Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 18 ... 32, 33, 34 ... 36 ... 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 I_icon13Tue 15 Dec 2015, 11:33

Tam Tạng Pháp Số 317
 
TỨ MỘNG
四夢 (Thiện kiến tì bà sa luật)
 
Một, Tứ đại bất hoà mộng.
Hoặc mộng núi lỡ, hoặc mộng thấy mình bay lên hư không, 
mộng thấy cọp, sói; hoặc mộng thấy giặc đuổi bắt.
Nguyên nhân của những mộng này do bốn đại không điều hoà, tâm thần tán loạn. Đó gọi là tứ đại bất hoà mộng.
Hai, Tiên kiến mộng.
ban ngày, thấy các cảnh nam, nữ khổ hay vui, đến đêm nằm mộng, giống như những gì đã thấy ở ban ngày. Đó gọi là tiên kiến mộng.
Ba, Thiên nhân mộng.
Nếu có người làm việc lành, cảm đến trời, người hiện thành mộng lành, khiến cho căn lành tăng trưởng. Nếu có người làm việc ác, cũng cảm đến trời, người hiện thành ác mộng, để khiến cho sợ ác làm lành. Đó gọi là thiên nhân mộng.
Bốn, Tưởng mộng.
Nếu có người đời trước hoặc có phước đức, hoặc có tội ác, người có phước đức, hay suy nghĩ đến việc lành, thì hiện thành mộng lành, người có tội ác, hay suy nghĩ việc ác, thì hiện thành ác mộng.
 
TỨ THỰC
四食 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao)
 
Một, Đoạn thực. Đoạn tức là một phần. Thực có nghĩa là cung cấp ích lợi.
Dùng ba trần hương, vị, xúc làm thể, đưa vào trong dạ dày, tan biến, cung cấp lợi ích cho các căn, nên gọi là đoạn thực. Xưa dịch đoàn thực có nghĩa dùng ngón tay xoe tròn thức ăn. Sau dịch nói rằng uống nước và nhiều thứ nữa không thể xoe tròn được, nên mới dịch là đoạn thực.
Hai, Xúc thực.
Xúc tức là hợp với. Đối tượng của sáu thức là các trần sắc, thanh… mềm mại, nhẹ nhàng, trơn lán, mịn màng, lạnh, nóng…
Từ các sự tiếp xúc này mà sanh vui, mừng đều có thể nuôi dưỡng các căn, nên gọi là xúc thực.
(Theo Phiên dịch danh nghĩa giải thích rằng: Thấy sắc đẹp yêu mến đắm nhiễm gọi là ăn (thực), đó chẳng phải là nghĩa của xúc thực sao?
Nếu chẳng phải xúc thực, tại sao xem kịch vui v.v… suốt ngày không ăn không đói).
Ba, Tư thực.
Tư tức suy nghĩ của ý thức. Thức thứ sáu suy nghĩ những cảnh đáng yêu, sanh ý mong mỏi, làm cho các căn thấm nhuần lợi ích.
Như người đói khát, đến nơi ăn uống, mong được ăn uống cho thân khỏi chết, nên gọi là tư thực.
Bốn, Thức thực.
Thức có nghĩa là giữ gìn, tức là thức thứ tám.
Ba cách ăn trước có chức năng riêng và làm cho thức này tăng trưởng, giữ gìn các căn, nên gọi là thức thực.
(Thức thứ tám tức là tàng thức.

Theo Phiên dịch danh nghĩa giải thích rằng: Thức thực là chúng sanh trong địa ngục và các trời cõi vô sắc, vô biên thức xứ v.v… đều dùng thức duy trì sự sống làm thức ăn). 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 I_icon13Tue 15 Dec 2015, 11:34

Tam Tạng Pháp Số 318
 
TỨ LỢI TU THỰC
四利修食 (Thích thị yếu lãm)
 
Một, Tư thân vị đạo. Người tu hành, nếu không ăn uống thì thân gầy lực kiệt, sự sống không vững, làm sao tiến tu đạo nghiệp.
Nếu được ăn uống để nuôi dưỡng thân thể, thì tâm an và sức khoẻ đầy đủ, mới có thể tiến tu đạo nghiệp được, nên phải ăn.
Hai, Dưỡng thân trung trùng.
Trong thân người có nhiều vi trùng, nếu ăn uống thiếu thì vi trùng ngọ ngoạy,
châm chích, thân cũng không yên, nên phải ăn uống đúng lúc để nuôi dưỡng chúng, vì vậy phải ăn.
Ba, Sanh thí giả phước.
Người tu hành, giữ giới thanh tịnh, chuyên tâm tu tập, thì phước đức làm lợi cho trời và người.
Nếu có người đàn việt, bố thí thức ăn, thức uống để cho ta thành tựu đạo nghiệp và cũng để cho thí chủ có được phước báo; nên phải ăn.
(Tiếng Phạn là Đàn, tiếng Hoa là thí.
Nói đàn việt có nghĩa là người thực hành bố thí thì có thể vượt qua nghèo túng, khổ cực).
Bốn, Phá ngạ ngoại đạo.
Ngoại đạo tự cho nhịn đói nhịn khát là phương pháp giải thoát.
Tức là tự nhịn ăn uống (chịu đói khát) mà không biết đó chỉ là cực khổ suông mà thôi, làm sao giải thoát được.
Vì vậy người tu hành theo Phật, ăn vào giữa ngày để đủ sức khoẻ tiến tu đạo nghiệp và đồng thời phá sai lầm nhịn đói để được giải thoát của ngoại đạo, nên phải ăn.
 
KHẤT THỰC TỨ PHẦN
乞食四分 (Bảo vân kinh)
 
Pháp khất thực, một ngày giới hạn xin trong bảy nhà, không nhiều hơn, sợ sanh lòng tham. Người xuất gia, thường đi khất thực, rồi lại chia thức ăn làm bốn phần, nên gọi là xin ăn bốn phần.
Một, Phần phụng đồng phạm hạnh giả.
Đồng phạm hạnh là những người cùng tu tịnh hạnh.
Khi đi khất thực, phải có bạn đồng tu ở lại coi sóc tự viện, hoặc có người bệnh, già, không thể đi được, nên khi có thức ăn trở về, thì phải lấy một phần để dành cho các vị ấy ăn uống no đủ, được an tâm tu hành.
Hai, Phần dữ cùng khất nhân.
Khi xin được thức ăn, gặp người cùng khổ xin ăn, phải có lòng thương xót, cho họ một phần để họ được no đủ và khuyên họ làm việc lành.
Ba, Phần dữ chủ quỷ thần.
Khi xin được thức ăn thì dùng đồ sạch đựng một phần (thức ăn), chờ mặt trời xế bóng, thì thắp hương, tụng chú, bố thí cho tất cả quỷ thần, để họ được no đủ, ra khỏi đường khổ và đều được giải thoát.
Bốn, Phần tự thực.
Khi xin được thức ăn, trừ ba phần ở trên ra, chỉ để lại một phần, hoặc nhiều hoặc ít, để mình ăn. Ăn xong, an tâm tu tập, không có lý do gì nữa thọ dụng của tín thí.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 I_icon13Tue 15 Dec 2015, 11:35

Tam Tạng Pháp Số 319
 
TỨ TÀ MẠNG THỰC
四邪命食 (Đại trí độ luận)
 
Tỳ kheo phải dùng thức ăn xin được thanh tịnh để nuôi sống, không dùng bốn loại thức ăn tà mạng để sống còn, hạ khẩu, ngưỡng khẩu, phương khẩu, duy khẩu.
Một, Hạ khẩu thực.
Là cấy, trồng ruộng vườn, xem mạch bốc thuốc để mong có cơm, áo nuôi mạng sống. Đó là hạ khẩu thực.
Hai, Ngưỡng khẩu thực.
Là ngước lên hư không xem xét tinh tú, mặt trời, mặt trăng, gió mưa, sấm chớp, để mong có cơm, áo nuôi mạng sống. Đó là ngưỡng khẩu thực.
Ba, Phương khẩu thực.
Luồn cúi, nịnh hót những người giàu có, quyền thế, để họ sai đi làm việc này việc nọ ở chỗ này chỗ khác, khua môi múa mép mong có cơm, áo nuôi mạng sống.
Đó là phương khẩu thực.
Bốn, Duy khẩu thực.
Chú thuật, bói toán, tốt xấu để mong cơm, áo nuôi mạng sống.
Đó là duy khẩu thực.
 
TỨ THỰC THỜI
四食時 (Pháp uyển châu lâm)
 
Một, Thiên thực thời. Sáng sớm là giờ chư thiên ăn.
Hai, Pháp thực thời. Ba đời chư Phật đều ăn vào giờ ngọ. Quá giờ này mà ăn là phi thời thực
Ba, Súc sanh thực thời. Chiều tối là giờ súc sanh ăn.
Bốn, Quỷ thần thực thời. Ban đêm là giờ quỷ thần ăn.
 
HÀNH TỨ Y
行四依 (Tứ phần luật tạng)
 
Người xuất gia, nương vào bốn pháp này mà tu, thì có thể thành thánh đạo.
Một, Trước phấn tảo y.
Phấn tảo giống như phấn thổ (bụi đất). Tức là những cái áo rách rưới, dơ dáy của người đời vứt đi, người tu hành lượm lại giặt giũ thật sạch, vá lại kỹ lưỡng, mặc lại. Làm như thế tâm không luyến tiếc, dễ thành đạo nghiệp.
Hai, Thường hành khất thực.
Người xuất gia, thường đi xin ăn để nuôi sống thân mạng.
Ba, Thọ hạ toạ.
Người xuất gia, không nên lo lắng, đầu tư thời gian vào nhà cửa cao rộng cho việc cư trú mà phải ở dưới gốc cổ thụ hay trong hang đá, sao cho thuận tiện, để tu tập thiền định.
Bốn, Dụng trần hủ dược.
Người xuất gia, nếu mắc bệnh, thì phải dùng thuốc cũ, lâu mà điều trị.
Khi bệnh lành thì ngưng, không được ham muốn thuốc mới, tốt, tích trữ để dành.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 I_icon13Tue 15 Dec 2015, 11:37

Tam Tạng Pháp Số 320


TỨ CƠ
四機 (Pháp hoa văn cú)
 
Cơ tức là cơ khí hay cơ duyên, đều có nghĩa làm ra, phát ra.
Một, Nhân thiên cơ.
Các việc ác chớ làm, các việc lành quyết làm, đó là cơ duyên thành người, thành trời.
Hai, Nhị thừa cơ.
Chán ghét, lo sợ sanh tử, vui vẻ, chờ đợi Niết bàn.
Đó là cơ duyên thành bậc Nhị thừa.
Ba, Bồ tát cơ.
Trước nghĩ đến người, sau mới nghĩ đến mình, tâm từ bi, nhân đức không khuây. Đó là cơ duyên thành Bồ tát.
Bốn, Phật cơ.
Trong tất cả các pháp, đều đi vào đẳng quán, tất cả người vô ngại, chỉ có một con đường ra khỏi sống, chết. Đó là cơ duyên thành Phật.
(Đẳng quán tức là phép quán trung đạo bình đẳng, chẳng phải không, chẳng phải phải giả.
Nhất đạo xuất sanh tử tức là dùng phép quán trung đạo, nhanh chóng dứt trừ vô minh, nhanh chóng ra khỏi sanh tử).
 
TỨ CHỦNG NGÃ
四種我 (Viên giác kinh lược sớ).
 
Một, Phàm phu vọng kế ngã. Người phàm phu ở thế gian, không hiểu rõ năm ấm đều không, sai lầm cho rằng đây là thân ta, gượng gạo dựng lên chủ nhân ông,
rồi làm ra các nghiệp, trôi nổi trong sanh tử, không ngày chấm dứt.
Đó là phàm phu sai lầm cho là có ngã.
Hai, Ngoại đạo thần ngã.
Người ngoại đạo, ở trong năm ấm mà lầm cho rằng có thần thức nhỏ như hạt mè, hoặc lầm cho là thần thức ở khắp trong thân, rồi từ ngã kiến, rơi vào biên kiến, tà kiến, lòng vòng trong sống, chết.
Đó là ngoại đạo cho rằng có thần ngã.
Ba, Tam thừa giả ngã.
Bậc Tam thừa, hiểu rõ tất cả pháp năm ấm, hư dối, dả tạm, không thật, nên không có ngã. Đó là giả ngã của Tam thừa.
Bốn, Pháp thân chân ngã.
Pháp thân của Phật, rộng tựa hư không, bao trùm tất cả, nên trong ấy không có ngã, không có pháp, thấu hiểu tám tự tại ngã, đó là pháp thân chân ngã.
(tám tự tại ngã là:
1/ thị hiện một thân thành nhiều thân,
2/ thị hiện một thân nhỏ bé như hạt vi trần mà đầy cả đại thiên giới,
3/ thân to lớn mà cử động nhẹ nhàng đi lại,
4/ thị hiện vô lượng thân mà luôn ở một cõi,
5/ các căn hổ dụng,
6/ chứng được tất cả pháp,
7/ nói nghĩa lý của tất cả bài kệ trong vô lượng kiếp,

8/ thân khắp các nơi, dường như hư không). 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 I_icon13Thu 17 Dec 2015, 11:29

Tam Tạng Pháp Số 321
 
TỨ ĐẠI
四大 (Viên giác kinh)
 
Bốn đại là thân con người thâu nhận đất, nước, gió, lửa bên ngoài làm thành bốn đại trong thân. Vì đối với bốn trần sắc, hương, vị, xúc nên mới gọi là bốn đại.
Một, Địa đại.
Tánh của đất là cứng và ngăn trở. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân… gọi là địa đại.
Nếu không nhờ nước thì không hoà hợp được.
Kinh nói: Tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, cốt… đều trở về với đất.
Hai, Thuỷ đại.
Tánh của nước là thấm, ướt. Đờm, nước mắt, nước mũi, nước miếng… gọi là thuỷ đại. Nếu không nhờ đất, thì liền trôi mất. Kinh nói: Đờm, nước mắt, nước mũi, mủ, máu, nước miếng, nước dãi, đều trở về với nước.
Ba, Hoả đại.
Tánh của lửa là khô, nóng. Hơi nóng trong thân gọi là hoả đại.
Nếu không nhờ gió thì không tăng trưởng được. Kinh nói: Hơi nóng trở về với lửa.
Bốn, Phong đại.
Tánh của gió là chuyển động. Hơi thở ra, vào và thân chuyển động, gọi là đại phong. Những động tác thân này đều do gió chuyển động. Kinh nói:
Chuyển động trở về với gió.
 
TỨ VI
(Kim quang minh kinh văn cú ký)
 
Tứ vi là sắc, hương, vị, xúc.
Do đối với tứ đại mà gọi là tứ vi; lại nói tứ đại đều do tứ vi làm thành, Đại trí độ luận nói:
Vì đất có sắc, hương, vị, xúc, tự nó không tác động được.
Nước ít hương, tác động hơn đất.
Lửa ít hương, vị, thế của nó hơn nước.
Gió ít sắc, hương, vị tác động hơn lửa.
Một, Sắc vi.
Sắc là những gì mà mắt thấy, nó rất là nhỏ nhiệm, nên gọi là sắc vi.
Hai, Hương vi.
Hương là những gì mà mũi ngưỡi, nó rất nhỏ nhiệm, nên gọi là hương vi.
Ba, Vị vi.
Vị là những gì mà lưỡi nếm, nó rất nhỏ nhiệm, nên gọi là vị vi.
Bốn, Xúc vi.
Xúc là những gì mà thân đụng chạm đến, nó rất nhỏ nhiệm, nên gọi là xúc vi.
 
TỨ CẦU
四求 (Pháp tập kinh)
 
Một, Dục ái. Khởi lòng tham ái năm trần ở cõi dục, vì tham ái, tìm kiếm không thôi. Đó gọi là dục ái.
Hai, Sắc ái.
Ở trong thiền định cõi sắc mà khởi tâm tham ái, vì tham ái, tìm kiếm không thôi. Đó gọi là sắc ái.
Ba, Vô sắc ái.
Ở trong thiền định cõi vô sắc mà khởi tâm tham ái, vì tham ái, tìm kiếm không thôi. Đó gọi là vô sắc ái.
Bốn, Vô hữu ái. Vô hữu tức là không.
Đối pháp chân không Niết bàn mà khởi tâm tham ái, vì tham ái, tìm kiếm 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 I_icon13Thu 17 Dec 2015, 11:35

Tam Tạng Pháp Số 322
 
TỨ CẦU BẤT ĐẮC
四求不得 (Đại thừa trang nghiêm kinh luận)
 
Cầu là tìm kiếm. Luận nói: Bồ tát có bốn cách tìm kiếm các pháp, đều không thể được. Bất khả đắc tức là không, nên gọi là cầu không thể được.
Một, Danh cầu bất khả đắc.
Danh tức là giả danh (danh không thực có) Nếu có vật ấy thì phải có tên ấy.
Lấy điều này để suy ra. Vật là chủ, tên là khách.
Tên đã là khách thì đó là giả danh. Tìm kiếm ý nghĩa chân thực, trọn không thể được.
Luận nói: Tìm tên ở vật thì tên đó là khách, cho nên nói tên tìm không có được.
Hai, Vật cầu bất khả đắc. Vật tức là sự vật.
Tuy có vật mà nếu không có tên của nó thì vật không tự biểu hiện ra được.
Lấy điều này suy ra thì tên cũng là chủ, vật cũng là khách.
Vật đã là khách thì cũng thành hư dối, vay mượn.
Luận nói: suy vật từ trên thì vật là khách, nên nói tìm vật không thể được.
Ba, Tự tánh cầu bất khả đắc.
Tên và vật, mỗi cái đều có tánh riêng. Nếu tìm tự tánh của tên và tự tánh của vật, thì chỉ là tên hư dối, vay mượn, đều không có nghĩa đích thực.
Luận nói: Tìm tự tánh của tên và tự tánh của vật, phải biết đều là hư dối, nên nói tự tánh không thể tìm được.
Bốn, Sai biệt cầu bất khả đắc.
Tên và vật, mỗi thứ đều có tướng khác nhau.
Tìm kiếm hoàn toàn không giống nhau, chung quy đều không và không thể được. Luận nói:
Tìm tên khác nhau và vật khác nhau, phải biết đều không, đều không thể được, nên nói khác nhau tìm không thể được.
 
TỨ BẤT KÝ PHỤ
四不寄附 (Ưu bà tắc giới kinh)
 
Kinh nói: Phật nói người thiện nam, thọ giới ưu bà tắc, trước học những việc ở đời đã được thông thạo rồi, mong cầu tài sản đúng như pháp. Nếu đã được của cải, tài sản, nên cung phụng, giúp đỡ cha mẹ, vợ con, dòng họ, phần còn lại để dành cho mình xử dụng, không nên gởi vào bốn chỗ.
(Tiếng Phạn là Ưu bà tắc, tiếng Hoa là Thanh tịnh sĩ).
Một, Lão nhân.
Người già, ngày chết gần kề, nếu có tiền của, không nên gởi cho người ấy.
Hai, Viễn xứ.
Nơi cách trở đường sá xa xôi, khi cần dùng gấp, không thể có kịp, nếu có tiền của, không nên gởi nơi ấy.
Ba, Ác nhân.
Người bất thiện, bẩm tánh hung ác, nếu thấy tiền của, sợ rằng sanh tâm chiếm lấy, vì vậy không nên gởi ở những người ấy.
Bốn, Đại lực.
Những kẻ cường hào, dựa vào thế lực, uy quyền, nếu thấy tiền của, sợ sanh lòng tham lam chiếm lấy, không nên gởi ở những người ấy.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 I_icon13Thu 17 Dec 2015, 11:39

Tam Tạng Pháp Số 323
 
TỨ BẤT KIẾN
四不見 (Viên giác kinh sao)
 
Một, Ngư bất kiến thuỷ.
Cá lấy nước làm hang, làm nhà, đi lại trong nước, không có gì cản ngăn, nên gọi là cá không thấy nước.
Hai, Nhân bất kiến phong.
Gió phát ra từ hàng vạn hang hốc, chỉ nghe được âm thanh của nó, mà không thể thấy hình tướng của nó, nên gọi là người không thấy gió.
Ba, Mê bất kiến tánh.
Tánh giác tri sáng suốt ai ai cũng có đầy đủ, chỉ vì phiền não, vô minh ngăn che, mê mờ không tỏ rõ được, nên gọi là mê bất kiến tánh.
Bốn, Ngộ bất kiến không.
Người tu hành đã giác ngộ được tánh thể mầu nhiệm, xưa nay vắng lặng (không tịch) nhưng mà tánh không này cũng không thể được, nên gọi là ngộ bất kiến không.
 
TỨ BẤT THÀNH
四不成 (Nhân minh nhập chánh lý luận)
 
Một, Lưỡng câu bất thành. Âm thinh là vô thường, mắt không thể thấy được.
Nếu nói mắt thấy được âm thinh thì âm thinh và mắt không cùng thành (tựu) được. Đó gọi là cả hai không thành.
Hai, Tuỳ nhất bất thành.
Tánh của âm thanh là bị động, dùng âm thinh biểu thị lý luận, âm thinh là pháp có thật.
Nếu không sử dụng danh từ, câu văn v.v… phối hợp lại, thì không thể luận bàn.
Đó gọi là theo một không thành (tựu) được.
Ba, Do dự bất thành.
Ví như khi thấy mây mù,… liền nảy tâm nghi ngờ rằng có phải là lửa hay không phải là lửa, đưa đến không chắc chắn. Đó gọi là do dự không thành.
Bốn, Sở y bất thành.
Hư không có thật là chỗ mọi vật nương tựa. Nếu nói hư không nhất định không có thì vạn vật không nương tựa vào đâu. Đó gọi là sở y bất thành.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 I_icon13Thu 17 Dec 2015, 11:43

Tam Tạng Pháp Số 324
 
TỨ CHỦNG VÔ
四種無 (Niết bàn kinh)
 
Một, Vị hữu danh vô. Phạm chí sai lầm cho rằng Niết bàn vì phiền não ở trong tâm chúng sanh, không thể nói có. Thí như cái bình chưa ra khỏi bùn, gọi là không có cái bình.
Bởi vì ngoại đạo không biết phiền não trong tâm chúng sanh, thực sự có đầy đủ tính chất Niết bàn, nên Phật nói rằng: Niết bàn, không phải trước không có, giống như trong bùn không có cái bình.
Hai, Diệt dĩ danh vô.
Phạm chí sai lầm cho rằng diệt hết phiền não rồi, gọi là Niết bàn. Như vậy Niết bàn là không có.
Ví như cái bình đã bể nát, gọi là không có bình.
Bởi vì ngoại đạo không biết phiền não đã giảm, thì Niết bàn liền hiển lộ, nên Phật nói rằng: Cũng chẳng phải diệt hết rồi thì không có gì, giống như cái bình sau khi bể nát không có cái bình nữa.
Ba, Dị tướng danh vô.
Phạm chí sai lầm cho rằng phiền não và Niết bàn tướng khác nhau, nên trong phiền não không có Niết bàn và trong Niết bàn không có phiền não.
Ví như trong trâu không có ngựa và ngược lại, bởi vì ngoại đạo không biết chuyển phiền não tức là Niết bàn, chuyển Niết bàn tức là phiền não, nên Phật nói rằng:
Tuy trong trâu không có ngựa, nhưng không thể nói trâu cũng không có, tuy trong ngựa không có trâu, nhưng không thể nói ngựa cũng không có.
Như thế, không thể nói, trong phiền não không có Niết bàn, trong Niết bàn không có phiền não.
Bốn, Tất cánh danh vô.
Phạm chí sai lầm cho rằng Niết bàn cuối cùng không có. Ví như lông rùa sừng thỏ, thực sự không thể có.
Vì người ngoại đạo không biết phẩm chất của Niết bàn, tính của nó thường còn, không thể tiêu mất, nên Phật nói rằng:
Cũng chẳng phải cuối cùng không có, như lông rùa sừng thỏ.
 
TỨ TRI
四知 (Phật thuyết mã ý kinh)
 
Một, Thiên tri.
Người khi khởi lên một niệm, hoặc lành hoặc dữ, thiên thần đều biết.
Hai, Địa tri.
Người khi khởi lên một niệm, hoặc lành hoặc dữ, địa thần đều biết, xem xét ở dưới. Ba, Bàng nhân tri.
Người làm việc lành, việc dữ, giấu nơi kín đáo, mình cho rằng không ai biết, nào hay người kề bên đã biết việc ấy rồi.
Bốn, Tự tri.
Tâm sắp làm việc lành, việc dữ, tuy người chưa biết, mà ý mình đã biết rồi.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 I_icon13Thu 17 Dec 2015, 11:48

Tam Tạng Pháp Số 325
 
NHẤT DANH TỨ THẬT
 一名四寔 (Niết bàn kinh)
 
Một tên gọi là tiên Đà bà. bốn sự thật là nước, muối, đồ dùng, ngựa.
Bốn pháp (sự thật) như thế, có cùng tên gọi này.
Đây là mật ngữ của đại vương. Kinh nói: Ví như đại vương báo quần thần: có quan thông minh tên là Tiên Đà Bà đến, biết rõ tên ấy.
Nếu tâm vua muốn dùng nước, đòi tiên Đà bà, ông này biết ý vua, đem nước đến dâng cho vua.
Đòi ba vật sau cũng gọi tiên Đà bà và ông này đem ba vật đúng theo ý vua.
Dùng ví dụ này nói về mật ngữ của Phật, sâu xa khó hiểu về các kinh Đại thừa cũng tương tự như thế.
Nếu nói về bốn vô thường, Bồ tát Đại thừa, phải giỏi nhận rõ. Đây là Phật vì tất cả chúng sanh nói các tướng: Vô thường, khổ, không, vô ngã, khiến cho chứng được đạo Niết bàn giải thoát.
Một, Thuỷ. Kinh nói: Nếu lúc vua muốn rửa ráy, sai tiên Đà bà, vì quan trí huệ, liền đem nước đến.
Vì nước không có tánh cố định, đựng trong bình hình vuông thì vuông theo, đựng trong thau hình tròn thì tròn theo.
Giống như Phật vì tất cả chúng sanh nói vào Niết bàn, Bồ tát Đại thừa liền nhận ra rằng Phật dựa vào thường mà nói tướng vô thường, để khiến cho chúng sanh tu tập, nhớ đến vô thường.
Hai, Diêm. Kinh nói:
Nếu khi vua muốn ăn, đòi tiên Đà bà, ông quan này liền dâng muối lên vua.
Vị của muối là mặn (khổ).
Giống như Phật vì tất cả chúng sanh mà nói chánh pháp sắp diệt, Bồ tát Đại thừa liền nhận ra đây là Phật vào sự an vui để nói về khổ tướng, muốn cho chúng sanh tu tập và nhớ đến khổ đau.
Ba, Khí. Kinh nói:
Nếu vua ăn xong, muốn dùng nước uống, đòi tiên Đà bà, ông quan này liền dâng lên vua một cái chén mà trong chén trống không.
Giống như Phật nói về không, đó là con đường giải thoát. 
Bồ tát Đại thừa nhận ra đây là Phật nói con đường giải thoát chân chánh, muốn khiến cho chúng sanh tu học, nhớ đến tánh không.
Bốn, Ngã. Kinh nói:
Nếu vua muốn đi chơi, đòi tiên Đà bà, ông quan này liền đem ngựa đến dâng vua. Mà ngựa do người tìm kiếm, không thể tự có.

Giống như Phật nói ta nay bệnh khổ, Bồ tát Đại thừa liền biết đây là Phật nương vào ngã để nói tướng vô ngã, khiến cho chúng sanh tu tập, nhớ đến vô ngã. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 I_icon13Fri 25 Dec 2015, 22:51

Tam Tạng Pháp Số 326
 
TỨ NIỆM CHÂU
四念珠 (Kim cang đỉnh du già niệm châu kinh)

Niệm chuỗi là Phật dạy chúng sanh muốn diệt phiền não, hãy đem xâu chuỗi theo bên mình, chuyên chú niệm danh hiệu Phật.
Vì niệm chuỗi có nhiều có ít, nên công đức cũng có hơn, kém và có bốn bậc không giống nhau. Bồ tát Kim cang tát đoả nói kệ rằng: Niệm chuỗi (tràng hạt) công đức có bốn bậc: thượng phẩm, tối thắng, trung phẩm, hạ phẩm.
108 chuỗi là thượng phẩm 108 chuỗi là tối thắng 54 chuỗi là trung phẩm 27 chuỗi là hạ phẩm Tay cầm tràng hạt, tâm phải hướng về Phật, xa lìa lo toan, tâm chuyên chú.
Để xâu chuỗi trên đầu hay trên mình, hoặc đeo trên cổ hay trên cánh tay.
Nhờ để xâu chuỗi trên đầu mà thanh tịnh được nghiệp ở địa ngục vô gián.
Nhờ đeo tràng hạt trên mà thanh tịnh được bốn tội trọng ( sát, đạo, dâm, vọng). Nhờ đeo tràng hạt ở cánh tay mà tiêu trừ được nhiều tội ác và khiến cho người tu hành đều thanh tịnh.
Một, Nhất thiên bát thập châu vi thượng phẩm.
(1080 chuỗi là thượng phẩm) Số tràng hạt này gọi là thượng phẩm, vì số lượng tràng hạt niệm Phật nhiều.
Nếu tay lần tràng hạt niệm danh hiệu Phật, thì công đức, ích lợi rất là cao tột.
Kinh nói: Hạt châu nếu làm bằng gỗ, mỗi lần lần một hột thì được phước gấp 1000 lần, nếu làm bằng hạt sen thì được phước gấp 10000 lần, nếu làm bằng thuỷ tinh thì được phước gấp ngàn ức lần, nếu làm bằng hạt Bồ đề thì được phước vô lượng (mỗi lần lần một hạt).
Hai, Nhất bách bát châu vi tối thắng.
Số tràng hạt này gọi là tối thắng, vì đứng sau thượng phẩm.
Nếu tay cầm tràng hạt niệm danh hiệu Phật, thì công đức, lợi ích thật là ưu việt. Nếu dùng gỗ, hạt sen, thuỷ tinh, Bồ đề để làm hạt châu, thì phước lần tràng hạt niệm Phật như trên.
Ba, Ngũ thập tứ châu vi trung phẩm.
Lần tràng hạt niệm Phật 54 tràng thì đứng hạng ba, thuộc trung phẩm, và công đức, lợi ích cũng vào bậc trung.
Bốn, Nhị thập thất châu vi hạ phẩm.
Lần tràng hạt niệm Phật thì được công đức lợi ích vào bậc hạ.
Đây là căn cứ số lượng để chia cấp bậc, nhưng nếu chuyên tâm trì niệm thì công đức bình đẳng không hề khác nhau.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 33 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 33 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 18 ... 32, 33, 34 ... 36 ... 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-