Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 16:38

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 10, 11, 12, 13, 14  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 I_icon13Wed 05 May 2021, 10:01

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN

Nhật Tuấn

(Kỳ 67)


Hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng (!)

NGUYỄN ĐÌNH THI (11)

 “Sau hơn chục trận tra tấn chết đi sống lại , Khắc đã yếu quá, không thể đứng lên được. Hai ngón tay cái bị dây cứa gần đứt hết thịt, vào đến tận xương, sưng tấy lên đau buốt suốt ngày đêm…”


Bị tan nát thân thể, thập tử nhất sinh vậy nhưng Khắc nhất định không khai nửa lời thì cũng còn có thể chấp nhận là có thật được,  nhưng không hiểu sao khi bị khiêng về xà lim, anh vẫn còn đủ sức “giác ngộ tư tưởng” cho anh “gác ngục trẻ” thì mới  là truyện thần kỳ.

“Từ hôm đó anh “xì cút“ cứ đến tua gác đêm là không quên mở cửa xà lim cho Khắc ra ngồi thở chừng mười lăm phút, nửa giờ. Những lúc ấy anh ta thường đứng cạnh nói chuyện với Khắc. Anh ta có vẻ suy nghĩ , những lúc nghe Khắc nói về đời  sống ở Côn Đảo hoặc kể lại truyện tiểu thuyết “Người mẹ” của Gorki…”

Chẳng hiểu sao mật thám Pháp độc ác vậy mà lại bố trí lính gác xà lim hiền lành thế, và cũng chẳng hiểu sao Khắc bị đánh, tra điện gần chết như vậy vẫn còn đủ sức kể chuyện tiểu thuyết “Người mẹ” của nhà văn Liên xô mới tài. Rồi một anh bạn tù “tên là Mầm đưa nắm cơm tù vào, Khắc tranh thủ lên lớp: “Anh bây giờ là đi vào con đường cách mạng rồi chứ còn gì nữa. Muốn làm cách mạng thì phải học. Anh học đọc, học viết đi. Nhờ anh em biết chữ bảo cho. Tối nay, lúc nào anh vào đây, tôi nói chuyện về cách mạng cho mà nghe…”

Thật cứ như Khắc có phép thần thông, luyện công trị thương tới mức thượng thừa, chỉ trong khoảnh khắc anh đã từ cõi chết trở về, không những hồi phục sức lực, vượt qua đau đớn mà còn kể chuyện, ca hát và cả lên lớp chính trị nứa.

Cứ “bốc phét” như thế ông nhà văn quên bẵng đi rằng tính chân thực mới là giá trị hàng đầu của nghệ thuật của tiểu thuyết.

Không giống cán bộ cộng sản sau một thời gian tù đầy đều được trở về và còn sống cho tới tận ngày nay với bao đặc quyền đặc lợi, sau khi bị bắt ở Hải Phòng, Khắc được đưa về Hà Nội tỏ rõ khí phách trước quân thù:

“Tôi không có gì để nói thêm với ông cả. Ở hàng ngũ cách mạng, cũng có một vài kẻ hèn nhát hoặc phản bội. Nhưng các ông đừng lầm tưởng như vậy là các ông thắng. Chúng tôi là đảng viên cộng sản, chủ nghĩa chúng tôi cho chúng tôi thấy rõ tương lai. Các ông sẽ không còn, nhưng đất nước chúng tôi sẽ độc lập, chủ nghĩa cộng sản sẽ được thực hiện vì đó là mong muốn của hàng triệu người.”

và ông đã hy sinh thật anh dũng:

“Lanéc cúi xuống, bấm đèn phin vào mặt Khắc. Trong vệt sáng, hiện rõ những đám máu ộc từ miệng Khắc chảy vòng quanh đầu anh. Máu đỏ sẫm nóng hổi rỏ giọt từ trên sàn gỗ xuống nền xi măng. Khắc đã tắt thở…”

Thật tiếc cho những người đã đổ máu hy sinh cho lý tưởng như Khắc, bởi lẽ nửa thế kỷ sau, “đất nước quả có độc lập” nhưng “chủ nghĩa cộng sản“ thì vĩnh viễn chẳng bao giờ được thực hiện và buồn thay sự rũ ra khỏi nó mới chính là mong muốn của hàng triệu người. Vào những năm 1990, khi cả khối xã hội chủ nghĩa Liên xô và Đông Âu đã sụp đổ, “cộng sản chỉ còn như một thiên đàng đã mất” trong con mắt mọi người, kể cả Nguyễn Đình Thi, vậy mà ông nhà văn còn viết được những dòng “tin tưởng” như trên thì quả thực ông tự lừa dối chính ông và lừa dối cả mọi người.

Cái còn để lại sau khi Khắc chết không phải là gương hy sinh, bất khuất mà chính là… hòn máu của anh trong bụng An - cô người yêu anh đã chung sống chỉ một lần duy nhất trong đời:

“An tự nhiên sờ lên bụng. Một cái gì rất lạ lẫm. An cảm động, rung hết người. Đúng rồi. Đến hôm nay đã quá ngày gần một tháng rồi. An đã có mang…”

Sau cái chết của người cộng sản, phong trào cách mạng cũng như nội dung của cuốn tiểu thuyết chùng hẳn xuống, mất hẳn cái mạch liên tục, sôi nổi trước đó. Một phần năm còn lại của cuốn sách chỉ còn diễn tả những nhân vật “quần chúng” mà trước đó vì mải mê tập trung vào nhân vật cán bộ cộng sản, ông nhà văn đã buông lửng chúng. Trước hết là thầy giáo Hội được nói tới khá nhiều ở đầu truyện. Thày giáo Hội giống y chang thầy giáo Thứ trong “Sống Mòn” của Nam Cao . Cũng mòn mỏi trong một trường tư thục rồi bị thất nghiệp vì chiến tranh xảy tới, cũng nặng gánh vợ con trong thời buổi gạo châu củi quế mà rời tấm bảng đen với cục phấn trắng ra chẳng còn biết làm gì:

“Hội biết làm gì để nuôi lấy thân mình, chứ đừng nói gì đến nuôi vợ con. Hội lại sắp ăn bám vào Thảo, Thảo đã khổ đến như vậy rồi, mà sẽ còn phải nhịn ăn nhịn mặc nữa và Thảo với cả con Hiền sẽ lại gò lưng xay lúa, giã gạo, sàng sẩy, chắt bóp bán từng bơ cám, từng nải chuối xanh , từng cây kim sợi chỉ để lo lấy bữa cơm bữa cháo…”

Tuy nhiên “giáo Hội” của Nguyễn Đình Thi có khá hơn “giáo Thứ” của Nam Cao đôi chút ở chỗ thất nghiệp trở về làng xoay ra…viết văn:

“Thế là ngày ngày anh ngồi trong cái chái đầu nhà, vừa ôm cái tí Vân, vừa viết giấu giếm. À, nếu như viết như các ông Vichto Huygô hay là Tolstôi thì chẳng dám màng, chứ còn như những chuyện “chàng chàng nàng nàng“  lâm li giả dối và chán ngoét đầy dẫy trên báo sách thì làm gì chàng chẳng viết được?”

Hoá ra cái khả năng tiên tri, thấu thị, dự báo của nhà văn Nguyễn Đình Thi thật đáng nể, bởi lẽ cho tới tận bây giờ, thời đại bùng nổ của cách mạng tin học - cái tình trạng “lâm li giả dối và chán ngoét đầy dẫy trên báo sách” vẫn còn tiếp diễn dài dài trên cả nước.

Nhân vật tiếp theo được nhắc lại là hoạ sĩ Tư vốn là người yêu của cô Phượng đài các, vợ của tri huyện Môn. Nếu như hoạ sĩ Thanh Tùng hái ra tiền bằng những bức tranh thời thượng thì hoạ sĩ Tư cứ nghèo rớt mồng tơi “hàng ngày phải tính từng hào, từng xu và nhịn tất cả mọi thứ làm thế nào giành giật với cuộc sống từng bữa ăn, từng thức vải, hộp màu để vẽ …”. Người còn quan tâm tới Tư chỉ còn có cô gái điếm tên Bích, mua cốm tới cho anh ăn, có nhạc sĩ Toàn, sau khi cô gái Nga Nina bỏ anh ra đi, anh năng tìm tới hoạ sĩ Tư rủ rê: ”Tao chịu mày, không còn biết gì đến chuyện gì ngoài cái giá vẽ của mày. Ngoài phố người ta đã nhớn nhác cả lên. Mày không biết chính phủ Pêtanh vừa ký với Mãtuôka ở Tokyo một hiệp ước về Đông Dương rồi à? Quân đội Nhật bản ở Quảng Tây bây giờ đang đòi vào bắc kỳ ngay. Có thể nổ súng không chừng…”

Nghe lời nhạc sĩ Toàn, hoạ sĩ Tư tạm rời cái giá vẽ để lang thang xuống phố, và thế rồi “Hình ảnh người đàn bà bế con ngồi trên bọc chăn màn với cô gái đeo cái tay nải nâu ở bến xe điện lại hiện lên trước mặt Tư. Anh phải vẽ bức tranh ấy…”. Sau chuyến “đi thực tế” bến xe, bến tàu, nhà ga….Tư bỗng cảm thấy “Một cái gì đây sẽ đến.. Hôm nay Tư đã thấy phía bên kia (quân Pháp) đang đổ nhào và tan rã như thế nào?” Quân hồi vô phèng…”- những con mắt len lét và hằn học của đám lính bị thương ở Lạng Sơn về. Cái cảnh tây đầm chí choé trên con tàu đi Sàigòn. Một cái gì đây sẽ đến…”

Một cái gì sẽ đến , tuy nhà văn không nói toạc ra, nhưng ai cũng hiểu ông muốn nói tới…cách mạng. Một cuộc cách mạng “long trời lở đất” đang tới mà ngay đến anh hoạ sĩ suốt ngày ngơ ngẩn với màu với hình cũng đã cảm nhận thấy.

Cái thành phần rồi đây sẽ tan rã khi cách mạng nổ ra – tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản, thượng lưu…cũng được tác giả nhắc tới tất cả những “xấu xa, bệnh tật“ của nó. Nào cậu Tường , con trai nghị Khanh, cậu Thúc, con trai chủ đồn điền cưỡng dâm cô thôn nữ tên Thơm; nào cô Nguyệt, con gái nghị Khanh, bị đám con quan đẩy vào buồng, “đánh táp lô” đến mang bầu phải đi nạo, nào nghị Khanh nẫng vợ bé của ông bạn Quảng Lợi… Cả một xã hội bốc mùi xú uế  đang như con cá nằm trên thớt chờ cách mạng tới để được hoá kiếp.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 I_icon13Fri 07 May 2021, 07:58

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN

Nhật Tuấn

(Kỳ 68)


Hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng (!)

NGUYỄN ĐÌNH THI (12)

Hơn 500 trang “phần một” “Vỡ bờ “, Nguyễn Đình Thi đã dàn ra hàng tá nhân vật từ thượng lưu quý tộc, tư sản - địa chủ như nghị Khanh, vợ chồng huyện Môn, Phượng, Hằng, hoạ sĩ Thanh Tùng…tới giới lao động bình dân như giáo Hội, hoạ sĩ nghèo Tư, làm thuê Gái, An…, các cán bộ hoạt động cách mạng Khắc, Lê, Cảnh… Tuy nhiên, ngoài ông cán bộ cộng sản Khắc đã chết do đòn tra tấn của Pháp , hầu như toàn bộ nhân vật vẫn sống hết ngày dài lại đêm thâu , phận số vẫn vậy , chẳng đổi thay, cứ như bị trưng ra đó mà chẳng biết đưa đi đâu đi về đâu .

Cho dù xã hội nảy sinh nhiều sự kiện nóng bỏng, nào Nhật Pháp bắn nhau, nào cách mạng bị đánh phá, thoái trào khắp nơi nơi, nào công nông bị bóc lột và sống lầm than… nhưng vẫn chưa biến cố nào rơi vào mỗi cá nhân tạo nên đột biến để đám nhân vật Nguyễn Đình Thi bày la liệt đó có cơ hội trở thành nhân vật của tiểu thuyết. Hay nói rõ hơn, tiểu thuyết đã “đi” được cả 500 trang mà phần lớn nhân vật vẫn “tại vị”, vẫn chưa bị đẩy vào cảnh ngộ để từ đó bật ra tính cách của riêng nó.

Cuối phần một, ông cán bộ thành uỷ Khắc hy sinh, vậy ngay đầu phần hai ông nhà văn phải cho người khác thay thế . Người đó chẳng phải nhân vật mới nhảy vào truyện mà chính là đồng chí bí thư xứ uỷ Lê , thủ trưởng cũ của Khắc.

Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, người đọc chờ đợi tác giả dẫn dắt họ theo chân cán bộ Đảng len lỏi vào dân, thắp lại lòng tin của quần chúng , xây dựng lại các cơ sở …Tiếc thay ông nhà văn tuyệt nhiên không làm được thế. Ông chỉ đưa ra cảnh ông bí thư xứ uỷ Lê liên lạc với anh cán bộ Cảnh để lên lớp chính trị, truyền đạt chủ trương đường lối…lặp lại y chang cảnh Khắc giáo dục chính trị tư tưởng cho chị Gái ngày trước :

“ Cảnh ngồi lặng im nghe giảng giải, nhưng rõ ràng sự thu nhận còn khó khăn , nó vấp phải những cách nghĩ , những tình cảm đã ăn sâu vào tâm trí từ lâu . Lê vẫn nói rủ rỉ nhưng giọng anh đã quả quyết :
“ Vấn đề bây giờ là tập trung mọi lực lượng đánh tụi phát xít. Đây cậu nghe lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài gửi về.”


Và tác giả “chơi” luôn nguyên văn một đoạn lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc . Rồi mượn lời “đồng chí Lê”, Nguyễn Đình Thi tranh thủ ca ngợi “bác Hồ” :

“ Tôi có một lần được xem ảnh đồng chí ấy ở Sở mật thám Sàigòn. Lần ấy thằng Riu đang hỏi cung mình bỗng nó đưa ra một bức ảnh và bảo :” Mày có biết ai đây không ? Nguyễn Ái Quốc lãnh tụ tối cao của chúng mày ở nước ngoài…” Mình mặc kệ nó nói gì thì nói, xem ảnh cái đã. Đồng chí Nguyễn Aùi Quốc đội mũ phớt đen, quàng khăn phu la, mình chỉ còn nhớ đồng chí đội mũ mà vẫn rõ trán rất cao và đôi mắt sáng lắm…”

Vậy là mọi chủ trương đường lối, mọi niềm tin vào tương lai của cách mạng vẫn chỉ là chuyện trao đổi giữa mấy ông cán bộ cộng sản với nhau, còn việc đưa nó vào quần chúng, biến nó thành sức mạnh cách mạng thì không nhắc tới. Sau khi kể sơ sài việc gây dựng lại phong trào chỉ qua một buổi hội ý giữa hai ông cán bộ xứ uỷ, ông nhà văn trở lại các nhân vật “quần chúng ”.

Gia đình của Khắc sau cùng đã nhận được tin ông hy sinh. Việc đầu tiên là mẹ ông, bà Tú gieo rắc hận thù vào lòng con trẻ – Thu , con gái Khắc mới có 9 tuổi .

“ Lúc Quyên ( em gái của Khắc) đã chít miếng vải trắng lên đầu cái Thu, bà Tú kéo đứa cháu vào lòng nói chuyện với nó :
“ Thu, năm nay cháu lên chín rồi, cháu nhớ phải để chở bố cháu ba năm cho trọn đao làm con. Thế là bố cháu đi theo ông rồi đấy. Tây nó đày ông cháu chết ở ngoài đảo Côn Lôn , bây giờ lại đánh bố cháu chết ở trong tù. Nó ác thế đây cháu ạ…”


Tất nhiên, khi lớn lên, những đứa trẻ như Thu ngoài việc “khắc cốt ghi xương” hận thù và theo đảng làm cách mạng đến cùng, còn đầu óc đâu suy nghĩ đến những chuyện tốt đẹp khác trong cuộc sống con người ?

Dặn dò cháu rồi, bà Tú, mẹ của Khắc , khấn thầm với chồng :

“Ông ơi ông thế là con nó đã đi theo ông rồi. Tôi đã nuôi thằng Khắc con Quyên nhớn khôn, chúng nó không làm điều gì nhục cho họ nhà ta. Tôi không làm thế nào giữ cho thằng Khắc còn sống được. Nhưng nó chết cũng là vì nước vì dân, không đến nỗi phải hổ thẹn với ai…”

Thật đúng bà mẹ Việt Nam anh hùng, không lo dựng vợ gả chồng cho con cái, chỉ lo “ không làm gì nhục cho họ nhà ta” với niềm tự hào có con “chết vì nước vì dân”. Hình ảnh người mẹ của Nguyễn Đình Thi cũng chỉ xào xáo lười nhác hình ảnh “người mẹ” của Gorki, “ Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi và khẩu hiệu “trung hậu, bất khuất, đảm đang” mà Đảng và Nhà nước phong tặng cho các bà mẹ Việt Nam.

Tuy thế, tác giả có vẻ sảng khoái dựng nhân vật gần gũi với ông nhất : anh giáo Hội, thất nghiệp quay sang viết văn. Nhưng anh viết gì được khi anh cho rằng :

“ Bọn người viết văn bây giờ chẳng qua là một lũ ô trọc cầm bút . Họ cần gì đến văn chương, họ chỉ cần tiền và họ chạy theo mốt, họ ăn cắp của các nhà văn nước ngoài , họ mạ lại những ý nghĩ của người khác để loè người không biết , họ viết quàng xiên những chuyện bịa đặt quái lạ , lấy sự ly kỳ để câu người xem, chứ không biết nhìn vào sự thật hàng ngày, cái sự thật tầm thường nó đáng nói biết bao…”

Nguyễn Đình Thi viết những dòng đầy hứng khởi này mà quên béng mất cái “lũ ô trọc cầm bút” ấy đã tạo ra cả một nền văn xuôi rực rỡ với những tên tuổi lớn Ngô tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…và nhận định này, kỳ lạ thay lại phù hợp với thời hiện tại, thời “ một lũ ô trọc cầm bút” ở Hội nhà văn VN “viết quàng xiên những chuyện bịa đặt ly kỳ câu người xem chứ không biết nhìn vào sự thật hàng ngày…”

Rồi ông nhà văn tên Hội lại than thở :

“ Vì ở nước mình , cái anh viết văn còn có giá trị gì nữa ? Còn được đi đến đâu , trông thấy gì, biết gì nữa ? Thân phận như một thằng ăn xin , sống như một con ốc sên chỉ ru rú trong cái vỏ của mình…Hội cho rằng một xã hội mà để cho những nghệ sĩ của nó chết đói là một xã hội đốn mạt , mà một xã hội nuôi nhà văn và nghệ sĩ như ông hoàng thì cũng nát bét…”

Thật chẳng có lời lẽ nào hay hơn, chính xác hơn để chỉ cái đám giặc già – nói theo kiểu Nguyễn Huy Thiệp – ở Hội nhà văn Việt Nam hiện thời ?

Mạt sát nghề cầm bút vậy nhưng Hội cũng kỳ cạch viết xong một cuốn tiểu thuyết có tựa “ Những mối tình sông nước”. Và rồi từ đó ông nhà văn xác định ngay được “hướng đi” trong cái nghề kiếm sống bằng chữ nghĩa : ” Anh sẽ cứ viết truyện ngắn cho các báo để kiếm vặt mỗi tháng mười lăm đồng và trong khi ấy anh sẽ tiếp tục viết quyển tiểu thuyết thứ hai của anh…”

Cái phương châm “lấy ngắn nuôi dài” mà các ông nhà văn ngày nay thường khoe khoang , hoá ra đã có từ thời tiền khởi nghĩa.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 I_icon13Mon 10 May 2021, 10:31

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN

Nhật Tuấn

(Kỳ 69)


Hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng (!)

NGUYỄN ĐÌNH THI (13)

Sau nhà văn Hội, tác giả giành nhiều trang cho hoạ sĩ Tư. – loại nhân vật Nguyễn Đình Thi “thuộc” hơn cả.

Hoạ sĩ Tư có người yêu cũ là tiểu thư hàng Đào - Phượng, bỏ anh lấy quan huyện Môn. Phượng chán chồng, ngoại tình với hoạ sĩ Thanh Tùng, nổi tiếng và giàu sang rồi cũng rũ bỏ vì tính cách thực dụng và rỗng tuếch, rốt cuộc lại muốn với tình xưa là hoạ sĩ Tư.
Sửa soạn cho cuộc tái hồi, “Phượng ra đứng trước gương nhìn con người trắng hồng trong ấy. Thân thể nàng vẫn thon lẳn, nhưng bây giờ những đường nét đã dần dần đầy đặn lên hơn, nom càng mềm mại dễ ưa. Phượng quay nghiêng, ngắm đi ngắm lại cái lưng gọn gàng, đôi chân thuôn dài. Con người mình đáng mê quá…”.

Dựng lên pho tượng “vệ nữ” tỉ mỉ thế , Nguyễn Đình Thi bị các nhà phê bình “quốc doanh” Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ phê “sa đà vào sự thích thú thân xác”, tuy chưa mang tội “môn đồ Freud” như Vũ Trọng Phụng nhưng cũng bị nhắc nhở “ve vuốt nàng Phượng quá kỹ càng”.

Lo “mất lập trường giai cấp”, Nguyễn Đình Thi vội vàng đánh “sụt giá” nàng Phượng bằng cách cho hoạ sĩ Tư thẳng thừng từ chối lời mời “ngọt ngào” của người đẹp.

Tư viết cho Phượng, lời lẽ thật “dùi đục”: ”Không thể được, Phượng ạ. Bởi vì rồi sau, chúng ta làm thế nào mà sống như cũ được nữa?” và đòi Phượng phải từ bỏ “giai cấp” của mình. Vậy là trong tâm tư hoạ sĩ nghèo này đã mầm mống phân biệt giai cấp: hoặc bên này hoặc bên kia. Hễ trưởng giả nhất định không có tình yêu, phải từ bỏ hết tiện nghi, gốc gác, tài sản để trở thành người cùng khổ, người lao động mới mong có được tình yêu cao đẹp. Đọc đoạn viết về gã họa sĩ nghèo lăm le học làm cộng sản này mà...phát tức vì lố bịch.

Tất nhiên tiểu thư Phượng đời nào chấp nhận đề nghị ”dở hơi “ thế. Thực chất sự từ chối giai nhân của họa sĩ Tư xem ra là của chính Nguyễn Đình Thi bầy tỏ lập trường giai cấp với Đảng chứ chẳng phải tính cách chàng hoạ sĩ tài hoa, sống giữa Hà Nội. Ông nhà văn cố nhồi vào đầu chàng nghệ sĩ tư tưởng đề cao người nghèo khó, bài bác người có tiền:

”Thà là một cô gái bán mình vì miếng cơm manh áo để nuôi thân, nuôi gia đình như cô Bích đáng thương …Cái xã hội ngu xuẩn khinh bỉ những con người ấy nhưng lại sụp xuống trước những người có đủ ăn, đủ mặc, không cần phải bán mình mà lại ngày ngày ôm lấy kẻ mà mình không yêu. Rút cuộc cái xã hội này chỉ đòi hỏi người đàn bà bán mình thôi, hoặc là bán mình cho một người độc quyền theo đúng lễ giáo, pháp luật vân vân… hoặc là bán mình một cách rẻ tiền hơn cho nhiều kẻ qua đường… Bao giờ thì người đàn bà mới có thể chỉ sống với người đàn ông vì tình yêu…”

Theo lý thuyết Nguyễn Đình Thi thì từ xưa các cụ ta lấy chồng do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” hoặc “lấy trước thương sau” cũng đều là… điếm bán mình cả. Đây là hệ quả của tư tưởng “hữu ái giai cấp” quá đà một thời ăn sâu trong tâm tưởng các nhà văn Việt Nam khiến họ nhìn đâu cũng thấy phân biệt giàu nghèo, sáng tác ra cả một thời đại văn chương chỉ toàn than nghèo khóc khổ, bôi tro tư sản, trát trấu địa chủ như những kẻ có tiền tội lỗi.

Cái phong trào “vô sản hoá trí thức” một thời xem ra nhiễm sâu vào gan ruột Nguyễn Đinh Thi đến độ hoạ sĩ Tư tin vào sự đánh giá nghệ thuật của cô gái điếm chính xác hơn cả giới chuyên môn:

“ À…mà cô xem cái phong cảnh này thấy nó thế nào?”
Bích cười lúng túng:
“Thấy con sông nó rộng, cảnh nó như là lúc đợi đò man mác thế nào. Ở quê ngoại em, chỗ bến đò Mía cũng giông giống thế này, cũng có cây gạo to lắm…”
“ Cô xem tranh thế mà còn đúng hơn khối ông phê bình đấy. Các ông viết báo ấy….”
Tư cũng cười to. Anh tự bảo: ”Con đường của mình nhất định là đúng rồi…”


Được một “em điếm” khen tranh tức là được quần chúng nhân dân chấp nhận thế là hoạ sĩ đã có thể yên tâm: ”đi đúng đường rồi” thì chắc con đường đó chỉ dẫn tới văn hoá văn nghệ phục vụ công nông binh theo lời dậy của đồng chí Mao Chủ tịch kính mến qua đề cương “văn nghệ Diên An” mà thôi. Con đường đó chưa biết dẫn hoạ sĩ Tư tới sự nghiệp sáng tác to tát nhường nào chỉ chắc một điều nó làm chàng từ khước một mỹ nhân kiêu sa như Phượng để yêu một cô điếm, “cùng giai cấp”. Đưa được “nghệ thuật” về với giới “cần lao” rồi, làm sao dắt được nó tới được với Đảng đây? Dẫn dắt hoạ sĩ Tư từ bỏ cô Phượng giàu có, xinh đẹp để tới với cô Bích gái điếm, nghèo khó có vẻ còn dễ hơn đưa đẩy chàng đến với cách mạng. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã làm điều đó như thế nào?

Trước hết do túi không còn một xu đong gạo, mua thuốc chữa bệnh lao và mua toan với màu , hoạ sĩ Tư lại đành tìm về với người yêu cũ giàu có để xin giúp đỡ. Tất nhiên Phượng biếu ngay Tư một số tiền lớn tạo điều kiện để anh thực hiện dự định vẽ một bức tranh sơn dầu khổ lớn. Tuy nhiên, anh vẫn chưa quyết định vẽ gì ngoài xác chết đói nhan nhản trên phố.

“Bỗng anh nhắm mắt lại. Anh vừa thấy rồi. Bức tranh người chết đói của anh phải làm lại. Không phải chỉ có người chết đói. Một người đàn bà, một người mẹ, một bà mẹ Việt Nam đang nhìn lên phía trước, người đàn bà ấy đang đi giữa lửa đạn, chiếc khăn quàng rơi xuống vai, đôi mắt bà mẹ đang nhìn thấy cái gì đó rất lớn lao đối với bà…”

“Cái gì đó rất lớn lao“ chính là cách mạng, là phong trào cộng sản mà ông nhà văn đang loay hoay chưa kiếm được cớ nào để nhét vào đầu ông hoạ sĩ cho dù hình ảnh bà mẹ đã rõ ra là hình ảnh “Người mẹ” của Maxim Gorki – hình ảnh một người mẹ công nhân, một người mẹ cộng sản. Dịp đó đã tới khi có một anh “cán bộ Việt Minh” tới nhờ Tư vẽ một bức tranh cổ động để ủng hộ Việt Minh chống Nhật cứu nước. Anh nhờ Bích, cô gái điếm cầm đòn gánh làm mẫu cho anh vẽ nữ du kích cầm súng.

“Trên tờ giấy đã hiện rõ hình cô du kích mặc quần áo chàm, cầm khẩu súng trường giơ lên vẫy gọi, đằng sau cô ta là cảnh đồi núi xanh và bây giờ Tư tô nốt màu lên lá cờ có ngôi sao ở giữa. Lá cờ được màu đỏ bỗng như bay phấp phới hơn và chấm vàng của ngôi sao cũng như sống lên…”


Vậy hoạ sĩ Tư đã đặt một chân vào cách mạng. Tuy nhiên, đó chỉ là tranh cổ động,chưa phải là sáng tác phẩm chính thức của hoạ sĩ. Nguyễn Đình Thi đẩy chàng nghệ sĩ “dấn“ thêm bước nữa: đưa hình ảnh cách mạng vào tranh sơn dầu khổ lớn . Chàng hoạ sĩ bỗng nhảy vọt trong sáng tác:

“Bức tranh sơn dầu bây giờ như từ sương mù mà hiện lên rất nhanh. Tư vẽ tưởng chừng không cần nghĩ và không kịp dừng lại để thở nữa… Giữa cảnh người đói, người chết, bên cạnh bà mẹ, Tư đã vẽ thêm một người con gái…áo cánh nâu, tay cầm khẩu súng , đứng dậy nhìn về phía còn đang bắn nhau đằng trước và vội vã sắp băng mình chạy lên phía ấy…”

Thế là Nguyễn Đình Thi chính thức đưa được hoạ sĩ Tư đứng vào hàng ngũ văn nghệ sĩ cách mạng. Chỉ có điều sao dễ dàng quá vậy?

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 I_icon13Tue 11 May 2021, 10:29

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN

Nhật Tuấn

(Kỳ 70)


Hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng (!)

NGUYỄN ĐÌNH THI (14)

Thế là Nguyễn Đình Thi cho họa sĩ Tư vẽ nữ du kích bằng máu của mình:

“ Tư lại ho, cơn ho ác nghiệt..rồi bỗng thấy trong miệng mặn nóng, trong cổ anh cứ trào lên, Tư kinh hoàng thấy nhiều máu quá. .. Thôi phải làm gấp …”

Rồi người hoạ sĩ chết và người đọc không biết bức tranh vẽ bằng máu ấy giá trị bao lăm? Tuy nhiên không phải cứ chấm vào máu là vẽ thành kiệt tác. Hoạ sĩ Diệp Minh Châu lấy máu mình vẽ Hồ Chí Minh mà rốt cuộc tranh cũng chỉ treo bảo tàng cách mạng.

Sau cái chết của hoạ sĩ Tư, người đọc chờ đợi nỗi bất hạnh của cô gái điếm Bích, người đang chung sống như vợ chồng với anh, nhưng không, ông nhà văn bỏ qua chuyện đó và hướng tới Phượng. Một mỹ nhân Hà thành ham sống, ham hưởng thụ vậy mà khi nghe tin hoạ sĩ Tư chết bỗng rơi vào hoảng loạn:

“Đời Phượng, hạnh phúc của Phượng, tất cả đã lỡ hết rồi. Tất cả mọi thứ , mọi người ở xung quanh bó buộc Phượng cứ phải kéo dài cuộc đời giả dối, nhạt nhẽo, vô ích với người đàn ông càng ngày càng xa lạ, đánh chán đáng tởm, vậy mà Phượng không thể cựa quậy được…”

Thực ra hoạ sĩ Tư đâu có phải là “cuộc đời Phượng, hạnh phúc của Phượng”, chính ả ghê sợ cái cuộc sống nghèo túng của anh ta kia mà. Và đâu phải cái chết của Tư mới làm ả nhận ra cuộc sống với chồng là giả dối, đáng tởm. Tạo ra tâm trạng tuyệt vọng cho cô tiểu thư hàng Đào sau cái chết của hoạ sĩ Tư đã rất khiên cưỡng, ông nhà văn còn đi xa hơn nữa: ép uổng tính cách nhân vật, đẩy cô tiểu thư đến chỗ tự tử.

“Phượng chống một bên tay nghiêng người nhỏm lên, rót một cốc nước rồi dốc cả ống thuốc ngủ vào đó….”

Và rồi ả chết, chết “bức tử” do chính ông nhà văn giết chết nhân vật chỉ để chứng tỏ cái xã hội cũ thời phong kiến đế quốc bế tắc, dồn con người đến tuyệt vọng. Vậy mà các nhà phê bình “quốc doanh” vẫn chê vì “cách giải quyết tiêu cực quá, sao không cho cô Phượng… giác ngộ đi làm cách mạng?”.

Nhạc sĩ Toàn là đại biểu sau cùng của giới văn nghệ sĩ Hà Nội được Nguyễn Đình Thi đưa vào “Vỡ bờ”. Sau khi cô người yêu người Nga, tên Nina, bỏ anh tìm về với quê hương thân yêu đang có cách mạng vô sản, “cuộc đời nhạc sĩ của Toàn vẫn thất thểu mỗi ngày vẫn giống mỗi ngày không đem lại gì mới mẻ…cắp hộp đàn …đến tiệm rượu và hàng ăn “Con gà Gôloa” để chơi trong dàn nhạc mà ngoài anh là người Việt ra còn lại toàn người Phi Luật Tân, Nga, Hung, Áo…”.

May cho Toàn, ngoài kéo đàn kiếm cơm, anh còn tìm được một việc “có ý nghĩa”: “sưu tầm vốn cũ dân tộc”. Thật ra công việc này phải vài chục năm sau khi đã nắm quyền ở một nửa nước, Đảng mới phát động các nhạc sĩ rời bỏ đất thánh Hà Nội đi về các miền quê, miền núi để sưu tầm dân ca, nhạc cổ cho đúng với phương châm: dân tộc, khoa học và đại chúng. Ấy thế mà từ hồi mồ ma đế quốc phong kiến, không hiểu sao ông nhạc sĩ Toàn đã làm rồi. Ông nhạc sĩ đi trước thời đại hay ông nhà văn Nguyễn Đình Thi đem cái công việc “nóng hổi tính thời sự“ lúc đang viết “Vỡ bờ” gán cho người xưa? Ông nhà văn tranh thủ tuyên truyền đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng như thế là rất điệu nghệ.

Để nhân vật nhạc sĩ Toàn tiến gần tới cách mạng, ngoài việc “sưu tầm vốn cổ”, Nguyễn Đình Thi phải tìm cho anh ta một hành động nào đó rõ ràng hơn thế. Một tối, Toàn đến tiệm để chơi đàn đã thấy Phêđô – một nhạc công người Nga “mở chai rươụ rót vào một loạt cốc và đứng nói với một vẻ hơi trịnh trọng: “Tối nay tao có một chuyện vui. Thôi chúng mày chạm cốc với tao và uống đi, tao chỉ đòi lại chúng mày một điều nhỏ thôi: tí nữa vào, chơi mở đầu bằng bài “Nhưng người kéo thuyền trên sông Vonga”…”.
Tại sao lại thế ? tại sao chơi trong quán ăn của Pháp lại đòi mở đầu bằng nhạc Nga. Thì ra đây là chuyện ăn mừng chiến thắng Xtalingrát.

Thế là từ hôm đó, cứ mỗi lần nghe tin Liên xô thắng trận, Hitle thua lớn, Toàn với Phê đô lại chơi một bản nhạc Nga. Một hôm, Phêđô “ngửi thấy mùi thuốc súng khét lẹt ở đây” rủ Toàn “vượt biên giới sang Trung Hoa rồi đi xa nữa…”, nhưng Toàn từ chối vì “nếu anh bỏ đi bây giờ thì anh sẽ chỉ còn như cái cây đứt rễ. Nó sẽ héo khô đi rất nhanh chóng…”

Chẳng hiểu sao lại thế, chắc vì lúc này Việt Minh đã hoạt động rần rần ở các thành phố, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền sắp nổ ra, một nghệ sĩ trí thức yêu nước qua ‘sưu tầm dân ca nhạc cổ” như Toàn không có lý gì lại bỏ ra nước ngoài đi trốn cái sự kiện lớn lao ấy. Đó chính là lý do ông nhà văn không cho phép Toàn theo Phêdô vượt biên ra nước ngoài chứ chẳng phải do tính cách của chàng dẫn tới quyết định đó. Lại một lần nữa hành vi của nhân vật tiểu thuyết bị ý muốn chủ quan của nhà văn ép buộc đến khó tin.

Trong “Vỡ bờ” ngoài trí thức văn nghệ sĩ, Nguyễn Đình Thi muốn dựng lên bức tranh hoành tráng toàn cảnh xã hội Việt Nam vào đêm trước cách mạng, bởi thế nông dân và công nhân, những nhân vật tạo nên nòng cốt cách mạng là không thể thiếu. Tiếc thay loại nhân vật này, Nguyễn Đình Thi lại chưa “thuộc”, dưới mắt ông họ chỉ là những sinh linh nhỏ bé bị địa chủ và tư bản bóc lột. Hơn nữa Đảng yêu cầu phải vạch một ranh giới tuyệt đối giữa nông dân và địa chủ, công nhân và tư sản, không được phép đi sâu vào những tâm tình rắc rối, đậm mầu nhân tính như bài thơ:

“Anh trót yêu con địa chủ
Quá yêu rồi biết bỏ sao đành
Vì chưng nó đẹp nó xinh…”


Không được, dù đứa con gái có đẹp có xinh, người cách mạng cũng tuyệt nhiên không được mảy may rung động một khi nó là “con của giai cấp bóc lột”. Với “chúng nó” chỉ có đánh đổ toàn bộ, đào tận gốc, trốc tận rễ, dứt khoát không cho ngóc đầu dậy, làm gì có thứ tình cảm “trót yêu“ vậy được.

Vốn là quan văn nghệ, Nguyễn Đình Thi càng phải gương mẫu tuân thủ giáo điều đó. Từ những năm 1950, sau khi biên giới Việt Trung được khai thông, bác Mao gửi cho cả giới văn học nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt các nhà văn một “quà tặng” quý giá: bộ phim truyện “Bạch mao nữ”.

Phim kể về một cô gái bần cố nông đi ở cho địa chủ bị hành hạ hết sức dã man, không chịu nổi phải trốn lên rừng hoang và biến thành một người đàn bà tóc tai trắng toát giống như bóng ma trên rừng. Phim được chiếu cho tất cả cán bộ và nhân dân coi gây nên một lòng căm thù rực lửa đối với giai cấp địa chủ – mặc dầu trong phim là địa chủ…tàu. Tại các buổi chiếu phim cho bộ đội coi, người ta phải thu hết súng ống cất đi, bởi lẽ nhiều đồng chí coi phim căm thù quá, cứ nhè màn ảnh mà nã đạn.

Phim “Bạch mao nữ” là một khuôn mẫu cố định, sinh động về mối quan hệ “nông dân- địa chủ”, là thước đo, chuẩn tắc cho mọi sáng tác về đề tài đó, cấm không được khác. Cái khuôn mẫu “ngoại nhập” quái ác này đã bó buộc mọi sáng tác của nhà văn Việt Nam viết về làng quê Việt Nam đều phải bầy tỏ lòng căm thù “muôn đời , muôn kiếp không tan” với giai cấp địa chủ và niềm tin yêu vô hạn với những người nhà quê xông lên làm cách mạng.

Rất nhiều nhà văn “gạo cội” đã phải nhào nặn tác phẩm của mình theo khuôn mẫu đó. Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi…ra sức “sáng tác” những tiểu thuyết viết về “đề tài nông thôn” kiểu như “Truyện anh Lục”, “Mẹ con đồng chí Chanh”, “Nông dân với địa chủ”… tạo nên một sự chia rẽ kinh hoàng cả về ý thức lẫn tinh thần trong cộng đồng những người sống bằng cây lúa ở Việt Nam cho mãi tận bây giờ vẫn còn chưa được giải độc.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 I_icon13Wed 12 May 2021, 11:03

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN

Nhật Tuấn

(Kỳ 71)


Hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng (!)

NGUYỄN ĐÌNH THI (15)

“Vỡ bờ” với tham vọng phản ánh toàn xã hội “vùng lên” làm cách mạng tháng Tám nên không thể thiếu hai nhân vật cốt lõi là “nông dân” và “công nhân”. “Nông dân” là Xoan, “công nhân” là Mầm và tất nhiên hai người phải yêu nhau cho thắm thiết hình tượng công nông liên minh.

Nguyễn Đình Thi có xé rào khỏi “khuôn mẫu” nông dân - địa chủ qua phim “Bạch mao nữ” không?

Không những không mà còn “quá đà” vượt cả yêu cầu của đảng.

Cô Xoan, do bố mẹ nợ nần phải gán cho địa chủ nghị Khanh lúc còn bé, lão Nghị chẳng thèm để mắt tới, nhưng khi cô lớn lên, lão Nghị nhận ra “cái thân thể khoẻ mạnh tươi trẻ của người con gái”. Thế là lợi dụng vợ vắng nhà, lão quyết chiếm đoạt Xoan cho bằng được, nắm chặt lấy cổ tay cô, như cái kìm và kéo cô lại bên giường.

Lần đó Xoan thoát được, nhưng rồi phận trong hang hùm “địa chủ“, làm sao giữ được trinh trắng? Lần này không phải lão nghị Khanh mà thằng Tường, con trai lão. Đêm hôm đó, xong công việc mắt gái cứ chặt lại. Khi về đến cái buồng nhỏ tối om đặt mình xuống là Xoan ngủ ngay không biết gì nữa.” Một cô gái hơ hớ, đã từng bị lão chủ đòi hãm hiếp, bắt gặp cái nhìn hau háu của thằng con trai lão chủ, vậy mà Xoan không hề “nâng cao cảnh giác” cứ về phòng ngủ “vô tư”, lại còn không đóng cửa buồng .Vậy là thằng bố chưa kịp làm, thằng con và lũ bạn đã cướp đi trinh trắng làm cô phải tự tìm tới cái chết.

Trước khi chết, cô tố cáo tội ác địa chủ và đặt ra một loạt câu hỏi mang ý nghĩa “giác ngộ giai cấp”:

“Tại sao tao cũng là người, chúng mày cũng là người mà chúng mày lại có quyền sai bảo, mắng chửi, hành hạ, làm hại tao? Tại sao chúng mày có quyền vợ chồng cha mẹ con cái đề huề mà lại bắt tao phải quanh năm ngày tháng không được thấy mẹ tao, các em tao. Tại sao cả nhà chúng mày ăn sung mặc sướng muốn làm gì thì làm mà cả nhà tao lại suốt đời đói khát, cái gì cũng phải sợ sệt?”

Và rồi cô bày tỏ lòng căm thù cao độ, buông lời nguyền rủa kẻ thù giai cấp:

“Tao chết đi sẽ còn là cái hồn oan, trở về bóp cổ chúng mày. Tao chết đi sẽ còn làm chúng mày ăn không ngon ngủ không yên. Hễ mẹ con cha con chúng mày nhìn nhau là trông thấy cái oan hồn của tao…”

Thật không có lời tố cáo nào sâu sắc hơn, lời nguyền nào độc địa hơn. Tất nhiên Xoan không chết, cô phải sống để tác giả trình bày sự đổi đời của nông dân theo Đảng.

Mầm là thanh niên trong xóm, bỏ làng lên Hải Phòng làm công nhân bị Pháp bắt đi tù, đến ngày Nhật đảo chính Pháp thì trốn tù. Nguyễn Đinh Thi quen “trí thức văn nghệ sĩ” hơn loại nhân vật này nên chỉ mô tả qua loa quá trình từ anh nhà quê thành anh thợ xi măng, minh hoạ quan điểm Mác Lê về sự bần cùng hoá nông dân dẫn tới ra đời giai cấp công nhân. Trong khi đó chuyện “phiêu lưu đường rừng” được kể khá kỹ càng trên đường Mầm trốn tù về nhà. Nào “khỉ, rắn, trăn gió cả cọp nữa họ đã gặp đủ cả, những đêm nằm dài trên một chiếc chòi nát bỏ hoang mà nghe tiếng nai gộ giữa rừng khuya, sao mà buồn nẫu ruột gan…”. Nào “đi men theo con suối lớn họ bỗng trông thấy hai người đàn bà Mường mặc quần vải đen, áo dài năm tà, tóc búi ngược trên đầu, đang giặt…”

Lẽ ra để khắc hoạ hình tượng “giai cấp tiên phong” Đảng, Nguyễn Đình Thi phải đặt Mầm vào khó khăn, khắc nghiệt, gian truân qua đó trui rèn phẩm chất cách mạng. Đằng này ông đưa toàn chuyện tào lao kể trên, kéo dài cho dầy cuốn tiểu thuyết chẳng dính dáng gì tới việc xây dựng tính cách mới cho người “anh hùng mới” của thời đại.

Mầm về tới làng trong cảnh chết đói đầy đường, “hàng nghìn người sống dở chết dở, cái đói đốt ruột đốt gan không buông tha lúc nào, đầu óc mê hoảng chỉ còn biết tìm xem đâu còn cái gì tạm ăn được nữa không?”. Trong hoàn cảnh kinh hoàng như vậy, lẽ ra Mầm phải tìm ngay người yêu là Xoan sau bao năm xa cách, vậy mà không, anh chỉ về qua làng rồi biến ngay đi tìm…cách mạng.

Đó là tại nhà văn chưa muốn cho hai người gặp nhau lúc này: Xoan mới bị hiếp dâm, giờ gặp lại người yêu cũ tâm trạng cô sẽ ra sao đây? Mầm cũng mới trốn trại chưa có “thành tích” , “sự nghiệp ” gì. Bởi thế Nguyễn Đình Thi đành phải “hoãn “ cuộc “trùng phùng” giữa hai nhân vật thời đại vào cuối truyện, khi mà cách mạng đã thắng lợi, cuộc đời cũ chấm dứt vĩnh viễn, cuộc đời mới đang mở ra, bao nhiêu chuyện lớn lao đang tràn ngập tâm hồn, còn cái chuyện “mất trinh’ vì thằng con địa chủ là chuyện nhỏ, chẳng là đinh gì, bởi thế khi gặp lại người yêu cũ, cô Xoan đã hoàn toàn quên bẵng chuyện đó, không nhắc nhở gì tới kẻo giảm sút niềm vui chiến thắng.

Từ một anh tù vượt ngục chẳng hiểu mô tê gì chẳng hiểu sao, đùng cái, Mầm lại có mặt trong một cuộc hội nghị cán bộ quan trọng, thoắt cái đã trở thành một yếu nhân. Rồi chỉ ít tháng sau, Ban lãnh đạo chiến khu Đông Triều thành lập trung đội du kích đầu tiên của Đảng gồm ba người, Mầm được cử ngay làm chính trị viên, được Nguyễn Đình Thi hết lời ca ngợi:

“Tất cả vai khoác súng trường, thắt lưng giắt lựu đạn, đứng nghiêm im phăng phắc, nghe đồng chí chỉ huy của họ thề hy sinh chiến đấu dưới lá cờ cách mạng thiêng liêng. Từ nay họ sống chết có nhau, cùng bước vào cuộc đời người lính của cách mạng, được Đảng giao cho cầm súng trong tay để giải phóng đất nước, đồng bào. Họ chưa biết con đường chiến đấu của họ sẽ dài bao nhiêu, những gian nan nguy hiểm, những đau thương hoặc vui sướng của họ sẽ thế nào nhưng họ biết những lời thề hôm nay sẽ không bao giờ họ quên được…”

Thật rõ ra là hình ảnh Đội tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân bộ đội cụ Hồ. Chỉ có điều, ngoài đời đội trưởng là ông Võ Nguyên Giáp nguyên là giáo học có đôi chút chữ nghĩa chứ không phải cái nhà anh Mầm nhà quê thất học, lên tỉnh làm thợ bị tù rồi trốn trại trở về.

Một trong những bi kịch cốt lõi của nhà văn cách mạng, đặc biệt “đồng chí” nào đã dính vào chức quyền như Nguyễn Đình Thi là ông nào cũng được Đảng úp lên đầu cái mũ kim cô có tên là “chính trị là thống soái”.

Vậy “chính trị là thống soái” là thế nào?

Là tuốt luốt mọi thứ từ “thủ pháp nghệ thuật” cho tới “lô gích của nội dung” đều phải điếu đóm theo hầu chính trị. Trong cuốn “Sửa đổi lề lối làm việc”, ông Hồ Chí Minh dưới bút hiệu XYZ đã thẳng thừng đặt cho nhà văn những câu hỏi cốt lõi theo kiểu thầy dậy trò:

”viết cho ai? viết như thế nào? viết để làm gì?”

và lẽ dĩ nhiên câu trả lời tức khắc phải là:

“viết cho quần chúng công nông binh – viết cho dễ hiểu- viết để phục vụ quyền lợi của cách mạng…”.


Vậy “công việc viết văn” của nhà văn cách mạng trở nên hết sức dễ dàng khi “viết sao cho dễ hiểu”, chớ có biểu tượng nhiều mặt, chớ có đa thanh, đa nghĩa, đa chiều, chớ có tìm tòi, cách tân “ngôn ngữ nghệ thuật” mô đéc mô điếc làm gì nhức đầu nhức óc quần chúng công nông binh, mở sách ra mù tịt chẳng hiểu gì.

Về nội dung lại càng “ngon ăn” hơn – bất chấp trần gian muôn màu ra sao, cuộc đời đa đoan thế nào, nhà văn khỏi đi sâu thám sát và phát hiện những bí ẩn của nhân tính, khỏi mổ xẻ những ca tâm lý phức tạp, những chiều kích dị thường trong tâm hồn con người, các “cán bộ viết văn” chỉ cần diễn tả mọi nhân vật, mọi sự kiện sao có lợi cho cách mạng bất chấp sự thực của đời sống.

Các nhà phê bình quốc doanh thường đòi hỏi nhà văn “phải hy sinh lô gích của hiện thực cho lô gích nội dung”, nói toạc móng heo ra là phải sẵn sàng nhào nặn và bóp méo hiện thực miễn sao phục vụ được yêu cầu của chính trị. Thô thiển hơn, cố Thủ tướng Phạm văn Đồng, gương mặt văn hoá mác xít tiêu biểu của VN, một thời yêu cầu các nhà văn phải “mô tả hùng hồn hơn nữa thời đại của chúng ta…”. Vậy chỉ được ca ngợi và ngợi ca mà thôi chứ nếu oán thán thì đâu có “hùng hồn”?

Phần kết trường thiên tiểu thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi là minh chứng sinh động cho các ý kiến nêu trên.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 I_icon13Thu 13 May 2021, 07:34

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN

Nhật Tuấn

(Kỳ 72)


Hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng (!)

NGUYỄN ĐÌNH THI (16)

Một sự thực hiển nhiên là cuộc cách mạng tháng Tám đã lôi cuốn đông đảo dân chúng Việt Nam trong đó rất nhiều cư dân đô thị, đặc biệt trí thức văn nghệ sĩ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khắp thiên hạ ai cũng làm cách mạng và càng không có nghĩa cứ theo Việt Minh là “giác ngộ cộng sản”. Còn một bộ phận không nhỏ hoặc đã chống lại hoặc đã đứng ngoài cuộc “trùm chăn” chờ thời - đó là một sự thực hiển nhiên.

Ấy thế nhưng với cái mũ kim cô “chính trị là thống soái” trên đầu, nhằm tô vẽ cho cuộc cách mạng, Nguyễn Đình Thi đã “lùa” toàn bộ nhân vật Vỡ bờ đi theo Việt Minh trừ những phần tử phản động trong giai cấp tư sản và địa chủ.
Trước hết là ông giáo Hội kiêm nhà văn, tác giả tiểu thuyết “Đồng Chiêm”. “Thật không ai ngờ được và chính Hội cũng không ngờ được mình lại thành một ông Việt Minh ở giữa Hà Nội như thế này…”. Không tù đầy, không giam giữ, ông nhà văn Hội làm cách nào trở thành “ông Việt Minh” nhanh như thế? Hoá ra ông chỉ làm cái việc “đi khắp từ các đầu ô cho đến phố nội thành để tới gặp hết người nọ đến người kia trong đám các trí thức của đất ngàn năm văn vật…”. Chính vì tham vọng mở rộng Vỡ bờ thành một bức tranh hoành tráng diễn tả toàn dân làm cách mạng nhưng lực bất tòng tâm Nguyễn Đình Thi đành diễn tả cả quá trình giác ngộ Việt Minh của ông nhà văn kiêm nhà giáo sơ sài có vậy.

Trí thức theo cách mạng phải có thưởng chớ? Có ngay, liền sau đó Nguyễn Đình Thi vội vàng cho ông nhà văn Hội được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban giải phóng xã và sau đó tiểu thuyết “Đồng Chiêm” của ông được tái bản lãnh mấy trăm đồng nhuận bút về đưa vợ. Tuy nhiên cái “quả thực” cao nhất đi theo cách mạng với ông nhà văn này là được…kết nạp Đảng thì Nguyễn Đình Thi chưa nói tới, chắc còn để lại cho hậu Vỡ Bờ mà sau này ông không còn thời gian và hứng thú để thực hiện nó.

So với ông nhà văn Hội, nhạc sĩ Toàn chậm cách mạng hơn; anh vẫn đi kéo đàn kiếm sống và mua hoa tặng bạn gái. Thế rồi khi gặp một anh nhà báo, ông nhạc sĩ bỗng tỉnh ngộ và sám hối: ”Chết thật, mình ở trên mây, không biết gì cả…”. Toàn nghĩ thầm và vừa đi nhanh vừa nhìn bó hoa hồng trên tay.“. Tuy ông nhà văn không nói rõ, nhưng người đọc hiểu từ nay ông nhạc sĩ sẽ chấm dứt những trò tặng hoà phù phiếm để theo cách mạng làm công việc thiết thực hơn.
Ông giáo già Điềm, sau một thời gian dài “trùm chăn”, giờ cũng giác ngộ xung phong lên chiến khu huấn luyện quân sự cho bộ đội chỉ vì ông đang tôn sùng binh pháp của Tôn Tử. Ông đồ già đến với cách mạng như vậy cũng đã là hoả tốc rồi, vậy mà ông còn than thở, hối tiếc: ”Tôi thật chậm hơn các anh mấy chục năm. Phí mất nửa đời người…”. Quả thực “trường hợp giác ngộ“ của ông Giáo Điềm nếu không là một giai thoại tiếu lâm thì cũng là một tưởng tượng…tầm phào.

Tất nhiên lớp người trẻ đến với cách mạng phải được nhà văn diễn tả ‘rầm rộ” và “khí thế” hơn nhiều. Phi cô gái con nhà giàu, quanh năm đi học và rong chơi như con bướm. May mắn cô được người yêu là Đông – hoạt động bí mật cảm hoá, thế là bỗng chốc Phi trở thành “nữ chiến sĩ cách mạng” cầm đầu doàn biểu tình đấu tranh với Nhật:

“Phi vẫy cả đoàn vượt qua đám đông ở đây, đi vượt lên nữa. Trên thềm nhà hát lớn từng tốp lính Nhật quỳ hoặc nằm sau những khẩu súng máy đã bắc càng sẵn sàng…”

Thế rồi cô nữ sinh đấu lý với đám sĩ quan Nhật khiến họ phải thả các công nhân bị bắt, trả lại cả súng cho họ nữa. Sự hiên ngang, dũng cảm của Phi làm viên sĩ quan phải trầm trồ khen ngợi: ”Thấy Việt nam bây giờ mà thèm, từ người con gái đàn bà con gái cũng gan dạ, rắn rỏi, kiểu này khi trở về Nhật chắc sẽ …mổ bụng tự vẫn…”

Ghê thế đấy, gương đấu tranh của cô tiểu thư Hà Nội đã làm cho sĩ quan Nhật cảm phục đến thế, vậy những người cách mạng thứ thiệt còn thần kỳ tới đâu. Tất nhiên họ phải là gia đình ruột thịt của những cán bộ cộng sản đã hy sinh. Như cô Quyên, em gái Khắc – lãnh tụ cách mạng chết trong tù, cũng thoát ly làm cách mạng chuyên nghiệp. Chỉ sau một thời gian, Quyên đã trở thành chỉ huy du kích đánh đồn:

“Thôi ta cứ vào thôi” - Quyên hét to lên với anh em và vượt lên đầu, chạy đến cổng đồn mở toang một bên. Anh em chạy đi rồi, Quyên quay sang mấy anh du kích: ”Hễ thằng nào định giở trò, các đồng chí cứ bắn chết ngay tại chỗ. Còn đồng chí nào có lựu đạn không ?...”

Thật không thể hiểu nổi, vì sao cô gái quê rụt rè, suýt chịu làm vợ bé cho ông Chánh hội, vậy mà đùng cái trở thành nữ chỉ huy du kích say máu và giết người không ghê tay. Chắc là vì không khí cách mạng khẩn trương, cấp tập nên ông nhà văn cũng phải vội, đành bỏ qua “cái quá trình trở thành” mà chỉ trình bày cái kết quả và người đọc đành phải chấp nhận hình tượng cô gái quê trở thành chỉ huy du kích “ăn gan uống máu quân thù” như vậy là có thực…

“Tức nước” phải “vỡ bờ”. Cảnh vật sau khi “vỡ bờ“ thường đổ nát, tan hoang, hỗn loạn không khác gì một cơn bão, một trận động đất hoặc cơn sóng thần quét qua. Vậy nhưng cảnh tượng sau “vỡ bờ” của Nguyễn Đình Thi hoàn toàn ngược lại, nó được sắp xếp thứ tự lớp lang đâu ra đó, kẻ có tội với nhân dân bị trừng trị, người có công với cách mạng được tưởng thưởng. Cái kết cuộc của cuốn tiểu thuyết trường thiên được ông tác giả gia công, sắp xếp theo nguyên tắc đó, chính xác, chi li, tỉ mỉ không thua gì một ông già tỉa hoa thuỷ tiên nhân ngày tết. Cái kết cuộc phù hợp tuyệt đối với “ý Đảng, lòng dân” làm người đọc phải kinh ngạc vì ý thức chính trị đã giết chết ý thức nghệ thuật trong Nguyễn Đình Thi khiến tiểu thuyết của ông nặng mùi tuyên truyền. Ta chịu khó đọc những dòng kết của cuốn tiểu thuyết đồ sộ nhất trong sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Thi:

“Nắng đã lên, sáng vàng, tươi ấm, chan hoà trên sông núi từ đây sống lại.
Thành cũ , Cột Cờ, vườn Ba Đình, tất cả ngập trong cờ đỏ sao vàng.
Trên một cái đài cao dựng tạm đơn sơ, một người mảnh khảnh, mặc chiếc áo vải kaki, trán cao, đôi mắt sáng mênh mông, cằm điểm một chòm râu lưa thưa, vừa bước lên và đứng lặng mấy giây nhìn cái biển người bát ngát trước mặt.
Và cả cái biển người cũng chăm chú nhìn lên và đợi nghe.
Người ấy bắt đầu nói. Từ các loa phóng thanh vang ra một giọng ấm áp mà vang như tiếng chuông. Cụ Chủ tịch nói câu gì đầu tiên đây?
“Tôi nói đồng bào nghe rõ không ?”
Cả cái biển người ngạc nhiên im phắc một giây rồi bỗng dưng nghìn vạn tiếng reo trả lời gầm lên thành một tiếng sấm truyền đi xa, xa mãi…”


Đọc đoạn kết cho hơn một ngàn trang tiểu thuyết , người ta hiểu được vì sao tới đêm trước thời đổi mới ở Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ 4, Nguyễn Đình Thi vẫn còn tự nhận “nhà văn là hạt bụi lấp lánh ánh sáng của Đảng”, vì sao đến khi qua đời Nguyễn Đình Thi vẫn còn ngồi cái ghế quan văn nghệ cao chót vót: ”Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam”.

“Bất tri tam bách dư niên hậu”, chẳng cần lâu la thế, chỉ ba năm sau khi ra đời, trường thiên tiểu thuyết “Vỡ bờ” của Nguyễn Đình Thi chỉ còn được nhắc tới trong giáo trình văn học cách mạng và trong những công trình “bốc thơm” của các phê bình gia quốc doanh như Vũ Đức Phúc, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức…

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 I_icon13Thu 13 May 2021, 08:37

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN

Nhật Tuấn

(Kỳ 73)


Hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng (!)

NGUYỄN ĐÌNH THI (17)

Tháng 4 năm 2003, vài tháng sau khi Nguyễn Đình Thi mất, tập truyện ngắn “Tuyết” được xuất bản như là di cảo, kể về anh cán bộ Nam đi công tác nước bạn. Người ta chờ Nguyễn Đình Thi viết gì đó na ná như “Bánh vẽ” của Chế Lan Viên, hoặc trật đường rầy “nhìn từ xa tổ quốc” theo kiểu Nguyễn Duy. Vậy mà không, trong chuyến tàu đi trong đêm tuyết Nguyễn Đình Thi cho Nam gặp lại chị cán bộ miền Nam Tư Bình. Chị này có cô con gái duy nhất bị máy bay Mỹ bắn chết. Mặc dầu vậy chị vẫn không gục ngã trước số phận, trở thành bác sĩ giỏi được cử sang nước bạn học tiếp và được Nguyễn Đình Thi ca ngợi:
“Hai bên con đường sắt là cánh đồng phủ tuyết trắng bông, đây đó nhô lên những quả đồi thấp tròn thoai thoải. Có một bóng người đàn bà mang ủng cao bước đi trên một con đường giữa hai hàng cây đã rụng hết lá, chỉ còn những cành cây đen sẫm viền tuyết trắng…”

Truyện ngắn dù có đẽo gọt tới đâu vẫn chỉ nằm trong “tủ sách người tốt việc tốt”.

Trong “Nước chảy” Nguyễn Đình Thi cũng kể gặp lại bạn cũ, nhưng không phải “người đằng miềng” mà là ông già …Việt kiều tên Hoàng:

Nửa thế kỷ trước, Hoàng và NĐT – hai cán bộ kháng chiến gặp nhau và chia tay nhau bằng một bán bún riêu ở Ba La Bông đỏ gần Hà Đông. NĐT lên Việt Bắc theo kháng chiến còn Hoàng “dinh tê” về Hà Nội, năm sau đi du học Pháp. Đáng buồn cho Hoàng, anh có cô vợ chưa cưới tên Lệ còn kẹt lại Phú Thọ. Trở về Hà Nôi, Hoàng viết thư cho Lệ van xin nàng về thành với anh. Vậy nhưng thật lạ, cô tiểu thư Hà Nội này mê nhạc đến độ tản cư cũng phải chở theo nguyên một cái đàn dương cầm, ấy thế mà lại khăng khăng không chịu bỏ kháng chiến theo chồng về Hà Nội tiếp tục học đàn, hơn thế , cô còn viết thư khuyên chồng chưa cưới nên quay trở về với kháng chiến. Con gái Hà Nội không lẽ dở hơi đến thế sao? Thế là Hoàng đành đi Pháp một mình, rồi sang Thuỵ Sĩ sau trở thành một bác sĩ giỏi.

Đó là gặp gỡ đầy ý nghĩa của hai người bạn: một theo kháng chiến, một định cư nước ngoài và sẽ vô cùng lý thú khi diễn tả chân thực thân phận con người. Tuy nhiên ông không đủ dũng cảm làm chuyện đó, ông lờ cái cốt lõi đó đi, đành “quẹo cua” không dám đi vào “vùng cấm bay” – so sánh hai con đường “ai thắng ai” giữa hai người bạn, ông chỉ dám hướng câu chuyện vào cuộc tình không thành giữa Hoàng và Lệ và…hết.

Một cuộc gặp gỡ và chia tay trong nhạt nhẽo.

Nhạt nhẽo như truyện ngắn của Nguyễn Đình Thi vậy.

Một thời mấy ông trong Hội nhà Văn Việt Nam riễu mấy bác lãnh đạo: “

Đảng đoàn là Đảng đoàn Hoài
Hễ đi nước ngoài là có ông ngay…”


Nguyễn Đình Thi nhiều năm có chân trong Đảng đoàn, dẫu không đi nước ngoài nhiều như Tô Hoài thì cũng ngang…đi chợ. Bởi thế những khung cảnh nước ngoài thường được ông đưa vào truyện ngắn vào những năm cuối đời. Tuy nhiên ông chỉ mượn khung cảnh thôi, còn nhân vật vẫn là những người quen cũ.

“Trong rừng thông” ông gặp một cán bộ nghiên cứu tên Đan đi họp hội nghị quốc tế châu Au. Ông Đan cũng tái ngộ với cô Mai quen biết từ hồi mới nổ ra toàn quốc kháng chiến. Ngày xưa, Đan còn là anh bộ đội, trên đường hành quân gặp Mai “cô gái độ mười lăm mười sáu tuổi ấy đi đâu cũng đội mũ nan gài lá như bộ đội”. Lẽ ra Đan và Mai đã có một tình yêu đẹp, chỉ tiếc Đan đã có vợ bởi vậy hai người coi nhau như anh em.Tuy nhiên hai người đôi khi vẫn gặp nhau, đi chơi bên hồ Hoàn Kiếm, tặng hoa và “ở nơi sâu thẳm trong tâm hồn, một cách tự nhiên không hề suy nghĩ, hai người đã giữ cái đốm sáng ấy để mà sống.” Thế rồi ngay cả khi vợ Đan chết, quan hệ giữa anh với Mai cũng vẫn bảng lảng ở mức tình “anh em” như hồi mới gặp. Phải chờ tới khi Mai đã lớn tuổi, được đi thực tập tại một thành phố châu Âu nơi Đan cũng đang họp ở gần đó, hai người mới gặp nhau. Và khi đi ngang qua một phố đông, ”dòng người đổ đến, chen chúc, làm Mai lúng túng, Đan bỗng:

“Oi dào, phải thế này…”
Và anh gấp cánh tay, cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn của Mai đặt lên đấy. “ Thế”.


Truyện ngắn “Trong rừng thông” mang khá nhiều dấu vết riêng tư của Nguyễn Đinh Thi, bộc lộ cái nỗi niềm sâu kín trong ông “Oi dào, phải thế…” – phải sống thực với mình, phải yêu đúng với những rung động con tim mình. Mọi cấm kỵ, mọi rào cản tới một lúc nào đó sẽ chẳng còn là cái gì. Chỉ tiếc ông không đi xa hơn truyện trai gái để vượt tới chuyện đời văn, chuyện đời người, ngoái nhìn những bước đường tư tưởng đã qua để có một hành động phản tỉnh nào đó ứng với câu Đan thốt ra: ”Oi dào, phải thế…”

Trong truyện ngắn “Người bạn cũ”, Nguyễn Đình Thi lặp lại môtip truyện “tái ngộ cố nhân”, nhưng lần này chuyện xảy ở Sàigòn và người xưa vốn là một cô gái sống phóng túng, tên Thoa “luôn luôn sống tự do theo ý muốn, luôn luôn sống ngoài dư luận và khinh miệt những kẻ đạo đức giả…”. Thế rồi “Cách mạng bỗng làm thay đổi tất cả”. Cái cô Thoa này từ bỏ hết cả sự lôi kéo của mấy ông luật sư, tri huyện tới chốn phồn hoa mà lại “rời Hà Nội về quê, chỉ lo làm nghề thầy thuốc ở một vùng quê hiền lành êm ả bên con sông Đáy…”. Thế rồi chiến tranh nổ ra, sau bao nhiêu năm phiêu dạt, ông Nam, người bạn cũ vào Saigòn tìm tới tận nơi Thoa ở thì bà đã ra người thiên cổ chỉ để lại một lá thư thanh minh dù có bỏ kháng chiến vào Nam thì vẫn “phân biệt được phải trái , thật giả và nhìn được đâu là chính nghĩa, em u mê sao được trong lúc hằng ngày dân ta chết như thế, khổ như thế…”. Một truyện ngắn nằm trong cả một dòng truyện ngắn miền Bắc sau năm 1975 về “nỗi ăn ăn, hối hận của những người bỏ quê hương miền Bắc di cư vào Nam”.

Truyện “Ông lão vẽ tranh”, truyện sau cùng trong tập truyện viết khá rõ về quan niệm sáng tác của ông.

Lão Dần làm nghề vẽ tranh tá túc nhà ông Chiểu, goá vợ, có con gái nhỏ tên Hồng, bị câm từ nhỏ. Từ lúc đó, cô bé câm quấn quýt bên ông gìa vẽ tranh để đun nước, thay trà, phục dịch cho ông vẽ tranh. Ông vẽ thuê tranh thờ lấy đấu gạo, con gà, nải chuối…Một lần hai cha con ông già Tàu , vốn làm quan bên Phúc Kiến bị án oan trốn sang ta. Ông lão Dần vẽ tranh phong cảnh y như quê cha đất tổ của ông già Tàu khiến ông này rất cảm kích, cho rất nhiều vàng lá. Từ đó ông lão vẽ tranh không vẽ chân dung cho khách nữa. Suốt ngày ông vẽ “nhiều cảnh, nhiều người, nhiều nơi chốn rất khác nhau. Có núi có biển…có đồng ruộng, làng xóm đình chùa…”. Ông vẽ đủ thứ trên đời, hoa cúc, chim rỉa cánh, đoàn ngựa thồ, trẻ con nhảy dây… nghĩa là ông vẽ tất cả những thứ ông bắt gặp. Ông cứ vẽ miệt mài ngày này qua ngày khác đến gần kiệt sức mà vẫn chưa thoả mãn. Thế rồi một hôm ông lão gượng dậy kiếm một khung lụa to đặt kín một chiếc bàn rồi bắt đầu vẽ. Ông vẽ gì vậy ? Hoá ra ông vẽ ”một cô gái bên gốc cây mai. Cô mặc áo cánh bông, trên đầu đội cái thúng, cô bước đi trên vệt đường từ mỏm đồi xuống…”. Ông vẽ cô gái nào vậy ? Hoá ra là ông vẽ ngay con bé câm. “Ông lấy bút chỉ vào cô bé câm rồi lại chỉ vào cô gái trong tranh…” Ông nói với nó: ”Cháu có thích bức tranh này không ? Ông cho cháu đó. Cháu rồi như cô gái trong tranh này đừng sợ gì cả…”. Ít ngày sau ông lão chết. Truyện ngắn gửi gắm thông điệp: ”Hãy vẽ hoặc viết về những gì gần gũi với ta nhiều nhất…”. Quan niệm này thực ra chẳng có gì mới, nó nằm đầy rẫy trong những lời răn dậy của các ông nhà văn già gửi tới đám cây bút trẻ đang tập toạng cầm bút theo ‘dấu cha anh”.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 I_icon13Tue 18 May 2021, 08:58

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN

Nhật Tuấn

(Kỳ 74)

Hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng (!)

NGUYỄN ĐÌNH THI (18)

Trong văn học cách mạng có một hiện tượng là khi rời bỏ “những vấn đề của cách mạng” trở về “những vấn đề của dân tộc”, những thắt buộc bớt khắt khe, tài năng của nhà văn có vẻ toả sáng . Đó là trường hợp của Nguyễn Đình Thi trong  kịch lịch sử “ Nguyễn Trãi ở Đông Quan”“ Rừng trúc”.

Năm 1979, Nguyễn Đình Thi bắt tay viết vở kịch về Nguyễn Trãi, cốt nêu vấn đề người trí thức trong quá khứ. Ông đồng tình với  thái độ khác với đạo lý cổ truyền của Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi; hai ông này đều phê phán Khuất Nguyên, như  Nguyễn Trãi có câu "Chớ người đục đục, chớ ta trong", ngụ ý không thể lánh đời giữ cho riêng mình trong, người trí thức phải biết dấn thân cho đời.

Nguyễn Đình Thi cho rằng khi viết về trí thức, người ta thường đặt vấn đề thân phận trí thức, khi đưa ra những quan niệm chưa được  xã hội chấp nhận, người trí thức thường bị đe doạ khủng bố. Chẳng hạn như Khuất Nguyên của Quách Mạt Nhược, hay Galileo của Bertolt Brecht. Bị tra tấn buộc tội là kẻ tà đạo, Galileo phải tạm thời rút lui ý kiến khỏi bị thiêu sống, tuy nhiên sau đó vẫn  tiếp tục nghiên cứu khoa học theo quan điểm của mình.

Nguyễn Đình Thi đặt vấn đề trí thức theo hướng  khác. Ông cho rằng số phận trí thức Việt Nam gắn bó chặt chẽ với dân tộc, do đất nước luôn bị ngoại xâm,  sơ hở một tí là mất nước hay bị đồng hoá liền. Vì vậy với ông, ngay cả  Nho giáo và tôn giáo cũng chỉ là  những giáo điều khô cứng; người trí thức phải tự tìm đường giúp dân giúp nước.

Vở kịch “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” viết xong năm 1980, đúng vào dịp kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi với ý nghĩa đề cao tinh thần dân tộc cao đẹp của trí thức. Khi vở kịch được Đoàn kịch nói trung ương công diễn, khán giả kéo tới xem chật rạp. Vài ngay sau, bất ngờ có thông tri của Ban bí thư gửi nội bộ, lên án vở kịch  có dụng ý xấu, có  ý làm loạn, dựng cuộc trao đổi giữa Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn giống như …cuộc họp Bộ chính trị. Và thế là vở kịch bị khai tử cho tới tận bây giờ.

Vở “Rừng trúc” may mắn hơn,  những người hạ bút ký lệnh cấm diễn kịch Nguyễn Đình Thi như Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Tố Hữu  đều đã đi gặp bác Hồ kính mến cả rồi, vào dịp kỷ niệm hai năm ngày giỗ tác giả, nó được công diễn ở nhà hát lớn thành phố Hà Nội và được trực tiếp truyền hình cả nước.

“Rừng trúc” viết về thời kỳ cả quân Tống lẫn quân Nguyên “mồm rộng răng dài,  như đám cháy rừng gặp gió”  tuy đang chém giết nhau nhưng đều lăm le xâm lược nước ta. Lúc này Thái sư Trần Thủ Độ đã cướp  vợ vua Lý Huệ Tông - công chúa Thiên Cực và ép vua phải nhường ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàn mới lên tám, rồi phải đi tu và tự tử chết trong chùa với câu nói nổi tiếng trong lịch sử :” nhổ cỏ phải nhổ cả rễ”. Sau khi Lý Huệ Tông  chết, Trần Thủ Độ gả Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh rồi dàn dựng  Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh làm vua xưng là Trần Thái Tông.

“ Rừng trúc “ diễn ra vào hơn chục năm sau, tức cả Chiêu Hoàng và Thái Tông đều đã ở tuổi hai mươi. Do Chiêu Hoàng hiếm muộn, vợ chồng Trần Thủ Độ sợ rằng sau này Thái Tông lập hoàng hậu khác thì cả nhà đều nguy nên âm mưu đưa chị của Chiêu Hoàng là Thuận Thiên công chúa, vợ của Hoài Vương Trần Liễu, anh ruột vua Thái Tông, hiện có mang 3 tháng thay thế em gái lên làm hoàng hậu. Hoàng hậu Chiêu Hoàng nghe mẹ nói về sự dàn xếp đó đã phải thốt lên:

“Tôi biết, tôi biết hết …Bà là mẹ ta nhưng lại là vợ của kẻ đã bắt cha ta phải chết… trên gương mặt xinh đẹp của bà, ta thấy hai con mắt như hai lưỡi dao, trong cái trán bà toàn rắn ngoe nguẩy toan tính….tôi đã nhìn thấy hết …tôi đã nhìn thấy cha tôi thắt cổ năm tôi lên 8 tuổi đau đớn như thế nào?”

Tuy mọi người đều nhận ra sự vô luân trong âm mưu của vợ chồng Trần Thủ Độ, nhưng ai nấy đều phải nhắm mắt tuân theo. Chiêu Hoàng ném vương miện hoàng hậu tuyên bố với mẹ, tức vợ Trần Thủ Độ:

“Hai đời vua ông cha ta lầm lỗi để đến nỗi trăm họ phiêu dạt, núi sông nghiêng ngửa, hoạ Thát Đát ngày một đến gần, từ đời đức Lý Anh Tông đã đến tận kinh thành Thăng Long này nhòm ngó và lăm le làm cỏ cả nước. Từ nay mấy người đã chính danh nhà Trần phải ra khỏi cõi quỷ quyệt, u mê mà  sáng suốt chăm sóc thần dân”.

Chiêu Hoàng lên chùa đi tu, vua Trần Thái Tông phải lập Thuận Thiên tuy đã mang thai với người anh ruột của vua tức Hoài vương Trần Liễu lên làm hoàng hậu. Chỉ có Hoài vương không chấp nhận chịu mất vợ nổi quân làm phản chống lại triều đình. Cảm thấy có phần áy náy về sự xếp đặt tàn bạo của mình, Thái sư Trần Thủ Độ biện bạch:

”Tôi không biết chữ, cũng không am hiểu  nhiều đạo thánh hiền; nhưng tôi nghĩ có khác mấy ông nhà nho; nếu chỉ thuộc lòng mấy bộ kinh sử từ đời ông Chu Công, Khổng Tử ở tận đẩu tận đâu mà xoay chuyển được thiên hạ thì hóa ra việc đời quá dễ dàng khác gì trò con trẻ …Tôi biết các ông nhà nho cũng chửi tôi đấy, nhưng không dám chửi to vì sợ, nhưng tôi nghĩ phải làm thế nào cho được  việc là cái lẽ của người cầm nắm việc lớn. Mọi chuyện đều là nhỏ chỉ việc nước là lớn, là đáng kể thôi…”

Bởi vậy mọi hành động xấu xa mọi thủ đoạn bỉ ổi của ông cũng đều là vì…quốc gia cả. Mục tiêu biện minh cho hành động, xem ra Trần Thủ Độ có vóc dáng của lãnh tụ cộng sản sau này.

Thế rồi vua Trần Thái Tông cũng chán việc triều chính, “bỏ ngôi vua như bỏ một chiếc giày rách”lên “rừng trúc Yên Tử … tự cởi trói, tìm tới cõi trong lặng, tìm biết cái lẽ còn mất, có không, vượt  khỏi mọi nổi chìm ở xã hội này…”

Dọc đường lên “Rừng trúc”, vua Trần Thái Tông gặp một ông lão hòa thượng, ông này dùng rượu để thức tỉnh vua:

” Làm gì thì làm đừng quên cái bóng lạ thập thò ngoài  hàng rào …nó rất giỏi cưỡi ngựa…ta nghe đã rất gần rồi ông ạ…”

Nó đây là giặc tàu - nỗi ám ảnh giặc ngoại xâm của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm lịch sử. Chính vì nỗi lo đó, tất cả mọi người đã bỏ hết hiềm thù riêng tư  và đoàn kết lại. Hai anh em vua Trần Thái Tông giải hoà với nhau khiến Trần Thủ Độ phải kêu lên:

“Tao là con chó trong nhà không biết  hai anh em mày lúc nào hoà nhau lúc nào giận nhau. Có điều không bao giờ được mang cái cơ đồ nhà Trần này đổ xuống sông xuống biển, mấy thằng tướng  nhà Nguyên nó chỉ cho một miếng là xong hết…”

Và rồi tất cả mọi người đều bỏ rừng trúc kéo về kinh thành Thăng Long để cùng chung lưng chuẩn bị chống giặc ngoại xâm. Vở kịch thấm đẫm tinh thần cao cả vì đại nghĩa của những con người trí thức như Lý Chiêu Hòang, Trần Thái Tông và còn nóng hổi tính thời sự cho tới tận bây giờ khi Trung Quốc lăm le nuốt trọn biển Đông, đặt ách thống trị lên đầu lên cổ dân ta. Hoá ra chỉ khi bứt khỏi những quy phạm nghiệt ngã của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, tài năng của Nguyễn  Đình Thi mới thực sự lên tiếng trên trang giấy. Bởi thế sự nghiệp của ông còn lại với thời gian  may ra có mấy vở kịch mà ông đã gặp biết bao phiền toái khi khai sinh ra nó.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 I_icon13Tue 18 May 2021, 17:34

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN

Nhật Tuấn

(Kỳ 75)

Hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng (!)

NGUYỄN ĐÌNH THI (19)

Nổi tiếng hơn cả là “Con nai đen”, vở kịch gây không ít phiền toái cho tác giả đến mức nhà thơ Xuân Sách phải nhắc tới trong thơ chân dung:

         Bay chi Mặt Trận Trên Cao ấy
          Quên Chú Nai Đen vẫn đứng chờ.


Về vở kịch này, Nguyễn Đình Thi đã từng kể với phóng viên báo Bông Trang  Hội VHNT Sông Bé (số 2, tháng 10/1992):

“Có lần tôi đi Liên Xô dự Hội nghị các nhà văn Liên Xô, được xem vở kịch rối Vua Nai. Vì không có phiên dịch nên không hiểu đối thoại, chỉ qua hình dung, động tác của nhân vật mà đoán ra cốt truyện, trong đó có tình tiết hồn ông vua nhập vào xác con nai.
Khi về nước, vào năm 1950, tôi nghĩ cốt truyện cho vở kịch nói được gợi ý từ Vua Nai. Vở kịch rối có nhiều nhân vật phụ, trong đó có tay phù thuỷ rất giỏi, nhưng tôi chỉ tập trung vào một vài nhân vật chính, xoay quanh hai cái ý chủ yếu là: hồn người nhập vào xác nai và pho tượng đá hễ nghe ai nói dối thì nó cười, để thể hiện chủ đề tư tưởng: nếu thích nghe kẻ nói dối thì sẽ mất người nói thật.“


Vậy là trong “Con nai đen”, - phóng tác theo “ Vua hươu “ của Gozzi, Tô Chiêm ông vua của thần dân, cũng được một ông lão tặng “một pho tượng có phép, không biết ai đã tạc nên. Nó biết ai nói thật nói dối. Nghe ai nói một câu không đúng với ý nghĩ thật trong lòng, thì trên mặt tượng sẽ tức thì biến đổi và pho tượng đá sẽ cười”. Mô típ này nếu sử dụng để minh quân phát hiện gian thần, để “sự thật” lột trần cái “giả dối”, để dân gian hô to “vua cởi truồng” thì rất hay. Tiếc thay Nguyễn Đình Thi không dám “chơi bạo” thế, chơi “bạo” vậy  vào thập kỷ 1960 nhất định sẽ mắc vào tội “thất trảm” mượn xưa nói nay, mượn con vật nói con người. Bởi thế ông chỉ dám sử dụng nó trong việc vua…kén vợ.

Các “ứng viên” sẽ phải tới trước “pho tượng” để được “sát hạch”. Lần lượt tiểu thư Lan, Đạo Đức phu  nhân, vài người đàn bà nữa đều bị pho tượng “lật tẩy”“giả dối”, không có tình yêu chân thật với vua. Trước đó, trong  những năm tháng nằm gai nếm mật, Tô Chiêm đã có người yêu là Quế Nga. Lẽ ra, tới thời “cam lai”, nàng Quế Nga phải về cung lên ngôi hoàng hậu, vậy mà vì lý do không thể tin được, vì “bảo vệ uy tín cho Tô Chiêm” nàng dứt khoát dứt bỏ tình yêu: ”Anh Tô Chiêm, anh làm vua cả nước, trăm nghìn mắt nhìn vào, em chỉ là một người con gái quê mùa lam lũ, những người sang kẻ quí  người ta sẽ gièm pha, nói ra nói vào, cười thầm anh…em yêu anh, cho nên em đã quyết lánh ra khỏi đời anh. Em đã định không bao giờ gặp lại anh nữa“.

Nếu đúng  vậy  người ta phải nghi ngờ cái tình yêu  Quế Nga dành cho Tô Chiêm liệu có thực là tình yêu? Tuy nhiên đó chỉ là cái cớ tác giả gán cho nhân vật để tình yêu thêm phần …thử thách và sau cùng tất nhiên là nàng Quế Nga phải tìm về chàng Tô Chiêm để lên ngôi Hoàng Hậu.

Đọc đối thoại giữa “chàng”“nàng”, giữa “quân vương và ái thiếp”  mà lại cứ “anh anh em em” khiến người ta cứ ngỡ như họ là cặp tình nhân vào thời công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay:

TÔ CHIÊM : “Quế Nga, anh lại có em đây rồi, anh lại được nhìn thấy em thật đây rồi, không phải chỉ trong giấc mơ nữa.

Nếu trong “Vua hươu” của Mozzi, vở kịch xoay quanh chủ đề “cái thật và  cái giả”,”cái cao thượng và cái ti tiện”, “cái đẹp và cái xấu” thì trong “ Con nai đen” cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Đình Thi lại trượt theo cái “quán tính” điệu tâm hồn của thời đại : “lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm” – đề tài thời thượng vào lúc đó. Vậy là trong triều chia hai phe. Phe chống “ngoại xâm”, yêu nước thương dân, dựa vào nước “láng giềng Đông Chiếu ( chắc là nước Trung Quốc) để giữ gìn bờ cõi gồm có vua Tô Chiêm, hoàng hậu Quế Nga, tướng Trung Dũng, “lão già”. Phe bán nước hại dân dựa vào nước Tây Qua ( chắc là nước Pháp ) gồm có : Quận Khung, công tử Đãng…Tất nhiên nhân dân đứng về phe chống ngoại xâm. Vậy chỉ còn thiếu vai trò lãnh đạo của Đảng nữa thôi là trong kịch “con nai đen” có cả một cuộc chiến tranh thần thánh chống ngoại xâm y hệt chiến tranh chống Pháp. Thế rồi phe “bán nước” “ cướp được ngôi chẳng mất một mũi tên hòn đạn, chẳng mất một ngày nằm gai nếm mật để tổ chức tạo phản, mà chỉ  bằng một  “mẹo vặt” khiến vua biến thành một anh ngờ nghệch, cả ngố đến mức…khó tin. Nguyên là “ông lão” – người đã tặng vua pho tượng đá phát hiện nói dối – có một con vật thân thiết là “con nai đen”. Trong buổi đi sắn công tử Đãng âm mưu bắn nó trọng thương đến chết trong niềm thương tiếc của vua Tô Chiêm .Thế là Quận Khung nhảy ra làm trò lừa đảo. Hắn nói có thể cứu được  con nai với điều kiện vua phải …chết thay cho nó..

Thế là vua Tô Chiêm tình nguyện…chết để lấy “máu nóng mới chết chưa quá hai khắc “ cứu mạng con nai. Thật là một sự hy sinh ngớ ngẩn , ngu xuẩn , vô  lý hết chỗ nói chứ chẳng phải là nhẹ dạ như các nhà phê bình “nhận xét”.  Vô lý vậy mà “cái sự tình nguyện chết” của vua Tô Chiêm đó  lại là cái “chốt” của vở kịch.

Sau khi vua Tô Chiêm chết rồi, Quận Khung bắt hồn vua nhập vào xác con nai đen, còn chính hắn lại nhập vào xác Tô Chiêm để lên làm vua. Vậy là từ nay hoàng hậu Quế Nga phải chung sống gối chăn với “hồn anh hàng thịt, da anh Trương Ba” tức xác của vua Tô Chiêm mà hồn lại tên Quận Khung, đại gian thần. Nắm được ngôi vua rồi, Quận Khung bán nước” cho Tây Qua, trừ khử trung thần  trong khi đó hồn vua thật trong xác con nai đen cứ…chạy nhong nhong ngoài rừng, đất nước sắp rơi vào thảm hoạ nô lệ cho giặc ngoại xâm.

Cái “nút” của vở kịch bị thắt chặt đến thế thì không hiểu ông tác giả sẽ mở sao đây ? May quá ông lão hát rong già quá, đã đến tuổi…chết . Lập tức  vua Tô Chiêm đang nhập hồn  trong con nai đen “dọn” ngay sang xác “lão già” để được nói năng, đi lại trở lại là con người. Đọc tới đây bạn đọc có thể thắc mắc  : vậy nếu ông lão hát rong chưa chịu…chết già thì sao ? Thì Quận Khung vĩnh viễn lên làm vua, nàng Quế Nga xinh dẹp vĩnh viễn làm vợ lão và đất nước vĩnh viễn rơi vào ách ngoại xâm. Vậy là ông nhà văn đã “cởi nút” chỉ bằng một cái cớ hoàn toàn  ngẫu  nhiên nếu không nói là …”có nhẽ đâu thế?”.

Vua Tô Chiêm sống lại thành người nhưng  trong cái xác của ông lão hát rong thì sao mà cướp lại được ngai vàng, trở lại là Tô Chiêm ngày xưa ? Việc tầy đình vậy mà ông nhà văn cho nó diễn ra quá dễ dàng chỉ trong một cuộc đấu khẩu giữa “xác vua” ( vua giả Quận Khung) với “xác ông lão hát rong – vua thật Tô Chiêm) :

XÁC ÔNG LÃO - Hỡi các tướng sĩ cùng nhân dân, các ngươi hãy nhìn xem trong kinh đô chúng ta đây, cung điện cổ kính còn chưa hết mùi hôi tanh của giặc để lại. Về nhà quê, làng mạc đồng áng còn ngập cỏ hoang. Nơi đâu cũng thấy người già đông hơn trai trẻ,đàn bà nhiều hơn đàn ông. Nơi đâu cũng thấy bà goá vất vả nuôi con côi. Vậy mà thằng phản nghịch kia lại toan rước quân giặc vào. Nó lại muốn cho xe ngựa dát vàng dát bạc của bọn cướp nước và lũ chó bán nước chạy nghênh ngang đầy đường còn chúng ta thì phải cụp đầu, đi len lén trong bóng tối. Nó lại muốn mắt chúng ta luôn luôn nhìn xuống đất, miệng chúng ta phải khâu lại. Ta hỏi các tướng sĩ cùng nhân dân, chúng ta có thể đầu hàng quân tây-qua không?

Chỉ mới nghe doạ dẫm vậy “vua giả” Quận Khung đã chào thua, rút kiếm đâm vào cổ tự vẫn thì không hiểu  bản lãnh cướp ngôi biến đâu mất ?

Ngày nay đọc lại “ Con nai đen” người ta ngỡ ngàng không hiểu vì sao nó lại bị “đánh”. Theo lời kể của chính nhà văn Nguyễn Đình Thi :

“Vở kịch được Đoàn kịch nói Nam Bộ dựng…diễn tại Nhà Hát Nhân Dân, đông người xem, không còn vé mà bán..Sau khi diễn, có hai luồng ý kiến: một là cho vở kịch đặt ra vấn đề triết học sâu, một bảo là vở kịch phản động, ám chỉ Cải cách ruộng đất - đưa ra hình ảnh kẻ thù bên ngoài len vào bên trong đánh người thân tín (qua chuyện Quận Khung đánh Trung Dũng). Trong giới cũng có người như Học Phi đập mạnh vở kịch này.

Một hôm, ông Trường Chinh và Hoàng Văn Hoan đến Nhà Hát Nhân Dân xem. Tôi đứng xa xa, thấy Hoàng Văn Hoan ghé tai ông Trường Chinh nói cái gì đó, tôi thầm nhủ: "Bỏ mẹ rồi!". Sau đó có lệnh cấm diễn. Trong cuộc họp nội bộ, ông Trường Chinh lên án Con nai đen gay gắt lắm, bảo xấu hơn cả "Nhân Văn", ác hơn. Tôi đứng lên nói không đồng ý với nhận xét đó và đưa ra ý kiến của mình. Nhưng sau đó vở kịch vẫn không được diễn.

Tôi hiểu nguyên nhân vì hồi ấy ông Trường Chinh chịu trách nhiệm về Cải cách ruộng đất, nên khi nghe có kẻ nói vở kịch của tôi ám chỉ Cải cách ruộng đất, xử trí oan nhiều cán bộ trung thành với Đảng, mới nghi ngờ, thành kiến với vở kịch…”

Quả thực đọc nát cả sách cũng chẳng thấy “Con nai đen” ám chỉ cải cách ruộng đất hoặc ám chỉ “Đảng Chính phủ” ở chỗ nào ? Ngày nay giải mã ở đủ các tầng ngữ nghĩa cũng chỉ thấy câu chuyện có …”nhiêu đó”  mà lại mượn của Gozzi, chẳng nâng được “ Vua hươu” vượt lên trên cái tầm của chính nó theo kiểu Nguyễn Du viết Truyện Kiều từ “Đoạn trườngTân Thanh” , ngược lại, ngôn ngữ kịch của “ Con nai đen” khá sơ lược. Nó vẫn chỉ xây dựng được những tính cách “một chiều”, đơn điệu theo kiểu Moliere chứ hoàn toàn chưa vượt lên xây dựng được những tính cách nhiều chiều, đa dạng theo kiểu Shakespeares, bởi thế sau này nó cũng chỉ được dựng lại ở một vở kịch mang tên “Truyền thuyết một tình yêu” vui và câu khách.

Sau hơn nửa thế kỷ cầm bút, nhớ tới Nguyễn Đình Thi trước tiên người ta  nhớ trường ca “Người Hà Nội“ bất hủ, dường như nó đã trở thành “bài hát chính thức” của bao nhiêu thế hệ người Hà Nội dù còn ở lại thủ đô hay đã đi khắp bốn phương trời. Nhớ tới Nguyễn Đình Thi, người ta nhớ tới “Đất nước“,“Lá đỏ”, “Nhớ”…. Và chắc còn ít người biết tới lời nhắn gửi của ông qua bài thơ để lại trước lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng :

Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần tàn ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn
Mong anh em hiểu đừng cười
Tôi gửi lại đây chìa khoá
Tất cả cửa nhà tôi đó
ngổn ngang qua tạm cuộc đời

     
                    (HẾT PHẦN NGUYỄN ĐÌNH THI )

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 I_icon13Mon 24 May 2021, 10:15

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN

Nhật Tuấn

(Kỳ 76)


Người “Sống mãi với…Hội Nhà văn" (!)

NGUYỄN HUY TƯỞNG (1)

Hoạ chân dung Nguyễn Huy Tưởng , nhà thơ Xuân Sách hạ mấy câu:

“ Anh chẳng còn Sống mãi
Với Thủ đô – Luỹ hoa
Để Những người ở lại
Bốn năm sau khóc oà…”


Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng viết sau cách mạng nếu kiên nhẫn đọc cho hết, tuy không “khóc oà“ thì cũng…sụt sịt.
Trên bầu trời văn học của Đảng, Nguyễn Huy Tưởng được coi là vì sao sáng, trên chiếu văn của nước Cộng hoà XHCN VN, Nguyễn Huy Tưởng ngồi dãy đầu, trên cả Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi…chỉ dưới có Trường Chinh và Tố Hữu.

Ông quê ngoại thành Hà Nội, sinh 1912, xuất thân nhà nho, 30 tuổi mới viết được Đêm hội Long Trì - tiểu thuyết “feuilleton” (đăng báo nhiều kỳ) (1942-43), Vũ Như Tô, kịch lịch sử “feuilleton”(1943-44), An Tư, tiểu thuyết cũng “feuilleton” ( 1944-45).

“Đêm hội Long Trì”
xoay quanh tội ác Đặng Mậu Lân, em trai Đặng thị Huệ, vợ yêu của chúa Trịnh Sâm. Chúa có con gái yêu là Quỳnh Hoa cũng phải ép gả cho tên dâm tặc này khiến quận chúa buồn phiền mà chết. Nguyễn Huy Tưởng “ hư cấu “ ra một viên tướng tài là Nguyễn Mại vào tận phủ giết Đặng Mậu Lân và được chúa chẳng những tha bổng mà còn khen thưởng trong tiếng hoan hô của nhân dân. “Đêm hội Long Trì” thực ra là truyện dã sử, viết vội đăng theo kỳ báo, thiếu hẳn tầm khái quát để thành tiểu thuyết lịch sử có giá trị văn chương.

Kịch lịch sử Vũ Như Tô còn có chất tư tưởng hơn. Kiến trúc sư Vũ Như Tô bị tên hôn quân Lê Tương Dực bắt vào cung ép xây “Cửu trung đài” cho hắn cùng lũ cung nhân vui chơi. Thoạt đầu Vũ Như Tô khước từ vì không muốn mang nghệ thuật phục vụ bạo chúa. Thế rồi Vũ Như Tô gặp nàng cung nữ Đan Thiềm, nàng xui rằng:

“Đây là lúc ông nên mượn tay vua mà thực hành mộng lớn của ông. Vua và đám cung nữ kia sẽ mất đi nhưng tác phẩm của ông sẽ còn lại đến muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện. Hậu thế sẽ xét công cho ông và nhớ ơn ông mãi mãi…”.

Nghe lời Đan Thiềm, Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài với niềm say mê nghệ thuật không kể đến bao nhiêu đau thương chết chóc của hàng vạn con người. Rồi nhân dân nổi lên trừng trị hôn quân, đốt cháy Cửu Trùng đài đẩy Vũ Như Tô vào cơn mê hoảng:” Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu trùng đài…”. Bi kịch của Vũ Như Tô thực ra chỉ là bi kịch của một kiến trúc sư muốn mượn tay bạo chúa xây công trình nghệ thuật lưu hậu thế, lấy cứu cánh là “cái đẹp” biện minh cho phương tiện “dã man”. Bởi thế hình tượng Vũ Như Tô chỉ là một “ca đặc biệt” của người kiến trúc sư chứ chưa khái quát được thân phận người nghệ sĩ khao khát sáng tạo trong một xã hội hà khắc, tự do bị bóp nghẹt; giá trị nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô chính vì thế hạn chế.

Tiểu thuyết lịch sử An Tư lại mở ra một không gian rộng hơn. Đó là thời vua Trần Thiệu Bảo , quân Nguyên sang cướp nước ta. Cuốn truyện đề cập tới hầu hết các nhân vật lịch sử: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản …các sự kiện lịch sử như Hội nghị Diên Hồng, trận chiến trên sông Bạch Đằng…về phía quân Nguyên thì có Thoát Hoan, Toa Đô, Ô Mã Nhi…và hai nhân vật chính là công chúa An Tư và tướng Chiêu Minh Vương Trần Thông. Hai người này vốn yêu nhau và đã đính hôn nhưng Thoát Hoan mang 50 vạn sinh mạng tù binh để đánh đổi lấy An Tư. Triều đình buộc phải chấp thuận. Thế là nàng công chúa tuyệt sắc, tài hoa và giàu lòng yêu nước đành gạt nước mắt vĩnh biệt người yêu sang trại quân Nguyên làm vợ kẻ thù. Tướng Trần Thông trúng tên chết ngay trước ngày quân ta đại thắng, công chúa An Tư hổ thẹn không muốn nhìn mặt ai lẳng lặng nhảy xuống sông tự vẫn. Cuốn truyện dầy có 115 trang mà dàn trải đủ các nhân vật, các sự kiện trong một thời kỳ chống ngoại xâm hào hùng nhất của dân tộc đồng thời lại muốn đi sâu vào bi kịch cá nhân của công chúa An Tư, và tướng Trần Thông, bởi thế người đọc thấy rõ sự sơ lược và tuỳ tiện trong việc đưa các tình tiết lịch sử vào truyện – dường như có cũng được mà không có cũng không sao. Cuốn sách lại vẫn dừng ở truyện dã sử hơn là một pho tiểu thuyết lịch sử như các nhà phê bình quốc doanh gán cho nó.

Vậy là sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Tưởng trước cách mạng chỉ có 3 tác phẩm loại “thường thường bậc trung“ , thiếu hẳn “một cuốn để đời” như Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan…hoặc một sự nghiệp đồ sộ như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…

Tham gia cách mạng rất sớm, năm 1942, Nguyễn Huy Tưởng gia nhập Văn hoá cứu quốc , năm 1945 dự Đại hội Tân Trào, năm 1946 kết nạp Đảng, vào quốc hội , năm 1949 vào Tiểu ban văn nghệ trung ương của Đảng…Tham gia cách mạng vậy, Nguyễn Huy Tưởng gần với nhà chính trị hơn là nhà văn.

Ấp ủ chủ đề tài Hà Nội kháng chiến, Nguyễn Huy Tưởng viết khá nhiều nhưng thất bại. Năm 1948, ông viết kịch “ Những người ở lại ” kể gia đình bác sĩ Thành với quan hệ tình ái giữa bác sĩ Thành và Ngọc Cẩm rồi Ngọc Cẩm lại “quan hệ với” Phủ Dương…làm người đọc thấy kịch của ông chịu ảnh hưởng quá rõ kịch Lôi Vũ của Tào Ngu. Chính Nguyễn Huy Tưởng sau này cũng thừa nhận giá trị của vở kịch Những người ở lại: ”Những chuyện nhỏ gia đình, công chúng ngày nay đi xem đều thờ ơ lãnh đạm. Kịch Những người ở lại chỉ nói lên được cái băn khoăn của vài cá nhân không nói lên được những băn khoăn của quần chúng cho nên đối với công chúng bấy giờ, kịch của tôi đã đặt ra những vấn đề không quan thiết tới vận mệnh của số đông…”

Không nói được những băn khoăn của đám đông tức là gián tiếp thừa nhận thiếu sự khái quát. Chính vì căn bệnh đó mà chỉ một năm sau viết “chuyện nhỏ gia đình” trong “Những người ở lại”, năm 1950, Nguyễn Huy Tưởng đã mở rộng đề tài sang viết về cả một vệt chiến trường. Tập “Ký sự Cao Lạng” nhằm phản ánh “Chiến dịch Biên giới“ từ lúc chuẩn bị chiến trường, chiến dịch mở màn, các trận đánh quyết định, những ngày truy kích giặc và niềm vui chiến thắng của quân và dân. Tất cả diễn ra khá gấp rút nên Nguyễn Huy Tưởng đành phải dùng lối viết “ghi chép” chứ chưa hẳn đã là “ký sự”. Chẳng hạn bức tranh về tinh thần anh dũng của quân ta:

“Những báng súng đập nhau chan chát. Lực dằng khẩu súng trong tay một thằng Đức cao lớn trên miệng hầm. Cả hai ngã lộn xuống hầm, ôm nhau, đấm nhau, cắn nhau. Lực gỡ ra được, ngồi trên ngực nó, nghiến răng bóp cổ thằng giặc nhầy nhụa mồ hôi…”

Hoặc cảnh đoàn dân công tải đạn ra chiến trường được khắc hoạ nặng về “ca ngợi tình đoàn kết giữa các dân tộc chung một quyết tâm tiêu diệt kẻ thù”:

“Mấy chị Mán đỏ khăn áo sặc sỡ, trán cạo nhẵn, nhễ nhại mồ hôi đang còng lưng đeo sọt đi giữa đám đông. Những chị Nùng áo ngắn tay rộng. Những chị Thổ tay chẽn áo dài. Những anh Mán cao lớn để hồng mao. Số đông áo chàm. Khi tản, khi chụm, khi lố nhố dưới thung lũng , khi thoăn thoắt lên đèo cao , khi tản vào rừng cây chuyển động, khi xoá đi, hoà vào những hàng dài đá xám lởm chởm bên đường, thỉnh thoảng bật lên vải chàm trắng của người đàn bà Mán Lài áo pha mầu đất ,váy nhiều nếp xùm xoà…”

“Các chị đi hành quân , dài và lủng củng, ngoằn ngoèo, nối rừng nọ với rừng kia, đèo này với đèo khác , ngày đêm không nghỉ…”

Cứ như thế, toàn bộ tập bút ký giống như những “ký hoạ” thiên về phục vụ chính trị chứ ít đi sâu vào tâm tư, tình cảm cá nhân để từ đó phảng phất sắc mầu ‘thân phận con người trong chiến tranh”.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 11 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Chân dung nhà văn - Xuân Sách
» Văn Thanh Trắc Nguyễn Văn (toàn tập)
» Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi)
» Hoa văn là gì và ý nghiã của hoa văn trên mộ đá công giáo
» Việt Điện U Linh Tập
Trang 11 trong tổng số 14 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 10, 11, 12, 13, 14  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-