể thì tất nhiên phải để bọn ông Diệm ra ngoài cuộc. Ðó là theo ý tôi hiểu, còn lẽ gì khác nữa, tôi không biết.
Tôi ở lại Sài gòn ba ngày, biết có ông Cử Bùi Khải, anh nhà tôi, nhưng tôi quên mất địa chỉ. Ði tìm người hỏi thăm đến nhà luật sư Trịnh Ðình Thảo là người bắc hỏi xem có biết nhà ông Cử ở đâu. Ông Thảo hết lòng tử tế đánh xe hơi đưa tôi đi tìm. Tìm được nhà ông Cử lại gặp cả cậu Bùi Nam và mấy người cháu ở đấy, thật vui vẻ vô cùng. Tôi nhờ cậu Nam đi đánh điện về Hà Nội báo tin tôi đã về cho nhà tôi biết.
Từ hôm ở Băng Cốc về Sài gòn, chiều nào viên đại úy ở bộ tư lệnh Nhật cũng mời đến nhà ông Tùng Hạ, chủ Ðại Nam công ty ăn cơm và nói chuyện, có khi nói chuyện đến một hai giờ khuya. Mấy ngày như thế đến chiều hôm mùng 2 tháng tư, đại úy đưa tôi ra xe lửa còn ngồi nói chuyện đến lúc xe chạy.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim Thu 28 Sep 2017, 14:47 | |
| Chương 4 Ra Huế Lập Chính Phủ
Sự đi từ Sài gòn ra Huế, tư lệnh bộ Nhật nói rằng tôi đau đầu và nhiều tuổi, đi tàu bay không được, vì phải bay cao, để đi xe lửa tiện hơn. Tôi bảo đi cách nào cũng được, miễn là đi được mà thôi. Xe lửa lúc bấy giờ chỉ có những toa hạng ba và hạng tư, chứ không có những toa hạng nhất và hạng nhì nữa. Song người Nhật lấy một toa hạng nhất cũ để hai cái ghế dài cho tôi đi với viên thiếu úy và một người Nhật làm thông ngôn tiếng Việt Nam.
Khi xe lửa nghỉ ở Nha Trang, tôi ghé vào nhà ông Ðặng Phúc Thông coi xe lửa vùng ấy, và ăn cơm ở đấy. Tôi vào đấy là cốt hỏi tin tức nhà vì bà Thông là bạn với nhà tôi. Ðến sáng ngày mùng 5 tháng tư, vào hồi 10 giờ rưỡi thì tới Huế.
Xe lửa vừa đậu xong, thấy một người Nhật ra đón, xưng tên là Urabé, làm lãnh sự Nhật ở Huế, rồi về cả nhà ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật. Ðến tối gặp ông Hoàng Xuân Hãn mừng quá, ngồi uống chén nước và nói vài câu chuyện hàn huyên. Rồi tôi xin về nhà ông Hãn nghỉ. Vừa về đến nhà chưa được năm phút, thấy ông Urabé trở lại báo tin cho tôi biết là vợ con tôi ở Hà Nội đã vào đến Huế rồi.
Tính ông Urabé rất vui vẻ, ông nói rằng: Kỳ quá, khi tôi trở về, đi qua sở hiến binh Nhật, nhân có tí việc ghé vào đấy thấy có một người con gái biết nói tiếng Nhật, nói định qua Xiêm tìm cha. Tôi hỏi thì chính là con cụ. Tôi liền đến khách sạn đón bà cụ về nhà tôi. Ngay lúc ấy con và rể tôi ở ngoài chạy vào, mừng rỡ khóc lóc.
Hỏi ra mới biết vợ và con tôi ở Hà Nội, nghe tin tôi ở Băng Cốc, thấy Nhật Bản đảo chính rồi mà mãi không thấy tôi, mới mầy mò xin phép đi sang Xiêm tìm. Ði đến Huế nghe người ta nói mang máng là tôi đã về Huế, nhân khi xe lửa nghỉ ở đấy đến tối mới chạy, bèn vào hiến binh Nhật hỏi xem tin ấy có đúng không. Ấy là cùng một ngày không hẹn mà tôi và vợ con tôi gặp nhau ở Huế.
Vua Bảo Ðại biết tin ấy, cho dọn cái nhà của viên đại úy Bon ở trước trong thành cho chúng tôi ngụ tạm. Lúc ấy tôi cũng chưa biết rõ tình thế ra sao, chỉ đinh ninh chờ sau khi vào yết kiến vua Bảo Ðại rồi xin về Hà Nội dưỡng bệnh.
Từ trước tôi không biết vua Bảo Ðại là người như thế nào. Vì trong thời bảo hộ của nước Pháp, hình như ngài chán nản không làm gì cả, chỉ săn bắn và tập thể thao. Hôm mùng 7 tháng tư tôi vào yết kiến thấy có vẻ trang nghiêm và nói những điều rất đúng đắn.
Ngài nói:
- Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó với mọi việc.
Tôi tâu rằng:
- Việc lập chính phủ, ngài nên dùng những người đã dự định từ trước, như Ngô Ðình Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay thì phần già yếu bệnh tật, phần thì không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin ngài cho tôi về nghỉ.
Ngài nói:
- Trẫm có điện thoại gọi cả Ngô Ðình Diệm về, sao không thấy về.
Tôi tâu:
- Khi tôi qua Sài gòn, có gặp Ngô Ðình Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói gì cả. Vậy hoặc có sự gì sai lạc chăng. Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. Còn tôi thì xin ngài cho ra Bắc.
Ngài nói:
- Vậy ông hãy ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hãy ra Bắc.
Lúc ấy tôi mệt nhọc lắm, và có mấy người như bọn ông Hoàng Xuân Hãn đều bảo tôi trở lại. Tôi chờ đến gần mười ngày. Cách độ ba bốn hôm tôi lại đi hỏi ông tối cao cố vấn Nhật xem có tin gì về ông Diệm chưa. Trước thì cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được.
Ðó là lời tối cao cố vấn, chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại. Vua Bảo Ðại thấy tình thế kéo dài mãi cũng sốt ruột, triệu tôi vào bảo tôi chịu khó lập chính phủ mới.
Ngài nói:
- Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.
Tôi thấy vua Bảo Ðại thông minh và am hiểu tình thế, liền tâu rằng:
- Nếu vì quyền lợi riêng tôi không dám nhận chức gì cả, xong ngài nói vì nghĩa vụ đối với nước, thì dù sao tôi cũng cố hết sức. Vậy xin ngài cho tôi vài ngày để tôi tìm người, hễ có thể được tôi xin tâu lại.
Tôi ra bàn với ông Hoàng Xuân Hãn để tìm người xứng đáng làm bộ trưởng. Nguyên tắc của tôi định trước là lựa chọn những người có đủ hai điều kiện. Một: phải có đủ học thức và tư tưởng về mặt chính trị, hai: phải có đức hạnh chắc chắn để dân chúng kính phục.
Cách lựa chọn như thế cũng khó, vì từ lâu nay chỉ có những người mềm lưng khéo thù phụng mới được ngôi cao, quyền cả, còn những người ngay chính ẩn nấp ở đâu đâu, ít khi biết được. Người xu danh trục lợi thì rất nhiều, nhưng không phải là người đương nổi những việc trong thời kỳ khó khăn như ngày hôm nay.
Có một điều nên nói cho rõ, là trong khi tôi chọn người lập chính phủ lúc ấy, người Nhật Bản không bao giờ hỏi tôi chọn người này người kia. Tôi được hoàn toàn tự chủ tìm lấy người mà làm việc. Và tôi đã định từ trước rằng nếu người Nhật can thiệp vào việc trong nước thì tôi thôi ngay, không làm nữa.
Ðến ngày cuối cùng tôi chọn được đủ người rồi kê rõ danh sách các bộ trưởng như sau:
Trần Trọng Kim, giáo sư, Nội Các Tổng Trưởng Trần Ðình Nam, y sĩ, Nội Vụ Bộ Trưởng Trần Văn Chương, luật sư, Ngoại Giao Bộ Trưởng Trịnh Ðình Thảo, luật sư, Tư Pháp Bộ Trưởng Hoàng Xuân Hãn, toán học thạc sĩ, Giáo Dục và Mỹ Nghệ Bộ Trưởng Vũ Văn Hiền, luật sư, Tài Chánh Bộ Trưởng Phan Anh, luật sư, Thanh Niên Bộ Trưởng Lưu Văn Lang, kỹ sư, Công Chính Bộ Trưởng Vũ Ngọc Anh, y khoa bác sĩ, Y Tế Bộ Trưởng Hồ Bá Khanh, y khoa bác sĩ, Kinh Tế Bộ Trưởng Nguyễn Hữu Thi, cựu y sĩ, Tiếp Tế Bộ Trưởng.
Chừng mười giờ sáng ngày 17 tháng tư năm 1945, tôi đem danh sách ấy vào trình vua Bảo Ðại. Vào đến nơi, tôi thấy ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật, đã ngồi đó rồi. Ông thấy tôi vào liền hỏi: Cụ đã lập thành chính phủ rồi à?. Tôi nói: Vâng, hôm nay tôi đem danh sách các bộ trưởng vào tâu trình hoàng thượng để ngài chuẩn y.
Tôi đệ trình vua Bảo Ðại, ngài xem xong phán rằng: Ðược. Khi ấy ông Yokohama nói: Xin cho tôi xem là những ai. Ông xem rồi, trả lại tôi và nói: Tôi chúc mừng cụ đã chọn được người rất đứng đắn.
Sự thực là thế, chứ không như người ta đã tưởng tượng là người Nhật Bản bắt tôi phải dùng những người của họ đã định trước.
Sau khi lập xong chính phủ, họp hội đồng chính phủ, tôi muốn đặt chức Nội Các Phó Tổng Trưởng để phòng khi tôi nhọc mệt, hay đi đâu vắng có người thay tôi làm việc. Tôi xem các ông bộ trưởng lúc ấy trừ ông Lưu Văn Lang ở Sài gòn không ra nhận chức, có ông Trần Văn Chương, bộ trưởng bộ ngoại giao, là người nhiều tuổi hơn, tôi xin cử ông Chương xung chức ấy.
Cả nội các đều ưng thuận. Việc ấy là tôi định, chứ không phải do người Nhật can thiệp. Tôi nói rõ việc ấy là vì sau này tôi thấy có người nói: Người Nhật bắt tôi phải để ông Chương làm Nội Các Phó Tổng Trưởng. Ðó cũng là một sự tưởng lầm.
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim Sun 01 Oct 2017, 21:17 | |
| Chương 4 Ra Huế Lập Chính Phủ (tiếp theo)
Khi tôi đứng ra lập chính phủ, không phải không hiểu tình thế rất khó của nước Việt Nam đối với nước Pháp, và nước Pháp với các nước Ðồng Minh. Sự biến xảy ra ở nước Việt Nam, nguyên là một nước có văn hóa có chế độ phân minh, nhân khi trong nước suy nhược, người Pháp sang lấy võ lực bắt phải chịu cuộc bảo hộ của người Pháp. Dù có hiệp ước của triều đình Việt Nam đã ký với người Pháp, chẳng qua cũng chỉ là một tờ hiệp ước cưỡng bách mà thôi. Và chính người Pháp về sau cũng đã không giữ đúng những điều ký trong hiệp ước ấy. Nay nước Pháp thất bại, để người Nhật chiếm giữ mất cả quyền lợi, vua Bảo Ðại đã đứng lên tuyên bố độc lập thì nghĩa vụ của người Việt Nam là ai nấy đều phải cố sức làm việc giúp nước, rồi sau tình thế thay đổi thế nào sẽ có cuộc điều đình cho đúng công lý và đúng phong trào hiện thời.
Theo lý tưởng ấy, nên ngay từ lúc đầu trong lời tuyên bố của chính phủ, tôi đã nói những công việc quốc dân phải lo để gầy lại nền tự chủ nước nhà mà thôi, chứ không nói về việc chiến tranh của nước Nhật với các nước Ðồng Minh, chủ ý muốn tránh sự người Nhật có thể lôi kéo người mình vào cuộc chiến tranh của họ. Lúc chính phủ chúng tôi mới lập ra, bao nhiêu chính quyền của người Pháp giữ trước và việc cai trị ở các tỉnh đều do viên tối cao cố vấn Nhật tạm thời quyết định. Những văn thư và tờ trình báo, các cơ quan ở tỉnh đều gửi qua bên phòng tối cao cố vấn.
Những dinh thự của các bộ trưởng, thượng thư cũ đều chật hẹp, dột nát, dơ bẩn, không ở và làm việc được. Vậy trước hết, phải lo tìm nhà và các sở làm việc.
Khi còn chính phủ bảo hộ thì có hai chính phủ, mọi việc quan hệ đến chính trị trong nước thì do chính phủ bảo hộ định đoạt. Chính phủ Nam Triều có vua và triều đình, nhưng chỉ đặt ra để thi hành những mệnh lệnh của chính phủ bảo hộ mà thôi, chứ không có quyền hành gì cả. Nay phải hợp nhất cả hai chính phủ này, bắt các quan ở các tỉnh chỉ được trực tiếp với chính phủ Việt Nam mà thôi, và cấm không cho gửi văn thư về sở tối cao cố vấn Nhật nữa. May lúc đó được viên tối cao cố vấn Nhật là ông Yokohama, một người am hiểu tình thế và nhã nhặn, cho nên mọi việc cũng giải quyết được dễ dàng.
Ðem lại sự thống nhất trong việc cai trị như thế mà cũng mất hơn một tháng mới xong. Ấy là chỉ nói việc sửa đổi cai trị thôi, còn các cơ quan trọng yếu như công an, sở tuyên truyền công văn hãy còn ở trong tay người Nhật cả.
Quan lại ở các tỉnh, phần nhiều là những tham quan ô lại chỉ quen sự thi hành mệnh lệnh của người Pháp, chứ không mấy người có đủ tư cách làm người công chức một nước tự chủ. Muốn thay đổi các quan lại là một chuyện rất khó. Những người làm chính trị nói huyên thuyên thì nhiều, song những người chín chắn biết suy nghĩ và biết cách đối lại với dân chúng cho êm ái thì ít. Việc chính trị là một việc rất phức tạp, cần phải có nhiều lịch duyệt và tài cán mới làm được. Nay muốn thay đổi các quan lại, thì phải từ từ lựa chọn nhân viên cho xứng đáng, chứ đem người mới làm việc lại dở hơn người cũ, thì chỉ làm rối việc chứ không có ích gì. Tuy thế, nhưng chỗ nào có viên tỉnh trưởng bất lực lắm, chúng tôi cố tìm trong những nhân vật mới, xem ai có thể làm được đem ra thay. Hãy làm thử như thế một vài nơi xem hiệu quả thế nào. Nhưng xét ra hiệu quả mong đợi cũng không được mỹ mãn lắm.
Chính sách của chúng tôi lúc bấy giờ, vì tình thế chưa được vững chắc nên phải đi từ từ, không làm điên đảo hết cả, sợ gây ra rối loạn.
Việc quan hệ nhất về đường nội trị lúc ấy là phải lo sự vận tải để tiếp tế miền bắc, dân tình đói khổ người chết đói hàng ngàn hàng vạn. Vì vậy chúng tôi ra Bộ Tiếp Tế chuyên coi việc vận tải thóc gạo trong nam ra bắc. Bộ ấy không đạt được mục đích của chính phủ vì sự vận tải khó khăn quá, đường xe lửa bị hư hỏng, thuyền bè đi ngoài bể bị tàu ngầm đánh và bị cướp bóc mất cả.
Việc binh bị trong nước là việc quan trọng đến vận mạng cả nước, mà lúc ấy quân lính và súng ống không có. Kinh đô Huế có tất cả hơn một trăm lính bảo an, tức lính khố xanh cũ, và sáu bảy chục khẩu súng cũ đạn cũ, bắn mười phát thì năm sáu phát không nổ.
Các tỉnh cũng vậy, mỗi tỉnh có độ 50 lính bảo an, các phủ huyện thì độ chừng vài chục người. Việc phòng bị do quân Nhật đảm nhiệm hết. Vì lẽ đó và các lẽ khác nữa mà lúc đầu chúng tôi không đặt bộ quốc phòng. Một là trong khi quân Nhật đang đóng ở trong nước, nếu mình đặt bộ quốc phòng thì chỉ có danh không có thực, và người Nhật có thể lợi dụng bắt người mình đi đánh giặc với họ. Hai là trước khi mình có đủ binh lính và binh khí, ta hãy nên gây cái tinh thần binh bị, thì rồi quân đội mình mới có khí thế.
Nhiều người ở ngoài không hiểu ý chúng tôi buông lời bài xích rằng sao có chính phủ mà không có bộ quốc phòng. Học không biết rõ tình thế lúc bấy giờ bắt chúng tôi phải trù tính mọi việc cho chu đáo, tránh làm những việc hớ hênh có hại cho dân cho nước. Không có bộ quốc phòng, nhưng lại có bộ thanh niên, lập ra các đạo thanh niên tiền tuyến, để một ngày kia thành những đội quân có tinh thần mạnh mẽ.
Nói về chương trình chính trị của chính phủ lúc ấy, chúng tôi đã có chương trình dự định trước. Theo ý tôi, bất cứ trong một chính thể nào, việc của chính phủ là phải lấy sự dân sinh làm trọng, nghĩa là phải làm cho dân an cư lạc nghiệp, rồi tìm cách giáo hóa nâng cao trình độ dân chúng về đường tinh thần và đường vật chất cho hợp thời để tiến thủ với các dân tộc khác, mà vẫn giữ được đặc tính của mình. Song trong tình thế của nước Việt Nam mới bước đầu đi vào con đường tự chủ, có nhiều sự cản trở khó khăn, chúng tôi phải lo làm những việc cần kíp có thể làm ngay được, như việc tiếp tế đã nói ở trên, việc mời các chính khách còn phiêu lưu nước ngoài trở về nước, và xóa bỏ những hình ảnh bất công để những người ái quốc còn đang bị giam cầm trong các lao ngục có thể tùy tài ra tham dự việc kiến thiết quốc gia. Chúng tôi lại muốn gây nuôi lòng hy sinh vì nước mà dựng đài kỷ niệm ở các nơi đô thị lớn để ghi những sự nghiệp của các bậc anh hùng chí sĩ đã quên mình vì nòi giống, vì tổ quốc trong khoảng bảy tám mươi năm vừa qua.
Ðối với quan lại cũ, có nhiều người đã quen thói tham nhũng, chúng tôi định sẽ tìm cách trừng trị rất nghiêm. Nhưng lúc đầu chúng tôi muốn mở rộng con đường cải thiện để ai biết hối quá cải tà qui chính, thì được yên ổn làm việc, cốt để gây lại lòng biết liêm sĩ của người đã đi lầm đường lạc lối. Những công việc ấy, chúng tôi đã khởi đầu làm cả.
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim Fri 24 Nov 2017, 07:28 | |
| Chương 4 Ra Huế Lập Chính Phủ (tiếp theo)
Về đường cải tổ chính thể, là những việc quan trọng, cần phải có thì giờ suy nghĩ kỹ. Trước hết chúng tôi lập ra những tư vấn hội nghị ở các địa phương theo phương pháp của chúng tôi đã định, để chọn lấy những người lịch duyệt và có học thức ra giúp các cơ quan hành chính địa phương, lo việc cai trị trong hạt. Những tư vấn hội nghị địa phương ấy sẽ chọn lấy những người xứng đáng lập thành một tư vấn hội nghị toàn quốc, giúp chính phủ trong việc cải tổ quốc gia và thảo một dự án về hiến pháp, đợi đến khi có quốc hội lập hiến sẽ đem ra thảo luận.
Ðó là chương trình những việc chính phủ dự định để tùy tình thế và phương tiện mà thi hành. Nhưng vì thời gian eo hẹp quá, nên chưa thực hiện được.
Nước Việt Nam đã là một nước tự chủ thì phải có quốc kỳ và quốc ca. Bài quốc ca thì từ trước vẫn dùng bài Ðăng Ðàn là bài ca rất cổ, mà âm điệu nghe nghiêm trang. Chúng tôi nghĩ: trước khi có bài nào hay hơn và có nghĩa lý hơn thì hãy cứ dùng bài ấy.
Còn lá quốc kỳ, mỗi người bàn một cách, chúng tôi định đem hỏi mọi người trong nước và ai có ý kiến gì, thì vẽ kiểu gửi về. Có kiểu lá cờ vàng có quẻ ly ở giữa là có ý nghĩa hơn cả. Chúng tôi định lấy kiểu ấy làm quốc kỳ.
Lá cờ vàng là từ xưa nước ta vẫn dùng. Trong sách Quốc Sử Diễn Ca nói khi bà Triệu Ẩu nổi lên đánh quân Tàu, đã dùng lá cờ ấy khởi nghĩa, nên có câu rằng "Ðầu voi phất ngọn cờ vàng". Vậy lấy sắc cờ vàng là hợp với cái ý cách mệnh của tổ quốc, lấy dấu hiệu quẻ ly là vì trong lối chữ tối cổ của ta có tám chữ viết bằng vạch liền (dương) và những vạch đứt (âm) để chỉ tám quẻ, chỉ bốn phương chính và bốn phương bàng, nói ở trong kinh dịch, mà quẻ ly chủ phương nam. Chữ LY còn có nghĩa là lửa, là văn minh, là ánh sáng phóng ra bốn phương.
Lấy sắc vàng là hợp với lịch sử, lấy quẻ ly là hợp với vị trí nước nhà lại có nghĩa chỉ một nước văn hiến như ta thường tự xưng. Như thế là lá cờ vàng quẻ ly có đủ các ý nghĩa.
Song có người nói: cờ quẻ ly là một điềm xấu cho nên thất bại, vì ly là lìa. Ly là lìa là một nghĩa khác chứ không phải nghĩa chữ ly là quẻ. Và việc làm của một chính phủ là cốt ở cái nghĩa lý, chứ không phải sự tin nhảm vô ý thức.
Việc thất bại là vì tình thế chứ không phải vì lá cờ. Giả sử dùng lá cờ khác mà trong hoàn cảnh lúc ấy có thể thay đổi được gì không?
Việc chính trị ở trung bộ dần dần đã rõ rệt, nhưng ở bắc bộ và Nam Bộ còn trong tay người Nhật. Chính phủ trước phải lo thu lại hết toàn thể nước Việt Nam về một mối. Nước Việt Nam từ bắc chí nam vốn là một nước duy nhất về lịch sử, về phong tục và về ngôn ngữ. Tuy về địa dư thì hình thể nước chạy dài hơn hai ngàn cây số, nhưng tính cách duy nhất thật rõ rệt, ít nước nào trong thiên hạ được như thế. Sau vì có sự lấy thuộc địa và sự bảo hộ của nước Pháp, đem chia nước làm ba đoạn là nam kỳ, trung kỳ và bắc kỳ. Mỗi một kỳ có một chính sách khác nhau như ba nước vậy. Sự chia ngắt ra như thế là một lối chính trị dùng phương pháp chia ra để thống trị. Song sự chia ngắt ấy lấy áp bức mà đặt ra, chứ về phương diện người bản quốc thì chữ kỳ chỉ có nghĩa là khu, xứ, bộ, phận, như ta nói: xứ bắc, xứ trung, xứ nam mà thôi, không có nghĩa gì là một nước. Người Pháp cũng biết thế nên mới dựng tiếng tàu là Tông Kinh (Ðông Kinh) gọi bắc kỳ, và dùng tiếng Cochinchine là tiếng gì chẳng biết để gọi nam kỳ cho ra vẻ ba nước khác nhau. Nhưng khi ai hỏi một người Việt Nam, bất cứ ở nam hay bắc, là người nước nào, thì người Việt Nam ấy tự nhiên đáp lại rằng: Tôi là người An Nam. Tiếng An Nam là tiếng người ta đã quen dùng từ đời Lê thành ra phổ thông hơn.
Vậy việc thu cả ba kỳ về quyền trung ương để thống nhất đất nước như khi chưa bị sự bảo hộ của nước Pháp là việc rất trọng yếu của chính phủ tôi. Trong sự điều đình với người Nhật để thu lại lãnh thổ nước Việt Nam gặp nhiều sự khó khăn. Trước hết người Nhật bằng lòng trả đất Bắc Bộ cho chính phủ Việt Nam, song những đất thuộc ba thành: Hà Nội, Sài gòn, Ðà Nẵng và Nam Bộ là đất vua Việt Nam ngày trước đã ký kết cho nước Pháp thì người Nhật đòi tạm giữ đến khi nước Việt Nam hoàn toàn độc lập sẽ trả sau.
Chính phủ Việt Nam viện lẽ quân Nhật đánh quân Pháp để giải phóng cho Việt Nam và vua Bảo Ðại đã tuyên bố bỏ hết những hiệp ước đã ký với nước Pháp, thì lẽ tất nhiên là người Nhật phải trả toàn lãnh thổ cho vua Việt Nam. Nay nếu người Nhật cứ giữ lấy những đất ấy là trái với lời hứa hẹn trước.
Trong khi còn đang điều đình về việc thu toàn lãnh thổ, chúng tôi đã định áp dụng dự án của chúng tôi về đường chính trị, là chính phủ trung ương nhiếp thống hết cả những cơ quan quan hệ đến cuộc chính trị chung cả nước như quốc phòng, ngoại giao, tài chánh, giáo dục v...v... Còn về đường cai trị thì chia nước ra mấy địa phương, đại khái như Bắc Bộ Ðịa Phương, Trung Bộ Ðịa Phương và Nam Bộ Ðịa Phương. Mỗi địa phương được quyền tự trị về phương diện cai trị và kinh tế. Các cơ quan hành chính các địa phương do chính phủ trung ương chọn người bản xứ cử ra và có các nhân vật hội nghị kiểm duyệt. Khi còn chờ có hiến pháp và sự tuyển cử phân minh, các cơ quan hành chính ở các địa phương hãy tạm cử những nhân vật xứng đáng ra xung chức địa phương tư vấn nghị viên. Chúng tôi cho chính sách địa phương tự trị như thế có nhiều điều tiện lợi và hợp với tình thế từng xứ về đường cai trị và đường kinh tế, mà không hại gì cho sự thống nhất của nước nhà.
Khi người Nhật đã trả lại đất bắc bộ, chính phủ cử ông Phan Kế Toại, đã làm chức tổng đốc và có tiếng là người thanh liêm hơn cả, ra xung chức bắc bộ khâm sai. Nhật trả đất bắc bộ, nhưng vẫn giữ những thành thị Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng và xứ nam bộ. Nhật lại giữ hết những cơ quan trọng yếu như sở công an, sở tuyên truyền và các công sở thuộc phủ toàn quyền cũ của Pháp, như nha học chính, nha tư pháp, sở bưu điện, sở công chánh, sở tài chính v...v...
Trong khi chúng tôi phải lo làm mọi việc và còn phải điều đình với người Nhật để thu lại những lãnh thổ nước nhà, thì ở Huế có người phát truyền đơn nói thế nọ thế kia, nhất là nói ông Ngô Ðình Diệm không về là vì chưa lấy lại đất nam bộ. Lại có một người Nhật nói ra nói vào rằng: trong nội các chỉ có những người chuyên môn chứ không có người chính trị. Cái ý của bọn ấy là muốn đưa những người thân với họ vào nội các. Song chúng tôi nghĩ: người làm việc nước lúc ấy cần phải là những người ngay chính và có học thức, chứ không cần những người xảo trá, xưng danh trục lợi, gió chiều nào theo chiều nấy. Vì vậy thành ra có nhiều chuyện mè nheo rất khó chịu.
Tôi phần bị nhọc mệt, phần thấy nhiều sự trắc trở đã mấy lần muốn từ chức về nghỉ. Song nghĩ nước mình mới lần đầu lập một chính phủ có quyền tự trị, công việc chưa xong gì cả mà bỏ về, thì đối với nghĩa vụ không trọn vẹn. Vả trước khi lui bước, tôi cần biết rõ sự thực. Thà ra Hà Nội trực tiếp với viên tổng tư lệnh Nhật, kiêm chức toàn quyền cũ nước Pháp, xem tình ý thế nào rồi sẽ liệu. Trước tôi đã nhờ ông Trần Văn Chương, bô trưởng bộ ngoại giao, ra Hà Nội điều đình mọi việc, nhưng không xong. Tôi định phen này ra, nếu công việc thực hiện được thì lấy ngay ba thành thị: Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng và đất nam bộ, thế là làm tròn nhiệm vụ thu được toàn lãnh thổ nước Việt Nam. Nhược bằng không xong thì tôi về xin từ chức cũng không sao. Tôi nghĩ thế nên trước khi đi đã nhờ người thuê cho cái nhà ở làng Lại Thế gần Huế, để có thôi việc tôi ra nghỉ đây ít lâu trước khi về Hà Nội.
Trong khi tôi dự định ra Hà Nội thì ở ngoài Hà Nội xảy ra việc người Nhật bắt bọn thanh niên Việt Nam theo đảng Việt Minh chống Nhật.
Tôi cần phải ra ngay để hiểu rõ tình thế.
(còn tiếp)
Được sửa bởi Trà Mi ngày Wed 10 Jan 2018, 12:18; sửa lần 1. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 4 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |