Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 08 Dec 2015, 11:34 | |
| Tam Tạng Pháp Số 256 TỨ VÔ SỞ UÝ 四無所畏 (Đại trí độ luận) Vô sở uý có hai thứ: 1) Phật vô sở uý; 2) Bồ tát vô sở uý. Nay nói đến bốn vô sở uý đều nói đến Bồ tát. Vì Bồ tát đầy đủ trí huệ, sáng suốt quyết định, ở trong chúng sanh nói pháp, không hề sợ hãi, nên gọi là vô sở uý. Một, Năng trì vô sở uý. Năng trì: Bồ tát nghe tất cả pháp thường hay thọ trì, nhớ hoài không quên, nên ở trong chúng sanh thuyết pháp đều không sợ hãi. Hai, Tri căn vô sở uý. Tri căn: Bồ tát biết chúng sanh có căn tánh nhanh nhẹn hay chậm chạp, tuỳ trình độ thích hợp mà nói pháp, ở trong chúng nói pháp, đều không sợ hãi. Ba, Quyết nghi vô sở uý. Quyết nghi là giải thích tất cả nghi ngờ vấn nạn của chúng sanh, ở trong chúng nói pháp, đều không sợ hãi. Bốn, Đáp báo vô sở uý. Đáp báo: dùng ngôn từ trả lời những câu hỏi. Tất cả chúng sanh nghe pháp có những vấn nạn, Bồ tát đều trả lời đúng pháp và thoả đáng, ở trong chúng nói pháp, đều không sợ hãi. TỨ SỰ THẮNG 四事勝 (Địa trì kinh) Một, Căn thắng. Căn tánh của Bồ tát thông minh, lanh lợi hơn tất cả Thinh văn, Duyên giác. Đó gọi là căn thắng. Hai, Đạo thắng. Bồ tát dùng tâm từ bi tu hành lục độ, tự độ đã xong lại hay độ thoát tất cả chúng sanh, hơn cả Thinh văn, Duyên giác chỉ biết tự độ, không thể độ tha. Đó gọi là đạo thắng. Ba, Xảo tiện thắng. Bồ tát dùng phương tiện khéo léo, nên hiểu rõ tất cả pháp, hơn cả Thinh văn, Duyên giác chỉ hiểu rõ các pháp ngũ ấm. Đó là xảo tiện thắng. Bốn, Quả thắng. Bồ tát tu nhân đầy đủ thì chứng được quả Phật giác ngộ, hơn cả quả của Thinh văn, Duyên giác chứng được. Đó gọi là quả thắng. BỒ TÁT HẠNH HỮU TỨ NAN 菩薩行有四難 (Hoa nghiêm kinh sớ) Một, Bối kỷ lợi thế nan. Tu Bồ tát hạnh thì tâm chỉ vì lợi ích tất cả chúng sanh, không một tơ hào nghĩ nhớ đến bản thân. Không phải như người đời chỉ mong cầu lợi ích cho riêng mình, không thể đem lại lợi ích cho người khác. Đó là quên mình lợi người là khó. Hai, Hành tướng duy khổ nan. Tu Bồ tát hạnh, không thích những dục lạc ở thế gian và chỉ yêu mến thân mình mà chỉ vì lợi ích cho chúng sanh để viên mãn bổn nguyện tu hành khổ hạnh. Đó là hành tướng duy khổ nan. Ba, Xứ kinh chư khổ nan Tu Bồ tát hạnh, tâm chỉ nghĩ vì lợi ích chúng sanh, các nơi khổ đau đều từng trải, thị hiện giáng sanh nơi ấy, chịu khổ thay thế cho chúng sanh. Đó là xứ kinh chư khổ nan. Bốn, Thời kiếp vô lượng nan. Kiếp là tiếng Phạn, gọi đủ là kiếp ba; tiếng Hoa là phân biệt thời tiết. Tiếng Hoa, tiếng Phạn hợp gọi là thời kiếp. Tu Bồ tát hạnh thì chỉ cầu Phật quả vô thượng và tu hạnh lợi tha, trải qua kiếp số không thể hạn lượng. Đó gọi là thời kiếp vô lượng nan. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 08 Dec 2015, 11:58 | |
| Tam Tạng Pháp Số 257 ĐẠI THỪA TỨ QUẢ 大乘四果 (Đại thừa trang nghiêm kinh luận) Đại thừa là Bồ tát ở trong thông giáo, đối với Thinh văn, Duyên giác của Tiểu thừa, thì gọi là Đại thừa. Tứ quả là quả vị của Thinh văn. Nay Bồ tát, trải qua Thập địa, tu chứng cũng có cấp độ sâu cạn, trước sau khác nhau; nên mượn bốn quả của Tiểu thừa để phân biệt. Vì vậy gọi là Đại thừa tứ quả. Một, Sơ địa sanh Như lai gia là Tu đà hoàn quả. Tiếng Phạn là Tu đà hoàn, tiếng Hoa là Nhập lưu, hay Dự lưu. Bồ tát mới vào càn huệ địa, dứt hoặc (mê lầm), chứng lý, tức là chứng được điều Phật đã chứng; nên gọi là sơ quả Thinh văn để phân chia, nên gọi là quả Tu đà hoàn. Hai, Bát địa đắc thọ ký là Tư đà hàm quả. Tiếng Phạn là Tư đà hàm, tiếng Hoa là Nhất lai. Bồ tát ở trong Phật địa thứ tám Bích Chi, chờ Phật thọ ký làm Phật. Vì mượn quả thứ hai Thinh văn để phân chia, nên gọi là Tư đà hàm quả. (Tiếng Phạn là Bích chi, nói đủ là Bích chi ca la, tiếng Hoa là Duyên giác). Ba, Thập địa đắc thọ chức là A na hàm quả. Tiếng Phạn là A na hàm, tiếng Hoa là Bất Lai. Bồ tát ở trong Phật địa thứ tám để được nhận chức Như lai, giống như vị Đẳng giác của Biệt giáo và Viên giáo. Vì mượn quả thứ ba của Thinh văn để phân biệt, nên gọi là quả A na hàm. Bốn, Phật địa là A la hán quả. Tiếng Phạn là A la hán, tiếng Hoa là vô học, còn gọi là vô sanh. Phật địa là quả vị Phật trong Thông giáo. Bồ tát đã dứt hết kiến hoặc, tư hoặc, tập khí nên được thành Phật. Vì mượn quả thứ bốn của Thinh văn để phân biệt, nên gọi là quả A la hán. TỨ CHỦNG THINH VĂN 四種聲聞 (Pháp hoa văn cú) Một, Quyết định Thinh văn. Các vị này tu tập pháp Tiểu thừa từ lâu, nên nay nghe giáo pháp Tiểu thừa thì chứng quả. Sau khi chứng quả Tiểu thừa, lại không cầu pháp Đại thừa. Đó gọi là quyết định Thinh văn. Hai, Thối Bồ đề Thinh văn. Các vị Thinh văn này vốn là Bồ tát, phát tâm Bồ đề, nhiều kiếp tu tập, bổng vì chán ghét sanh tử, thối thất đại tâm nên chứng quả nhỏ. Đó gọi là thối thất Bồ đề Thinh văn. Ba, Ứng hoá Thinh văn.
Ứng là ứng hiện. Hoá là biến hoá. Các vị Thinh văn này vốn là Phật và Bồ tát. Hạnh chân thật dấu kín bên trong, thân Thinh văn hiện ra ngoài để hướng dẫn hai hạng Thinh văn ở trên trở về Đại thừa và giáo hoá chúng sanh đi vào Phật đạo. Đó gọi là ứng hoá Thinh văn. Bốn, Tăng thượng mạn Thinh văn. Tự cho mình được pháp lớn mà khinh mạn đối với người khác, loại Thinh văn này chán ghét sanh tử nhưng ưa thích Niết bàn; nhờ tu giới, định, huệ đã chứng được chút đỉnh lại cho là chứng quả. Đây là chưa được mà gọi là được; chưa chứng mà gọi là chứng. Đó gọi là tăng thượng mạn Thinh văn. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 08 Dec 2015, 12:00 | |
| Tam Tạng Pháp Số 258 THINH VĂN TỨ QUẢ 聲聞四果 (Kim cang kinh sớ) Một, Tu đà hoàn quả. Tiếng Phạn là Tu đà hoàn, tiếng Hoa là nhập lưu hay dự lưu, tức là sơ quả. Người chứng quả này dứt hết kiến hoặc trong tam giới, đã được dự vào dòng thánh, nên gọi là nhập lưu. Hai, Tư đà hàm quả. Tiếng Phạn là Tư đà hàm, tiếng Hoa là nhất lai, tức quả thứ hai. Người chứng quả này, đối với chín phẩm tư hoặc trong cõi dục, đã dứt hết sáu phẩm trước, còn ba phẩm sau, nên phải trở lại cõi dục thọ sanh một lần nữa, nên gọi là nhất lai. (Tư hoặc là năm căn đối với năm trần tâm khởi lên ham muốn, mê mờ không hiểu rõ). Ba, A na hàm quả. Tiếng Phạn là A na hàm, tiếng Hoa là bất lai, tức quả thứ ba. Người chứng quả này đã dứt hết ba phẩm tư hoặc sau, nên không trở lại cõi dục thọ sanh, nên gọi là Bất lai. Bốn, A la hán quả Tiếng Phạn là A la hán, tiếng Hoa là vô học, tức quả thứ tư. Người chứng quả này dứt hết tư hoặc cõi sắc và cõi vô sắc, bốn trí đã đầy đủ, đã ra khỏi ba cõi, đã chứng Niết bàn, không còn pháp gì phải học, nên gọi là vô học. (Tứ trí là ngã sanh dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu) TỨ HƯỚNG 四向 (Thành thật luận và Pháp hoa huyền nghĩa) Một, Tu đà hoàn hướng. Bậc tu tập này sắp sửa chứng quả Tu đà hoàn, vì chưa chánh thức, nên không gọi quả mà gọi hướng. Nghĩa là người này từ đây hướng đến sơ quả. Hai, Tư đà hàm hướng. Người này sắp vào quả vị Tư đà hàm. Vì chưa chánh thức, nên không gọi là quả mà gọi hướng. Ba, A na hàm hướng. Người này sắp vào quả vị A na hàm.
Bốn, A la hán hướng. Người này sắp vào quả vị A la hán. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 08 Dec 2015, 12:02 | |
| Tam Tạng Pháp Số 259 A LA HÁN TỨ TRÍ 呵羅漢四智 (Niết bàn kinh) Một, Ngã sanh dĩ tận. A la hán dứt hết kiến hoặc, tư hoặc, nên không bị sanh tử trong tam giới, nên gọi là ta không còn sanh tử trong tam giới. (Kiến hoặc là khi ý thức đối với pháp trần khởi lên các phân biệt gọi là kiến hoặc. Tư hoặc là khi năm thức còn lại đối với năm trần còn lại sanh ham muốn, yêu mến gọi là tư hoặc). Hai, Phạm hạnh dĩ lập A la hán do tu giới, định, huệ đã hoàn tất, chứng được quả này, nên gọi là tịnh hạnh đã lập. Ba, Sở tác dĩ biện A la hán vốn mong xa lìa tam giới, tu tập các tịnh hạnh, sanh tử đã hết, tịnh hạnh đã thành tựu, nên gọi là những gì phải làm đã làm xong. Bốn, Bất thọ hậu hữu. A la hán sanh tử, hoặc nghiệp đã hết, không sanh lại thân sau, nên gọi là không bị sanh lại thân sau. TỨ CHỦNG BIẾN DỊCH 四種變易 (Thành duy thức luận) Biến dịch là nhân đổi, quả dời gọi là biến dịch. Tu một phần nhân, cảm một phần quả. Đây là từ trong một loại biến dịch sanh tử, về sau mở ra ba loại nữa. Một, Biến dịch sanh tử. Bồ tát dùng trí vô lậu dứt trừ thô hoặc của mình, nên cảm được quả dị thục vi tế thù thắng. Vì nhân dời, quả đổi mà thành sanh tử, nên gọi là biến dịch sanh tử. (Thô hoặc tức là trần sa hoặc) Hai, Bất tư nghì thân. Bồ tát dùng định lực vô lậu và nguyện lực, thị hiện thân thể và diệu dụng khó lường, nên gọi là thân không thể nghĩ bàn. Ba, Ý thành thân. Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát dùng vô lậu định, trong mười phương thế giới, tuỳ theo ý nguyện của mình mà hiện ra thân mạng, nên gọi là ý thành thân. Bốn, Biến hoá thân. Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát dùng định lực vô lậu, trong mười phương thế giới, biến hiện ra thân mình, nên gọi là biến hoá thân. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 08 Dec 2015, 12:05 | |
| Tam Tạng Pháp Số 260 TỨ GIA HẠNH cũng gọi là Tứ thiện căn 四加行 (Tích huyền ký) Bốn điều này cũng gọi là tứ thiện căn, thường gọi là gia hạnh, là người tu hành muốn cầu kiến đạo, đổi phàm thành thánh, bèn khởi lên bốn tâm noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất, tu quán Tứ đế, dùng định nuôi huệ, gia công dụng hạnh; nên gọi là tứ gia hạnh. (Kiến đạo tức là sơ quả Tu đà hoàn). Một, Noãn gia hạnh Noãn là từ dụ mà có tên. Ví như người dùng gỗ để dùi lấy lửa. Lửa tuy chưa xuất hiện, nhưng trước đã có tướng nóng. Ví như trong vị gia hạnh này, dùng lửa trí huệ đốt củi phiền não. Tuy chưa được trí vô lậu mà đã được tướng lửa trí trước, nên gọi là noãn gia hạnh. Hai, Đỉnh gia hạnh Đỉnh là quán hạnh truyền ánh sáng, như lên đỉnh núi chăm chú nhìn về phương tây ắt phải sáng tỏ, nên gọi là đỉnh gia hạnh. (Chăm chú nhìn về hướng tây là quán Tứ đế). Ba, Nhẫn gia hạnh Nhẫn có hai nghĩa: 1) ấn khả nghĩa là ở trong ngôi vị này thì có thể hiểu và thực hành lý của Tứ đế: Khổ đúng thật là khổ, cho đến đạo đế đúng thật là con đường, 2) quyết định nghĩa là thiện căn này quyết định không thối lui; nên gọi là nhẫn gia hạnh. Bốn, Thế đệ nhất gia hạnh. Ở trong ngôi vị này, quán sát lý Tứ đế, tuy chưa có thể chứng được, nhưng đối với thế gian là hơn hết, nên gọi là thế đệ nhất gia hạnh. DIỆT TẬN ĐỊNH DỮ VÔ TƯỞNG ĐỊNH TỨ NGHĨA BẤT ĐỒNG 滅盡定與無想定四義不同 (Tông cảnh lục) Diệt tận định là diệt thọ, tưởng tâm, hơi thở ra vào ngừng bặt. Chứng được định này thì có thể dứt phiền não kiến, tư và chứng được thánh quả. Vô tưởng định là khi ở trong định, tâm tưởng không khởi lên, giống như cá trong hang, côn trùng ẩn vào trong đất, không thể dứt hết hoặc (phiền não), chứng được quả thánh. Vì vậy hai định này có bốn loại mà ý nghĩa hơn, kém khác nhau. Một, Ước đắc nhân dị. Bậc A la hán do tâm thọ, tưởng hết rồi, mà chứng được định diệt tận. Ngoại đạo, phàm phu lầm rằng vô tướng cho là đạt đạo (chứng đạo) và chứng được định diệt tận. Hai định này có định thế gian và định xuất thế gian không giống nhau; nên gọi là người được định này khác nhau. (Thọ, tưởng. Thọ là lảnh thọ. Tưởng là tưởng tượng, tức là hai thành phần trong năm ấm). Hai, Kỳ nguyện dị Người vào diệt tận định thì ngưng tất cả niệm tưởng, dứt trừ tâm tham ái, chỉ mong cầu kết quả xuất thế. Người vào vô tưởng định thì suy tính sai lầm rằng tâm không toan tính suy lường là tâm giải thoát, chỉ mong cầu kết quả vui sướng ở thế gian, nên gọi là mong cầu khác nhau. Ba, Cảm quả bất cảm quả dị. Vô tưởng định là nghiệp hữu lậu, có thể cảm được quả báo ở cõi trời vô tưởng. Diệt tận định là nghiệp vô lậu, không cảm quả báo ở tam giới, sanh tử, nên gọi là quả báo tương ứng khác nhau. Bốn, Diệt thức đa thiểu. Diệt tận định đã diệt thức thứ sáu và diệt phần nhiễm của thức thứ bảy. Vô tưởng định chỉ diệt kiến phần phân biệt của thức thứ sáu, còn các tà kiến thì chưa thể dứt hết, nên gọi là diệt thức nhiều, ít khác nhau (nhiễm phần của thức thứ bảy là ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái. Thức thứ bảy còn gọi là truyền tống thức, chấp ngã thức). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 09 Dec 2015, 19:33 | |
| Tam Tạng Pháp Số 261 TỨ CHỦNG SA MÔN 四種沙門 (Du già sư địa luận) Tiếng Phạn là Sa môn, tiếng Hoa là Cần tức, nghĩa là siêng làm các việc lành, ngăn ngừa các việc ác. Một, Thắng đạo Sa môn. Theo Phật xuất gia, diệt được các phiền não tham, sân, si chứng được đạo mầu. Đó gọi là thắng đạo Sa môn. Hai, Thuyết đạo Sa môn. Đã điều phục các phiền não tham, sân, si mà còn tuyên thuyết chánh pháp, khiến cho chúng sanh đi vào Phật đạo. Đó gọi là thuyết đạo Sa môn. Ba, Hoại đạo Sa môn. Phá phạm các giới cấm, làm các điều ác, chẳng phải tịnh hạnh mà cho là tịnh hạnh. Đó là hoại đạo Sa môn. Bốn, Hoạt đạo Sa môn. Có thể điều phục các phiền não tham, sân, si, siêng tu hạnh lành, được các pháp lành, có khả năng sanh trưởng trí huệ trong một thời kỳ thọ mạng. Đó là hoạt đạo Sa môn. TỨ CHỦNG TĂNG 四種僧 (Thập luân kinh) Một, Thắng nghĩa tăng. Chư Phật Thế Tôn, và chúng Bồ tát, Thinh văn, Duyên giác có đức độ rất cao quý. Đối với tất cả pháp thông hiểu vô ngại và được tự tại. Đó là thắng nghĩa tăng. Hai, Thế tục tăng. Cắt bỏ tóc râu, mặc áo cà sa thành người xuất gia đầy đủ oai nghi, giữ gìn giới cấm của Phật. Đó là thế tục tăng. Ba, Á dương tăng. Ngu si, đần độn, không thể biết rõ phạm hay không phạm các tội căn bản (sát, đạo, dâm, vọng) cho đến những tội nhỏ nhặt, không thể phát lồ sám hối. Đó là á dương tăng. Bốn, Vô tàm quý tăng. Nếu có người theo Phật xuất gia, đã xuất gia rồi, giới cấm của Phật đã được thọ trì đều sai phạm hết, không biết xấu hổ, không sợ quả khổ đời sau. Đó là vô tàm quý tăng. TỨ CHỦNG THIÊN 四種天 (Đại trí độ luận). Một, Thế gian thiên. Vua chúa ở đời, tuy ở trần gian, mà hưởng thọ phước trời. Đó gọi là thế gian thiên. Hai, Sanh thiên. Các trời trong tam giới, nhờ phước tu năm giới, thập thiện và tập thiền định, được sanh lên cõi trời. Đó gọi là sanh thiên. Ba, Tịnh thiên. Hàng Nhị thừa nhờ tu không quán, dứt hết kiến hoặc và tư hoặc. Đó là tịnh thiên. Bốn, Nghĩa thiên. Bồ tát ở ngôi vị Thập trụ, hiểu rõ nghĩa lý của các pháp. Đó là nghĩa thiên. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 09 Dec 2015, 19:42 | |
| Tam Tạng Pháp Số 262
TỨ THIỀN BIẾN HÓA 四禪變化 (Đại trí độ luận) Biến tức chuyển biến. Hoá tức ảo hoá. Chư thiên ở Tứ thiền này, ở trong cảnh ngũ dục vượt trội và tất cả đều lần lượt biến hoá vô cùng. Một, Sơ thiền thiên nhị biến hoá. 1) Có thể biến hoá ở trong sơ thiền thiên, 2) Có thể biến hoá ở dục giới. Hai, Đệ nhị thiền thiên tam biến hoá. 1) Có thể biến hoá ở trong nhị thiền thiên, 2) Có thể biến hoá ở trong sơ thiền thiên, 3) Có thể biến hoá ở dục giới. Ba, Đệ tam thiền thiên tứ biến hoá. 1) Có thể biến hoá ở tam thiền thiên, 2) Có thể biến hoá ở nhị thiền thiên, 3) Có thể biến hoá ở sơ thiền thiên, 4) có thể biến hoá ở dục giới. Bốn, Đệ tứ thiền thiên ngũ biến hoá. Tương tự như trên từ đệ tứ thiền thiên đến dục giới. TỨ THIÊN HOA PHẠM 四天華梵 (Pháp hoa văn cú) Tứ thiên tức là tứ thiên vương đều là ngoại thần của Đế thích, còn gọi là người giúp đời vì hay giúp đỡ cho thế gian. (Tiếng Phạn là Thích đề hoàn nhân, tiếng Hoa là Năng thiên chủ. Gọi Đế thích là cách gọi gồm cả tiếng Phạn và tiếng Hoa). Một, Đề đầu lại sá thiên vương. Tiếng Phạn là Đề đầu lại sá, cũng gọi là Đề đa la sá, tiếng Hoa là Trì quốc. Nghĩa là có thể giữ gìn tổ quốc, cũng gọi là an dân, nghĩa là làm cho nhân dân được an vui, ở núi Hoàng Kim phía đông núi Tu di. Hai, Tì lưu lặc xoa thiên vương. Tiếng Phạn là Tì lưu lặc xoa, còn nói là Tì lưu ly, tiếng Hoa là Tăng trưởng, nghĩa là hay làm cho mình và người đều tăng trưởng căn lành, ở núi Lưu ly phía nam núi Tu di. (Tiếng Phạn là lưu ly, tiếng Hoa là Thanh sắc bảo). Ba, Tì lưu bát xoa thiên vương. Tiếng Phạn là Tì lưu bát xoa, tiếng Hoa là Quảng mục và mắt to hơn mắt người thường, ở núi Bạch ngân, phía tây núi Tu di. Bốn, Tì Sa môn thiên vương. Tiếng Phạn là Tì Sa môn, tiếng Hoa là Đa văn, vì nổi tiếng về phước đức nên khắp nơi đều nghe đến, ở núi Thuỷ tinh, phía bắc núi Tu di. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 09 Dec 2015, 19:45 | |
| Tam Tạng Pháp Số 263 ĐẾ THÍCH TỨ UYỂN 帝釋四苑 (A tì đạt ma đại tỳ bà sa luận) Trên đỉnh núi Tu di là nơi chư thiên ở, có toà thành tên Thiện hiện là kinh đô của Đế thích. Thành có 1000 cửa, trưng bày trang nghiêm, bên trong có điện Thù thắng, châu báu nhiều vô kể. Thành này có bốn góc có bốn đài quan sát, do kim, ngân và các thứ châu ngọc làm nên, thật đáng yêu thích. Ngoài thành có bốn mặt. Mỗi mặt có một cái vườn hình vuông. chính giữa mỗi vườn đều có ao Như ý đầy tràn nước bát công đức. Đó là nơi chư thiên vui chơi. (Nước bát công đức: trừng thanh, trong mát, ngon ngọt, nhẹ nhàng mềm mại, thấm nhuần, an hoà, uống vào trừ được đói khát v.v…, uống vào thiện căn được nuôi lớn). Một, Chúng xa uyển. Đế thích và chư thiên, nếu muốn đi du ngoạn, tuỳ phước đức của mỗi vị, vô số xe làm bằng châu báu, ở trong vườn tự nhiên xuất hiện. Hai, Thô ác uyển. Đế thích và chư thiên, nếu muốn đánh nhau, tuỳ theo yêu cầu mà giáp, trượng, binh khí, ở trong vườn tự nhiên xuất hiện. Ba, Tạp lâm uyển. Đế thích và chư thiên nếu muốn dạo chơi trong vườn này, với các cảnh đẹp vô ngần, ở mọi nơi đều như nhau và tâm sanh vui sướng thanh thoát. Bốn, Hỷ lâm uyển. Đế thích và chư thiên nếu dạo chơi vườn này, vô số dục trần đều tuyệt diệu, có khắp mọi nơi, vui vẻ không cùng, không bao giờ chán. TỨ LUÂN VƯƠNG 四輪王 (Trường A hàm kinh) Bốn luân vương này, theo kinh Trường A hàm, chỉ nói kim luân vương và có kim luân quí báu xuất hiện. Nếu căn cứ Câu xá luận, thì tứ vương mỗi vị có một bánh xe (luân) xuất hiện. Một, Thiết luân vương. Đại trí độ luận cho rằng mạng sống của con người trải qua một lần tăng một lần giảm là tiểu kiếp. Nghĩa là khi thọ mạng của con người đến 84000 tuổi, trải qua 100 năm giảm đi một tuổi. Giảm như thế cho đến mười tuổi thì ngưng. Lại trải qua 100 năm, tăng lên một tuổi. Tăng như thế cho đến 2000 tuổi, thì có Thiết luân vương xuất hiện, cai quản châu Nam diêm phù đề. Các nước có sự bất hoà khó dạy bảo, vương hiện ra trận mạc oai nghiêm, làm cho chúng hàng phục. Sau đó mới dạy bảo nhân dân các nước ấy tu thập thiện đạo. Đó gọi là Thiết luân vương. (Tiếng Phạn là Diêm phù đề, tiếng Hoa là Thắng kim châu). Hai, Đồng luân vương. Lúc thọ mạng con người đến 4000 tuổi có Đồng luân vương xuất hiện, cai quản hai châu Phất vu đãi ở phía đông và hai châu Nam diêm phù đề, Cù la ni ở phía Tây. Các nước này có điều bất hoà, khó dạy bảo, Vương đến dàn trận, ra oai ban bố đức độ, làm cho nó thuận thảo trở về, khi ấy mới dạy dỗ nhân dân trong nước tu thập thiện đạo. Đó gọi là Đồng luân vương. (Tiếng Phạn là Phất vu đãi, tiếng Hoa là Thắng thân). Ba, Ngân luân vương. Tuổi thọ của người tăng lên 6000 tuổi thì có Ngân luân vương xuất hiện, cai quản nước Phất vu đãi ở phía đông, Nam diêm phù đề, Cù da ni ở phía tây. Các nước có sự bất hoà không chịu dạy dỗ. Vương đến nước đó, nhờ oai nghiêm lớn mạnh, các quan giúp đỡ, nhờ vậy dạy bảo được nhân dân tu tập thập thiện. Đó là Ngân luân vương. (Tiếng Phạn là Cù di ni, tiếng Hoa là ngưu hoá). Bốn, Kim Luân vương. Tuổi thọ của người tăng lên 84000 tuổi có Kim luân vương xuất hiện thống lãnh Bắc Uất đơn việt tất cả là bốn châu, để 15 ngày tắm gội rồi mới lên điện, có bánh xe quí vàng ròng bổng hiện trước mặt. Bánh xe có ngàn căm, ánh sáng màu vàng rạng rỡ. Vương muốn đi phương đông, bánh xe chuyển động đến đó. Vương là tướng của bao nhiêu binh lính đi theo, bánh xe vàng đi trước, còn có bốn thần dẫn đường, bánh xe lăn đến nơi dừng lại thì vương cũng dừng lại. Các phương Nam, tây, bắc tuỳ theo chỗ bánh xe đến, cũng giống như thế. Khuyên bảo nhân dân trong bốn thiên hạ tu tập thập thiện đạo. Đó là Kim luân vương. (Tiếng Phạn là Uất đơn việt, tiếng Hoa là Thắng xứ). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 09 Dec 2015, 19:48 | |
| Tam Tạng Pháp Số 264 LUÂN VƯƠNG TỨ ĐỨC 輪王四德 (Lâu thán kinh) Một, Đại phú Chuyển luân vương có của báu, ruộng nhà, nô tỳ, châu ngọc, voi ngựa rất nhiều. Người ở trần gian không ai bì kịp. Đó là đức thứ nhất. Hai, Đoan chánh xu hảo. Chuyển luân vương đoan chánh đẹp đẽ, không ai sánh bằng. Người ở trần gian, không ai bì kịp. Đó là đức thứ hai. Ba, Vô tật bệnh. Chuyển luân vương an ổn không bệnh hoạn. Người ở trần gian, không ai bì kịp. Đó là đức thứ ba. Bốn, Trường thọ. Chuyển luân vương luôn an ổn sống lâu. Người ở trần gian, không ai bì kịp. Đó là đức thứ tư. TỨ CHÚA 四主 (Pháp uyển châu lâm) Tứ chúa là thế gian lúc không có luân vương ứng hiện thì đất Thiệm bộ châu có bốn ông chúa ở đó. (Thiệm bộ, còn gọi là Diêm phù là tiếng Phạn, tiếng Hoa là Thắng kim). Một, Đông nhân chúa. Nước của ông chúa này phong tục tuỳ lúc thay đổi, nhân nghĩa sáng ngời. Đất nước ấy đông người hoà hợp vui vẻ, nên gọi là nhân chúa. Hai, Nam tượng chúa. Nước tượng chúa, người thì tính nóng nảy, tập luyện những thuật kỳ lạ và có thể thanh lọc tâm hồn và cởi mở, ra khỏi sống chết. Đất này nắng nóng và ẩm thấp thích hợp với voi, nên gọi là tượng chúa. Ba, Tây bảo chúa. Nước Tây bảo chúa, người không có lễ nghĩa, chỉ trọng tiền của, nước ấy gần biển, có nhiều hải sản quí, nên gọi là bảo chúa. Bốn, Bắc mã chúa. Nước Bắc mã, người hung bạo, đoan tâm giết hại. Nước ấy lạnh dữ dội thích hợp với ngựa, nên gọi là mã chúa. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 09 Dec 2015, 19:55 | |
| Tam Tạng Pháp Số 265 TÂY VỰC TỨ TÁNH 西域四姓 (Phiên dịch danh nghĩa) Ở Ấn độ có bốn hạng người, do suy đoán sai lầm rằng ta là từ Phạm thiên sanh ra. Giai cấp Bà la môn cho rằng mình sanh ra từ miệng của Phạm thiên. Giai cấp Sát đế lợi cho rằng mình sanh ra từ rốn của Phạm thiên. Giai cấp Tì xá cho rằng mình sanh ra từ hông của Phạm thiên. Giai cấp Thủ đà cho rằng mình sanh ra từ chân của Phạm thiên. Vì vậy các giai cấp trên cống cao cho mình là số một. Một, Bà la môn. Tiếng Phạn là Bà la môn, tiếng Hoa là Tịnh hạnh. Hoặc ở nhà, hoặc đi tu, đời đời giai cấp này nối tiếp nhau, lấy việc học đạo làm sự nghiệp, tự xưng là con cháu của Phạm Thiên. Giữ đạo, ăn ở trong sạch, sống cuộc đời thanh cao tiết tháo, nên gọi là tịnh hạnh. Hai, Sát đế lợi. Tiếng Phạn là Sát đế lợi, tiếng Hoa là điền chủ, là người có nhiều đất đai nhất trong xã hội, tức là giai cấp vua chúa. Ba, Tì xá. Tiếng Phạn là Tì xá còn gọi là Phệ xá, tức là giai cấp thương mại. Bốn, Thủ đà. Tiếng Phạn là Thủ đà, cũng gọi là Thủ đà la, tức là giai cấp nông dân.
TỨ VƯƠNG SANH BÁT TỬ 四王生八子 (Thích ca phổ) Tứ Vương đều là con của Sư tử giáp vương. Mỗi vị sanh hai đứa con, nên thường gọi chung là tám con. Một, Tịnh phạn vương sanh nhị tử. Người con thứ nhất, tiếng Phạn là Tất đạt đa, tiếng Hoa là Đốn cát, vì khi Thái tử sanh các điềm lành bỗng nhiên xuất hiện, tức là đức Phật Thích ca mâu ni. Người con thứ hai, tiếng Phạn là Nan đà, tiếng Hoa là Thiện hoan hỉ, tên từ khi mới mộ đạo. Hai, Bạch phạn vương sanh nhị tử. Người con thứ nhất, tiếng Phạn là Điều đạt, tiếng Hoa là Thiên nhiệt, vì khi sanh ông thì tâm của trời, người đều sợ sệt bồn chồn. Người con thứ hai, tiếng Phạn là A nan, tiếng Hoa là Hoan hỉ, còn gọi là Khánh hỷ, vì khi sanh ông cả nước đều vui mừng, theo Phật xuất gia, giữ gìn ba tạng giáo điển. Ba, Hộc phạn vương sanh nhị tử. Người con thứ nhất, tiếng Phạn là Ma ha nam, theo Phật xuất gia, tức là người được độ đầu tiên ở vườn nai. Người con thứ hai, tiếng Phạn là A na luật, tiếng Hoa là Vô diệt, còn gọi là Vô bần, theo Phật xuất gia, chứng được thiên nhãn đệ nhất. Bốn, Cam lộ phạn vương sanh nhị tử. Người con thứ nhất, tiếng Phạn là Bà sa.
Người con thứ hai, tiếng Phạn là Bạt đề, tiếng Hoa là Tiểu hiền, theo Phật xuất gia, là người được độ trước hết ở vườn Nai. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 27 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 15 ... 26, 27, 28 ... 33 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |