Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 20 May 2015, 11:31 | |
| Tam Tạng Pháp Số 139 TAM CHỦNG QUÁN PHÁP 三種觀法 (Chỉ quán nghĩa lệ). Là pháp mà người tu xử dụng. Trước là dựa vào sự giúp cho pháp, có hai thứ. Lúc giảng kinh Pháp hoa Trí giả đại sư, tông Thiên thai, vì biết chúng trong pháp hội có người tu quán, tuỳ theo từng việc đều dùng quán pháp đối chiếu, khiến cho họ biết cách tu tập, gọi là thác sự quán (quán sát dựa vào sự việc), hoặc xử lý tất cả pháp tướng khi gặp phải, hay nương tựa vào đó lập thành pháp quán cho họ tu tập, gọi là phụ pháp quán. Sau đó chuyên vê phương pháp tu tập. Lại nói về Ma ha chỉ quán và giảng rõ về phương pháp tu hành của các kinh, gọi là ước hành quán. Vì vậy có ba loại không giống nhau. Một, Thác sự quán pháp (pháp quán nương vào sự). Nương vào các việc ở Vương Xá, núi Kỳ xà quật để lập phép quán, gọi là nương sự mà lập, mượn sự lập thành phép quán, để khai thông tính chấp. Vì vậy gọi là thác sự quán. (Vương xá đẳng sự là biểu trưng đối tượng của pháp quán. Vương thay thế tâm vươngXá tượng trưng ngũ ấm- xá là quán sát ngũ ấm. Tiếng Phạn là Kỳ xà quật, tiếng Hoa là Linh thứu. Nếu biểu trưng thì Linh là tâm vương. Thứu là thọ, tưởng, hành- Sơn là sắc ấm, cũng chỉ cho quán ngũ ấm). Hai, Phụ pháp quán pháp. Nương vào các pháp Tứ đế, tâm hướng vào đó để mà quán, niệm, nên gọi là phụ pháp quán. Ba, Ước hành quán pháp. Chuyên tâm vào phương pháp hành trì mà tu quán, niệm, nên Chỉ quán nghĩa lệ nói: Đối với vạn cảnh mà quán tâm, vạn cảnh tuy khác nhau, nhưng lý nhiệm màu chỉ có một, nên gọi là ước hành quán. TÌ BÀ XÁ NA TAM HÀNH 毘婆舍那三行 (Thâm mật giải thoát kinh). Tiếng Phạn là Tì bà xá na, tiếng Hoa là quán. Nghĩa là dùng trí huệ vắng lặng quán các pháp căn trong, trần ngoài làm cho thành tựu Tam muội, tiến thẳng đến Bồ đề, cho nên có ba cách thực hành. Một, Tướng. Tức là quán cảnh. Lúc tu quán, ở trong tâm quán này, phân biệt hiểu rõ tướng của cảnh giới Tam muội như nước trong gương sáng soi rõ tất cả ảnh tượng. Hai, Tu hành. Đã hiểu rõ tướng pháp quán thì khéo tu tập tất cả hạnh lành, không để cho sai lạc. Ba, Quán. Quán là quán sát. Lúc tu quán, ở trong mọi quán pháp, khéo quán sát tất cả pháp tướng, nhưng không chứng giải thoát tịch tĩnh của Tiểu thừa mà hướng thẳng đến vô thượng Bồ đề. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 20 May 2015, 11:36 | |
| Tam Tạng Pháp Số 140 VI TAM SỰ CỐ TU TÌ BÀ XÁ NA 為三事故修毘婆舍那 (Niết bàn kinh). Tiếng Phạn là Tỳ bà xá na, tiếng Hoa là quán, tức là Trí huệ. Một, Quán sanh tử ác báo. Tu thiền quán thì có thể phá trừ u mê ám chướng, quán sát rõ ràng tướng sanh diệt do nhân duyên mà có, nên các quả báo thiện, ác đều thấu rõ, không khởi lên hoặc nghiệp. Hai, Tăng trưởng thiện căn. Tu thiền quán có thể diệt trừ ác nghiệp ám chướng tham, sân, si, trí huệ của bổn tánh tự nhiên sáng tỏ, nên tất cả căn lành đều tăng trưởng. Ba, Phá chư phiền não. Tu thiền quán hiểu rõ sanh, tử do lỗi lầm mà có, không bị căn, trần quấy nhiểu, nên tất cả phiền não đều có thể phá hết. TAM ĐẾ 三諦 (Pháp hoa huyền nghĩa). Đế là phán xét kỹ lưỡng. Phán xét một cách kỹ lưỡng tất cả pháp là không, Là giả, là trung. Là không tức là chân đế. Là giả tức tục đế. Là trung tức trung đế. ba đế này không lẫn lộn nên theo đúng thứ tự. ba và một không chướng ngại, tức là tam đế viên dung. (Cách lịch là ba đế không lộn xộn, mà theo thứ tự: chân, tục, trung. Đây là tam đế của biệt giáo- Viên dung là nêu lên một thì đủ cả ba, cả ba thì có đủ trong một. Đây là tam để của Viên giáo). Một, Chân đế. Chân tức là chân không, ý nói là tất cả pháp đã hoàn toàn diệt hết. Bởi vì các pháp vốn không, chúng sanh không hiểu, chấp là thật có nên thấy sai lầm. Nếu dùng không quán diệt hết thì chấp trước không còn. Chấp không còn thì có thể xa lìa các tướng. Nếu đã xa lìa các tướng thì lý chân không tự nhiên hiển bày, nên gọi là chân đế. Hai, Tục đế. Tục là thế tục. Đó là cách lập thành tất cả pháp. Các pháp, tuy vốn không, nhưng đối với chúng sanh, không thể hiểu được. Nếu dùng giả quán quán sát thì có thể hiểu rõ đầy đủ tính chất của các pháp một cách rõ ràng, nên gọi là tục đế. Ba, Trung đế. Trung là trung chánh.
Ý nói tất cả pháp quan hệ với nhau. Các pháp xưa nay không xa lìa hai bên, không phải là hai bên, nên dùng trung quán quán sát thì có thể hiểu rõ các pháp, chẳng phải chân, chẳng phải tục, là chân, là tục, thanh tịnh thấu suốt, viên dung vô ngại. Là một mà là ba, là ba mà là một, không thể nghĩ bàn, nên gọi là trung đế. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 20 May 2015, 11:41 | |
| Tam Tạng Pháp Số 141 TAM ĐẾ 三諦 (Nhân vương hộ quốc Bát nhã kinh sớ). Đế là phán xét đúng đắn. Quán sát các pháp thế gian và xuất thế gian không ra ngoài không, sắc và tâm. Kinh nói: Ta dùng tam đế thu nhiếp tất cả pháp. Một, Không đế. Không có nghĩa là hư ảo. Thẩm xét thật kỹ tất cả chúng sanh và các pháp trong thế giới, tánh, tướng vốn không, hư giả không thật, nên gọi là không đế. Hai, Sắc đế. Sắc có nghĩa là vật chất trở ngại. Thẩm xét sắc thân của chúng sanh ở thế gian và vô vàn hình tướng của sông, núi, đại địa, cho đến tất cả cảnh giới do ý thức duyên, đều là sắc pháp. Đó gọi là sắc đế. Ba, Tâm đế. Tâm là thức thứ tám tâm vương căn thân của chúng sanh, hư không, thế giới, cho đến các pháp lành, dữ, đều từ tâm này sanh ra. Đó gọi là tâm đế. TAM GIẢ 三假 (Chỉ quán phụ hành) Một, Nhân thành giả. Tất cả các pháp, ắt phải có nhân hòa hợp mới được. Như tất cả chúng sanh do cha mẹ sanh thành mà có thân này. Đó gọi là nhân thành. hiểu rõ thân thể hư ảo, không thật. Đó gọi là giả. Tất các pháp cũng đều như thế. Vì vậy gọi là nhân thành giả. Hai, Tương tục giả. Chúng sanh đều biết niệm niệm nối nhau không ngừng. niệm trước vừa diệt, niệm sau liền sanh ra. Đó gọi là tương tục. Hiểu rõ được sự tương tục này vốn không thật thể. Đó gọi là giả. tất cả các pháp tương tục không ngừng cũng giống như thế. Vì vậy gọi là tương tục giả. Ba, Tương đãi giả. Đãi là đối đãi. Tất cả các pháp có tên do đối đãi mà có, như đối với dài và ngắn, đối với ngắn là dài, đối với vô là hữu, đối với hữu là vô. Đó gọi là tương đãi. Hiểu rõ tất cả các pháp đối đãi này, vốn không có thật thể, đều là giả danh. Đó gọi là giả.
Lại như trong thân của chúng sanh lấy sống đối lại với chết, lấy trẻ đối lại với già, cũng giống như thế. Vì vậy gọi là tương đãi giả. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 20 May 2015, 11:54 | |
| Lê Hồng Sơn dịch 142 TAM KHÔNG 三空 (Kim cang kinh san định ký) Một, Ngã không. Đối với pháp ngũ uẩn, gượng lập chủ tể, gọi là chấp ngã. Nếu tìm kiếm năm pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức hoàn toàn không có tự tánh, không có cái ngã. Đó gọi là ngã không. Hai, Pháp không. Đối với pháp ngũ uẩn suy tính cho là thật có, gọi là chấp pháp. Nếu tìm kiếm pháp ngũ uẩn thì như ảo, như hoá, đều từ duyên sanh, không có tự tánh. Đó là pháp không. Ba, Câu không. Hai chấp ngã và pháp đã không có tự tánh. Giờ đến chấp không cũng trừ bỏ. Chấp ngã và chấp pháp đều không còn, mới khế hợp với bổn tánh. Đó gọi là câu không. TAM SÁM 三懺 (Thiên thai tứ giáo nghi tập chú). Sám là tiếng Phạn, gọi đủ là Sám ma; tiếng Hoa là Hối quá ( sửa đổi lỗi lầm), nghĩa là sửa đổi những lỗi lầm đã xảy ra. Sự sám có hai. Lý sám có một. Lý sám là chính, sự sám là phụ. Nếu hợp cả lý và sự cùng thực hiện thì bất cứ tội nào cũng tiêu trừ và không phước nào mà không sanh. Một, Tác pháp sám. Đó là thân lễ bái, miệng đọc tụng, ý suy nghĩ. ba nghiệp cùng thực hành đúng theo nghi thức, trần tình hết tội lỗi, cần cầu sám hối. Đó gọi là tác pháp sám. Hai, Thủ tướng sám. Chú tâm và giữ đúng nghi thức trong thời gian làm lễ ở trong đạo tràng. Hoặc thấy Phật sờ đầu, hoặc thấy hào quang, hoặc thấy hoa bay, hoặc mộng thấy điềm tốt, hoặc nghe tiếng trong không trung. Đối với các tướng chỉ được một thì tội liền tiêu diệt. Đó là thủ tướng sám. Ba, Vô sanh sám. Tất cả tội ác đều từ một niệm không liễu ngộ do tâm sanh ra. Nếu liễu ngộ được tâm tánh vốn không; tội, phước không có tướng; thì tất cả pháp đều vắng lặng; thì tội từ đâu sanh ra. Đó là vô sanh sám. TAM HỐI PHÁP 三悔法 (Thiên thai tứ giáo nghi tập chú). Một, Sám hối. Sám là tu bổ cái sắp tới. Hối là sửa đổi cái đã qua. Tu bổ quả lành sắp tới, sửa đổi nhân ác đã qua. Đó gọi là sám hối. Hai, Khuyến thỉnh. Có hai. 1) Trong mười phương thế giới có Phật sắp vào Niết bàn thì kính xin Ngài ở lại cõi đời để làm lợi ích cho chúng sanh. 2) Trong mười phương thế giới có Phật vừa thành chánh giác thì kính xin Ngài chuyển pháp luân, để độ cho chúng sanh. Tuy không gặp Phật, nhưng chí thành cung thỉnh cũng đạt được sở nguyện. Đó gọi là khuyến thỉnh. Ba, Hồi hướng. ba nghiệp đã tu tất cả pháp lành, cho đến vô vàn công đức sám hối và khuyến thỉnh hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong pháp giới cùng chứng được quả Bồ đề. Đó gọi là hồi hướng. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 20 May 2015, 12:04 | |
| Tam Tạng Pháp Số 143 TAM PHƯƠNG TIỆN 三方便 (Tịnh danh kinh sớ). Sớ nói: Phương là trí thông suốt phương pháp. Tiện là khả năng sử dụng một cách khéo léo các phương pháp, tuỳ cơ làm lợi ích mọi loài; nên gọi là phương tiện. Một, Tự hành phương tiện. Là lý tánh không thể nghĩ bàn của nhị đế mà Phật và bốn mươi mốt vị đã chứng được ở trong tâm. Đó gọi là tự hành phương tiện. ( 41 vị Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa Bồ tát và đẳng giác Bồ tát. Nhị đế là chân đế là không còn một pháp nào hết, tục đế là lập nên tất cả pháp). Hai, Hoá tha phương tiện. Bốn giáo là tạng, thông, biệt, viên đều có phương pháp hướng dẫn chúng sanh và các vị Bồ tát giác ngộ một điều không hề đoạn trừ phiền não; vô lượng pháp môn giáo hoá chúng sanh trong ba cõi. Đó gọi là hoá tha phương tiện. (Tạng là ba tạng giáo-Thông là thông với tạng và biệt giáo-Biệt riêng biệt với tạng, thông và Viên giáo-Viên là tròn đầy mầu nhiệm). Ba, Tự tha phương tiện. hai phương tiện ở trước là tự hành và hoá tha hợp lại gọi là tự tha phương tiện. THẮNG TAM TU 勝三修 (Niết bàn kinh). Bồ tát nương giáo pháp thù thắng của Phật mà tu tập, vượt qua sự tu tập kém cỏi của Thinh văn, nên gọi là ba pháp tu vượt trội (thắng). Một, Thường tu. Thường không thay đổi. Vì Bồ tát rõ biết thể của pháp thân xưa nay thường trụ, không sanh không diệt để phá vỡ Thinh văn đối với các pháp chấp là vô thường. Đó gọi là thường tu. Hai, Lạc tu. Lạc là an ổn, vắng lặng. Vì Bồ tát rõ biết, ở trong các pháp, mà có an vui, Niết bàn, vắng lặng, để phá vỡ Thinh văn đối với các pháp chấp là khổ. Đó gọi là lạc tu. (Tiếng Phạn là Niết bàn, tiếng Hoa là Diệt độ). Ba, Ngã tu. Ngã là tự tại, vô ngại. Vì Bồ tát rõ biết trong pháp vô ngã nhưng có chân ngã nên được tự tại lớn, không còn chướng ngại, để phá vỡ Thinh văn ở trong các pháp chấp là vô ngã và vô ngã sở. Đó gọi là ngã tu. (ngã sở là thân ngũ ấm và sản vật sở hữu). LIỆT TAM TU 劣三修 (Niết bàn kinh). Tu tập của Thinh văn so với tu tập của Bồ tát thì kém hơn, nên gọi là liệt tam tu. Một, vô thường tu. Thinh văn không biết lý thường trụ của pháp thân, nên quán tất cả các pháp hữu vi trong ba cõi đều sanh diệt, vô thường. Đó gọi là vô thường tu. Hai, Phi lạc tu. Phi lạc (không vui) là khổ. Vì các vị Thinh văn không biết trong các pháp vốn có sự an vui của Niết bàn tịch tĩnh, lại quán tất cả pháp đều là khổ đau. Đó là phi lạc tu. Ba, Vô ngã tu.
Thinh văn không biết chân ngã vô ngại tự tại, lại quán năm ấm và các pháp đều là không, vô ngã, vô ngã sở. Đó gọi là vô ngã tu. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 20 May 2015, 12:15 | |
| Tam Tạng Pháp Số 144 TAM TIỆM THỨ 三漸次 (Thủ lăng nghiêm kinh). Là ở trong kinh Lăng nghiêm. Phật muốn nói về địa vị tu hành, nhưng trước nói ba thứ tự này làm căn bản. Bởi vì tất cả địa vị sâu cạn không giống nhau, nhưng đều lấy ba thứ này làm căn bản tiến hành. Một, Trừ trợ nhân. Là trừ bỏ nhân ác giúp đỡ cho chúng sanh gây việc ác. Đó là ngũ vị tân. Ngũ vị tân là: hành, tỏi, kiệu, củ cải và hưng cừ. Ăn vào thì dục tình hứng khởi, sân hận nỗi lên, bị tà ma dụ dỗ, trời người lánh xa. Vì vậy người tu hành, muốn chứng đạo Bồ đề, trước tiên phải dứt bỏ năm thứ này. Kinh nói: là những người cần cầu Tam ma địa, phải dứt bỏ năm thứ ngũ vị tân. Hai, Khô chánh tánh. Khô là mổ xẻ, phá vỡ- Chánh tánh là tánh dâm dục, sát hại của chúng sanh. Vì tất cả những điều ác như ăn trộm, nói dối đều từ dâm dục và giết hại khởi lên, nên gọi là chánh tánh. Nếu muốn tu đạo Bồ đề phải phá tan tánh dâm dục và giết hại, đừng để phạm vào. Kinh nói: là những người tu hành, nếu không dứt trừ dâm dục và giết hại mà muốn ra ngoài ba cõi không thể được. Ba, Vi hiện nghiệp. Vi là trái ngược, xa rời. Hiện nghiệp là nghiệp phát khởi do hiện hành của cảnh giới lục trần. Người tu đạo giác ngộ đã dứt trừ ngũ vị tân, không phạm dâm dục, sát sanh, thì trái ngược, xa rời cảnh hiện tiền của sáu trần và không dính líu vào. Kinh nói: người giữ gìn cấm giới thanh tịnh như thế, tâm không ham muốn dâm dục và không chạy theo sáu trần ở ngoài. TAM KHOA 三科 (Tỳ bà sa luận và A tỳ đạt ma phẩm loại túc luận). Luận nói: nếu mê tâm không mê sắc thì hiệp sắc khai tâm. Đó là năm uẩn. Nếu mê sắc không mê tâm thì hiệp tâm khai sắc. Đó là 12 nhập. Nếu sắc và tâm đều mê thì khai cả sắc và tâm. Đó là 18 giới. Khai hiệp như thế là khiến cho chúng sanh, đối với chỗ mê, quán sát thật kỹ lưỡng, nên có ba khoa không giống nhau. Một, năm uẩn. Cũng gọi là năm ấm. Uẩn là chứa nhóm, nghĩa là chứa nhóm năm pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức để thành thân mạng. Phật vì người mê tâm quá nặng, nên hiệp năm căn nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân; gọi đó là sắc. Mở ra một ý căn. Đó là thọ, tưởng, hành, thức. Khiến cho chúng sanh quán kỹ tâm. Đó là hiệp sắc khai tâm, nên nói năm uẩn. Hai, 12 nhập. Nhập là hoà vào. Lục căn, lục trần hoà vào lẫn nhau. Phật vì người mê sắc quá nặng nên mở sắc ra là nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân và sắc, thinh, hương, vị, xúc, hiệp với bốn loại tâm pháp thọ, tưởng, hành, thức; gọi là ý. Đối tượng của ý là pháp trần. Khiến cho chúng sanh quán sát thật kỹ sắc. Đó là khai sắc hiệp tâm; nên nói là 12 nhập. Ba, 18 giới. Giới là giới hạn cũng có nghĩa là cách biệt. Trong 18 giới, mỗi giới có thể riêng biệt, không lộn xộn giới này với giới kia.
Phật vì người mê cả tâm lẫn sắc, nên nói 18 giới. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 20 May 2015, 12:19 | |
| Tam Tạng Pháp Số 145 TAM CHỦNG CHÍ GIÁO 三種至教 (Hiển dương chánh giáo luận) Một, Thánh ngôn sớ nhiếp. Người tu hành, đối với chánh pháp do Phật và đệ tử của Ngài nói ra, nên nương vào ý nghĩa đúng đắn, tin, hiểu tu tập; tôn trọng giới luật của Phật, không sai trái. Đó là thánh ngôn sở nhiếp. Hai, Đối trị tạp nhiễm. Người tu hành, tu thiện bỏ ác, ắt phải có phương pháp đối trị, như tâm loạn thì dùng thiền định đối trị; tâm tham đắm thì quán bất tịnh đối trị; cho đến dứt vọng về chân, vào được chánh đạo. Đó là đối trị tạp nhiễm. Ba, Bất vi pháp tướng. Người tu hành, đối với giáo lý do Phật nói, phải tôn trọng pháp tướng, như lý suy nghĩ và tu hành, nhất tâm tinh tấn, không dám sai trái. Đó là bất vi pháp tướng. TAM TÔNG 三宗 (Tông cảnh lục). Tông giống như phái. Thiền sư Tông Mật ở núi Khuê Phong nói: Kinh giáo của Đại thừa chỉ gồm ba tông. Một, Pháp tướng tông. Tông này nói các pháp hữu lậu và vô lậu, từ vô thỉ đến nay, đều có chủng tử trong thức A lại da, gặp duyên huân tập thì mỗi thứ từ tự tánh khởi lên; chẳng có liên quan gì với chân như. Vì vậy sắc pháp và tâm pháp, lập nên vô vàn danh tướng. Đó là pháp tướng tông. Hai, Phá tướng tông. Tông này nói rằng: các pháp nhiễm, tịnh của phàm và thánh, tất cả đều không, vốn không có sở hữu, lập nên một pháp vượt qua cả Niết bàn như mộng hư ảo. Pháp ấy chẳng có chân, huống gì có vọng. Chân, vọng; danh, tướng tất cả đều không. Đó là phá tướng tông. Ba, Pháp tánh tông. Tông này nói rằng: nương vào chân khởi lên vọng. Vì chân như thì tuỳ duyên, không biến đổi, không trở ngại. Như nói pháp thân trôi lăn trong năm đường, Như lai tạng chịu khổ, vui… nếu ngộ được vọng tức là chân, như nói: biết vọng vốn từ chân, thấy Phật tức là thấy thanh tịnh… đó là pháp tánh tông. (năm đạo: Thiên, nhân, ngạ quỹ, súc sanh, địa ngục đạo). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 25 May 2015, 20:46 | |
| Tam Tạng Pháp Số 146 NAM TRUNG TAM GIÁO 南中三教 (Hoa nghiêm kinh sớ). Từ nhà Tề trở về sau, các thầy ở Giang nam lập ra ba giáo này. Chia một đời giáo hoá của Phật ra làm ba. Một, Tiệm giáo. Phật nói pháp bắt đầu từ Lộc uyển đến cuối ở Ta la song thọ, từ nhỏ đến lớn; đó là tiệm giáo. Hai, Đốn giáo. Đầu tiên, Phật, vì các Bồ tát, nói kinh Hoa nghiêm: như mặt trời mới mọc, trước chiếu sáng núi cao; đó là đốn giáo. Ba, Bất định giáo. Có những kinh riêng biệt, không thuộc tiệm, không thuộc đốn giáo, nhưng nói rõ Phật tánh thường còn, đó là kinh Thắng Man và kinh Kim quang minh…, đó là bất định giáo. NGẬP PHÁP SƯ TAM GIÁO 岌法師三教 (Hoa nghiêm kinh sớ). Pháp sư Ngập là người Vũ khâu, đã phân chia một đời thuyết giáo của Phật làm ba giáo: Một, Hữu tướng giáo. Phật nói kinh A hàm, trong mười hai năm đầu, Nhị thừa thấy tất cả pháp là có thật, không lìa sắc, tâm, nhờ vậy mà chứng đạo. Đó là hữu tướng giáo. Hai, Vô tướng giáo. Sau mười hai năm nói kinh A hàm, đến kinh pháp hoa, thì thấy không chứng đạo. Đó là vô tướng giáo.(thấy không chứng đạo là Bồ tát thấy tất cả pháp đều không, nhờ đó mà đắc đạo). Ba, Thường trụ giáo. Cuối cùng Phật nói pháp có, không song chiếu (trung đạo), tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Tất cả xiển đề đều thành Phật. Đó là thường trụ giáo. (Tiếng Phạn là Xiển đề, tiếng Hoa là Tín bất cụ). TAM ĐẲNG LƯU 三等旒(Tông cảnh lục). Đẳng là bình đẳng, lưu là loài, cùng loài. Một, Chân đẳng lưu. Tánh thiện, tánh ác, tánh vô ký làm nhân, dẫn đến quả thiện, quả ác, quả vô ký đồng loại. Quả và nhân thật sự tánh giống nhau; nên gọi là chân đẳng lưu. Hai, Giả đẳng lưu. Đời trước sát sanh, đời này chết yểu, nên cảm ứng đời trước đời này tự động cũng đoản mạng, có nghĩa là tương tự là mượn tên cùng loại; nên gọi là giả danh đẳng lưu. Ba, Phần vị đẳng lưu. Nhãn, nhĩ, tỷ… các thức tuỳ theo từng loại tự chuyển biến. Như từ nhãn thức đến thân thức đều từ chủng tử thức thứ tám sanh ra. Đối với các trần như sắc, thanh, hương…đều gọi là quả cùng loại. Nếu thức thứ sáu từ chủng từ của thức thứ tám mà sanh ra các nhân phân biệt, cũng gọi là quả cùng loại, nhưng thức và trần mỗi thứ cùng tương ứng, nên gọi là phân vị đẳng lưu. (Đẳng lưu quả là nhân và quả tương ứng, như nhãn thức cùng với sắc trần cho đến thân thức cùng với xúc trần là đẳng lưu quả; thức và trần đều gọi là quả). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 25 May 2015, 20:50 | |
| Tam Tạng Pháp Số 147 TAM NHẪN 三忍 (Hoa nghiêm kinh sớ). Nhẫn hay nhẫn nại đều được. Đối với tất cả cảnh thuận, nghịch thiện, ác mà có thể an tâm nhận lấy không lay động, nên gọi là nhẫn. Một, Nại oán hại nhẫn. Người dùng oán ghét độc ác đem đến cho ta, mà có thể an tâm chịu đựng và không có tâm trả thù; Đó gọi là nại oán hại nhẫn. Hai, An thọ khổ nhẫn Tất cả những bức bách, đau khổ từ tật bệnh, nước, lửa, dao gậy mà có thể an tâm nhận chịu, điềm nhiên không động. Đó gọi là an thọ khổ nhẫn. Ba, Đế sát pháp nhẫn. Ngẫm xem các pháp thể tánh hư ảo, vốn không sanh, diệt. Với niềm tin chắc chắn và sự hiểu biết đúng đắn, tâm không vọng động, an nhận một cách tự nhiên, nên gọi là đế sát pháp nhẫn. TAM THỌ 三受 (Tạp A hàm kinh). Thọ là nhận lấy. Thức của sáu căn nhận lấy cảnh của sáu trần. Một, Khổ thọ. Sáu trần là cảnh trái ý nghịch lòng và bao nhiêu khổ đau bức bách. Đó gọi là khổ thọ. Hai, Lạc thọ. Sáu trần là cảnh thuận lòng vừa ý và đem đến vui sướng. Đó gọi là lạc thọ. Ba, Bất khổ bất lạc thọ. Sáu trần là cảnh chẳng trái ý cũng chẳng vừa lòng, nhận lấy không khổ không vui. Đó gọi là bất khổ bất lạc thọ. TAM CHỦNG VÔ THƯỜNG 三種無常 (Thuận trung luận).
Một, Niệm niệm hoại diệt vô thường. Tâm niệm khởi lên do căn và trần gặp nhau. Niệm trước đã diệt, niệm sau lại sanh, sanh rồi lại diệt, niệm niệm không dừng, đều là vô thường. Đó là niệm niệm hoại diệt vô thường. Hai, Hoà hợp ly tán vô thường. Tất cả pháp đều do nhân duyên hoà hợp mà thành, vốn không có thật thể; nhân, duyên xa cách liền tan rã. Giống như thân của chúng sanh do tứ đại hoà hợp mà thành. Nếu tứ đại lìa xa thì tan mất. Đó là hoà hợp ly tán vô thường. Ba, Tất cánh vô thường. Tất cánh giống như quyết định (chắc chắn). Biết rõ chắc chắn tất cả các pháp đều do nhân duyên giả hợp mà sanh ra, hư ảo chẳng thật có, cuối cùng hoại diệt. Đó là tất cánh vô thường. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 25 May 2015, 20:56 | |
| Tam Tạng Pháp Số 148 TAM CHI TỈ LƯỢNG 三支比量 (A tỳ đạt ma tạp tập luận). Tỉ lượng là lấy pháp hữu vi và pháp vô vi để so sánh mà xem xét và cân nhắc. Một, Lập tông. Tông giống như chủ yếu (quan trọng cần thiết). Như các pháp ngũ uẩn đều do nhân duyên giả hợp sanh ra. Thật không có tự tánh. Tìm ngã trong ấy, nhất định không được; nên đối với người chấp ngã, luận nói vô ngã trước hết. Hai, Lập nhân. Phá chấp ngã mà lập nên nhân. Nếu đối với pháp ngũ uẩn, giả sử có thật ngã, mà năm uẩn này đã từ các duyên sanh ra, đều là pháp sanh diệt. Ngũ uẩn đã sanh diệt thì ngã cũng không thành được. Nếu lìa năm uẩn, ở một nơi nào đó có ngã; ngã không có nhân của nó, ngã cũng không tác dụng; điều ấy chứng tỏ không có ngã. Ba, Lập dụ. Lấy một pháp riêng biệt dụ cho pháp được lập ra. Như ở đời này giả sử có tướng thật ở quá khứ, vì tướng hiện tại ấy đã sanh ra mà chưa diệt, không đúng với pháp đã sanh ra mà chưa diệt, giả sử ở quá khứ có tướng đã diệt. Nếu lìa hiện tại mà ở đâu đó lập ra tướng quá khứ, nhưng tướng ở đời quá khứ đã diệt hoại rồi, không nên giả sử là có tướng. Tướng quá khứ này không thể có được thì không thể dùng nó để dụ cho các pháp. TAM CHỦNG VIÊN MÃN AN LẠC 三種圓滿安樂 (Du già sư địa luận) Một, Thành tựu da hạnh viên mãn. Người tu hạnh Bồ tát, ở trong tình không dám sai phạm. Đối với thân, miệng, ý không để ô nhiễm. Nếu có lỗi lầm thì liền sám hối, để cho giới thể tròn đầy không khuyết. Đó là thành tựu gia hạnh viên mãn. Hai, Thành tựu ý lạc viên mãn. Người tu hạnh Bồ tát, vì pháp xuất gia, không vì sự sống của thân mạng; chỉ cầu vô thượng Bồ đề và cầu an vui Niết bàn, dũng mãnh tinh tấn, không sanh tâm lười biếng, không lẫn lộn những pháp ác, không chịu khổ sanh, lão, bệnh, tử ở đời sau. Đó là thành tựu ý lạc viên mãn. Ba, Thành tựu túc nhân viên mãn. Người tu hạnh Bồ tát, ở trong đời trước, từng tu phước thiện, nên đời này đầy đủ mọi thứ để nuôi thân, không hề thiếu thốn; lại còn bố thí cho người khác, tâm không keo kiệt. Đó là thành tựu túc nhân viên mãn. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 15 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 9 ... 14, 15, 16 ... 27 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |