Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:20
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 22:08
Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 01:35
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
7 chữ by Tinh Hoa Mon 28 Oct 2024, 15:04
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Fri 25 Oct 2024, 10:33
Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 24 Oct 2024, 16:03
Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Wed 23 Oct 2024, 07:42
5 chữ by Tinh Hoa Tue 22 Oct 2024, 03:37
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Mon 21 Oct 2024, 14:07
CHÚC MỪNG SINH NHẬT Bạn Và Đệ Tử by mytutru Mon 21 Oct 2024, 00:00
Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Sat 19 Oct 2024, 15:16
Đường luật by Tinh Hoa Sat 19 Oct 2024, 06:52
Rất Tuyệt Với by mytutru Fri 18 Oct 2024, 12:12
PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Fri 18 Oct 2024, 00:04
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:40
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:32
Một góc Quê hương by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:28
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 12:32
8 chữ by Tinh Hoa Thu 17 Oct 2024, 08:57
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 17 Oct 2024, 07:31
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 15 Oct 2024, 06:58
BỊ OÁNH VÌ THƠ?!!! by Phương Nguyên Sun 13 Oct 2024, 18:39
CHÍN NĂM DUYÊN by buixuanphuong09 Sun 13 Oct 2024, 12:07
5-8-8-8 by Tinh Hoa Sat 12 Oct 2024, 08:37
Hoạ thơ Bác Phượng by Trà Mi Tue 08 Oct 2024, 09:54
Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Sun 06 Oct 2024, 07:49
Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh Thu 07 Nov 2019, 07:54 | |
| Chương XIII NẶNG TÚI OÁN HỜN Háo-Nghĩa hỏi chủ xóm Tấn vậy chớ ai báo tin cho Đỗ Nương-nương hay nên bươn-bả ngồi xuồng đi đón. Ông Tấn nói hồi hôm ông Minh-Giám hiện hình về kêu mà nói cho Nương-nương hay nên nàng nóng-nảy bứt-rứt mới kêu ông đi.
Ai nấy nghe tới chuyện linh-hiển nầy càng lấy làm kỳ hơn nữa.
Cao-Liêm mới nói: “Đỗ Tướng-Công với Trần Tham-Mưu là bực anh-dõng, là khí-phách của đất nước. Hai ngài tuy mất mà vong-linh vẫn còn hiển-hách. Vậy chúng ta vái-van, mất cũng như còn, hai người ủng-hộ dìu dắt anh em chúng ta báo oán rửa hờn, cho thiên hạ biết danh Đông-Sơn nghĩa-hiệp”.
Đỗ Nương-nương nghe Cao-Liêm nói như vậy thì ngước mặt ngó rồi nói: “Tôi rất cám ơn chư-vị nghĩa-sĩ có lòng yêu mến cha tôi nên cha tôi mất theo đưa cha tôi trở về cố-hương mà còn quyết chí rửa hờn trả oán. Xin chư-vị cho tôi biết coi ai làm sao cho cha tôi chết mà tính việc trả oán ? Sao không giết liền họ lại bỏ về ? Ông Minh-Giám nói gian-đảng đố hiền tật năng nên ám-sát cha tôi. Phải vậy hay không ? Gian-đảng là ai ? Xin cho tôi biết. Tôi sẽ làm rụng đầu chúng nó hết thảy tôi mới vừa lòng”.
Võ-Nhàn với Cao-Liêm mới thuật rõ trường-hợp Đỗ Tướng-Công bị ám-sát cho Đỗ Nương-nương nghe, kể có đầu có đuôi, không bỏ sót một mảy nào.
Cao-Liêm nói bắt được một đứa sát-nhơn nó khai Hà-Khâm với Trương-Hậu xúi nó. Vây mà xét thì hai người ấy đã trốn mất. Anh em nghi trốn trong Hoàng-Cung, đòi phá cửa vào kiếm hăm đốt thành cho ra tro, vua mới giải hòa, hứa sáng ngày sẽ bắt mà tra vấn, như hai người đó thiệt có tội thì vua sẽ chiếu luật mà gia-hình. Anh em trở về dinh, tức giận không bắt dược Hà-Khâm với Trương-Hậu mà giết liền cho đã nư giận, lại thấy vua không cho vào Hoàng-Cung mà kiếm thì nghi cho vua đồng mưu nên yêm-ẩn kẻ gian. Anh em bối-rối không biết tính lẽ nào. Nếu nổi loạn đốt thành thì lỗi với nước-non, nên đưa thi-hài của Tướng-Công về Ba Giồng an-táng rồi sẽ lo mưu báo oán.
Đỗ Nương-nương nghe rõ hết rồi thì trợn mắt mà nói: “Tôi oán hết thảy, bất luận là ai. Để chôn cất cha tôi rồi, họ sẽ biết mặt tôi. Xin chư-vị anh-hùng vui lòng giúp tôi đặng cho thiên-hạ biết dầu cha tôi với ông Minh-Giám đã mất, nhưng hào-khí Đông-Sơn vẫn còn”.
Cả thảy đều nói: “Tướng-Công mất rồi, anh em chúng tôi sẽ cậy Nương-nương nắm quyền Tướng-Soái cho anh em chúng tôi giữ vững tinh-thần đặng chiến-đấu cho mà coi”.
Đến trưa, đoàn thuyền về tới Trấn-Định. Tướng sĩ để thuyền tại đồn, võng thi-hài do đường bộ đặng về Thuộc-Nhiêu cho mau, võng đi đầu, tướng-sĩ sắp hàng đi theo sau.
Từ hồi sáng, cả ba giồng hay Nương-nương chiêm-bao thấy đại họa nên lấy xuồng mà đi lên Phan-Yên. Già trẻ đều lao-nhao ngóng nghe tin-tức. Chừng nghe thuyền chở thi-hài của Tướng-Công về ghé Trấn-Định thì các chủ xóm thân-hào ở giồng nầy và giồng Cánh én tựu lại tiếp rước mà đưa lên Thuộc-Nhiêu.
Trên giồng Thuộc-Nhiêu, nhơn-dân còn bâng-khuâng hơn nữa. Đoàn nữ-binh của Nương-nương ăn cơm sớm mơi rồi tề-tựu tại võ-trường luyện tập mà chờ tin. Chừng thấy dạng tướng-sĩ xa xa thì nghe thiệt có họa rồi, nữ-binh mới sắp hàng-ngũ đi ra xa mà nghinh tiếp. Người trong giồng cũng đi theo.
Mấy ông chủ xóm dọn sẵn bộ ván giữa nhà rồi chừng thi-hài về tới thì rước để Tướng-Công nằm đó cho mọi người có thể chiêm-bái. Người trong giồng phân cho nhau, tốp lo hòm rương đặng tẩn-liệm, tốp nấu cơm nước cho tướng-sĩ ăn.
Võ-Nhàn giao cho Phan-Đình-Trụ với Lưu-Bạch-Khuê phân 300 binh mới đem về mà đóng giữ mấy đồn hiểm-yếu trong ba giồng, còn để 50 binh cũ với đoàn nữ-binh ở tại nhà làm binh lưu-động, hễ chỗ nào hữu sự thì Cao-Liêm hoặc Võ-Nhàn sẽ điều-khiển đến tiếp-viện.
Tẩn-liệm xong rồi, linh-cữu để giữa nhà đủ ba ngày mà cúng tế rồi mới an-táng tại đầu giồng. Táng song-song với mộ của ông Trần-Minh-Giám.
Chiều lại Nguyễn-Lượng mới về tới, có dắt theo một trăm binh, Nguyễn-Lượng ra ôm mộ khóc rất lâu rồi trở vô nhà trách anh em sao không phá cho tan-hoang mà bỏ ghét lại rút êm trở về Ba Giồng dường như sợ nên trốn. Háo-Nghĩa mời cắt nghĩa cho Lượng nghe: mục-đích của Đông-Sơn là cứu dân giúp nước. Vì muc-đích đó nên Trần Tham-Mưu với Đỗ Tướng-Công mới ra phò vua. Có lẽ tại mạng Trời xui khiến nên năm trước Trần Tham-Mưu tỵ trần rồi bây giờ Đỗ Tướng-Công thất lộc nữa. Giận thì giận, thù thì thù, nhưng chẳng nên bỏ mục-đích mà dấy loạn, làm cho chết dân sụp nước, trái hẳn với ý định của sư-phụ cho được. Tại như vậy nên anh em đi sái đường thì trở lại đặng tìm ngã khác mà đi, chớ không phải sợ ai hay là vị ai.
Nguyễn-Lượng thở dài mà nói: “Tôi mắc ở ngoài Cần-Giờ, nên việc xảy ra đến hai ngày rồi tôi mới hay. Tôi nghe anh em chở thi-hài của Tướng-Công về Ba Giồng, tôi mới gom nghĩa-binh Đông-Sơn chở về đây đặng bàn tính với anh em coi bây giờ chúng ta phải làm cái gì”.Nương-nương, Võ-Nhàn với Cao-Liêm đồng nói một lượt: “Báo oán, báo oán trước đã !”.
Nguyễn-Lượng nói: “Tôi oán những người đố hiền tật năng, chủ mưu ám-hại cha tôi. Tôi phải phân thây những người đó cho được, tôi mới hết giận”.
Võ-Nhàn nói: “Theo tôi thì tôi oán tất cả mọi người, hoặc công khai xuất trận, hoặc núp lén xúi giục, làm cho Trần Tham-Mưu chết trước, Đỗ Tướng-Công chết sau, đặng nhóm Đông-Sơn không còn thủ-lãnh phải vở tan, khối anh-dõng mất hết tinh-thần phải rời-rã. Tôi quyết chống với tất cả mọi người đó. Tôi không dung ai hết“.
Cao-Liêm nói: “Tôi hiệp ý với anh Võ-Nhàn. Tôi cũng oán tất cả mọi người. Tôi muốn anh em ta kế chí của tiền-nhơn, biệt-lập ở đất Ba Giồng, tổ-chức nghĩa-binh Đông-Sơn lại, ta làm chủ lấy ta, không phục-tùng ai hết; thế còn yếu, thì ta hùng-cứ nội đất Ba Giồng, chừng thế mạnh, lần lần ta sẽ bành-trướng ra lớn”.
Nguyễn-Lượng gặt đầu mà nói: “Chí-hướng đó là chí-hướng đầu-tiên của bực sư-phụ ta. Tại thời-cuộc biến-chuyển làm cho chí-hướng đổi thay, nên mới gây tai-họa. Bây giờ ta trở lại đường cũ mà đi là phải hơn hết. Ngặt hồi trước nhờ sư-phụ ta tài cao trí sáng mới tạo được lực-luợng hùng-hậu, mới dựng nên một công-nghiệp vẻ-vang. Bây giờ anh em chúng ta thiếu tài thiếu trí, lại binh không còn tới 500, tướng chỉ có năm bảy người, sợ không giữ nổi Ba Giồng, mong gì làm được việc lớn. Tôi thấy khó kế chí cho tiên-nhơn nổi”.
Cao-Liêm nói: “Hễ có thiện-chí phải thành-công. Nến làm mà cứ sợ không thành, sắp xuất trận mà chắc bại trước, thì làm sao mà thắng được”.
Võ-Nhàn nói: “Anh-Hùng thấy việc nên làm thì phải làm không nên nghĩ tới sự thành hay bại”. Đỗ Nương-nương nói: “Nếu mấy anh sợ thất bại, mấy anh không chịu làm thì một mình tôi, tôi cũng làm. Sự báo oán cho cha tôi, không thế nào tôi bỏ qua được”.
Mấy võ-tướng đồng nói việc báo oán thì đã đành, ai cũng cương-quyết phải làm trước. Anh em bàn tính là tính về việc tương lai kìa. Lưu-Bạch-Khuê nói: “Về sự báo oán cho Tướng-Công tôi muốn xin anh em để tôi làm thích-khách, tôi lập thế giết hết”. Võ-Nhàn cản: “Bọn tiểu nhơn nó núp lén mà hại người. Mình là anh-hùng, lẽ nào mình bắt chước bọn họ. Mình báo oán giữa thanh thiên bạch nhựt, chúng nó mới ghê sợ, thiên hạ mới phục-tùng chớ”.
Háo-Nghĩa nói: “Tôi văn-nhơn quen cầm bút chớ không biết cầm đao: Thời buổi nầy mạnh thì sống, yếu thì chết. Tôi thuộc về phe yếu, tôi dựa theo mấy anh để mượn hơi mà sống, bởi vậy mấy anh làm sao tự ý, tôi không dám cản. Tôi chỉ xin mấy anh nhớ điều nầy: dầu làm việc gì cũng vậy, làm bây giờ hay là làm ngày khác, mấy anh đừng quên chí-hướng của Đông-Sơn là cứu dân giúp nước. Dân là dân của ta, nước là nước của ta, đừng làm việc chi có thể hại dân hoặc hư nước”.
Chư-tướng nhìn nhau, có sắc bối-rối.
Cao-Liêm nói: “Bọn hại Tướng-Công là bọn gian. Để cho chúng nó sống thì chúng nó hại dân. Vậy trừ chúng nó mà cứu dân, hạp với chí-hướng của Đông-Sơn, chớ có trái đâu mà dụ-dự”.
Nhờ mấy câu giải-thích ấy chư-tướng mới nhận thấy điều cần gấp là phải lo báo oán cho Tướng-Công rồi nhơn dịp báo oán đó sẽ tùy tình thế, tùy thời-cuộc, mà xây-dựng tương-lai theo chí-hướng của Đông-Sơn, cho khỏi hổ với sư phụ, với tiền-bối.
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh Mon 25 Nov 2019, 11:36 | |
| Chương XIII NẶNG TÚI OÁN HỜN Tổ-chức cuộc báo oán, mấy anh em nghĩ phải cử một người thủ-lãnh, để bàn hoạch kế-sách, chỉ-huy lực-lượng và cung-cấp nhu-cầu. Một vài người đề cử Võ-Nhàn, hoặc Nguyễn-Lượng, hoặc Háo-Nghĩa phải lãnh trọng-trách đó. Cả ba người đều cố từ, viện lẽ rằng tuy ba người đều cương-quyết phải báo oán, song mỗi người quan-niệm một cách hành-động riêng, không hạp với trí ý của toàn thể anh em, nên sợ không được nhứt trí, nhứt tâm rồi giải đãi mà hư việc chung.
Bàn cãi một hồi rồi cả thảy đồng-ý cậy Đỗ Nương-nương nắm quyền thủ-lãnh đặng cắt phân phận-sự cho mỗi người và chỉ-huy quân-đội lúc chiến-đấu. Nương-nương không chịu, quyết xin lãnh quyền nữ-tướng đặng điều-khiển đoàn nữ-binh chiến-đấu vậy thôi. Chư-tướng nói cầm quyền thủ-lãnh cũng xuất trận như ai vậy, lại chỉ-huy toàn thể quân-đội thì càng dễ mà biểu-lộ tài-năng đặng chiến-thắng.
Các tướng-sĩ nài ép quá nên Đỗ Nuơng-nương phải chịu làm thủ-lãnh Đông-Sơn.
Bữa sau Nương-nương sai mời các chủ xóm trong Ba Giồng tề-tựu lại tất cả tướng-sĩ các đồn về giết trâu bò cúng-tế Thanh-Nhân và Minh-Giám, rồi đứng ra nói: “Vì cuộc biến-chuyển nên kể từ đây đất Ba Giồng nầy là đất riêng của chúng ta. Vậy các chú bác, các anh em, phải góp sức với nhau mà gìn-giữ, đừng cho ai được xâm-phạn, mà cũng đừng thèm tùng-phục ai. Chúng ta vui sống vui chết với nhau, đoàn-kết thành một khối cứng-cỏi, mạnh-mẽ mà chống-chỏi cho đắc-lực, chúng ta cần phải tổ-chức cuộc phòng-thủ chung cho ba giồng, lại cũng phải tổ-chức nuôi sống chung cho quân-đội. Hôm nay các tướng-sĩ cậy tôi phải nắm quyền thủ-lãnh đặng điều-khiển mọi việc. Vì tình-thế ép buộc tôi phải lãnh trọng-trách. Tôi làm trâu bò mà cúng cha tôi với ông Minh-Giám, vái-van vong-linh phò-hộ đất Ba Giồng và riêng giúp tôi được sáng-suốt mà lo báo oán cho tiên-nhơn và lo giữ an cho dân chúng. Tôi cũng xin các bác, các chú và các anh tận lực giúp sức cho tôi làm tròn nhiệm-vụ, làm rạng danh tướng-sĩ Đông-Sơn, làm cho vừa ý người dưới chín suối. Bây giờ tôi xin cậy:
- Anh Võ-Nhàn phải đi quan-sát hệ-thống phòng-thủ các đồn lũy lại, coi có chỗ nào hư sụp phải sửa chữa lại liền và phải tùy số binh có sẵn mà phân phát thủ mấy yếu-điểm;
- Anh Nguyễn-Lượng chỉ-huy một toán quân cung tiễn lưu-động trong các sông Bến-Lức, Vũng-Gù, ngăn ngừa binh Phan-Trấn xâm-lăng địa phận của ta, gặp binh tướng thì đánh bắt, gặp lương-thực thì đoạt lấy;
- Anh Cao-Liêm cũng lãnh một toán quân lưu-động tuần-phòng khúc Tiền-Giang ngang địa-phận ta mà đoạt lương bắt lính;
- Anh Đình-Trụ quản xuất các đồn giồng Cánh Én;
- Anh Bạch-Khuê quản xuất các đồn giồng Trấn-Định.
- Mấy đồn theo giồng Thuộc-Nhiêu thì xin anh Võ-Nhàn kiểm-soát đặng ảnh với Háo-Nghĩa gần tôi cho tôi hỏi ý-kiến vì tôi cần dùng một cố-vấn về quân sự và cố-vấn về chánh trị.
- Còn anh Huỳnh-Thiên-Hà thì tôi cây anh giả dạng người buôn-bán lên Phan-Trấn mà thám-dọ tình-hình đặng báo tin cho chúng tôi biết hành-động của họ mà đề-phòng hoặc tấn-công.
Xin mấy anh rán lo gấp mấy việc ấy đặng chờ có hệ-thống phòng thủ vững-vàng, có lương-thực đầy đủ và có quân lính hùng-bậu rồi chúng ta sẽ đánh thành Phan-Yên mà bắt kẻ thù để rửa hận. Về phần mấy ông chủ xóm, tôi xin mấy ông khuyên bà con làm ruộng thêm đặng có lúa cho nhiều, bắt cá thêm đặng làm mắm xẻ khô để cung-cấp lương-thực cho quân-đội dùng”.
Cử-tọa từ trẻ đến già, dầu văn hay võ, ngồi nghe Đỗ Nương-nương sắp dặt, thảy đều kính-phục, ai cũng khen phận gái, lại trẻ tuổi mà có tài-năng, có thao-luợc, không ai bì kịp.
Nương-nương khiêm-nhượng nói võ-nghệ thì nhờ cha luyên tập ít môn, còn chiến-lược thì nhờ ông Minh-Giám chỉ giùm chút đỉnh, nên nay phải đem sự học hỏi mà giúp bạn đồng-chí vậy thôi, chớ đâu dám khoe tài-năng thao-lược.
Nguyễn-Lượng với Võ-Nhàn nói Thượng Tướng-Công và Trần Tham-Mưu mất mà có lưu lại một môn đệ để dìu-dắt Đông-Sơn thì cũng đủ làm rỡ-ràng cho xứ sở.
Cả thảy đều vui lòng và hăng-hái thi-hành huấn-lịnh của Đỗ Thủ-lãnh.
Cách ít ngày sau, những nghĩa-binh Đông-Sơn hồi trước cắt đi thủ Biên-Trấn, Nhà Bè, trốn về Ba Giồng từng tốp xin cho nhập-ngũ lại đặng báo thù cho Đỗ Tướng-Công; lại còn có nghĩa-sĩ các chỗ khác mến danh Đông-Sơn đến xin hiệp-tác, thành thử trong một tháng đầu thì Nương-nương có sẵn dưới tay 800 binh vừa cũ vừa mới, đủ phân phát cho các tướng chỉ-huy hoạt-động mạnh-mẽ.
Nguyễn-Lượng kiểm-soát vùng Vũng-Gù, Bến-Lức không thấy dạng địch-quân mới đem binh lên tận Bà-Hom, Chợ-Đệm mà thâu lương, cũng không ai dám chống cự. Võ-Nhàn coi tu bổ hệ-thống phòng thủ rồi thì cùng với Cao-Liêm phân binh đi góp lương-thực miệt Tiền-Giang, Cổ-Chiên, người lên tới Long-Hồ, Sa-Đéc, Cao-Lãnh, người qua tới Chẹt-Sậy, Sóc Sải, Ba-Vát, Nước-Xoáy.
Dưới quyền thủ-lãnh của Đỗ Nương-nương mới nửa năm mà Đông-Sơn đã chế-trị cả vùng phì nhiêu trong Gia-Định, lúa tiền dư-dả, binh-lực hùng-hào, chận nghẹt Phan-Trấn không đủ lương-thực mà nuôi quân lính.
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh Tue 26 Nov 2019, 13:11 | |
| Chương XIII NẶNG TÚI OÁN HỜN Một bữa Thiên-Hà dọ-thám về báo tin ở Phan-Yên quan quân đương bối-rối vì thiếu lương. Trong thành có mấy ngàn mà không có tướng điều-khiển đặng đánh dẹp Đông-Sơn cho các trấn tiện bề nạp lương. Vua sai Trương-Hậu cầm binh thì người lấy cớ tuổi già mà từ chối. Đòi Lý-Thiện thì Lý-Thiện khai bịnh đi không được.
Cách ít ngày, Nguyễn-Lượng chở binh đi tuần theo sông Vũng-Gù, hay tin có lối một chục chiếc thuyền ở phía Vàm-Cỏ đi vô, chiếc nào cũng chở đầy binh lính. Lượng sai một tên quân bơi xuồng về báo cho đồn Trấn-Định hay và dặn phải báo luôn Thuộc-Nhiêu với Cánh-Én nữa. Vì Lượng chỉ có 100 binh cung nỏ không thể ngăn cản nên phải đi bét vào rạch nhỏ ẩn núp đợi đoàn thuyền giặc đi qua rồi mới trở ra mà nom theo sau.
Võ-Nhàn mắc đem binh đi tuần trong Tiền-Giang, Đỗ Nương-nương hay tin có thuyền giặc vào Vũng-Gù, chắc giặc muốn đánh Trấn Định, mới giao cho Háo-Nghĩa giữ Thuộc-Nhiêu, nàng dắt 50 nghĩa-binh với 100 nữ-binh mang cung tên xuống Trấn-Định phòng-hờ để trợ chiến với Bạch-Khuê.
Thiệt quả Nương-nương vừa tới thì có tin giặc vào rạch Tân-An, chắc sẽ qua Trấn-Định. Nương-nương bàn tính với Bạch-Khuê biểu để chừng 10 tên quân trong đồn, còn bao nhiêu thì rút ra ngoài mà ẩn núp. Nương-nương cũng cho 50 nghĩa-binh núp ngoài đồn và chở hết nữ-hinh qua mé rạch bên kia mà mai-phục.
Giặc tới ngang đồn thấy êm ru thì ghé thuyền vào mé và cất binh lên. Tướng giặc vào đồn chỉ có mấy bên quân le-the, bèn xua binh vào đốt phá đồn. Chừng mấy trăm binh giặc vào sát cửa đồn rồi thì hai bên có tiếng nổi lên, có tiếng la ó, giặc kinh tâm chen lấn nhau mà thối lui. Hai bên tên bắn như mưa. Giặc tán loạn, đụng đâu chạy đó, tốp lọt xuống hầm sâu thì hết lên. Bên mé rạch, nữ-binh cũng ó lên bắn qua, tướng giặc không biết chạy đường nào cho khỏi, mới nhảy xuống một chiếc thuyền với ít chục tên quân mà trở ra.
Đỗ Nương-nương với Bạch-Khuê đốc quân bắt hết binh giặc. Chúng đưa tay chịu trói, hết dám chống cự. Tướng giặc tưởng xuống thuyền rồi thoát nạn được, nào dè mới đi được một khúc sông thì bị binh Nguyễn-Lượng chặn bắt trói hết mà đưa trở lại Trấn-Định.
Nguyễn-Lượng thấy có Nương-nương, lại hay thắng trận rất khỏe thì mừng-rỡ khen ngợi Nương-nương mới xuất trận mà được thành-công vẻ-vang. Bạch-Khuê đếm tù-binh thì được gần 800, trong số đó hơn 100 bị thương. Có lẽ chạy tản-lạc mà trốn chừng vài trăm.
Đinh-Trụ ở Cánh-Én nghe bên nây có tiếng trống thì đem 100 binh qua trợ chiến. Hay giặc đã đại bại thi mừng vô cùng. Nương-nương giao hết tù-binh cho Bạch-Khuê với Đinh-Trụ xử-dụng rồi biểu cho ít cái ghế để dưới bóng cây dừa đặng ngồi tra hỏi tướng giặc.
Nương-nương mời ba tướng ngồi và hỏi lúc còn ở Phan-Yên có biết tướng giặc nầy hay không. Cả ba đều nói người lạ nên không biết.
Nương-nưong dạy tên quân dắt tướng giặc lại mà hỏi:
- Chú tên họ gì, làm chức gì mà cầm binh ?
- Bẩm, con tên Trương-Tuấn, làm chức Quản-Cơ.
- Chú gốc ở đâu ?
- Bẩm, gốc ở Phan-Rí ngoài Bình-Thuận.
- Chú vô đây hồi nào, có công-trận gì mà làm Quản-Cơ, ai sai chú đem binh đánh đây ? Chú khai thiệt hết cho ta nghe thử coi.
- Bẩm, con biết chút đỉnh võ-nghệ, con nghe trong nầy Nguyễn-Vương đương cần nhơn-tài để cầm binh đánh giặc. Con tính vào đặng lập công-danh. Cách bốn tháng trước con vào tới Phan-Trấn, thiệt quả nghe quan Nguyên-Soái Trương-Hậu đương tuyển-mộ tướng để cầm binh.
- Ông Trương-Hậu làm Nguyên-Soái hay sao ?
- Bẩm, phải. Ngài làm Soái chấp-chưởng cả binh-quyền. Con nghe ngài đồng tông với con, con mới vào yết-kiến và xin đầu quân đặng lập công. Ngài hỏi võ nghệ của con rồi cho con làm Cai-đội. Cách mấy bữa trước ngài cho đòi con lên dinh mà nói có đảng cướp Đông-Sơn, ở Ba Giồng cứ đón đường đoạt lương của các trấn gởi về, bởi vậy trong thành không có đủ lúa gạo cho lính ăn. Ngài hỏi con dám đem binh xuống dẹp đảng cướp đó hay không. Như chịu ngài thăng con lên chức Quản-Cơ và cấp cho con một ngàn binh đi đánh dẹp đảng cướp Đông-Sơn đặng lương khỏi bị cướp dọc đường nữa. Con chịu nên ngài cấp binh thuyền và chỉ đường cho con đi đây.
Nguyễn-Lượng cười mà hỏi:
- Bây giờ chú đã thử sức với chúng tôi rồi, chú nghĩ coi thái-độ của chúng tôi có phải giống thái-độ của một đảng cướp hay không ?
- Bẩm, con ở ngoài mới vào, con không hiểu chi hết. Con nghe quan Nguyên-Soái Trương-Hậu nói với con như vậy nên con phải khai thiệt cho các quan nghe.
- Nguyên-Soái Trương-Hậu của chú là thằng gian xảo. Nó nói dối đặng hại chú. Chúng tôi qui tụ nơi đây không phải để cướp giựt mà phá rối. Chúng tôi vì nghĩa nên đoàn kết lập ra đạo nghĩa-binh Đông-Sơn đặng giúp nước cứu dân. Thủ lãnh chúng tôi ngày trước là Đỗ-Thanh-Nhân, một đệ nhứt anh-hùng của đất nước Gia-Định. Buồn thấy nước nhà nguy dân khổ nên Đỗ Thủ-lãnh đem nghĩa-binh ra dẹp loạn phò vua, công lớn danh cao được vua phong đến chức “Ngoại-Hữu Phụ-Chánh Thượng Tướng-Công”. Anh em chúng tôi cả thảy đều được vua ban quyền tước. Trương-Hậu với Hà-Khâm chỉ giỏi nịnh-hót, bợ-đỡ, chớ không có công-cán gì. Chúng nó âm-mưu sát hại Thượng Tướng-Công đặng chúng đoạt quyền chiếm vị. Anh em nghĩa-binh chúng tôi tức giận trở về đây tôn Nương-nương đây là ái-nữ cửa Thượng Tướng-Công làm Thủ-lãnh đặng báo thù báo oán cho vị anh-hùng vì nặng lòng với non nước, nên bị bọn gian mưu hại.
Trương-Tuấn sụp quì xuống cúi đầu bái Đỗ Nương-nương, vì tay bị trói không huy động được.
Nguyễn-Lượng nói tiếp: “Ấy vậy, chúng tôi lớn nhỏ đều là nhóm người đoàn-kết đặng báo oán quyết phạt tội để điếu dân, chớ không phải tụ tập đặng cướp giựt. Bọn Trương-Hậu, Hà-Khâm không dám léo đến đây mà sai tướng-lãnh thì không ai chịu đi. Chúng nó thấy chú ở ngoài mới vào không hiểu tình-hình mới gạt cho chú đến đây nạp mình đặng chết thế cho chúng nó. Tôi phải cắt nghĩa cho chú hiểu rồi sẽ hành hình đặng chú biết tại ai mà chú chết”.
Trương-Tuấn cúi đầu lạy nữa, vừa lạy vừa khóc.
Đỗ Nương-nương bước tới, rút gươm cắt dây mở trói cho Trương-Tuấn, biểu đứng dậy và nói: “Vì ngươi không hiểu, bị bọn gian gạt, nên mới phạm đến địa-phận của ta. Vậy mới lỡ lần đầu nên ta tha cho. Ngươi về phải nói với bọn Trương-Hậu, Hà-Khâm, nếu chúng nó muốn dẹp nhóm Đông-Sơn, thì chúng nó phải đích thân đến đây, chớ đừng sai ai nữa. Nếu chúng nó không dám đến, thì ta sẽ lên phá thành bắt hết chúng nó đem về khai đao nhà tế cha ta”.
Nàng nói dứt lời liền đưa mũi gươm rạch hai đường trên gò má Trương-Tuấn rồi nói tiếp: “Ta rạch mặt ngươi đặng gởi về cho Trương-Hậu với Hà-Khâm. Ngươi phải trình cho bọn đó xem. Mà ta cũng có ý ghi dấu-tích trên mặt ngươi đặng nếu ngươi còn lên đến đây nữa thì ta biết mà trị tội”.
Đỗ Nương-nương dạy hai tên quân lấy xuồng đưa giùm Trương-Tuấn lên Chợ-Đệm rồi sẽ thả cho nó về, chớ thả tại đây nó không biết đường mà đi.
Trương-Tuấn cúi lạy Nương-nương, lạy luôn Nguyễn-Lượng, Bạch-Khuê với Đinh-Trụ nữa, rồi mới theo hai tên quân xuống thuyền mà di.
Bắt thuyền giặc được 10 chiếc, Nương-nương dạy Bạch-Khuê để tại Trấn-Định 5 chiếc và sai người chèo 5 chiếc lên giao cho đồn Thuộc-Nhiêu dùng. Nàng dặn Bạch-Khuê với Đinh-Trụ hỏi tù-binh nếu người nào chịu phục-tùng thì cho làm lính, còn người nào xin cho về nhà thì bắt làm công ít ngày rồi thả.
Nàng gom đoàn nữ-binh với 50 nghĩa-binh của Thuộc-Nhiêu mà đem binh về.
Nàng dạy Nguyễn-Lượng dắt bổn bộ binh đi theo nàng lên Thuộc-Nhiêu đặng nghị-sự vì quan quân trên Phan-Yên tán đởm rồi, không dám léo xuống vùng Bến-Lức, Vũng-Gù nữa đâu mà phải tuần cho mệt binh-sĩ.
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh Wed 27 Nov 2019, 12:30 | |
| Chương XIV CÒN NỢ NON NƯỚC Đỗ Nương-nương mới chỉ-huy đánh một trận đầu đã được toàn thắng, tự-nhiên nàng phấn chí hài lòng. Nàng bảo đem Nguyễn-Lượng về Thuộc-Nhiêu trước để cho binh lính nghỉ sau đợi Võ-Nhàn về rồi hội-hiệp mà lo mưu trả thù trả oán.
Nhờ có lời khai của Trương-Tuấn, bây giờ Đỗ Nương-nương với Nguyễn-Lượng thấy rõ Trương-Hậu mưu ám-sát Thanh-Nhân đặng đoạt tước đoạt quyền, mà vua đã không trị tội Trương-Hậu với Hà-Khâm, lại giao binh quyền cho Trương-Hậu, tức thị cuộc ám-sảt dầu không có vua chủ mưu thì cũng không trái với ý của vua. Chờ đến 6 ngày mới thấy Võ-Nhàn với Cao-Liêm về một lượt, mỗi người có dắt về một thuyền lúa.
Võ-Nhàn với Cao-Liêm hay ở nhà Đỗ Nương-nương chỉ-huy đánh trận Trấn-Định được toàn thắng thì khen ngợi Nương-nương, nói rằng cha hùm sanh con cọp, vậy mới đáng mặt Đông-Sơn thủ-lãnh, vậy mới khỏi hổ với tiếng “vô-địch” của-công-chúng hoan-hô năm trước.
Nương-nương cho mời Nguyễn-Lượng với Háo-Nghĩa nhóm nữa cho đủ mặt rồi nàng nghiêm nghị mà nói: “Được toàn thắng trận Trấn-Định tôi vui lòng thiệt, mà vui chưa rồi thì lòng tôi phát giận nên nóng-nảy như lửa đốt ruột đốt gan, vì bắt được tướng giặc nó khai tôi mới biết chắc những người nào chủ-mưu và bởi duyên-cớ nào mà người ta ám-sát cha lôi. Tôi giận quá nên mấy bữa rày trông lai anh hết sức, không về đặng bàn tính bắt kẻ thù cho tôi khai đao mà tế cha lôi, phải làm cho được tôi mới khỏi lỗi nghĩa sanh-thành dưỡng-dục. Tôi thấy ngày giờ tôi báo oán cho cha tôi đã tới rồi. Vậy phải làm cho gấp đặng khỏi lỡ cơ-hội”.
Nương-nương ngừng mà suy nghĩ. Bốn anh em ngồi nhìn nhau dường như ý muốn hỏi nhau bây giờ phải làm sao.
Nương-nương nói tiếp: “Trên Phan-Yên lương đã hết rồi. Binh lính đương sợ chết đói. Mấy bữa rày thêm Trương-Tuấn về báo tin đại bại nữa. Thế thì hiện giờ quan quân trên Phan-Trấn kinh tâm tán đởm; không còn tinh-thần chiến-đấu gì nữa hết. Mình đem binh lên thình-lình rồi nổi trống lung-tung cũng đủ cho binh tướng sợ rồi bỏ thành mà chạy, mình khỏi đánh, cứ vào kiếm bắt kẻ thù”.
Võ-Nhàn châu mày lộ sắc lo ngại, nên nói:
- Binh của mình ít quá, rủi bên địch chống cự sợ mình khó thắng.
- Đã đành bên địch có binh đông hơn mình nhưng binh họ đã mất linh-thần, lại không tướng chỉ-huy. Trương-Hậu làm Nguyên-Soái đặng có chức có quyền, chớ không dám ra trận. Còn Lý-Thiện tuy không chịu bỏ mà về đây với mình, nhưng anh không nỡ trở mặt đánh với Đông-Sơn. Thế có gì đâu mà sợ.
- Phải sắp-đặt, hễ đánh thì chắc thắng mới nên đánh. Không nên cầu may. Rủi thất bại họ khinh-khi mình, mà binh-sĩ lại mất hăng-hái nữa.
- Theo binh-pháp có hai cách đánh giặc; một cách nhờ binh đông, tướng giỏi mà thắng, còn một cách nhờ gạt-gẫm làm cho bên địch tán-loạn linh-thần mà thắng, dầu binh ít mình cũng thắng được.
Nguyễn-Lượng vừa lắc đầu vừa cười mà nói:
- Làm Soái cầm binh mà hiểu tới như vậy, dầu tướng-sĩ có chết họ cũng mát ruột.
- Ông Minh-Giám thường nói với tôi, ông thích đánh giặc tinh-thần lắm. Dùng tinh-thần mà thắng mới hay. Mấy bữa rày tôi có nghĩ ra một chiến-lược khác dùng linh-thần mà đánh, ăn khỏe lắm. Binh của mình đã gần một ngàn, đủ sức bố trận được.
- Chiến-lược thế nào đâu. Nương-nương nói nghe thử coi.
- Tôi nghe nói hồi cha tôi ở trên Phan-Trấn với mấy anh, ngày đêm cha tôi cứ lo ngại về sự Tây-Sơn đem binh vào đánh. Rất đỗi cha tôi có binh tướng mạnh-mẽ mà còn phải lo sợ thay, huống chi tụi nầy yếu xịu, mà bị họa Tây-Sơn đã chế hụt một lần rồi, nên nghe Tây-Sơn vào chắc chúng nó run lập cập. Tôi tính mình giả làm binh Tây-Sơn vào cho chúng nó sợ bỏ chạy đặng mình chận mà bắt.
- Làm sao mà giả Tây-Sơn cho được ?
- Không khó gì. Binh mình gần một ngàn. Anh Nguyễn-Lượng kiếm vài chục chiếc thuyền, anh chở chừng vài ba trăm binh, để mỗi thuyền ít chục, thừa lúc mới tối anh cho đoàn thuyền vào cửa Cần-Giờ. Thuyền cắm cờ Tây-Sơn, lúc đi qua đồn, binh phải nói chuyện ồn-ào mà giả đông. Trên đồn tưởng binh Tây-Sơn vào thiệt, tự-nhiên phải cho quân báo vào mấy đồn ở phía trong Nhà Bè. Họ báo chuyền trong thành phải hay. Hễ hay có binh Tây-Sơn vào thì mất hồn mất vía, bỏ chạy tán-loạn. Trong lúc ấy anh Võ-Nhàn vời mấy anh khác hiệp cùng tôi đem binh núp chung quanh thành, đợi họ chạy thì lượm hết chớ có gì đâu.
Mấy anh suy nghĩ đồng cho kế ấy thần-diệu, có binh một ngàn cũng đủ thắng, chẳng cần nhiều hơn.
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh Thu 28 Nov 2019, 07:37 | |
| Chương XIV CÒN NỢ NON NƯỚC Háo-Nghĩa gọi giặc như vậy là giặc tâm-lý, không chịu gọi là giặc tinh-thần bởi vì do theo tâm-lý của tình-hình mà thủ thắng. Cao-Liêm cãi lại cho giặc tinh-thần là trúng hơn, bởi lấy tinh-thần mà thủ thắng chớ không cần binh số.
Nguyễn-Lượng nói muốn giả hình Tây-Sơn phải có thuyền to, thứ thuyền đi biển vào cửa trên đồn mới lầm chớ đi thuyền nhỏ chúng không tin. Cao-Liêm nói vào cửa ban đêm mà ai biết thuyền nhỏ hay lớn. Mình làm rần-rộ hô Tây-Sơn rùm lên thì họ hết hồn, còn phân thiệt giả gì nữa. Nếu Lượng dụ-dự không chịu giả Tây-Sơn thì Liêm xin thay thế.
Võ-Nhàn nhìn nhận kế đó thật hay, dầu chúng không chạy trước quyết ở lại trong thành mà chống giữ, chừng binh thủy vào bến, rần-rộ cất lên bờ, binh bộ ở trên ứng lên nữa, rồi hư-trương thinh-thế như hai gọng của cái kềm mà công thành thì bên địch khó chống nổi. Ngặt bên mình binh ít, không đủ bố trí chận hết bốn cửa nên sợ kẻ thù trốn chạy khỏi. Cao-Liêm nói: “Bề nào mình cũng đoạt được thành trì”. Võ-Nhàn nói: “Tôi muốn chận bắt cho được hết kẻ thù mà ăn thịt kìa chớ”.
Anh em cãi qua cãi lại như vậy rồi xin Nương-nương huỡn trong vài ngày đặng suy nghĩ mà tổ-chức cho kỹ rồi sẽ thi-hành kế ấy.
Mưu-kế của Đỗ Nương-nương nó hàm súc một chiến-lược huyền-diệu phi-thường, nên nó bắt buộc chư-tướng phải lưu-ý hoài, không thể lãng-xao được. Đêm ấy vì trời không có trăng, nên không ra võ-trưòng ngồi đàm-luận được, chư tướng hội riêng với nhau trong nhà đến nửa đêm rồi mời phân tay đi ngủ.
Vì một mình Đỗ Nương-nương nghỉ sớm, không có dự cuộc hội-đàm của chư-tướng hồi đầu hôm, bởi vậy mới nửa canh năm thì Nương-nương thức giấc, nhưng nằm êm trong phòng, định ngủ luôn cho tới sáng rồi sẽ dậy.
Gà trong xóm bắt đầu gáy thúc, con nầy xướng lên, con nọ ứng tiếp, rồi con kia theo nữa, cứ nối nhau gáy theo thứ-tự gáy hoài không thôi.
Đỗ Nương-nương nằm mơ-màng, nửa mê nửa tỉnh, thình-lình cùng vời tiếng gà gáy xa xa, nàng nghe rõ ràng tiếng cha kêu mà dạy: “Thanh-Xuân dậy con, dậy đặng lo cứu chúa. Giặc Tây-Sơn đương vào cửa Cần-Giờ. Lần nầy chúng nó đem vào tới bốn năm muôn binh lính quét sạch đất nước của ta. Có lẽ chiều mai Chúa sẽ chạy ngang đây nên cha mách bảo cho con hay trước mà tiếp giá”.
Nương-nương ngồi dậy, tuy biết là chiêm-bao, song nhìn nhận là giọng nói của cha và còn nhớ mấy lời cha nói đủ hết.
Trời nổi dông thổi lá cây sau vườn nghe lào-xào rồi hột mưa rúc-rắc đổ trên mái nhà. Nương-nương bưng đèn bước ra nhà khách rồi để đèn ngồi mà tư-lự. Tiếng gà bây giờ gáy thúc nên nghe nhặt hơn. Hột mưa bây giờ đổ xuống nhiều hơn, nên mái nhà có giọt.
Háo-Nghĩa nằm ngủ đằng chái giựt mình thức dậy thấy Nương-nương đương ngồi tại nhà khách mà ngó ngọn đèn thì bước ra nói: “Bữa nay Nương-nương dậy sớm quá”. Đỗ Nương-nương nói có chuyện kỳ-quái và biểu Háo-Nghĩa kêu các tướng dậy hết đặng bàn chiêm-bao.
Háo-Nghĩa vâng lời đi kêu anh em tựu ra nhà khách đủ mặt.
Nương-nương mời ngồi rồi đọc y mấy câu nàng nghe trong giấc mộng không sai sót một tiếng, lại nói quả-quyết nghe giọng nói của Đỗ Tướng-Công rõ-ràng.
Võ-Nhàn có ý không tin lời chiêm-bao, nói rằng tại Nương-nương mích lòng oán-hận những người chủ mưu ám-hại cha, rồi han ngày bày kế giả binh Tây-Sơn vào cửa Cần-Giờ nên đêm khuya mới chiêm-bao thấy binh Tây-Sơn vào và Chúa chạy trốn.
Nguyễn-Lượng tỏ ý ngạc-nhiên, nếu thiệt hồn linh của Tướng-Công về mách bảo sao ngài không nói tới Hà-Khâm với Trương-Hậu là kẻ thù mà vua đã không có cảm-tình nếu không đồng mưu ám-hại, sao lại biểu “cứu Chúa” biểu “tiếp giá”, ơn nghĩa gì mà cứu, ai quí-trọng mà tiếp.
Cao-Liêm nói: “Theo ý tôi, Tướng-Công là đứng anh-bùng nghĩa-khí, không nỡ biểu phải đón bắt vua với Hà-Khâm và Trương-Hậu. Ngài biết bọn minh thù oán, còn vua đi đâu tự-nhiên phải có hai chú đó chạy theo, nên ngài biểu đi tiếp giá là nói theo quân-tử, chớ kỳ thiệt là ngài chỉ cho anh em mình biết mà xách trọn gói. Tôi tin chắc như vậy. Anh em có nghi mộng-mị không chịu đi đón, thì chiều nay tôi đi một mình tôi”.
Háo-Nghĩa cãi: “Có lẽ Tướng-Công biết Hà-Khâm với Trương-Hậu bị Tây-Sơn giết chết rồi nên ngài không thèm nói tới, còn Chúa không có can-hệ trong vụ ám-sát nên biểu Nương-nương cứu”.
Đỗ Nương-nương giận nói: “Tôi không muốn cứu ai hết. Tôi cũng không thèm tiếp ai làm chi. Cha tôi làm ơn làm nghĩa, người ta đã không kể ơn nghĩa của cha tôi. Bây giờ có cái gì buộc tôi phải đền-đáp đâu nên tôi phải tiếp, phải cứu”.
Mỗi người một ý, tự-nhiên câu chuyện phân-vân, bàn-luận đến trưa, mà chưa quyết-định được.
Đến nửa chiều, Thiên-Hà ở trên Phan-Trấn ngồi xuồng biểu trạo-phu bơi riết về, hào-hển vô nhà báo tin cho Nương-nương với anh em hay hồi khuya cả trăm chiếc thuyền chở đầy binh Tây-Sơn đã vô gần lới Nhà Bè. Hay giặc sắp đến, thường-dân bồng con dắt vợ, mang gói gánh đồ, mạnh ai nấy chạy, không kể ngã nào hết. Nghe trong thành cũng rần rần, không hiểu quan quân tính lẽ nào. Thiên-Hà không đám trũng ở lại nên lo về riết mà báo tin.
Cả nhà nhìn nhau ngơ-ngẩn.
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh Tue 03 Dec 2019, 14:43 | |
| Chương XIV CÒN NỢ NON NƯỚC Võ-Nhàn nói: “Nếu vậy thì điềm chiêm-bao ứng nghiệm rồi !” Đỗ Nương-nương nói: “Bây giờ mấy anh phải lo sắp-đặt đặng nếu binh Tây-Sơn đến đây mình tử-chiến với chúng nó một lần cho chúng nó biết hào-khí của Đông-Sơn”. Cao-Liêm nói: “Tây-Sơn có xuống đây cũng còn lâu. Việc gắp bây giờ là phải đi đón bắt kẻ thù. Tại họ ở quấy nên Trời khiến có họa cho họ lọt vào ta mình. Tôi đi bắt. Ai không đi thì tôi đi một mình”.
Bây giờ Võ-Nhàn với Nguyễn-Lượng hăng hái chịu đi. Ba người tính với nhau rồi chia phần: Nguyễn-Lượng qua Trấn-Định dặn Bạch-Khuê phải chận rạch Tân-An để Lượng đón phía Vũng-Gù. Còn Võ-Nhàn với Cao-Liêm thì tra xét sông Tiên-Giang.
Ba người ăn cơm chiều sơ-sịa rồi điểm binh mà đi. Khi Võ-Nhàn sắp xuống thuyền thì Đỗ-Nương-nương đi theo ra sân dặn: “Nếu gặp Chúa anh phải bắt đem về đây cho tôi đặng tôi hỏi cha tôi có tội gì mà giết. Nếu không giết, sao không trị tội kẻ mưu-sát, lại phong chức tước giao binh quyền. Tôi hỏi cho biết một chút rồi muốn đi đâu tôi sẽ thả cho mà đi. Anh phải ráng nghe hôn. Đừng để chạy vuột”.
Võ-Nhàn gặc đầu rồi xuống thuyền mà đi.
Thuyền của Võ-Nhàn đi trước còn thuyền của Cao-Liêm lớn hơn nên nặng-nề thủng-thẳng theo sau. Nhàn biểu đà-công đi riết xuống vàm rạch Kỳ-hôn. Nước ròng gió thuận nên thuyền đi rất lẹ.
Lối chạng-vạng tối, thuyền của Võ-Nhàn đi gần tới Kỳ-hôn, Nhàn thấy có một chiếc ghe lường nhỏ đương đâm ngang sông cái mà qua mé Rạch-Miễu. Nhàn vừa muốn biểu đà-công theo chiếc ghe lường ấy thì thấy trong vàm rạch Kỳ-hôn có một chiếc thuyền lớn đương ra vàm. Nhàn ra lịnh chận chiếc thuyền ấy mà xét. Hai thuyền vừa cặp lại thì Nhàn cầm gươm nhảy qua, dòm thấy Hà-Khâm với Trương-Hậu ngồi xếp ve trong mui bèn nạt lớn: “A ! Gặp được cừu-nhơn rồi. Ra đây cho mau mà chịu chết. Làm điều gian ác tự-nhiên Trời phạt, chạy đâu cho khỏi”.
Hà-Khâm với Trương-Hậu trong mui bò ra, sợ run lập-cập. Võ Nhàn hô trói. Binh lính xách dây nhảy qua trói hai người nầy rồi trói luôn năm tên quân theo hộ-vệ nữa. Võ-Nhàn hỏi lớn: “Còn Hoàng-Thượng chạy ngã nào ? Sao không có trong thuyền ?” Hà-Khâm đáp: “Hoàng-Thượng ngồi trên chiếc ghe lường đi riêng phía trước”.
Võ-Nhàn đứng ngó mà kiếm chiếc ghe thấy đương qua sông hồi nãy. Trời đã tối lờ-mờ nhưng còn thấy dạng chiếc ghe ấy đã gần tới mé Rạch-Miễu rồi. Võ-Nhàn dậm chưn kêu trời, vừa chỉ vừa hỏi: “Phải Hoàng-Thượng đi chiếc ghe lường một người chèo đâm ngang qua sông kia hay không ?” Hà-Khâm đứng ngó rồi đáp: “Hoàng-Thượng đi chiếc ghe đó”.
Võ-Nhàn gãi đầu bực-tức, thầm nghĩ thuyền mình thì lớn, ghe kia thì nhỏ lại đi xa rồi, làm sao mà theo cho kịp. Còn thêm trời tối, qua đó rồi biết ghe lường đi ngã nào mà tìm. Có lẽ ý Trời không cho mình gặp Hoàng-Thượng lại hay sao nên mới khiến trắc-trở như vầy. Gặp mà không bắt đem về cho Nương-nương được, mình lỗi hẹn, thì còn mặt mũi lào mà thấy Nương-nương nữa.
Thuyền Của Cao-Liêm đi gần tới, Võ-Nhàn ngoắt kêu đi riết lại giao hết cả thuyền cho Cao-Liêm mà nói: “Anh đem bọn nầy về nạp cho Nương-nương. Hoàng-thượng ngồi ghe lường nhỏ đi truớc qua sông, để tôi theo kiếm rồi tôi sẽ đưa về sau”.
Võ-Nhàn trở qua thuyền của anh ta mà đi liền.
Cao-Liêm biểu Hà-Khâm vời Trương-Hậu qua thuyền của anh ta, bỏ ít tên quân bên thuyền kia rồi hai chiếc song song đi về Thuộc-Nhiêu.
Liêm thấy hai lão Khâm với Hậu thì ghét lắm song không thèm hỏi tới, quyết để về Thuộc-Nhiêu rồi sẽ cho hai lão biết lưới Trời khó lọt, hễ gian ác thì không chạy đâu cho khỏi họa, nếu tránh Tây-Sơn thì phải gặp Đông-Sơn.
Thuyền lớn lại đi ngược nước, bởi vậy đến sáng Cao-Liêm mới trở về tới Thuộc-Nhiêu. Đỗ Nương-nương với Háo-Nghĩa, Thiên-Hà hay thuyền về, đồng ra bến coi có bắt được ai không.
Cao-Liêm biểu quân dẫn Hà-Khâm với Trương-Hậu lên sân. Nương-nương hỏi Cao-Liêm:
- Còn Hoàng-Thượng đi đâu ? Sao không dắt luôn về ?
- Đi riêng với chiếc ghe lường nhỏ, anh Võ-Nhàn không dè nên để đi vuột qua phía Rạch-Miễu, anh Nhàn còn theo mà kiếm.
- Trời đất ơi ! Nhè người tôi cần gặp hơn hết mà lại sẩy mất !
- Tôi cũng tiếc lắm. Nhưng anh Võ-Nhàn chắc sẽ tìm được, không thoát khỏi tay ảnh đâu. Để giam hai lão nầy, đợi anh Võ-Nhàn về rồi sẽ xử một lượt.
Nương nương dạy mở trói thả mấy tên quân vô tội, còn Trương-Hậu với Hà-Khâm thì đóng nọc buộc ngoài sân. Nàng trở vô nhà, kêu Háo-Nghĩa mà cậy kiếm thế nói chuyện với hai lão Hậu và Khâm đặng hỏi coi lực-lượng của Tây-Sơn thế nào và vua có can-hệ đến vụ ám sát hồi trước hay không ?
Đến trưa Háo-Nghĩa mới nói lại với Nương-nương rằng về vụ ám-sát Đỗ Tướng-Công thì Hậu với Khâm cứ chối nói không hiểu gì hết. Còn về Tây-Sơn thì nghe thuyền giặc vào gần tới Nhà-Bè, tôi chúa xuống thuyền đi trốn. Sợ gặp Đông-Sơn không dám đi ngã Vũng-Gù, mới đi ngã Kỳ-Hôn mà tránh. Nhưng gần ra vàm sợ có binh Đông-Sơn đón, Chúa phải kiếm ghe lường cậy đưa qua sông lớn cho lẹ đặng thoát thân, còn quan quân đi thuyền lớn theo sau, tới Rạch-Miễu sẽ hiệp lại.
Nương-nương nghe Háo-Nghĩa nói rồi thì nàng thở dài mà than:
- Người tôi oán hơn hết nếu để chạy vuột mất thì cái giận của tôi không bao giờ nguôi.
- Tôi hiểu ý Nương-nương. Mà tôi thấy hai anh Võ-Nhàn với Cao-Liêm cũng đồng một ý đó. Mấy tháng nay tôi buồn lắm, sợ Nương-nương với mấy anh phạm đại-nghĩa làm hư danh Đông-Sơn.
- Sao mà phạm đại-nghĩa ? Con phải báo oán cho cha. Ấy là chánh-nghĩa chớ.
- Thà bước trái để cho Tây-Sơn làm sao chúng nó làm. Đông-Sơn quyết cứu dân giúp nước, thì tránh cái tội “thần thí quân” cho khỏi phạm đại-nghĩa.
- Tôi có thần của ai đâu ?
- Nương-nương không có, còn mấy anh em tôi đã lãnh chức tước nên đều là thần hết thảy.
- “Thần thí quân” là bất nghĩa, còn “quân sát thần” là hợp nghĩa hay sao ?
- Cũng bất nghĩa. Nhưng nên để cho người ta phạm nghĩa, không nên tranh đua nhau mà làm. Nếu trên dưới, Đông Tây cứ đua nhau mà làm việc bất nghĩa thì đời nầy thành đời gì, nước nầy thành nước gì ? Còn gì là văn-minh, còn gì là luân-lý ?
Nghe học-thuyết nhơn-nghĩa của nhà Nho, Đỗ Nưong-nương tức giận nên trợn mắt nói lớn: “Sống giữa đời mạnh hơn yếu thua, mình phải lo cho mạnh đặng hơn người chớ nói hợp nghĩa với bất nghĩa làm chi ?”.
Háo-Nghĩa cười mà đáp: “Nưong-nương nói không kể hợp nghĩa hay bất nghĩa, vậy sao lại lập nghĩa-binh Đông-Sơn, và lập ra sao lại lấy sự cứu dân giúp nước làm mục-đích?”.
Nương nương hết cãi nữa, nên ngồi lơ-lửng, thấy đường đời nhiều lối, không biết phải theo lối nào, phải báo oán hay là nên rộng dung, phải phò Chúa hay là nên thù Chúa, phải đốc dân Ba Giồng tử-chiến với Tây-Sơn đặng người chết nhà thiêu, hay là nên nhượng-bộ cho dân an-cư lạc-ngbiệp?
Bối-rối quá nên Nương-nương bỏ đi vô phòng mà nằm. Đến gần tối, Nương-nương nghe Cao-Liêm vô cửa phòng kêu mà nói thuyền của Võ-Nhàn về tới, báo tin Nhàn tìm Chúa không được thì tức giận nên nhào xuống sông mà chết rồi.
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh Wed 04 Dec 2019, 09:54 | |
| Chương XIV CÒN NỢ NON NƯỚC Nương-nương cất tiếng kêu Trời rồi lật-đật mở cửa phòng đi riết ra nhà khách ngồi trơ-trơ, hai hàng nước mắt chảy ròng-ròng. Nàng ngồi khóc một hồi rồi mới than: “Cha tôi chết. Ông Minh-Giám cũng chết. Bây giờ anh Võ-Nhàn chết nữa, tôi sống với ai ? Sống cho ai ? Sống làm chi ?...Tại sao mà anh Võ-Nhàn chết ? Ai báo tin như vậy ? Kêu vào đây cho tôi hỏi lại coi”.
Cao-Liêm bước ra sân kêu hai tên quân của Võ-Nhàn vào. Nương-nương hỏi Võ-Nhàn chết hồi nào, chết chỗ lào, thi hài ở đâu, tại sao mà chết ?
Một tên quân bước tới thưa: “Hồi chiều hôm qua đón vàm Kỳ-hôn bắt được hai ông lão rồi, Võ Đại-nhơn hay Hoàng-Thượng đi ghe lường đâm ngang sông cái qua mé Rạch-Miễu. Đợi thuyền của Cao Đại-nhơn đến, Võ Đại-nhơn giao hai ông lão rồi tốc theo chiếc ghe lường. Trời đã chạng-vạng tối, nhưng còn thấy dạng chiếc ghe lường bên phía Rạch-Miễu đương chèo dọc theo mé sông. Thuyền đàng nầy lớn, phải đi lâu lại bị gió ngược, bởi vậy khi qua tới mé Rạch-Miễu thì chiếc ghe lường đi mất. Trời tối đen như mực, ngó quanh-quất không thấy gì hết. Võ Đại-nhơn ngồi trên mui, biểu chèo lên rồi chèo xuống, ghé chỗ hóc hẻm, vào mấy rạch nhỏ mà kiếm, không bỏ sót một chỗ nào. Võ Đại-nhơn cứ than thở nói Nương-nương ân-cần căn-dặn phải rước cho dược Hoàng-Thượng đem về cho Nương-nương. Đi tìm thấy mà để cho vuột đi, nếu thất ước với Nương-nương, không tận tâm giúp cho Nương-nương báo oán thì còn mặt mũi nào mà dám ngó Nương-nương nữa. Chúng tôi kiếm trọn đêm không gặp. Hồi hừng sáng quân lính phân từng tốp lên lục-soát nhà cửa vườn-tược từ vàm Giao-Hòa đến vàm Sóc-Sãi, còn thuyền thì đi dọc theo mé, tìm đến trưa mà không gặp được Hoàng-Thượng. Võ Đại-nhơn buồn rầu quá, biểu quân lính xuống thuyền mà về. Võ Đại-nhơn cứ ngồi trên mui mà ngó tứ phía, chừng thuyền ra giữa sông cái, Võ Đại-nhơn đứng dậy, ngó về hướng Thuộc-Nhiêu mà nói lớn: “Trời khiến tôi không giúp Nương-nương báo oán cho cha được thì tôi phải chết cho Nương-nương thấy rõ lòng thành của tôi”. Võ Đại-nhơn nói dứt lời rồi liền phóng mình xuống dòng nước chảy. Mấy người lội giỏi nhào theo kiếm vớt, ngặt vì sông sâu, nước chảy mạnh, lội lặn tìm hết sức không được thi-hài, đành phải trở về báo tin”.
Đỗ Nương-nương lóng nghe rõ-ràng rồi khóc nhà than: “Té ra anh Võ-Nhàn vì tôi mà chết. Anh còn làm khổ-tâm thêm cho tôi nữa ! Tôi làm sao mà đáp nghĩa với anh ?”
Cao-Liêm cũng như Háo-Nghĩa với Thiên-Hà, cả ba người đều nhận thấy Võ-Nhàn và Nương-nương, tuy không nói ra, song đã có cảm-tình với nhau, vì cảm-tình đó chỉ ngấm-ngầm trong thâm-tâm nên thuở nay không ai thấy được.
Nương-nương khóc một hồi rồi cậy Háo-Nghĩa sai người đi kêu Nguyễn-Lượng, Bạch-Khuê và Đinh-Trụ về đặng xử vụ hai lão Hả-Khâm và Trương-Hậu.
Đến tối ba người đó về đủ, hay Võ-Nhàn tìm không được Chúa nên buồn mà tự-tử thì thương tiếc vô cùng.
Về việc Trương-Hậu với Hà-Khâm, Nương-nương nói cả hai đều chối, nói không có can-hệ cuộc ânm-sát, bây giờ phải xử làm sao ?
Cao-Liêm nói một đứa sát nhơn đã khai quả quyết rằng hai lão nầy xúi nó ám-sát Tướng-Công thì chối sao được. Vậy phải đặt bàn hương án tại võ trường rồi khai đao hai lão mà tế Tướng-Công cho phỉ dạ Đông-Sơn nghĩa-sĩ.
Mấy người kia đồng ý như vậy hết.
Nguyễn-Lượng sai quân đi đến mấy giồng mời chủ xóm và kêu binh lính các đồn sáng bữa sau phải tề tựu đặng dự-kiến lễ báo oán.
Tảng sáng, Nương-nương ra mộ mà lạy cha và lạy ông Minh-Giám, cầu xin vong linh hai ông giúp mở trí cho nàng sáng-suốt thấy đường phải mà noi theo, làm cho danh-nghĩa Đông-sơn vẹn toàn và giúp cho nhơn-dân Ba Giồng an-ổn.
Khi nàng trở về thì thấy Háo-Nghĩa đã dọn bàn hương-án giữa võ-trường, chủ xóm với binh lính đã bắt đầu tề-tựu. Chừng tới đủ hết, Háo-Nghĩa sắp binh-lính đứng bao chung quanh sân. Đỗ Nương-nương với chủ xóm và nhà thân hào đứng hai bên hương-án rồi biểu Cao-Liêm mở trói dẫn Trương-Hậu với Hà-Khâm vào quì trước hương-án.
Háo-Nghĩa đốt đèn, đốt nhang.
Cao-Liêm đứng vái: “Bẩm Tướng-Công, họ bất lương đố hiền tật năng, chủ mưu ám hại Tướng-Công. Mấy tháng nay Nương-nương và tướng-sĩ nằm gai nếm mật, quyết lo mưu rửa hờn trả oán. Hôm nay chúng tôi bắt được Hà-Khâm với Trương-Hậu là hai người chủ mưu hại Tướng-Công, nên chúng tôi sẽ móc ruột cắt gan kẻ thù mà tế Tướng-Công cho nghĩa-binh Đông-Sơn phỉ dạ. Vậy chúng tôi vái-van vong-linh Tướng-Công về chứng chiếu lòng của chúng tôi, dầu ngài mất cũng như còn, chúng tôi vẫn một mực tôn-thờ kỉnh ái”.
Cao-Liêm vái rồi xá ba xá, mới day lại rút gươm mổ bụng Trương-Hậu với Hà-Khâm, móc ruột gan sắp trong hai cái mâm để trước bàn mà cúng.
Các người đứng chung-quanh đều ghê sợ. Đỗ Nương-nương cúi mặt không đám ngó, nước mắt tuôn dầm-dề. Háo-Nghĩa biểu lạy thì nàng quì trước bàn mà lạy, làm như cái máy, không có linh hồn không có khí-phách. Tướng-sĩ, chủ xóm, thân-hào, tiếp nối mà lạy trước hương-án. Đỗ Nương-nương quày-quả trở vào nhà khách mà ngồi.
Háo-Nghĩa dạy quân khiêng thây của Hà-Khâm và Trương-Hậu ra mé giồng mà dập[1] rồi dắt chư-tướng, chủ xóm, thân-hào vào nhà khách.
Thấy Đỗ Nương-nương ngồi bình tĩnh chớ không ủ-dột ưu phiền nữa. Háo-Nghĩa bước tới đứng ngay trước mặt nàng mà nói: “Thưa Nương-nương, phận-sự Nương-nương làm con, phận sự của bà con anh em chúng lôi làm thủ-hạ, đối với Thượng Tướng-Công cả thảy chúng ta đã làm tròn nghĩa vẹn tình. Bây giờ chúng ta còn cái nhiệm-vụ khác, là trả nợ nước non đang bị Tây-Sơn dày đạp. Nương-nương làm thủ-lãnh Đông-Sơn, xin Nương-nương phân-phán cho anh em chúng tôi biết đường lối mà đi. Chúng tôi quyết đứng sau lưng Nương-nương đến cùng, cũng như chúng tôi ở dưới gối Thượng Tướng-Công ngày trước, chúng tôi theo Nương-nương dầu phải chịu thiên nguy vạn khổ, chúng tôi cũng không nao núng”.
Ai nấy đều đứng lẳng-lặng, chờ nghe Nương-nương nói. Đỗ Nương-nương nhắm mắt ngồi im một chút rồi vùng đứng dậy, mắt mở lớn, mặt đỏ au, ngó đủ mấy phía rồi nói lớn: “Ta là Đỗ-Thanh-Nhân, ta thấy tướng sĩ với bà con đất Ba Giồng thành-tâm kính-bái ta, nên ta về cảm ơn tất cả bà con anh em và luôn dịp mách bảo cho biết đường lối mà đi đặng giữ vẹn danh-dự của Đông-Sơn và trả nợ con dân của đất nước. Hôm nọ thấy Tây-Sơn sắp dày đạp công-nghiệp của ông cha ta, nên ta bỏ dẹp thù riêng quên cả phẫn-uất, ta mách bảo cho Thanh-Xuân phải đón tiếp giá rước Chúa về để hiệp lực mà đánh đuổi Tây-Sơn ra khỏi đi Gia-Định. Té ra ý trời định khác, cho trả oán cho ta chớ không cho tá trợ quân vương. Mà theo tình thế hiện-thời, Đông-Sơn không làm sao mà xây ngược thời-cuộc cho nổi. Nếu vì hào-khí mà cượng-lý, vì đất nước mà hy-sinh, thì chết hết, chết vô ích. Vậy ta khuyên Thanh-Xuân ẩn-nhẫn tìm nơi thanh-tịnh ở mà dưỡng chí tu tâm, chờ khi gió lặng sóng êm, rồi sẽ trở ra lo cứu dân giúp nước. Ta khuyên các anh em tướng-sĩ nên giải giáp đặng tản-mác trong dân-gian, chờ khi thánh-chúa minh-quân ra đời, rồi sẽ phò-tá đặng làm cho rỡ-ràng đất Gia-Định. Ta cũng khuyên các chủ xóm, các thân hào trong ba giồng cứ bình-tĩnh lo làm ăn. Ta sẽ phò-hộ cho nhà nhà đều được an-cư lạc-nghiệp. Cả thảy phải tuân lời ta dặn. Chừng nào đất Gia-Định trổ sanh “đệ-tam hùng”, chừng đó mới thấy mòi đại-định. Ta chào tất cả bà con, anh em. Ta thăng”.
Đỗ Nương-nương té ngồi lại trên ghế, cặp mắt nhắm khít, mồ-hôi ướt dầm. Người ta kêu mấy chị đàn-bà ở dưới bếp lên, dìu-dắt Nương-nương đem vào phòng để cho Nương-nương nằm nghỉ.
Bây giờ măm chủ xóm với thân-hào quyết-định phải lập miếu tại võ-trường đặng thờ Thượng Tướng-Công, với Minh-Giám và Võ-Nhàn.
Tướng-sĩ định phá đồn lũy rồi dắt nhau vô đồng kiếm chỗ cao-ráo lập xóm lập làng ở làm ruộng bắt cá mà nuôi sống.
Bàn tính xong rồi, cả thảy đều về hết, ai cũng kính sợ vong-linh hiển-hách của Thượng Tướng-Công, ai cũng quyết làm theo lời ngài dạy, không ai dám cãi.
Cách vài ngày sau, một đêm Đỗ Thanh-Xuân ngồi một chiếc thuyền nhỏ biểu hai người gia-dịch chèo đi, không ai biết đi đâu, đi rồi bặt tin luôn, không có trở về Ba Giồng nữa. Tây-Sơn vào lần nầy với một oai-võ cực-kỳ mạnh-mẽ. Vua Tây-Sơn là Nguyễn-Nhạc ngự-giá thân-chinh, quyết chiếm cứ đất Gia-Định phì-nhiêu, nên đem cả trăm chiếc thuyền với mấy muôn lính do Nguyễn-Huệ điều-khiển. Thiệt Nguyễn-Huệ hùng hào, chiếm cả đất Gia-Định, lục-soát khắp nơi, làm cho Nguyễn-Vương Phước-Ánh phải chạy ra hòn Phú-Quốc mà ẩn-trú mới thoát nạn.
Nguyễn-Huệ đặt quan cai trị rồi rút đại-binh trở về Qui-Nhơn.
Nguyễn-Vương nhờ Châu-Văn-Tiếp, là Gia-Định đệ-nhị hùng, phò-tá nên khắc-phục thành Phan-Yên lại được. Nhưng chẳng bao lâu bị Nguyễn-Lữ với Nguyễn-Huệ đem binh vào đánh nữa. Nguyễn-Vương phải bỏ thành mà chạy. Lần nầy lại chạy xuống đất Ba Giồng.
Những người cường-tráng ở đây nhớ lời của cụ Đỗ Thanh-Nhân hiện hồn mà dặn-dò năm trước, nghe có vua tới thì ra phò vua rất đông. Trong số nầy có cụ Lê-Văn-Duyệt gốc ở Long-Hưng, thuộc giồng Thuộc-Nhiêu, với Cụ Nguyễn-Huỳnh-Đức, gốc ở Khánh-Hậu, thuộc giồng Cánh-Én, nay rất hiển-đạt.
Thiệt quả lời cụ Đỗ-Thanh-Nhân tiên đoán không sai, sau Nguyễn-Vương nhờ có Gia-Định đệ-tam hùng là Võ-Tánh phò-tá, nên vua mời thống-nhứt sơn-hà, lên ngôi cửu-ngũ.
Cụ Lê-Văn-Duyệt với cụ Nguyễn-Huỳnh-Đức nhờ đến ba Giồng địa linh, lại nhờ có Đông-Sơn ung-đúc nên phò vua giúp nước, lập công-nghiệp rất vẻ-vang. Cả hai cụ đều có cầm quyền Nam-Thành Tổng-Trấn, cụ Lê-Văn-Duyệt được phong tới chức Chưởng Tả-Quân, Bình-Tây Tướng-Quân Quận-Công. Còn cụ Nguyễn-Huỳnh-Đức có ngồi chức Bắc-Thành Tổng-Trấn, được phong Chưởng Tiền-Quân, Kiến-Xương Quận-Công.
Người háo sự hay bày đặt mà nói: “Địa-linh mới sanh nhơn-kiệt”. Lời nói chơi chơi mà nghe ngộ ngộ.
Cùng trong một khoảng loạn-ly mà vùng Ba Giồng sản-xuất cho Gia-Định được ba anh-hùng oanh-liệt là cụ Đỗ-Thanh-Nhân, Lê-Văn-Duyệt với Nguyễn-Huỳnh-Đức, lại còn kiêm thêm một thiếu nữ kỳ-quái là Đỗ Thanh-Xuân, nếu không nói nhờ địa-linh thì phải nói nhờ cái gì chớ ?
Vẫn biết người phê-bình sẽ chê cha con họ Đỗ hữu thủy vô chung, nói rằng Thanh-Nhân vì ham tự-do nên tánh-mạng không vuông tròn, còn Thanh-Xuân vì vướng thần-quyền nên báo oán không châu tất.
Thử hỏi lại: Hữu thủy hữu chung quí hơn bao nhiêu mà muốn ?
Trên hí-trường của nhơn-loại, kép hay diễn một lớp cũng đủ cho khán-giả biết tài mà kính-yêu, cần gì phải diễn đến mãn cuộc đặng mệt mỏi cho người ta phải chán.
Phải vậy chăng ?
Saigon, 15-11-1954
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10615 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh Wed 04 Dec 2019, 16:00 | |
| - Trà Mi đã viết:
Chương XIV CÒN NỢ NON NƯỚC Võ-Nhàn nói: “Nếu vậy thì điềm chiêm-bao ứng nghiệm rồi !” Đỗ Nương-nương nói: “Bây giờ mấy anh phải lo sắp-đặt đặng nếu binh Tây-Sơn đến đây mình tử-chiến với chúng nó một lần cho chúng nó biết hào-khí của Đông-Sơn”. Cao-Liêm nói: “Tây-Sơn có xuống đây cũng còn lâu. Việc gắp bây giờ là phải đi đón bắt kẻ thù. Tại họ ở quấy nên Trời khiến có họa cho họ lọt vào ta mình. Tôi đi bắt. Ai không đi thì tôi đi một mình”.
Bây giờ Võ-Nhàn với Nguyễn-Lượng hăng hái chịu đi. Ba người tính với nhau rồi chia phần: Nguyễn-Lượng qua Trấn-Định dặn Bạch-Khuê phải chận rạch Tân-An để Lượng đón phía Vũng-Gù. Còn Võ-Nhàn với Cao-Liêm thì tra xét sông Tiên-Giang.
Ba người ăn cơm chiều sơ-sịa rồi điểm binh mà đi. Khi Võ-Nhàn sắp xuống thuyền thì Đỗ-Nương-nương đi theo ra sân dặn: “Nếu gặp Chúa anh phải bắt đem về đây cho tôi đặng tôi hỏi cha tôi có tội gì mà giết. Nếu không giết, sao không trị tội kẻ mưu-sát, lại phong chức tước giao binh quyền. Tôi hỏi cho biết một chút rồi muốn đi đâu tôi sẽ thả cho mà đi. Anh phải ráng nghe hôn. Đừng để chạy vuột”.
Võ-Nhàn gặc đầu rồi xuống thuyền mà đi.
Thuyền của Võ-Nhàn đi trước còn thuyền của Cao-Liêm lớn hơn nên nặng-nề thủng-thẳng theo sau. Nhàn biểu đà-công đi riết xuống vàm rạch Kỳ-hôn. Nước ròng gió thuận nên thuyền đi rất lẹ.
Lối chạng-vạng tối, thuyền của Võ-Nhàn đi gần tới Kỳ-hôn, Nhàn thấy có một chiếc ghe lường nhỏ đương đâm ngang sông cái mà qua mé Rạch-Miễu. Nhàn vừa muốn biểu đà-công theo chiếc ghe lường ấy thì thấy trong vàm rạch Kỳ-hôn có một chiếc thuyền lớn đương ra vàm. Nhàn ra lịnh chận chiếc thuyền ấy mà xét. Hai thuyền vừa cặp lại thì Nhàn cầm gươm nhảy qua, dòm thấy Hà-Khâm với Trương-Hậu ngồi xếp ve trong mui bèn nạt lớn: “A ! Gặp được cừu-nhơn rồi. Ra đây cho mau mà chịu chết. Làm điều gian ác tự-nhiên Trời phạt, chạy đâu cho khỏi”.
Hà-Khâm với Trương-Hậu trong mui bò ra, sợ run lập-cập. Võ Nhàn hô trói. Binh lính xách dây nhảy qua trói hai người nầy rồi trói luôn năm tên quân theo hộ-vệ nữa. Võ-Nhàn hỏi lớn: “Còn Hoàng-Thượng chạy ngã nào ? Sao không có trong thuyền ?” Hà-Khâm đáp: “Hoàng-Thượng ngồi trên chiếc ghe lường đi riêng phía trước”.
Võ-Nhàn đứng ngó mà kiếm chiếc ghe thấy đương qua sông hồi nãy. Trời đã tối lờ-mờ nhưng còn thấy dạng chiếc ghe ấy đã gần tới mé Rạch-Miễu rồi. Võ-Nhàn dậm chưn kêu trời, vừa chỉ vừa hỏi: “Phải Hoàng-Thượng đi chiếc ghe lường một người chèo đâm ngang qua sông kia hay không ?” Hà-Khâm đứng ngó rồi đáp: “Hoàng-Thượng đi chiếc ghe đó”.
Võ-Nhàn gãi đầu bực-tức, thầm nghĩ thuyền mình thì lớn, ghe kia thì nhỏ lại đi xa rồi, làm sao mà theo cho kịp. Còn thêm trời tối, qua đó rồi biết ghe lường đi ngã nào mà tìm. Có lẽ ý Trời không cho mình gặp Hoàng-Thượng lại hay sao nên mới khiến trắc-trở như vầy. Gặp mà không bắt đem về cho Nương-nương được, mình lỗi hẹn, thì còn mặt mũi lào mà thấy Nương-nương nữa.
Thuyền Của Cao-Liêm đi gần tới, Võ-Nhàn ngoắt kêu đi riết lại giao hết cả thuyền cho Cao-Liêm mà nói: “Anh đem bọn nầy về nạp cho Nương-nương. Hoàng-thượng ngồi ghe lường nhỏ đi truớc qua sông, để tôi theo kiếm rồi tôi sẽ đưa về sau”.
Võ-Nhàn trở qua thuyền của anh ta mà đi liền.
Cao-Liêm biểu Hà-Khâm vời Trương-Hậu qua thuyền của anh ta, bỏ ít tên quân bên thuyền kia rồi hai chiếc song song đi về Thuộc-Nhiêu.
Liêm thấy hai lão Khâm với Hậu thì ghét lắm song không thèm hỏi tới, quyết để về Thuộc-Nhiêu rồi sẽ cho hai lão biết lưới Trời khó lọt, hễ gian ác thì không chạy đâu cho khỏi họa, nếu tránh Tây-Sơn thì phải gặp Đông-Sơn.
Thuyền lớn lại đi ngược nước, bởi vậy đến sáng Cao-Liêm mới trở về tới Thuộc-Nhiêu. Đỗ Nương-nương với Háo-Nghĩa, Thiên-Hà hay thuyền về, đồng ra bến coi có bắt được ai không.
Cao-Liêm biểu quân dẫn Hà-Khâm với Trương-Hậu lên sân. Nương-nương hỏi Cao-Liêm:
- Còn Hoàng-Thượng đi đâu ? Sao không dắt luôn về ?
- Đi riêng với chiếc ghe lường nhỏ, anh Võ-Nhàn không dè nên để đi vuột qua phía Rạch-Miễu, anh Nhàn còn theo mà kiếm.
- Trời đất ơi ! Nhè người tôi cần gặp hơn hết mà lại sẩy mất !
- Tôi cũng tiếc lắm. Nhưng anh Võ-Nhàn chắc sẽ tìm được, không thoát khỏi tay ảnh đâu. Để giam hai lão nầy, đợi anh Võ-Nhàn về rồi sẽ xử một lượt.
Nương nương dạy mở trói thả mấy tên quân vô tội, còn Trương-Hậu với Hà-Khâm thì đóng nọc buộc ngoài sân. Nàng trở vô nhà, kêu Háo-Nghĩa mà cậy kiếm thế nói chuyện với hai lão Hậu và Khâm đặng hỏi coi lực-lượng của Tây-Sơn thế nào và vua có can-hệ đến vụ ám sát hồi trước hay không ?
Đến trưa Háo-Nghĩa mới nói lại với Nương-nương rằng về vụ ám-sát Đỗ Tướng-Công thì Hậu với Khâm cứ chối nói không hiểu gì hết. Còn về Tây-Sơn thì nghe thuyền giặc vào gần tới Nhà-Bè, tôi chúa xuống thuyền đi trốn. Sợ gặp Đông-Sơn không dám đi ngã Vũng-Gù, mới đi ngã Kỳ-Hôn mà tránh. Nhưng gần ra vàm sợ có binh Đông-Sơn đón, Chúa phải kiếm ghe lường cậy đưa qua sông lớn cho lẹ đặng thoát thân, còn quan quân đi thuyền lớn theo sau, tới Rạch-Miễu sẽ hiệp lại.
Nương-nương nghe Háo-Nghĩa nói rồi thì nàng thở dài mà than:
- Người tôi oán hơn hết nếu để chạy vuột mất thì cái giận của tôi không bao giờ nguôi.
- Tôi hiểu ý Nương-nương. Mà tôi thấy hai anh Võ-Nhàn với Cao-Liêm cũng đồng một ý đó. Mấy tháng nay tôi buồn lắm, sợ Nương-nương với mấy anh phạm đại-nghĩa làm hư danh Đông-Sơn.
- Sao mà phạm đại-nghĩa ? Con phải báo oán cho cha. Ấy là chánh-nghĩa chớ.
- Thà bước trái để cho Tây-Sơn làm sao chúng nó làm. Đông-Sơn quyết cứu dân giúp nước, thì tránh cái tội “thần thí quân” cho khỏi phạm đại-nghĩa.
- Tôi có thần của ai đâu ?
- Nương-nương không có, còn mấy anh em tôi đã lãnh chức tước nên đều là thần hết thảy.
- “Thần thí quân” là bất nghĩa, còn “quân sát thần” là hợp nghĩa hay sao ?
- Cũng bất nghĩa. Nhưng nên để cho người ta phạm nghĩa, không nên tranh đua nhau mà làm. Nếu trên dưới, Đông Tây cứ đua nhau mà làm việc bất nghĩa thì đời nầy thành đời gì, nước nầy thành nước gì ? Còn gì là văn-minh, còn gì là luân-lý ?
Nghe học-thuyết nhơn-nghĩa của nhà Nho, Đỗ Nưong-nương tức giận nên trợn mắt nói lớn: “Sống giữa đời mạnh hơn yếu thua, mình phải lo cho mạnh đặng hơn người chớ nói hợp nghĩa với bất nghĩa làm chi ?”.
Háo-Nghĩa cười mà đáp: “Nưong-nương nói không kể hợp nghĩa hay bất nghĩa, vậy sao lại lập nghĩa-binh Đông-Sơn, và lập ra sao lại lấy sự cứu dân giúp nước làm mục-đích?”.
Nương nương hết cãi nữa, nên ngồi lơ-lửng, thấy đường đời nhiều lối, không biết phải theo lối nào, phải báo oán hay là nên rộng dung, phải phò Chúa hay là nên thù Chúa, phải đốc dân Ba Giồng tử-chiến với Tây-Sơn đặng người chết nhà thiêu, hay là nên nhượng-bộ cho dân an-cư lạc-ngbiệp?
Bối-rối quá nên Nương-nương bỏ đi vô phòng mà nằm. Đến gần tối, Nương-nương nghe Cao-Liêm vô cửa phòng kêu mà nói thuyền của Võ-Nhàn về tới, báo tin Nhàn tìm Chúa không được thì tức giận nên nhào xuống sông mà chết rồi.
(còn tiếp)
Chết lãng xẹt! Hihi
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh | |
| |
| | | |
Trang 5 trong tổng số 5 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |