Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 6 ... 8, 9, 10 ... 24 ... 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 I_icon13Mon 11 May 2015, 22:15

Tam Tạng Pháp Số 79
 
NHỊ NHÂN DUYÊN PHÁT KHỞI CHÁNH KIẾN
二因緣發起正見 (Đại trí độ luận)
 
Một, Ngoại văn chánh pháp. Chúng sanh tuy có đầy đủ chánh niệm, ắt phải nghe theo những giảng thuyết về chánh pháp của người trí, sau đó chánh kiến mới bắt đầu mở mang.
Ví như lúa mạch, trong có đầy đủ hạt mầm, ngoài phải có nước mưa thấm nhuần, sau đó nảy mầm bắt đầu sự sống. Vì vậy muốn mở mang chánh kiến, ắt phải nghe chánh pháp từ ngoài.
Hai, Nội hữu chánh niệm. Chúng sanh tuy có nghe chánh pháp, phát khởi chánh kiến, thật ra nội tâm có đầy đủ chánh niệm. Ví như hồng chung tuy có người dộng, nhưng tiếng chẳng phải có từ ngoài. Vì vậy nếu muốn chánh kiến mở mang, ắt phải có chánh niệm bên trong.
 
NHỊ CHỦNG TÂM
二種心 (Trì địa kinh)
 
Một, An ổn tâm. Bồ tát vì chúng sanh tạo các phiền não (hoặc nghiệp), mà phải chịu khổ sanh tử bức bách, ngụp chìm trong đường ác; nên làm mọi việc để chỉ bảo, dứt trừ pháp bất thiện, đến thẳng chỗ lành, khiến tâm chúng sanh được nhiều an ổn.
Hai, Khoái lạc tâm. Bồ tát vì chúng sanh nghèo túng khốn khổ, không nơi nương tựa, nên khởi lòng đại bi giúp đỡ đem lợi ích cho, khiến cho tâm của chúng sanh được an vui.
 
Ý NGHIỆP HỮU NHỊ CHỦNG TÂM
意業有二種心 (Đại thừa lý thú lục ba la mật kinh).
 
Ý nghiệp là những gì của ý căn khởi lên. Người tu hành, đối với bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ, nếu không có sức tinh tấn thì không thể thành tựu. ba nghiệp lành thân, khẩu, ý, cũng từ sức tinh tấn, mới phát sanh được.
Nhưng trong ba nghiệp, ý nghiệp là hơn hết, cho nên mới có hai loại tâm.
Một, Tinh tấn tâm. Phát tâm Bồ đề, tu tập nghiệp lành, ngày đêm tụng niệm, thiền định, không thể gián đoạn, lìa xa tâm lười biếng.
Hai, Thoái chuyển tâm. Đối với các pháp lành không thể tiến tu, hoặc phát tâm tu tập không bền bỉ, bèn sanh lòng thoái lui, không thể đến bờ Niết bàn bên kia.
 
NHỊ CHỦNG SÁM HỐI
二種懺悔 (Bổ trợ nghi và Thiên thai tứ giáo nghi)
 
Tiếng Phạn là Sám ma, tiếng Hoa là hối quá; Hoa-Phạn dùng chung gọi là sám hối - Lại nói sám là tu sửa những gì chưa tới. Hối là sửa đổi những gì đã qua.
Nghĩa là tu tập quả lành ở đời sau và sửa đổi nhân ác đời quá khứ.
Một, Sự sám hối. Sự là nghi thức. Thân thì lễ bái, chiêm ngưỡng hình tượng Phật, Bồ tát. Miệng thì tụng kinh, niệm Phật. Ý luôn luôn nhớ hình dung Phật. ba nghiệp ân cần, cần cầu sám hối tội nghiệp quá khứ, hiện tại đã làm theo nghi thức đã vạch sẳng. Đó gọi là sự sám hối.
Hai, Lý sám hối. Lý là lý tánh. Tất cả tội nghiệp đã làm ở quá khứ, hiện tại, đều từ tâm mà ra. 
Nếu hiểu được bổn tánh của tự tâm vắng lặng, thì tướng của tất cả tội đều cũng vắng lặng. 
Đó gọi là lý sám hối.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 I_icon13Mon 11 May 2015, 22:21

Tam Tạng Pháp Số 80
 
NHỊ CHỦNG BẠCH PHÁP
二種白法 (Hoa Nghiêm kinh Tuỳ sở diễn nghĩa sao).
 
Bạch pháp là pháp thanh tịnh rõ ràng (trắng) Pháp địa ngục gọi là hắc pháp.
Pháp trời, người gọi là bạch pháp. Quang minh văn cú nói: Bạch pháp phải tôn sùng. 
Hắc pháp phải bỏ đi.
Một, Tàm bạch pháp. Trong tự mình thấy xấu hổ, không dám làm ác, tu tập các pháp lành, ngưng làm việc ác. 
Đó gọi là tàm bạch pháp.
Hai, Quý bạch pháp. Trong tự mình thấy sợ sệt, bày tỏ tội lỗi, thì không dám làm nữa, tu tập pháp lành, ngưng làm việc ác. Đó gọi là quý bạch pháp.
 
NHỊ CHỦNG KHUYẾN THỈNH
二種勸請 (Đại trí độ luận)
 
Một, Phật sơ thành đạo khuyến thỉnh chuyển pháp luân. 
Lúc Phật mới thành đạo, Bồ tát khuyến thỉnh rằng: con tên là… xin đức Thế tôn, vì chúng sanh chuyển pháp luân, độ thoát tất cả. Đó gọi là khuyến thỉnh pháp luân.
Hai, Phật dục nhập diệt khuyến thỉnh tại thế. Lúc Phật sắp xả bỏ thân mạng vào Niết bàn. 
Bồ tát khuyến thỉnh: Con tên là… thỉnh Đức Thế tôn ở lại thế gian lâu vô số kiếp, độ thoát tất cả chúng sanh.
Đó gọi là khuyến thỉnh tại thế (Tiếng Phạn Kiếp đa, tiếng Hoa là phân biệt thời gian (tiết).
 
NHỊ CHỦNG TƯ LƯƠNG
二種資糧 (Bảo tích kinh).
 
Tư là giúp đỡ. Lương là lương thực. 
Như người muốn đi đường xa, ắt phải nhờ có lương thực đem theo giúp đỡ. 
Giống như sự tu hành các vị Bồ tát, muốn chứng Phật quả, ắt phải nhờ phước, trí giúp đỡ. 
Vì vậy gọi là tư lương (giúp đỡ và lương thực). 
Một, Phước đức tư lương. 
Các nhân lành đã làm như bố thí, trì giới v.v… cho đến tu tập tất cả Phật pháp đầy đủ. 
Đó là phước đức tư lương.
Hai, Trí đức tư lương. 
Tu tập chánh quán, tâm không tạp loạn, cần cầu trí huệ mầu nhiệm, không lơi lõng chút nào, cho đến tu tập tất cả Phật pháp đầy đủ. Đó gọi là trí đức tư lương.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 I_icon13Tue 12 May 2015, 18:27

Tam Tạng Pháp Số 81
 
NHỊ CHỦNG CÚNG DƯỜNG
二種供養 (Phổ hiền hạnh nguyện phẩm)
 
Một, Tài cúng dường. Kinh nói: Tất cả cõi Phật trong mười phương, trong số các vi trần, mỗi vi trần có một thế giới và mỗi thế giới có một vị Phật.
Mỗi cõi Phật có vô số Bồ tát nhiễu quanh ta. Vì bằng nguyện lực của Ngài Phổ hiền, đều có thể dùng vật phẩm quí báu mà cúng dường; như hoa mạng, âm nhạc, tán cái, y phục đốt nhiều hương đèn.
Mỗi thứ cao tợ núi Tu di. Dùng bao nhiêu phẩm vật như thế thường làm lễ cúng dường vô số vô biên chư Phật và Bồ tát. Đó gọi là tài cúng dường.
(Tiếng Phạn Tu di, tiếng Hoa là Diệu cao).
Hai, Pháp cúng dường. Kinh nói: trong các thứ cúng dường, cúng dường pháp là tối thắng. Bởi vì nói về cúng dường thì có: Tu hành cúng dường, lợi ích chúng sanh cúng dường, nhiếp thọ chúng sanh cúng dường, thay thế đau khổ cho chúng sanh cúng dường, siêng tu căn lành cúng dường, không bỏ đạo nghiệp Bồ tát cúng dường, không xa lìa tâm Bồ đề cúng dường.
Những việc cúng dường trên công đức vô lượng, nay đem so sánh cúng dường một niệm công đức thì 100 phần không bằng một.
Đó gọi là pháp cúng dường (lợi ích chúng sanh, nhiếp thọ chúng sanh gọi là pháp cúng dường).
Bởi vì nhờ nói pháp mới có thể đem lại lợi ích, nhiếp thọ. Đó là lấy pháp cúng dường Như lai. Thay thế khổ đau cho chúng sanh, cũng là lấy pháp cúng dường Như lai. Siêng tu căn lành tức là siêng tu pháp lành. Bồ tát nghiệp tức là pháp mà Bồ tát tu tập.
 
NHỊ THIỆN
二善 (Đại trí độ luận)
 
Một, Vị sanh thiện. Giới, định, huệ… các pháp lành chưa tu tập. Đó gọi là vị sanh thiện. Nếu thiện chưa sanh thì phải siêng năng tu tập, khiến cho pháp lành sanh. 
Hai, Dĩ sanh thiện. Thiện là giới, định, huệ… các pháp lành đã tu tập rồi, gọi là dĩ sanh thiện. Nếu pháp lành đã sanh, phải siêng tu tập cho nó tăng trưởng.
 
NHỊ CHỦNG PHƯỚC ĐIỀN
二種福田 (Đại phương tiện Phật báo ân kinh).
 
Điền có nghĩa là nơi sanh trưởng. Người nào đáng cúng dường thì nên cúng dường, thì có thể được nhiều phước báu. Như người chăm chỉ làm ruộng thì đến mùa sẽ thu hoa lợi. Nên gọi là phước điền.
Một, Hữu tác phước điền. Đối với chư Phật, Bồ tát, cha mẹ, sư trưởng đem tâm cung kinh, lo việc cúng dường, chẳng những toại nguyện, còn có thể thành đạo nghiệp. Nếu có tâm mong cầu phước báo chính là có mong cầu mà làm. Vì vậy gọi là hữu tác phước điền.
Hai, Vô tác phước điền. Đối với chư Phật, Bồ tát, cha mẹ, sư trưởng đem tâm cung kính, lo việc cúng dường, chẳng những được phước, còn có thể thành đạo nghiệp. Nếu không có tâm mong muốn phước báo. chính là không mong cầu mà làm. Vì vậy gọi là vô tác phước điền.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 I_icon13Tue 12 May 2015, 18:32

Tam Tạng Pháp Số 82
 
NHỊ LỢI
二利 (Kim cang Bát nhã kinh thủ trước bất hoại giả danh luận)
 
Một, Tự lợi. Kinh điển Phật nói, tự mình có thể thọ trì đọc tụng, lắng nghe suy nghĩ, y theo lý mà tu tập, thành tựu quả tốt đẹp. Đó gọi là tự lợi.
Hai, Lợi tha. Lấy pháp mình đã nhận rồi vì người khác mà diễn nói, khiến cho họ tu tập, dứt trừ phiền não chứng được Phật quả. Đó gọi là lợi tha.
 
NHỊ CHỦNG XIỂN ĐỀ
二種阐提 (Lăng già kinh)
 
Tiếng Phạn là Xiển đề, gọi đủ là Nhất xiển đề, tiếng Hoa là Tín bất cụ, cũng gọi là Cực ác.
Một, Xả nhất thiết thiện căn nhất xiển đề. Kinh Lăng già nói: chê bai kinh Đại thừa và nói lời ác, không chịu tuân theo kinh, luật. Đó gọi là xả nhất thiết thiện căn nhất xiển đề.
Hai, Ư vô thỉ chúng sanh phát nguyện nhất xiển đề. Chúng sanh ở thế gian có từ vô số kiếp, không có bắt đầu, nên gọi là vô thỉ chúng sanh.
Bồ tát phát nguyện độ các chúng sanh, dùng nguyện lực vốn có hiện làm xiển đề, nên kinh Lăng già nói: Bồ tát dùng phương tiện của mình không nhập diệt.
Đó gọi là ư vô thỉ chúng sanh phát nguyện nhất xiển đề.
 
NHỊ CHỦNG KIẾN
二種見 (Đại trí độ luận).
 
Hai loại kiến này là biên kiến trong mười thập sử. Người ngoại đạo, từ thân kiến trở lên, chấp ngã đoạn, thường. 
Chấp là thường thì không đoạn, chấp đoạn thì không thường.
Vì chấp một bên, nên gọi là biên kiến.
(Thập sử là: 
1) thân kiến;
2) biên kiến;
3) tà kiến;
4) kiến thủ;
5) giới cấm thủ;
6) tham;
7) sân;
8 si;
9) mạng;
10) nghi).

Một, Thường kiến. Luận nói: thấy năm thứ thường còn. 
Ngoại đạo tự cho rằng: sắc, thọ, tưởng, hành, thức đời này tuy diệt, đời sau lại sanh ra, liên tục không dứt quảng. Đó gọi là thường kiến. ( năm thứ là năm ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức). 
Hai, Đoạn kiến. Luận nói: Thấy năm uẩn mất. Ngoại đạo cho là, đời này, sắc, thọ, tưởng, hành, thức đã mất thì không thể sanh lại được. Đó gọi là đoạn kiến. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 I_icon13Tue 12 May 2015, 18:35

Tam Tạng Pháp Số 83
 
QUỶ NHỊ SANH
鬼二生 (Câu xá thích luận)
 
Một, Quỹ thai sanh. Luận nói: Ngạ quỷ nữ Bạch Mục Liên nói: ban đêm ta sanh năm đứa con, ban ngày cũng sanh năm đứa con. Sanh xong ăn hết chúng.
Như thế mà ta không no. Quỹ này chính là thai sanh vậy.
Hai, Quỹ hoá sanh. Không sanh từ thai, trứng, v.v…. không bổng dưng có, biến hiện không lường.
Quỷ này tức là hoá sanh.
 
NHỊ TỘI
二罪 (Viên giác kinh lược sớ sao)
Một, Tánh tội. Tánh tội là sát sanh, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ, không chờ Phật chế, tánh vốn là ác, nên phạm bốn tội ấy thì có tội báo.
Hai, Giá tội. Giá tội là giới cấm uống rượu. Phật chế giới cấm rượu này, ý là ngăn ngừa không phạm (các giới khác). Giữ gìn các giới khác, nhờ vậy, khiến cho không phạm. Nếu có người phạm thì mắc vào tội ngăn ngừa. (không phải tánh tội)
 
NHỊ PHIỀN NÃO
二煩惱 (Du già sư địa luận)
 
Một, Căn bổn phiền não. Căn bổn phiền não là vô minh hoặc. Căn bản vô minh này có thể sanh ra tất cả phiền não.
Hai, Tuỳ phiền não. Tuỳ phiền não là kiến, tư nhị hoặc. Hai kiến, tư hoặc này, tuỳ theo tất cả cảnh thuận hay nghịch, khởi ra các phiền não tham, sân, si theo đuổi không ngừng.
 
NHỊ KẾT LA
二結羅 (Phiên dịch danh nghĩa).
 
Tiếng Phạn nói đủ là Đột kết la, tiếng Hoa là Làm ác, nói ác.
Một, Thân ác tác. Thân làm các điều ác như sát, trộm, tà dâm v.v… Đó gọi là thân ác tác.
Hai, Khẩu ác thuyết. 
Miệng nói ra những lời dối trá, thêu dệt, hai lưỡi, ác khẩu. Đó gọi là ác khẩu thuyết.
 
NHỊ ÁC
二惡 (Đại trí luận độ).
 
Một, Dĩ sanh ác. Tham, sân, si và sát, đạo, dâm là các pháp ác, đã khởi ra trong tâm, đã thấy ở việc làm. Đó gọi là dĩ sanh ác. Nếu ác đã sanh, mau chóng trừ diệt đi.
Hai, Vị sanh ác. Các pháp ác tham, sân, si và sát, đạo, dâm, ở trong tâm chưa Lê Hồng Sơn dịch 84 sanh khởi, ở việc làm chưa thấy hiện ra.
Đó gọi là ác chưa sanh. Nếu điều ác chưa sanh khởi, ngăn ngừa không cho sanh.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 I_icon13Tue 12 May 2015, 18:37

Tam Tạng Pháp Số 84
 
NHỊ CHỦNG ÁC SỰ
二種惡事 (Đại trí độ luận).
 
Một, Chúng sanh ác sự. Chúng sanh tham lam, ham muốn, sân hận, ngu si, không theo lời dạy dỗ của cha mẹ, sư trưởng, tạo các điều ác. Đó gọi là chúng sanh ác sự.
Hai, Thổ địa ác sự. Đất đai trong một nơi bị mất mùa đói kém, tật bệnh, ôn dịch, khí độc tràn lang. Đó gọi là thổ địa ác sự.
 
NHỊ PHIỀN NÃO
二煩惱 (Đại trí độ luận).
 
Một, Nội trước phiền não. Các phiền não thân kiến, biên kiến v.v… ở trong tâm chưa dứt hết, nỗi lên chấp trước. Vì vậy gọi là nội trước phiền não.
(Thân kiến là chấp lầm năm ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức là thân mình. Biên kiến là chấp thường hay chấp đoạn).
Hai, Ngoại trước phiền não. Các phiền não tham, sân, si, đối với ngoại cảnh chưa dứt hết, mà khởi lên tham trước. Vì vậy gọi là ngoại trước phiền não.
 
NHỊ PHIỀN NÃO
二煩惱 (Hoa nghiêm kinh sớ).
 
Một, Tuỳ miên phiền não. Nương tựa không bỏ gọi là tuỳ. Năm tính mờ tối gọi là miên. Chủng tử vô minh phiền não ẩn núp trong thức thứ tám, hay sanh ra tất cả sai lầm. Đó gọi là tuỳ miên phiền não (ngũ tính là năm căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân).
Hai, Hiện hành phiền não. Sáu căn đối sáu trần hiện lên các phiền não tham, sân, si. Đó gọi là hiện hành phiền não.
 
NHỊ HOẶC
二惑 (Thích thiêm)
 
Một, Lý hoặc. Hoặc là căn bổn vô minh, hay làm trở ngại, che lấp lý trung đạo, không thể hiển bày. Đó gọi là lý hoặc. 
Hai, Sự hoặc. Phiền não trần sa có thể ngăn cản việc giáo hoá chúng sanh, thì có thể che lấp pháp tục đế. Kiến, tư hoặc có thể ngăn trở sự tịch tỉnh, thì có thể che lấp pháp chơn đế. Đó gọi là sự hoặc.
 
NHỊ HOẶC
二惑 (Hoa Nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao).
 

Một, Hiện hành hoặc. Sáu căn đối với sáu trần hiện lên các phiền não tham, sân, si,…khiến tâm mê mờ, làm chướng ngại các pháp lành. Đó gọi là hiện hành hoặc. 
Hai, Chủng tử hoặc. Chủng tử là căn bản vô minh. Từ vô minh này sanh ra các phiền não, ngăn trở pháp lành. Đó gọi là chủng tử hoặc. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 I_icon13Tue 12 May 2015, 18:41

Tam Tạng Pháp Số 85

KIẾN TƯ NHỊ HOẶC
見思二惑 (Thiên thai tứ giáo nghi tập chú).
 
Hoặc là mê lầm. Chúng sanh đối tất cả pháp, không hiểu rõ tự tánh vốn không, mê mờ sanh ra chấp trước. Đối với chánh đạo là lầm lạc, trôi lăng trong sanh tử; nên gọi là hoặc. 
Còn gọi là phược, vì từ hai hoặc nghiệp này trói buộc, dính chặc trong tam giới, không thể xa lìa, giải thoát, lại gọi là hai kết. Kết có nghĩa là trói.
Một, Kiến hoặc. Phân biệt gọi là kiến. Ý căn đối với pháp trần, tính toán, so đo sai lầm, khởi lên các tà kiến. Như ngoại đạo cho là đoạn, cho là thường, cho đến phân biệt có, không v.v… Đó gọi là kiến hoặc.
Hai, Tư hoặc. Tham ái là tư. năm căn nhãn, tỉ, nhĩ, thiệt, thân đối với năm trần sắc, thinh, hương, vị, xúc tham ái, nhiễm trước, mê lầm mà không biết. Đó gọi là tư hoặc.
 
KHÁCH TRẦN NHỊ NGHĨA
客塵二義 (Lăng nghiêm kinh)
 
Một, Khách nghĩa. Kiến, tư hoặc đều do chúng sanh không hiểu cảnh trần ở ngoài, sanh vô vàng vọng tưởng. Nếu dùng trí huệ quan sát cái thể mê lầm vốn không, thì lý của pháp tánh hiển bày, mê lầm sao còn được.
Không ở yên một chỗ gọi là khách. Đó gọi là khách nghĩa.
Hai, Trần nghĩa. Mê lầm nhỏ bé, mà có thể làm dơ dáy chơn tánh thanh tịnh. Ví như ánh sáng xuyên qua khe cửa sổ, các bụi bặm hiện ra, cũng có thể làm loạn lên tính chất của hư không.
Nếu trí huệ sáng soi, hiểu rõ mê lầm vốn là không, thì lý của không liền hiện ra trước mặt, bụi trần sao còn có nữa. Kinh nói: trong trẻo, im lặng gọi là không (hư không); dao động gọi là trần (bụi bặm). Đó gọi là trần nghĩa.
 
NHỊ CHƯỚNG
二障 (Viên giác lược sớ).
 
Một, Lý chướng. Nguồn tâm bổn giác im lặng trong veo. Do vô minh vọng nhiễm, làm ngăn trở chánh tri kiến, không thấu hiểu được lý chân như. Đó gọi là lý chướng. 
Hai, Sự chướng. Chúng sanh do vô minh làm ngăn trở và che lấp, chết, sống liên tục, không có cách nào thoát ly. Đó gọi là sự chướng.
 
NHỊ CHƯỚNG
二障 (Lăng nghiêm kinh nghĩa hải và Tông cảnh lục).
 
Một, Phiền não chướng. Các pháp mờ ám buồn sầu làm cho tâm thần não loạn, không thể Lê Hồng Sơn dịch 86 hiển lộ tánh diệu minh chân như. Đó gọi là phiền não chướng.
Hai, Sở tri chướng. Còn gọi là trí chướng. Chấp chặc những pháp đã chứng được, làm ngăn trở, che lấp tánh sáng suốt của trí huệ. Đó gọi là sở tri chướng.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 I_icon13Tue 12 May 2015, 18:44

Tam Tạng Pháp Số 86
 
NHỊ CHƯỚNG
二障 (Thiên thân luận).
 
Chướng là chướng ngại. Như trong kinh Kim cang, 
Ngài Tu Bồ đề chứng được vô tránh Tam muội, vì xa lìa được hai chướng ngại.
(Tiếng Phạn là Tu Bồ đề, tiếng Hoa là không sanh).
Một, Phiền não chướng. Phiền não là kiến, tư hoặc. 
Khi Tu Bồ đề chứng được quả A la hán, thì thấy hai hoặc kiến, tư đã hoàn toàn dứt hết, tâm yên lặng rỗng không, tranh cải, ngăn ngại từ đâu mà còn nữa. Đó là lý do Ngài chứng được vô tránh. 
Đó chính là do xa lìa phiền não chướng vậy.
Hai, Tam muội chướng. Tiếng Phạn là Tam muội, tiếng Hoa là Chánh định. 
Khi Tu Bồ đề chứng được quả thứ tư, thì chứng được vô tránh Tam muội.
Nếu ở trong Tam muội này mà tâm còn chấp trước là còn tranh cải, ngăn ngại. 
Lý do chứng được vô tránh, đó chính là xa lìa được Tam muội chướng.
 
NHỊ NGHIỆP
二業 (Câu Xá luận)
 
Một, Dẫn nghiệp. Nếu nghiệp lành đời trước còn ảnh hưởng đến nay, sanh làm người thì được châu báu dồi dào, hưởng nhiều vui sướng. Nếu do nghiệp ác đời trước còn ảnh hưởng đến nay, sanh làm người thì cảm nhận thiếu thốn, khổ sở, chịu các khổ não. Đó gọi là dẫn nghiệp.
Hai, Mãn nghiệp. Do tu nghiệp lành ở đời trước thì đời nay sanh vào nhà giàu có, nhờ đó càng tu các việc lành, dần dần sanh vào nhà quan chức quyền quý, cho đến quả lành được hoàn toàn viên mãn. Đó gọi là mãn nghiệp.
Nếu do đời trước tạo nghiệp ác, đời này sanh ra nghèo nàn khốn khổ, từ đó càng tạo ra nhiều việc ác, dần dần sanh vào nhà bần cùng, cho đến kết quả hoàn toàn cực ác. Đó gọi là mãn nghiệp.
 
KHINH TRỌNG NHỊ NGHIỆP
輕重二業 (Niết bàn kinh).
 
Kinh nói: Ai có nghiệp nặng có thể làm thành nhẹ, hoặc có nghiệp nhẹ có thể làm thành nặng, là vì người ta có người trí, người ngu vậy.
Một, Trọng nghiệp khinh thọ. Người có trí, dùng sức trí huệ tu tập phạm hạnh, có thể khiến nghiệp nặng ở địa ngục mà chịu nhẹ ở đời này.
Hai, Khinh nghiệp trọng thọ. Người ngu si, vì ngu si làm cho nghiệp lực tăng lên, có thể khiến cho đời này nghiệp lực nhẹ mà chịu nặng ở địa ngục.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 I_icon13Tue 12 May 2015, 18:48

Tam Tạng Pháp Số 87
 
NHỊ NGẠI cũng gọi là nhị chướng
二礙 (trích Tông cảnh lục và diễn nghĩa sao).
 
Một, Phiền não ngại. Hai hoặc kiến, tư nỗi lên nhiều pháp tối tăm, phiền tạp làm não loạn tâm thần, đưa đến chướng ngại pháp tánh vô lậu. Đó gọi là phiền não ngại. 
Hai, Trí ngại. Tức là sở tri chướng. Vì bị căn bản vô minh là mê lầm ngăn che pháp tánh, nên đối với trung đạo chủng trí, thành trở ngại. Vì vậy gọi là trí ngại.
 
THÚC LÔ NHỊ NGHĨA
束蘆 二義 (Tông cảnh lục)
 
Một, Hổ tương y. Giống như một bó lau nương tựa vào nhau để ví dụ cho sáu căn và trần nương tựa vào nhau mà sanh ra ô nhiễm, mê lầm. 
Vì căn nương tựa trần mà phát khởi hiểu biết sai lầm; trần nương tựa căn mà có giả tướng.
Đó gọi là hổ tương y.
Hai, Thủ trung không. Nhìn ngắm một cây lau, phải biết trong thân nó trống rỗng, để ví dụ cho khoảng giữa căn và trần không có tự tánh, tất cả đều không. Đó gọi là Thủ trung không.
 
NHỊ XAN
二悭 (Địa trì kinh)
 
Một, Tài xan Keo kiệt tiền của, không có tâm thương xót người khác nghèo khổ, túng thiếu, không rộng lòng bố thí. Đó gọi là tài xan.
Hai, Pháp xan. Bỏn xẻn Phật pháp, ôm lòng đố kị, sợ người khác hơn mình, không chịu dạy dỗ người khác. Đó gọi là pháp xan.
 
NHỊ ÁI
二愛 (Đại trí độ luận).
 
Một, Dục ái. Chúng sanh luôn nghĩ nhớ, yêu thương vợ con và tham nhiễm ngũ dục v.v… 
Đó gọi là dục ái (Ngũ dục hay khởi lên lòng ham muốn của con người).
Hai, Pháp ái. Bồ tát dùng tâm bình đẳng mà sanh ra vui với pháp, muốn cho tất cả chúng sanh đều đến Phật đạo. Đó gọi là pháp ái.
 
NHỊ CHỦNG TÀ KIẾN
二種邪見 (Trung luận)
 
Một, Phá thế gian lạc tà kiến. Người, nếu nói, không tội, phước, quả báo; cũng không Phật, hiền thánh. 
Do nổi lên tà kiến này, che lấp điều thiện làm điều ác, đọa vào các đường khổ; mất niềm vui làm trời, người. Đó gọi là phá thế gian lạc tà kiến. 
Hai, Phá Niết bàn đạo tà kiến. Tiếng Phạn là Niết bàn, tiếng Hoa là Diệt độ. 
Con người tham chấp ngã; phân biệt có, không, cho nên không được đạo Niết bàn. 
Đó gọi là phá Niết bàn đạo tà kiến.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 I_icon13Tue 12 May 2015, 18:53

Tam Tạng Pháp Số 88
 
NHỊ CHỦNG VỌNG KIẾN
二種妄見 (Lăng nghiêm kinh)
 
Một, Biệt nghiệp vọng kiến. 
Chúng sanh mê mờ chân tánh, tự mình phát khởi thấy biết sai lầm, thấy có tất cả cảnh giới hư vọng, hoặc khổ hoặc vui.
Nếu người không mất chân tâm, thì không thấy cảnh giới hư vọng.
Ví như một người mắt bị bệnh, ban đêm thấy ánh đèn, thấy có một vòng sáng riêng biệt, năm sắc xen kẻ. 
Người mắt không bệnh thì không thấy như thế. Đó gọi là biệt nghiệp vọng biết.
Hai, Đồng phần vọng kiến. Chúng sanh mê mờ chân tánh, cùng thấy cảnh giới hư vọng, cùng vui cùng khổ, cùng một nghiệp lầm lạc. Ví người trong một nước, cùng thấy điềm bất tường nguy hiểm. Đó gọi là đồng phần vọng kiến.
 
NHỊ CHỦNG VÔ TRI
二種無知 (Thiên thai tứ giáo nghi tập chú)
 
Một, Nhiễm ô vô tri. Tức là kiến, tư hoặc (sự lầm lạc về thấy và suy nghĩ). 
Lấy vô minh làm thể nên kiến, tư hoặc làm ô nhiễm chân tánh. Không có gì hiểu biết một cách rõ ràng, rốt ráo.
Hai, Bất nhiễm ô vô tri. Tức là trần sa hoặc. Dùng liệt huệ làm thể.
Hoặc này là hoặc kiến, tư, số lượng rất nhiều, tương tự bụi bặm, giống như cát mịn, nên gọi là trần sa. 
Đã là lầm lạc của người khác, thì không thể làm ô nhiễm chân tánh của ta.
Trí huệ của Bồ tát to lớn có thể khiến cho người khác dứt được hoặc kiến, tư, vì Bồ tát đã dứt xong trần sa hoặc. 
Nhị thừa trí huệ hẹp hòi, không thể khiến người khác dứt được kiến, tư khoặc. 
Đó gọi là bất nhiễm ô vô tri.
 
NHỊ CHỦNG ĐIÊN ĐẢO
二種顛倒 (Lăng nghiêm kinh).
 
Một Chúng sanh điên đảo. Chúng sanh không hiểu rõ chân tánh, đuổi theo vọng (giả dối) mê mờ chân thật. 
Tuân theo giả dối mê lầm mà tạo ra vọng nghiệp. 
Do vọng nghiệp này lần lượt sanh ra, luân hồi tam giới, không thể bỏ vọng trở về với chân. 
Vì vậy gọi là chúng sanh điên đảo.
Hai, Thế giới điên đảo. Thế là quá khứ, hiện tại, vị lai, thời gian trôi chảy không ngừng. 
Giới là đông, tây, nam, Bắc, bốn hướng riêng biệt. Thế liên quan mật thiết với phương gọi là thế giới. (Thế giới là thời gian và không gian hợp lại).
Điên đảo là chúng sanh mê mờ chân tánh, lưu chuyển không ngừng, 
ở trong cảnh giới hư vọng, khởi lên bao nhiêu thấy hiểu đảo điên. Vì vậy gọi là thế giới điên đảo. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 9 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 9 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 6 ... 8, 9, 10 ... 24 ... 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-