Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:20

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 22:08

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 01:35

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

7 chữ by Tinh Hoa Mon 28 Oct 2024, 15:04

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Fri 25 Oct 2024, 10:33

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 24 Oct 2024, 16:03

Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Wed 23 Oct 2024, 07:42

5 chữ by Tinh Hoa Tue 22 Oct 2024, 03:37

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Mon 21 Oct 2024, 14:07

CHÚC MỪNG SINH NHẬT Bạn Và Đệ Tử by mytutru Mon 21 Oct 2024, 00:00

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Sat 19 Oct 2024, 15:16

Đường luật by Tinh Hoa Sat 19 Oct 2024, 06:52

Rất Tuyệt Với by mytutru Fri 18 Oct 2024, 12:12

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Fri 18 Oct 2024, 00:04

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:40

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:32

Một góc Quê hương by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:28

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 12:32

8 chữ by Tinh Hoa Thu 17 Oct 2024, 08:57

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 17 Oct 2024, 07:31

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 15 Oct 2024, 06:58

BỊ OÁNH VÌ THƠ?!!! by Phương Nguyên Sun 13 Oct 2024, 18:39

CHÍN NĂM DUYÊN by buixuanphuong09 Sun 13 Oct 2024, 12:07

5-8-8-8 by Tinh Hoa Sat 12 Oct 2024, 08:37

Hoạ thơ Bác Phượng by Trà Mi Tue 08 Oct 2024, 09:54

Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Sun 06 Oct 2024, 07:49

Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG -> CÔNG TRÌNH KỶ LỤC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37464
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG -> CÔNG TRÌNH KỶ LỤC   GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC - Page 2 I_icon13Sun 05 Jan 2020, 07:26

Tuyến cáp mẹ cáp con & Hành trình dị thường “Bắc cầu qua thung lũng Mường Hoa
 
Đánh giá về riêng về quá trình kéo cáp Fansipan, các chuyên gia của Doppelmayr Garaventa – đơn vị thi công cáp số 1 thế giới đã từng phải thừa nhận: “Đây là một trong những dự án khó nhất trong cuộc đời mà họ từng gặp.”
Ít nhất 1 máy bay trực thăng chuyên dụng phục vụ việc kéo cáp mồi trị giá hàng chục nghìn đô la đã vĩnh viễn nằm lại do gặp sự cố. Việc vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị bằng cơ khí hoàn toàn bất khả thi.
Sự khốc liệt của núi rừng Hoàng Liên đã phá vỡ mọi tính toán thông thường của Garaventa. Và đây cũng chính là lý do khiến cho việc thi công “cây cầu” nối tới nóc nhà Đông Dương trở nên… dị thường không giống bất kỳ một công trình tương tự nào trước đó.
 
Tuyến cáp mẹ sơ khai
Rất ít người biết rằng: Tuyến cáp 3 dây hiện tại dùng để chuyên chở hành khách ngày ngày chinh phục đỉnh Fansipan không phải là tuyến đầu tiên nối Sapa với điểm cao 3143m. Trên thực tế, tuyến cáp mẹ sơ khai mang cái tên đầy chất kỹ thuật: LCS mới là sợi dây liên lạc sớm nhất giữa hai địa điểm. Ra đời đầu năm 2015, LCS được coi như xương sống gánh đỡ và quyết định toàn bộ thành công của dự án.
Tháng 7/2014, sau 8 tháng chính thức khởi công, tiến độ thực hiện các hạng mục vẫn hết sức ì ạch. Việc vận chuyển vật liệu thủ công bằng sức người thuần túy lúc này đã không đáp ứng được yêu cầu. Vấn đề sống còn là phải thiết lập được cáp công vụ chạy dọc tuyến để có thể đưa máy móc, bê tông và sắt thép kích cỡ lớn hơn vào công trường.
Là người trực tiếp tham gia giám sát, ông Phan Tất Thắng (Phó Giám đốc Kỹ thuật của Công ty Dịch vụ Du lịch cáp treo Fansipan Sapa) kể lại: “Vào thời điểm đó, chuyện xây cáp công vụ là bắt buộc. Nếu không, toàn bộ dự án sẽ bị vỡ trận.”
Từ Thụy Sỹ, nhóm chuyên gia của Doppelmayr Garaventa bay thẳng sang Việt Nam để khảo sát toàn diện hướng tuyến, cao độ, quan trắc môi trường… trước khi đưa ra phương án thực hiện. Cùng thời điểm, tổng kiến trúc sư Phạm Đức Hùng cùng đội tinh nhuệ từng kiến tạo nên cáp Bà Nà cũng được huy động ra Bắc. Những chuyến băng rừng, vượt núi cứ nối tiếp ngày qua ngày. Dữ liệu về thời tiết, địa chất, sức gió trong nhiều năm được cập nhật liên tục. Tất cả đều căng mình, dồn toàn lực vào mục tiêu dựng bằng được… xương sống đầu tiên cho Fansipan.
Ý tưởng ban đầu từ Garaventa là sẽ tiến hành kéo cáp bằng trực thăng hoặc khinh khí cầu như đã từng làm ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, khi đối mặt với gió quẩn Ô Quy Hồ và những vách núi sừng sững, dựng đứng của dãy Hoàng Liên, kế hoạch ấy ngay lập tức phá sản. Cộng thêm yêu cầu không được vạt rừng, kê gỗ để kéo dây từ phía chủ đầu tư nên cách duy nhất khả thi là dùng sức người đưa cáp chạy sâu vào lòng núi.
Sigrist Reto– kỹ sư của Garaventa đã từng rất ngạc nhiên trong những ngày đầu đến với những công trường sâu trong rừng quốc gia. Nhìn cảnh từng tốp công nhân nhễ nhại mồ hôi, lưng gù hẳn đi để những cấu kiện sắt thép đã tháo rời nối đuôi nhau vượt dốc, băng suối, Reto phải thốt lên: “Không quốc gia nào có cách làm như ở đây cả.” Thậm chí, các đồng nghiệp của Reto còn dự báo: Nếu cứ thực hiện một cách thủ công chỉ bằng cuốc, xẻng, xà beng… thì sẽ phải mất tới 5 năm, công trình mới có… cơ may vận hành.
Tuy nhiên, trái ngược với nghi ngại của những “ông Tây bi quan”, chỉ vài tháng cần mẫn “vác voi lên núi”, những nền móng đầu tiên của “tuyến mẹ” dần được định hình. Các trụ thép nặng mấy trăm cân lần lượt mọc lên sừng sững, chuẩn bị sẵn sàng đón những bó cáp đầu tiên vắt qua.
Nguyễn Xuân Hậu, nhân chứng hiếm hoi của thời kỳ đầu kéo LCS vẫn nhớ như in từng công đoạn ngày đó: Việc đầu tiên là phải tạo dây mồi. Lúc này, một nhóm công nhân sẽ vác bộ theo các sợi cáp có đường kính 6mm trải ra từng đoạn. Các sợi cáp riêng biệt này sau khi đấu nối với nhau thành 1 đường dài sẽ được đưa lên các trụ công vụ rồi sử dụng máy tời nhỏ để kéo dần.
“Nghe đơn giản thế thôi, nhưng thực tế để mang được cuộn cáp dài hàng trăm mét rải dọc rừng Hoàng Liên lại vô cùng khó khăn,” Tâm – một cựu binh tham gia dựng tuyến LCS từ những ngày đầu tiên nói.
Do yêu cầu không được chặt cây nên bắt buộc cánh thợ phải kéo nổi, cứ cầm sợi cáp mà đi, khi nào gặp cây cao, anh em lại phải trèo lên như người rừng để vắt dây qua ngọn. Tâm không thể nhớ nổi, đã bao nhiêu lần anh trượt ngã khi “cõng” cáp trên vai. Địa hình dốc đứng, gió quẩn và mưa tuyết… lúc nào cũng như muốn giằng sợi dây mỏng manh ra khỏi tay người thợ.
Cực nhất phải kể đến khi sợi mồi đi tới con vực chắn giữa trụ T3 và ga đến. Đây là khúc mà sống núi Hoàng Liên Sơn bất ngờ “trở tính” hẫng xuống sâu cả trăm mét trước khi lại chồm lên dựng đứng cho tới đỉnh. Khe hẻm này cũng “khét tiếng” cả rừng quốc gia bởi hai thứ đặc sản là mây mù và gió quẩn.
Nhắc tới gió T3, Tâm chợt khẽ rùng mình, trán nhăn nhăn lại. Anh bảo: Khúc này là cái rốn cuồng phong của Fansipan khi toàn bộ luồng gió trái tính từ Lai Châu sau khi chạm đèo Ô Quy Hồ sẽ cuồn cuộn đổ vào và định cư luôn ở khe núi.
“Đây là đoạn khó nhất trong toàn tuyến vì đi xuống cũng khó mà đi lên càng khó hơn. Các vách đá đều dựng đứng và không có gờ nào để bám. Anh em chúng tôi phải thuê người Mông bản địa đóng các thang gỗ để xuống đáy. Chỗ nào không thể đi tiếp thì cả đội đu dây tiếp,” Tâm run run nhớ lại.
- Lúc ấy các anh có sợ không? – Chúng tôi hỏi.
- Sợ lắm chứ. Nhưng trong đầu anh em vẫn nghĩ: Bằng mọi cách phải kéo xong. Cực thì cũng phải chịu vì mọi thứ đã vào luồng rồi.
- Vậy sao không tìm đường đi vòng để tránh vực Gió ấy?
- Nguyên tắc khi kéo cáp lại phải đúng tâm. Vì thế, việc đu xuống vực là bất khả kháng rồi anh ạ! – gã cựu binh mân mê bàn tay chai sần, sứt sẹo khe khẽ đáp.
Mất đúng 1 tháng ròng, sợi cáp mồi 6mm mới được vắt thành công qua khe vực gió ấy. Đây cũng là lần đầu tiên, một cây cầu thực sự, dù mong manh, kết nối thành công và xuyên suốt từ Sapa lên tận nóc nhà Đông Dương.
Ngay sau đó, các sợi mồi tiếp theo với đường kính 12,18 rồi 42mm lần lượt được đấu nối và chạy ro ro về đỉnh nhờ hệ thống module. Tới tháng 1/2015, cú thử tải thành công chính thức đưa cáp công vụ với cái tên LCS đưa vào vận hành. Những gã trai khét mùi mồ hôi như Tâm và Hậu vỡ òa trong niềm vui khôn tả. Cũng từ đây, đại công trình trên núi Hoàng Liên đã có xương sống của riêng mình. “Mặc dù, lúc này chưa có trụ cáp chính thức nào đâu, nhưng chúng tôi ai cũng rơm rớm cả. Nhìn LCS ro ro chạy, ai cũng mường tượng hình dung ra ngày về đích đã rất gần. Đã rất lâu rồi, chúng tôi mới lạc quan như thế,” Nguyễn Xuân Hậu kể.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37464
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG -> CÔNG TRÌNH KỶ LỤC   GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC - Page 2 I_icon13Sun 05 Jan 2020, 07:35

Bắc cầu tới nóc nhà Đông Dương
 
LCS xuất hiện giống như một cú hích mạnh mẽ đối với tiến độ của toàn dự án. Vật tư, sắt thép trọng lượng lớn liên tục cưỡi mây, vượt gió tập kết vào 6 công trường. Cùng thời điểm đó, đường điện 35kV cũng hoàn thành lại càng giúp cho tốc độ thi công tăng lên nhanh chóng. Chỉ mất thêm 3 tháng, 4 trụ thép chính T1 đến T4 đã hiên ngang vươn cao mình. Những “gã điên” của rừng Hoàng Liên chỉ còn cách giấc mơ bắc cầu lên đỉnh một khoảng ngắn.
Kéo cáp chính. Phải kéo cáp chính bằng mọi giá. Đã đến lúc hiện thực hóa giấc mơ tưởng chừng như hoang đường ngày trước.
32 chuyên gia Doppelmayr Garaventa, 7 phiên dịch viên cùng hàng ngàn công nhân, kỹ sư người Việt được huy động, rải đều ra khắp ga đi, 4 cột trụ và ga đến. 12 cột trụ tạm khác để đỡ cáp cũng được nhanh chóng dựng dọc tuyến. Bộ đàm bật không ngừng. Một không khí khẩn trương, hối hả chưa từng thấy đã bao trùm tất cả.
Về mặt kỹ thuật, LCS lúc này nhận nhiệm vụ dẫn sợi cáp mồi đầu tiên với đường kính 12mm đi, một tổ đội phía dưới phải đi bộ bám sát để điều chỉnh dây luôn nổi trên mặt rừng, không vướng vào các ngọn cây.
“Do tuyến LCS chạy sát song song với 4T nên khi tới gần các trụ chính, anh em công nhân sẽ chỉ phải nâng thủ công và gá sợi cáp mồi lên đỉnh,” Nguyễn Xuân Hậu giải thích.
Công việc tưởng chừng diễn ra suôn sẻ thì thêm một lần, vực Gió lại trở thành cơn ác mộng, nhưng lần này chủ yếu là với… các chuyên gia tới từ Thụy Sỹ.
Nhằm giảm thiểu thời gian cũng như sức người, phía Garaventa đề xuất phương án dùng trực thăng chuyên dụng cỡ nhỏ để đưa cáp mồi băng qua khe vực huyền thoại. Không lâu sau, 1 flycam 8 cánh trị giá hơn 1 tỷ đồng được nhập về. Đây là fly thuộc loại hiện đại bậc nhất vào thời điểm giữa năm 2015. Thiết bị này có độ ổn định lớn khi gặp gió, hơn nữa còn có thể định vị từ vệ tinh. Nó được kỳ vọng sẽ là thiết bị cơ khí đầu tiên chinh phục thành công vực sâu huyền thoại.
Sáng hôm đó, hàng trăm công nhân Việt Nam mắt chữ O, mồm chữ A dõi theo bóng chiếc fly đang từ từ bay lên trên tán rừng. Phần đông trong số họ lần đầu tiên mới được thấy một cỗ máy vừa biết bay, vừa biết rải cáp thay sức người này. Gió vẫn cứ luẩn quẩn thốc ngược từ vực xa lên, nhưng cỗ trực thăng 8 cánh vẫn rè rè tiến về phía trước.
10 mét. 20 mét. 30 mét… Máy bay dẫn cáp mồi vẫn đang tiếp tục bay. Các ông Tây, tay lăm lăm ống nhòm đã nhẹ nhõm mỉm cười khi thiết bị của họ dần dần chuyển quỹ đạo theo hướng đi lên gần trụ cuối.
Đúng lúc này, tín hiệu màn hình điều khiển đột ngột trở nên nhiễu loạn. Tiếng cảnh báo nguy hiểm tít tít liên hồi. Chỉ vài giây sau, trên màn hình, chấm xanh hiển thị fly hoàn toàn biến mất. Kế hoạch phá sản khi chỉ còn cách đích một khoảng rất gần. Một lần nữa, cáp mẹ LCS lại phải nhận nhiệm vụ vinh quang là “cõng” cáp con vào đúng tuyến. Và hàng chục công nhân có thêm “trải nghiệm” đu dây xuống vực dẫn cáp về phía cổng trời.
Ngày 2/7/2015, sợi cáp mồi đầu tiên đã được đặt vào vị trí. Lần lượt tiếp đó, các sợi phi 22, 26, 32, 48 được đấu nối. Sau 5 lần mồi, cáp chính nặng 135 tấn chính thức được kéo lên trong sự hồi hộp và căng thẳng đến tột cùng của cả công trường Hoàng Liên. 2 chuyên gia nước ngoài và 3 kỹ thuật được cắt cử riêng với trách nhiệm đi bộ di chuyển theo đầu mối nối cáp mồi và cáp chính đi từ ga đi lên ga đến giám sát quá trình kéo. 8 máy tời công suất lớn tại 2 nhà ga vừa kéo vừa giữ đuôi sợi cáp... “Đó là khoảng thời gian căng thẳng nhất mà tôi từng trải qua. Theo chân các bạn Tây đi dọc toàn tuyến để theo dõi đầu mối nối, mặc dù mắt dán chặt vào sợi dây trên cao, nhưng lòng tôi nóng như lửa đốt,” Hậu nhớ lại.
Do yêu cầu kỹ thuật đối với cáp chính rất nghiêm ngặt, nên tổ giám sát phải đảm bảo cáp không được trùng tới mức có thể chạm đất, chạm điện; đồng thời cũng phải giữ cho dây không căng, tránh trường hợp đổ trụ đỡ hoặc đứt cáp. Hết lên dốc, xuống khe lại trèo vách đá, đôi chân của cậu phiên dịch trẻ cùng 3 chuyên gia tê dại đi trong hành trình theo đuôi cáp.
“Như làm xiếc vậy. Vì chỉ cần sơ sẩy một chút, là công lao của hàng nghìn người sẽ đổ sông, đổ bể hết,” Hậu nhớ lại. Sigrist Reto là người thấm thía hơn cả cái cảm giác theo cáp mà như đang đu dây, làm xiếc ấy hơn cả. Trong quá trình “bắt dấu” cáp, Reto đã bị trượt ngã và phải khâu 6 mũi tại đùi trái. Nguyễn Xuân Hậu thì may mắn hơn khi chỉ bị… trượt chân, ngã xuống vực nhưng kịp bám vào dây leo để bò lên. “Chắc do ông trời còn thương với tiếc công sức của mình,” cậu trai trẻ Quảng Nam nhẹ bẫng khi nhắc nhớ lại kỷ niệm khi mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau một khoảng cách mong manh.
Với sự nỗ lực tối đa của tất cả, ngày 23/8 năm ấy, sau 1 tháng 21 ngày, sợi cáp tải 135 tấn lần đầu tiên về đến ga Fansipan trong niềm phấn khích cực độ. Giữa tháng 12/2015, sợi cáp cuối cùng cũng cán đích, chính thức thiết lập thành công cáp 3 dây đầu tiên của Việt Nam nói riêng và toàn Châu Á nói chung. “Khi sợi cáp cuối cùng vào vị trí, ở phía thị trấn Sapa, 20 bạn Tây lao xuống phố. Gặp ai họ cũng ôm, cũng đòi được chúc mừng. Anh em người Việt Nam ở dọc tuyến thì có người hò hét, có người bật khóc vì rốt cuộc, đứa con tinh thần của mình đã được khai sinh rồi,” , ông Phan Tất Thắng (Phó Giám đốc Kỹ thuật – Công ty Dịch vụ Du lịch cáp treo Fansipan Sapa) rưng rưng kể.
“Sau này, tôi có hỏi các bạn Tây là nếu chúng tôi muốn làm một Fansipan thứ hai thì các bạn có nhận không. Các bạn ấy đều lắc đầu quầy quậy đáp: Tao nói thật, bọn tao sẽ không bao giờ làm bất kỳ một tuyến nào tương tự nữa,” vị Phó Giám đốc cười xòa.
Tính tại thời điểm “ra đời”, tuyến cáp treo Fansipan ngay lập tức xác lập cho mình một loạt kỷ lục. Với chiều dài khoảng 6.200m, cáp treo Fansinpan là một trong những hệ thống cáp treo ba dây dài nhất thế giới. Ngoài ra, đây cũng là hệ thống cáp treo có độ chênh lớn nhất toàn cầu khi độ chênh đo được giữa ga đi và ga đến lên tới 1.410m.
Và hơn ai hết, chính những gã tarzan, kiến thợ, kỹ sư kiêm cửu vạn đã dám đánh đổi hơn 800 ngày trong rừng thiêng nước độc ngày nào có quyền tự hào về những kỷ lục đó.


(Không hiểu sao cả ngày hôm qua tôi không vào được ĐV, giờ đăng bù, kết thúc bài  GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC)
Nếu được bạn đọc yêu mến đoc tôi sẽ đăng thêm ít nữa. Tôi rất khâm phục những người đã xây dựng Fansipan, họ không phải CS, họ là những con người bình tường nhưng vĩ đại. Họ xứng đáng là những anh hùng!
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37464
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG -> CÔNG TRÌNH KỶ LỤC   GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC - Page 2 I_icon13Sun 05 Jan 2020, 18:42

Ký sự đời Fansipan 
 
(HQ Online)- Hình như, cứ chạm tới Fansipan, con người và vạn vật đều trở nên bản lĩnh hơn.
Vẻ đẹp của quần thể kiệt tác tâm linh trên đỉnh thiêng Fansipan.
Tôi đã nhìn thấy bản năng ấy, trong những gốc đỗ quyên già sần sùi, mốc thếch màu thời gian được giữ nguyên vẹn trên khu vực đỉnh thiêng Fansipan, ngạo nghễ trên những lối đi men theo sườn núi, bất chấp băng giá. Tôi cũng đã mường tượng được thế nào là băng rừng kéo cáp lên đỉnh trời, qua chuyến đi cùng những “chiến binh” đã làm nên tuyến cáp treo ấy, trong một lần thăm lại “chiến trường xưa”.
***
“Đã lâu lắm rồi, từ ngày khai trương cáp treo, giờ chúng em mới quay lại con đường mình đã đi, sống lại những ngày xưa ấy”, Trần Đình Luật, một trong những kỹ sư tham gia xây dựng công trình cáp treo Fansipan, vừa lách qua những vách đá dựng đứng mà chỉ cần sẩy chân là có thể mất mạng giữa núi rừng Hoàng Liên sâu thẳm kia, vừa kể.
Trước mắt tôi, trên những lối mòn trong rừng thẳm chỉ một người có thể lách được, hai bên là cây rừng rậm rạp với cư dân quen thuộc là rắn lục, hổ mang…, hiện lên những bóng người vác từng bao xi măng, từng phiến đá lên núi… Những đoạn vách dựng đứng, đầu gối chạm ngực, chúng tôi thở dốc, còn các “chiến binh” Fansipan cứ “phóc, phóc” leo như sóc.
“Tụi em quen rồi. Leo Fan đi về trong ngày ấy chứ”, Má A Tông, cậu chàng người Mông gắn bó với công trình cáp treo từ những ngày đầu nói, “Ngày đầu tiên, em được giao vác một bao xi măng từ chân lên khu vực xây trụ T3 (độ cao khoảng 1800 mét). Đến nơi, kiệt sức…”.
“Không có cách nào, máy móc chẳng hạn?” tôi hỏi. “Không chị, trước khi có cáp công vụ, phải đi đường rừng, phải vác, vì không được chặt hạ cây cối, đưa máy móc vào. Quy định, nguyên tắc của Tập đoàn rồi. Chưa kể, đói mấy cũng không được săn bắt chim, thú rừng ăn thịt… Có những ngày đói, thức ăn dưới núi không gùi lên được, mùa chim di cư nhiều vô kể, vẫn mỳ tôm sống, cá khô thôi. Chỉ cần Ban kiểm soát của Tập đoàn phát hiện, cứ một cái cây bị chặt là phạt 5 triệu, 1 con chim bị bắt cũng… 5 triệu”, Luật trả lời. Tôi với tay hái chùm thảo quả đỏ rực bên lối đi, Luật ngăn: “Đừng chị, người dân họ biết, mang tiếng. Thảo quả là nguồn sống của họ”.
***
Bữa tối trong cái lán nhỏ ở trụ T2, chúng tôi được anh em trông trụ thết một bữa cơm “chuẩn style” Fansipan. Không có mâm, anh em chặt lá chuối, bày biện thức ăn. Không có đũa, vót mấy cành trúc là xong cả chục đôi… Trong câu chuyện bên mâm cơm giữa rừng, có hồi ức về những ngày ngủ đứng tại những lán trại dựng tạm trong từng, ăn thứ cơm nửa sống nửa chín với món cá khô mà “đến giờ, em chỉ cần ngửi thấy mùi cá ấy là sợ”, Luật kể.
Khi chúng tôi được tắm bằng nước nóng từ cái bình nóng lạnh trong căn lán có thể nói là “tiện nghi” theo cách nói của Luật, thì ngày ấy, các chiến binh Fansipan còn không đủ dũng cảm để cởi lớp quần áo cáu bẩn ra khỏi người. Giá lạnh, nước như đá, tắm sao?
Suối ở xa, điện không có, tận dụng địa hình để dẫn nước từ trên xuống thì đường ống lại thường xuyên bị đóng băng. Muốn có chút nước để nấu ăn còn khó, huống hồ tắm. Bởi vậy, tắm là khái niệm bị lãng quên ở đây. Thậm chí, anh Trần Công Mỹ, một trong 5 người đầu tiên có mặt ở đây, còn kể: "Khoảng 2 tháng, em xuống núi 1 lần. Khi đi taxi, tài xế phải hạ cửa xuống vì người em bốc mùi nồng nặc. Mình còn không chịu nổi nữa là người ngoài".
Những ký ức rùng mình ấy không bao giờ có thể kể hết trong vài trang giấy. Mỗi người họ tự giữ cho riêng mình, như một kỳ tích trong đời.
“Giờ nếu hỏi vì sao ngày ấy có thể bám trụ được ở Fansipan, chắc em cũng chịu. Chỉ biết mình phải làm, để có một công trình cáp treo lên đỉnh. Giờ cho làm lại, chắc em cũng xin hàng”, Luật hài hước.
Bình minh lên, lại leo rừng, đi tuyến. Càng lên cao càng dốc đứng, trơn trượt. Cứ cắm mặt mà đi, vì nhìn lại sẽ thấy hoảng loạn, khi phía sau sâu thẳm, âm u. Không bám đoàn, nhiều ngã rẽ sẽ dẫn người ta đi đâu không biết nữa.
“Nhiều cậu trai lạc trong rừng, khóc tu tu gọi người cứu viện trong đêm. Đôi khi, đèn pin cũng hết điện, cố bám lấy chút ánh sáng le lói từ cái điện thoại gần hết pin, chạy thục mạng cho kịp ra khỏi rừng”, anh Bùi Đức Dũng, giờ là Trưởng phòng an ninh Sun World Fansipan Legend kể.
Những câu chuyện chắp nối, đứt quãng, bởi chúng tôi còn bận bám lối đi đã từ lâu không ai qua lại. Nhưng ít nhiều, chúng cũng giúp tôi phần nào hình dung được cái thời mà chỉ cần một người nghĩ tới chuyện bỏ cuộc, cả trăm người khác sẽ nản chí bỏ rừng về thị trấn.
Vậy mà họ đã vượt qua, đã làm nên một tuyến cáp nối hai đầu cảm xúc, đưa du khách phiêu lưu trong những ngạc nhiên, trước thung lũng lúa vàng đẹp như tranh vẽ, những vạt rừng trập trùng xanh thẳm thi thoảng bật lên những chòm hoa đủ màu không mấy ai có thể gọi tên.
Chân trụ T3, gió lồng lộng. Cabin cáp treo lướt qua trên đầu.
“Để ý dưới chân các bạn nhé, đừng giẫm vào cây hoa” -Lục Thanh Chiến- một cựu binh của Fansipan ngày ấy nhắc, “mỗi cây hoa trồng được ở chân trụ này không dễ đâu, phải đưa từng bao đất, phân bón lên đấy…”. Nhân viên bảo vệ trụ cáp ngủ lại lán trong rừng và kiêm luôn việc tưới tắm để những khóm cây hoa ấy có thể bám trụ được ở cái nơi mà trời chưa kịp tối, sương đã phủ trắng trên ngọn cây.
Tôi nhớ lúc ở Ga đi cáp treo, thấy ngợp ngời hoa, hỏi cậu nhân viên rằng: hoa ở đây dễ trồng nhỉ, bông to thế kia. Cậu ấy cười: “Không dễ thế đâu chị. Đất cằn sỏi đá này, cây gì sống nổi…”
Vậy mà họ làm được. Họ biến đá sỏi thành đất màu, họ khiến thanh anh, cẩm tú cầu đua nhau nở, bông to hơn dưới xuôi nhiều lần. Hoa hướng dương ở đây bông như… cái chảo. Hồng cổ Sa Pa ngát thơm một vùng chân núi. Mấy cây đào, mận giữa thu mà lác đác ra hoa mới lạ.
Không thể đi hết tuyến đường mà những công nhân xây cáp đã đi, bởi đường quá nguy hiểm, chúng tôi quay về, đi cáp lên ngủ đêm trên đỉnh. Cái lạnh 4 độ giữa mùa thu và tiếng gió rít bên ngoài căn phòng đã có máy sưởi vẫn đủ cho tôi hình dung về những đêm đông cao điểm, khi các công nhân vẫn khuân từng tảng đá, từng mét khối gỗ lên đỉnh, để hoàn thiện những công trình, trong cái lạnh âm độ khiến họ như đông cứng.
Bình minh nhuộm sắc vàng đỏ trên toàn bộ đỉnh Fansipan, báo hiệu một ngày đẹp trời. Đi dọc đường La Hán, dạo qua các công trình tâm linh, những gốc đỗ quyên xòa xuống, kể câu chuyện ngày ấy chúng đã được gìn giữ ra sao để bền vững như 300, 400 năm về trước. Những cây đỗ quyên mới trồng bật lên mầm mới. Những cụm quả mâm xôi đỏ mọng bên đường. Hoa hồng Sa Pa, hồng ngoại… trồng rải rác theo các lối đi, nở hoa bên hiên các công trình tâm linh.
***
Ở cái nơi mà trong ký ức của các công nhân xây cáp, chỉ có đỗ quyên và trúc lùn mới trụ được, nay hoa nở ngợp ngời các loại, cây xanh phủ kín các triền núi. Chỉ có thể cắt nghĩa được những kỳ công vì một công trình, giải mã được những nỗ lực mang màu xanh ấy bằng một điều duy nhất, ấy là tình yêu với điểm đến, đam mê làm nên những công trình để đời của những người làm du lịch như Sun Group.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37464
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG -> CÔNG TRÌNH KỶ LỤC   GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC - Page 2 I_icon13Mon 06 Jan 2020, 09:15

Cáp treo xây trên đỉnh Fansipan thế nào
Để dựng được công trình thế kỷ cáp treo Fansipan, những người thợ phải chạy đua với đá núi, gió, tuyết và băng giá...
Tuyến cáp treo Fansipan Sapa được khởi công vào tháng 11/2013, do Tập đoàn Sun Group đầu tư. Để thực hiện công trình, ngoài đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của hãng cáp treo lừng danh Doppelmayr Garaventa, những kỹ sư, công nhân thiện nghệ từng kinh qua thời gian xây cáp treo Bà Nà của Tập đoàn Sun Group được huy động.
Nguyên vật liệu tải lên đỉnh cao 3.143m hoàn toàn do bàn tay con người và những phương tiện thủ công. Từng tảng đá nặng hàng trăm kg, những cuộn cáp… vận chuyển trên đường bằng đã khó, đường núi trơn trượt như thử thách lòng can đảm, ý chí quyết tâm và giới hạn về sự bền bỉ của con người. Sự dẻo dai, bản lĩnh vượt khó, ý chí, quyết tâm chinh phục và tinh thần đồng đội của những chuyên gia, công nhân bám núi suốt hai năm qua đã không bị khuất phục.
Chỉ tay về phía sợi dây cáp mảnh mai như những sợi chỉ mang theo các cabin đầy màu sắc đang cần mẫn chuyển động, ông Sigrist Reto, Trưởng nhóm kéo cáp chính của hãng Doppelmayr Garaventa thốt lên: “Từng tham gia hàng trăm công trình nhưng với chúng tôi cáp treo Fansipan là một công trình khổng lồ. Quá khó khăn, vất vả. Nhiều đồng nghiệp sau khi kéo cáp đã phải thú nhận rằng họ sẽ không nhận thêm bất cứ công trình nào như vậy nữa”.
Dù vậy, gương mặt vị chuyên gia kỳ cựu của hãng cáp treo Doppelmayr Garaventa trông vẫn rất mãn nguyện. Hình hài công trình kỷ lục thế giới mới “chinh phục nóc nhà Đông Dương” mà ông cùng các cộng sự tâm huyết người Việt đã dành toàn tâm ý trong hai năm qua, sắp hoàn thành. Rồi đây, bước chân lên "nóc nhà Đông Dương" sẽ nhanh hơn, cơ hội trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ sẽ đến được với nhiều người khi có tuyến cáp treo ba dây phức tạp bậc nhất thế giới.
Từng kinh qua quãng thời gian vất vả xây tuyến cáp treo Bà Nà Hills, ông Trần Tịnh (thợ cơ khí công trình) cho biết, xây tuyến cáp treo lên "nóc nhà Đông Dương" gian khó gấp bội phần.
"Vách đá thì dựng đứng, gió núi thổi bay người, băng giá lạnh cứng đôi bàn tay… Tất cả tưởng chừng sẽ làm chúng tôi tê liệt. Nhưng không hiểu sao có một sức mạnh kỳ diệu từ bên trong thôi thúc chúng tôi phải quyết tâm vượt qua mọi trở ngại", ông Tịnh chia sẻ.
Ngạo nghễ trên độ cao 3.143m so với mực nước biển, đỉnh Fansipan vốn dĩ luôn mê hoặc mọi bước chân khao khát tìm đến chinh phục. Nơi đây dường như chỉ dành cho những ai đam mê khám phá với sức bền và lòng kiên trì mãnh liệt.
Để dựng được công trình thế kỷ tưởng chừng như không tưởng này, sức người phải đua với đá núi, gió, tuyết và băng giá… Địa hình cheo leo, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, sương mù che phủ dày đặc khắp chốn không nhìn rõ đường đi lối lại. Gió mạnh thổi quanh năm. Vào mùa lạnh, hầu như chạm tay vào bất cứ vật dụng gì cũng như đóng băng. Những lối đi trở nên trơn trượt, sểnh ra là có thể rơi xuống vực… Nhưng những trở ngại đó không ngăn được khát vọng chinh phục đỉnh cao của những người bền bỉ.
Từng sợi cáp mảnh mai băng qua thung lũng Mường Hoa, bám theo sườn dãy Hoàng Liên Sơn như đang kể câu chuyện huyền thoại về những người Việt với mơ ước, tâm huyết, tiềm lực và sáng tạo có thể vượt mọi trở ngại, làm nên những công trình vĩ đại, tiếp cận với công nghệ kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Có thể thế giới sẽ chỉ biết đến những kỷ lục, du khách sẽ chỉ nhớ đến những cảm xúc thăng hoa khi được lên với "nóc nhà Đông Dương" mà không ai nhắc về những con người xây dựng. Nhưng với họ, cảm giác được chinh phục, được sống với niềm tự hào của mình là hạnh phúc không gì sánh bằng. Và cứ thế, họ là những người hùng thầm lặng góp sức xây công trình thế kỷ.
 
Cáp treo Fansipan do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư là cáp treo ba dây hiện đại lần đầu tiên có mặt tại châu Á với nhiều kỷ lục ấn tượng. Tại lễ khai trương sáng 2/2, đại diện kỷ lục thế giới - Guinness World Record trao chứng nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp treo Fansipan Sapa. Đó là "Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới 1.410m" và "Cáp treo ba dây dài nhất thế giới 6.292,5m".
Theo VnExpress
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37464
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG -> CÔNG TRÌNH KỶ LỤC   GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC - Page 2 I_icon13Mon 06 Jan 2020, 19:54

Chàng trai người Nghệ và hành trình 'lát đá trên đỉnh trời'
 
(Baonghea.vn) – Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cột cờ trên “nóc nhà Đông Dương” và hệ thống cầu thang ốp đá tinh xảo dẫn lên “đỉnh trời” Fansipan, ít ai biết rằng có công sức của chàng trai Thái vùng núi Quỳ Hợp .
Những ngày này, cột cờ và hơn 700 bậc cầu thang cùng hệ thống lan can dẫn từ nhà ga đến cột mốc đỉnh Fansipan đã gần như hoàn thiện. Đằng sau thành quả ấy không chỉ là tài hoa mà còn là ý chí vượt khó của những người thợ xứ Nghệ để ghi dấu ấn trên công trình vĩ đại của đất nước.
Nhớ về những ngày đầu được chấp nhận đảm nhận công trình vào năm 2014, chàng trai trẻ Quán Vi Ba (sinh năm 1986, xóm Đồn Mộng, Châu Quang, Quỳ Hợp) đến bây giờ vẫn không quên được cảm giác vừa tự hào, vừa lo lắng khi trước mắt còn nhiều gian truân đang chờ đợi.
những ngày Sapa đón đợt lạnh đầu tiên trong năm, nhiệt độ tại đỉnh Fansipan luôn dao động trong khoảng từ -10 độ C đến -30 độ C. Băng giá, sương mù luôn bao phủ cả ngày lẫn đêm.
Vốn xuất thân từ miền nắng nóng gió Lào, anh cùng tổ thợ dường như không thể thích nghi với điều kiện ấy. Cho dù đã mặc cùng lúc 5,6 áo len, áo khoác mà vẫn lạnh run người. Bàn tay là thứ quan trọng nhất của thợ đá nhưng hễ chạm vào bất kỳ đâu đều cảm thấy tê buốt. Do vậy, cứ làm tầm 20 phút thì anh em lại phải chạy vào hơ tay cho bớt cóng rồi mới có thể tiếp tục công việc của mình.
Để có thể lát hơn 700 bậc đá với gần 5.000 viên đá bậc cấp nguyên khối từ khu nhà ga Fansipan lên đỉnh núi phải mất gần 2 năm trời. Sức người có hạn, mỗi trụ đá nguyên khối lan can nặng gần 300 kg nhưng ai nấy đều phải tự khiêng vác, tự làm đòn bẩy mà không có máy móc nào hỗ trợ.
Mọi việc trở nên dễ thở hơn khi có cáp treo công vụ nhưng chúng cũng cũng không giúp ích được gì nhiều, chủ yếu vẫn là dùng sức người mà thôi.
Tiếp lời tâm sự, chàng trai trẻ Quán Vi Ba không quên những gian truân mà bản thân cùng tổ thợ đã phải trải qua: “Điều kiện làm việc khắc nghiệt là thế nhưng anh em chưa từng có một bữa cơm đúng nghĩa. Thực đơn sáng trường kỳ là mì tôm. Ngày thường cơm cũng chỉ có rau luộc, trứng chiên, thịt anh em tự chế biến bởi chẳng có chị nuôi nào chịu nổi thứ thời tiết ấy để chấp nhận ở lại nấu ăn cho mọi người.

Cái lạnh khiến ai cũng thường xuyên cảm sốt, viêm họng và đặc biệt là ho. Uống kháng sinh nhiều hơn ăn cơm gạo, vượt qua đau ốm cũng bằng niềm tin bởi lấy đâu ra cơm ngon canh ngọt để bồi dưỡng.
Thời điểm đó, tắm cũng là một khái niệm xa xỉ, bởi thiếu nước, và trong cái rét âm độ ấy, có lấy hết dũng khí cũng chẳng ai dám nghĩ đến việc trút tầng lớp quần áo ra để tắm bằng thứ nước lạnh như đá kia. Một hai tháng mới xuống núi một lần để nghỉ lấy sức và mua sắm những đồ dùng cần thiết cho mình.
Vào mùa hạ, điều kiện khí hậu cũng không được cải thiện hơn là bao. Nhiệt độ vẫn xuống thấp, từng đợt mưa và gió mạnh khiến cho những lối đi trở nên trơn trượt, sểnh ra là có thể rơi xuống vực khiến anh em trong đoàn nhiều phen gặp nguy hiểm.
Tiến hành thi công cột cờ trên đỉnh Fansipan. Ảnh: T.Q
Sau khi hệ thống cầu thang và lan can đã hoàn chỉnh, mọi người bắt tay vào làm cột cờ.
Cột cờ có tổng chiều cao 25m, vật liệu là đá xanh nguyên khối, bốn mặt chạm khắc phù điêu nổi các địa danh của đất nước như Hạ Long, Tây Bắc, Tây Nguyên…
Vì cột được xây dựng ở độ cao 3,141m nên  anh em phải làm trong điều kiện thiếu ô xy. Cùng với đó, làm việc xa nhà hàng chục tháng trời nhưng không có internet, điện thoại cũng chẳng có sóng, thứ máy móc hiện đại nhất để liên lạc với nhau là bộ đàm. Nỗi nhớ nhà, nhớ vợ con khiến những người đàn ông cứng rắn nhất cũng rơi nước mắt.
"Cũng có nhiều người phải bỏ cuộc, nhưng mình là người đứng đầu nên phải luôn kiên định để làm gương cho anh em.  Quan trọng hơn là vì những công sức mà mình đã bỏ ra, và còn vì danh dự của bản thân, của quê hương mà tiếp tục làm việc. Khi công trình được hoàn thành cũng là lúc niềm hạnh phúc của bản thân vỡ òa. Đó là cảm giác được chinh phục, được sống và góp sức xây dựng công trình lớn của đất nước”, anh Ba cho biết.
Quán Vi Ba là người  là dân tộc Thái, sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề thợ mộc nên từ nhỏ anh đã sớm được kế thừa những kỹ năng tạo hình, cắt ghép…Tuy nhiên, khác với những thành viên trong gia đình, anh lại yêu thích những tạo hình trên đá.
Theo thời gian, niềm đam mê ấy mỗi ngày một lớn thêm. Vậy nên, sau khi tốt nghiệp THPT anh đã xuống Vinh theo học Trường dạy nghề tiểu thủ công nghiệp.
Sau khi hoàn thành khóa học, anh rời Nghệ An đi làm thuê tại các xưởng đá từ Ninh Bình sang Thanh Hóa rồi vào cả Đà Nẵng. Đằng đẵng suốt 4 năm trời bôn ba, anh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá từ thực tiễn.
Rồi anh mở một xưởng nhỏ để làm nghề chế tác đá. Theo thời gian, xưởng của anh đã có chỗ đứng trong thị trường nội địa, được nhiều người biết đến và anh cùng tốp thợ đã được lựa chọn để làm "đường lên đỉnh trời". 
Anh chia sẻ: “Bản thân mình và những anh em trong tổ thợ không chỉ gắn bó với nghề vì kế mưu sinh, mà còn là để theo đuổi niềm đam mê. Mỗi lần làm ra một sản phẩm hoàn thiện ai cũng xem đó là đứa con, là máu thịt của mình bởi tất cả công sức, tâm huyết đều dành vào đó. Khi làm xong, bán cho khách hàng nào biết trân trọng và hiểu được ý nghĩa sau những sản phẩm chế tác thì mới được vui trọn vẹn chứ không phải tất cả đều vì lợi nhuận”.
Thanh Quỳnh
 
Trang này đến đây xin dừng. Về chủ đề Fansipan có rất nhiều video, nhưng tôi thấy chỉ có video này là tổng hợp nhất, tôi không biết đăng, mời bạn đọc post dòng chữ này lên google hình ảnh để xem : “Tham quan ngắm toàn cảnh tuyệt đẹp trên đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương”
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG -> CÔNG TRÌNH KỶ LỤC   GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG  ->  CÔNG TRÌNH KỶ LỤC - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
GIẤC MƠ HOANG ĐƯỜNG -> CÔNG TRÌNH KỶ LỤC
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» HÀNH TRÌNH DIỆU VIỄN
» HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG
» Nhắn THOẠI DU, VIỄN TRÌNH
» HÀNH TRÌNH ĐI TÌM NGUỒN CỘI
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-